1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quản trị học

12 394 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 104 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế mở và hội nhập hiện nay,thành công của một doanh nghiệp không thể dựa vào tiềm lực tài chính cũng như tiềm năng con người mà còn bị ảnh hưởng khá nhiểu bởi bí quyết quản trị, chiến lược. Nền kinh tế Việt Nam cũng đã đón nhận các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam cũng từng bước tham gia vào thị trường quốc tế. Do đó tìm được bí quyết quản trị phù hợp với doanh nghiệp là một câu hỏi lớn đối với các nhà lãnh đạo, tập đoàn kinh tế Việt Nam. Không thể phủ nhận, giám đốc các công ty nhà nước cũng như công ty tư nhân nước ta hiện nay còn tư tưởng áp đặt, tậm chí là độc đoán, quát tháo hoặc quá dễ dãi trong quản lý đã dẫn đến sự trì trệ, đặt hiệu quả không cao trong doanh nghiệp. Việc tham khảo các bí quyết quản trị của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nước ngoài, đặc biệt là ở các nền kinh tế đã phát triển sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, tập đoàn kinh tế ở Việt Nam nhìn lại cách quản lý đang thực hiện tại doanh nghiệp mình và năng cao them được những kỹ năng. Vì lý do trên, em xin chọn đề tài: “Bí quyết quản trị của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản” làm đề tài tiểu luận. Qua bài tểu luận này, em mong muốn sẽ có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về cũng cách làm việc của người Nhật, rút ra được một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho các nhà lãnh đạo, tập đoàn kinh tế Việt Nam và cho chính bản thân trong tương lai. Trong quá trình thực hiện, do thời gian và kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. 1 NỘI DUNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHẬT BẢN: 1. Khái niệm về tập đoàn kinh tế: Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, việc cơ cấu sắp xếp lại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé, hoạt động manh mún thành những doanh nghiệp lớn không chỉ có đủ khả năng trở thành đối tác mà còn có thể cạnh tranh với các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) của nước ngoài trở thành một yêu cầu hết sức cấp thiết và phù hợp với quy luật phát triển. Tại nhiều nước trên thế giới, TĐKT đã có bề dày lịch sử phát triển từ hàng trăm năm nay và trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc dân. Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “Tập đoàn kinh tế” nhưng chưa có một định nghĩa nào được xem là chuẩn mực. Để có cái nhìn tổng thể về TĐKT, thiết nghĩ cũng cần phải nghiên cứu một cách khái quát dưới cả góc độ ngôn ngữ lẫn bản chất của nó. Tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến “Tập đoàn kinh tế” người ta thường sử dụng các từ: “Consortium”, “Conglomerate”, “Cartel”, “Trust”, “Alliance”, “Syndicate” hay “Group”. Ở châu Á, trong khi người Nhật gọi TĐKT là “Keiretsu” hoặc “Zaibatsu” thì người Hàn Quốc lại gọi là “Cheabol”; còn ở Trung Quốc, cụm từ “Jituan Gongsi” được sử dụng để chỉ khái niệm này (chính xác hơn là Tổng công ty). Mặc dù về mặt ngôn ngữ, tùy theo từng nước, người ta có thể dùng nhiều từ khác nhau để nói về khái niệm TĐKT, song trên thực tế, việc sử dụng từ ngữ lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trưng của từng loại TĐKT; ví dụ: Consortium 2 Xét về phương diện ngôn ngữ, “Consortium” là một từ gốc Latin có nghĩa là “đối tác, hiệp hội hoặc hội”, được sử dụng để chỉ sự tập hợp của 2 hay nhiều thực thể nhằm mục đích tham gia vào một hoạt động chung hoặc đóng góp nguồn lực để đạt được mục tiêu chung. Khi tham gia vào một Consortium, các công ty vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân độc lập của mình. Thông thường, vai trò kiểm soát của Consortium đối với các công ty thành viên chủ yếu giới hạn trong các hoạt động chung của cả tập đoàn, đặc biệt là việc phân phối lợi nhuận. Sự ra đời của một Consortium được xác lập trên cơ sở hợp đồng, trong đó quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của từng công ty thành viên tham gia Consortium; Cartel Trong tiếng Anh, từ “Cartel” cũng rất hay được sử dụng để chỉ khái niệm “Tập đoàn kinh tế”. Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá, hoặc các biện pháp hạn chế khác. Đặc trưng tiêu biểu trong hoạt động của Cartel là việc kiểm soát giá bán hàng hoá, dịch vụ nhưng cũng có một số Cartel được tổ chức nhằm kiểm soát giá mua nguyên vật liệu đầu vào. Tại nhiều nước, mặc dù bị cấm bởi luật chống phá giá (Antitrust law); tuy nhiên, nhiều Cartel vẫn tiếp tục tồn tại trên phạm vi quốc gia và quốc tế, dưới hình thức ngầm hoặc công khai, chính thức hoặc không chính thức. Cũng cần lưu ý rằng theo khái niệm này thì một tổ chức đơn lẻ nắm giữ thế độc quyền không phải là một Cartel, dù rằng có thể nó lạm dụng sự độc quyền bằng cách khác. Cartel thường có mặt tại những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số loại hàng hoá nhất định, nơi có ít người bán và thường đòi hỏi những sản phẩm có tính đồng nhất cao; Trong khi đó, các từ/cụm từ như “Group”, “Business group”, “Corporate group”, hay “Alliance”thường ám chỉ hình thức TĐKT được tổ chức trên cơ sở kết hợp tính đặc thù của tổ chức kinh tế với cơ chế thị trường: về đặc trưng, đó là một nhóm công 3 ty có tư cách pháp nhân riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ liên kết về phương diện quản lý. Mối quan hệ giữa các công ty trong một TĐKT có thể là chính thức hoặc không chính thức. Có một điều đáng lưu ý là khi tồn tại như là một thực thể có tư cách pháp nhân, thì TĐKT lại được gọi là Conglomerate và/hoặc Holding company. Các nhà kinh tế học cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa về TĐKT; ví dụ: “TĐKT là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị trường khác nhau dưới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó các thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thương mại” (Leff, 1978); “TĐKT là một hệ thống công ty hợp tác thường xuyên với nhau trong một thời gian dài” (Powell & Smith- Doesrr, 1934); “TĐKT dựa trên hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ thông qua mối ràng buộc trung gian, một mặt ngăn ngừa sự liên minh ngắn hạn ràng buộc đơn thuần giữa các công ty, mặt khác ngăn ngừa một nhóm công ty sát nhập với nhau thành một tổ chức duy nhất” (Granovette, 1994). 2. Cấu trúc của tập đoàn kinh tế: Các công trình nghiên cứu cũng cho thấy rằng các TĐKT có cấu trúc khác nhau tuỳ theo mô hình hệ thống quản trị doanh nghiêp. Ví dụ, các Keiretsu của người Nhật được tổ chức hoặc là theo chiều dọc hoặc là theo chiều ngang và phát triển tuỳ theo các ngành nghề. Các Keiretsu thường gồm một ngân hàng, một công ty mẹ hoặc một công ty thương mại và một nhóm gồm các hãng sản xuất (Lincoln et al. 1992). Ngược lại, các Chaebol của người Hàn thường được kiểm soát bởi một gia đình hoặc một nhóm ít gia đình và được tổ chức thống nhất theo chiều dọc (Kim 1991). Các TĐKT ở Đài Loan (được gọi là “Guanxiquiye”) lại thường có quy mô nhỏ, liên kết lỏng lẻo giữa các thực thể với phong cách quản lý nặng về lý thuyết, trái ngược với phong cách độc đoán, gia trưởng thường thấy ở Hàn Quốc và Nhật Bản (Fields, 1995). 4 Các TĐKT ở Trung Quốc lại phát triển theo cấu trúc riêng biệt: đó là các TĐKT đa ngành quy mô lớn có mối ràng buộc chặt chẽ với Nhà nước chứ không phải với các gia đình riêng biệt như ở Hàn Quốc (Keister, 1999). Đa số các nghiên cứu này được thực hiện tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi. Mới đây, các TĐKT tại các nước như Thuỵ Điển và Đức đã trải qua nhiều thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức; trong đó, quan hệ sở hữu đan xen và cấu trúc hình kim tự tháp dần biến mất. 3. Hai hình thức liên minh phổ biến: Ngoài ra, cũng cần nói thêm là bên cạnh các mô hình TĐKT còn có các hình thức liên minh (Alliance); trong đó, có hai hình thức phổ biến là: - “Liên minh kinh doanh” (Business alliance): là sự thoả thuận giữa các công ty, thường là là vì mục tiêu giảm thiểu chi phí và tăng cường khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, được ràng buộc bởi một thoả thuận đơn giản với sự chia sẻ các cơ hội và rủi ro một cách công bằng đối với các bên tham gia. Liên minh kinh doanh thường được quản lý bởi một Nhóm chuyên trách dự án; - “Liên minh chiến lược” (Strategic alliance): là mối quan hệ chính thức vì lợi ích dài hạn được tạo nên bởi hai hay nhiều bên tham gia nhằm theo đuổi một nhóm mục tiêu đã thống nhất hoặc nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh trọng yếu mà vẫn giữ được tính độc lập về tổ chức. Các bên tham gia hợp tác với nhau trong các hoạt động kinh doanh với nguyên tắc mỗi một bên đóng góp những thế mạnh và khả năng của mình vào trong quá trình hợp tác. Các liên minh chiến lược có thể được thực hiện dưới mọi hình thức và quy mô, từ hình thức hợp đồng cho đến các hình thức cổ phần. Dù ở hình thức nào thì liên minh chiến lược cũng được xem là sự kết hợp sức mạnh và nguồn lực trong một giai đoạn nhất định hoặc không xác định nhằm đạt được mục tiêu chung của các doanh nghiệp; 5 Từ những nội dung trình bày trên đây, có thể tóm tắt khái niệm về TĐKT như sau: “TĐKT là tổ hợp các công ty có mối quan hệ sở hữu xâu chéo; có quan hệ mật thiết về chiến lược, thị trường hay sản phẩm; có mối liên kết trong hoạt động kinh doanh nhằm tập hợp và chia sẻ các nguồn lực nhằm tăng cường khả năng tích tụ tài sản, nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận và đạt được các mục tiêu chung. II - MỘT SỐ BÍ KÍP QUẢN TRỊ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHẬT BẢN: 1. Giới thiệu mô hình Keiretsu Nhật Bản: Keiretsu nguyên mẫu xuất hiện ở Nhật Bản trong thời kỳ “phát triển thần kỳ của nền kinh tế” tiếp sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Trước khi nước Nhật đầu hàng đồng minh, nền công nghiệp Nhật Bản bị kiểm soát bởi các tập đoàn lớn (được gọi là các Zaibatsu). Về sau trong những năm 1940, các liên minh (Alliance) đã phá bỏ các Zaibatsu, nhưng các công ty được thành lập từ việc phá bỏ các Zaibatsu lại liên kết với nhau thông qua việc mua cổ phần để hình thành nên các Liên minh liên kết theo chiều ngang giữa nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi Keiretsu lớn thường lấy một ngân hàng làm trung tâm, ngân hàng này cung cấp tín dụng cho các công ty thành viên của Keiretsu và nắm giữ vị thế về vốn trong các công ty. Mỗi một Ngân hàng trung tâm có vai trò kiểm soát rất lớn đối với các công ty trong Keiretsu và hành động với tư cách là một tổ chức giám sát và hỗ trợ tài chính trong các trường hợp khẩn cấp. Một trong những tác động của cơ cấu này là giảm thiểu sự hiện diện của những người tiếp quản đối lập ở Nhật Bản, bởi vì không một thực thể kinh doanh nào muốn đối đầu với sức mạnh kinh tế của các ngân hàng. Trên thực tế có hai loại Keiretsu: Keiretsu liên kết dọc và Keiretsu liên kết ngang. Trong khi Keiretsu liên kết dọc là điển hình của tổ chức và mối quan hệ như trong một công ty (từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm trong một ngành nghề nhất định), thì Keiretsu liên kết ngang thể hiện mối quan hệ giữa các thực 6 thể, thông thường xoay quanh một ngân hàng và một công ty thương mại (thường gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau). Sau chiến tranh, Nhật Bản có 6 Keiretsu khổng lồ gồm: Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo, Dai- Ichi Kangyo, Fuyo và Sanwa. Mỗi Keiretsu này đều có một hoặc nhiều ngân hàng. Đây đều là các Keiretsu liên kết ngang hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ công nghiệp đóng tàu, luyện kim, xây dựng, hoá chất cho đến thương mại. Do sở hữu cổ phần lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của một ngân hàng và công ty thương mại chung nên các doanh nghiệp trong Keiretsu thường có chiến lược kinh doanh giống nhau, phát huy khả năng hợp tác, tương trợ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, các công ty thành viên còn chia sẻ với nhau những bí quyết kinh doanh, kinh nghiệm quản lý và các cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường. Ngoài các tập đoàng khổng lồ này, còn có nhiều công ty thành lập các Keiretsu nhỏ hơn, ví dụ như Nissan, Hitachi, Hankyo- Toho Group. Thời kỳ suy thoái của Nhật Bản vào những năm 1990 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các Keiretsu. Nhiều ngân hàng lớn đã chịu sự tác động mạnh mẽ bởi các khoản nợ xấu và buộc phải sát nhập hoặc đi đến phá sản. Tình trạng này đã làm lu mờ ranh giới giữa các Keiretsu: chẳng hạn như Ngân hàng Sumitomo và Ngân hàng Mitsui đã trở thành Sumitomo Mitsui Banking Corporation vào năm 2001, trong khi Ngân hàng Sanwa (Ngân hàng thuộc Hankyu-Toho Group) trở thành một phần của Ngân hàng Tokyo- Mitsubishi UFJ. Thêm vào đó, nhiều công ty từ bên ngoài hệ thống Keiretsu như Sony đã bắt đầu thực hiện tốt hơn vai trò đối tác trong hệ thống. Nói chung, các nguyên nhân này đã tạo ra một quan niệm mạnh mẽ trong giới kinh doanh ở Nhật Bản rằng hệ thống Keiretsu cũ không phải là một mô hình kinh doanh hiệu quả và dẫn đến việc nới lỏng hoàn toàn các liên minh Keiretsu. Mặc dù vẫn tiếp tục tồn tại, song các Keiretsu không còn sự tập trung hay liên kết như trước những năm 1990 nữa. 7 Trong Keiretsu liên kết dọc, các doanh nghiệp cung cấp nguyên, vật liệu hoạt động như là những vệ tinh xoay quanh các nhà máy sản xuất lớn trên cơ sở chia sẻ về công nghệ, thương hiệu và quy trình tổ chức kinh doanh. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp này được thiết lập dựa trên lợi ích kinh tế, đồng thời là sự ràng buộc về niềm tin và sự trung thành nên rất bền chặt. 2. Các bí quyết quản trị của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản: Tại Nhật Bản, cái nôi của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, giới phân tích nhận định rằng điểm khác biệt giữa nhà quản trị quốc tế (quản lý các hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia) và nhà quản trị trong nước (quản lý các hoạt động kinh doanh trong nội bộ quốc gia) là nhà quản trị quốc tế phải biết tìm cách làm cho các hoạt động kinh doanh của công ty mẹ tại một nước phù hợp với các chi nhánh, công ty con địa phương ở nước ngoài và quan hệ tốt với chính phủ nước đó. Nhiệm vụ của các nhà quản trị chi nhánh và công ty con ở nước ngoài thường nặng nề hơn so với các nhà quản trị trong nước, bởi vì họ phải đương đầu với khó khăn về thông tin liên lạc giữa các cơ quan đầu não của công ty và chi nhánh. Các tập đoàn Nhật Bản thường thích bổ nhiệm các nhà quản trị là người ngay tại địa phương hơn là những người từ nơi khác đến, vì các nhà quản trị địa phương thông hiểu những điều kiện hoạt động và môi trường kinh doanh ở địa phương, ít tốn kém, hơn nữa người địa phương có thể tập trung vào các hoạt động nhằm phục vụ cho mục tiêu dài hạn. Với cách thức này, các tập đoàn Nhật Bản chỉ cần điều động một số chuyên gia ra nước ngoài để truyền đạt những k ỹ n ăng chuyên môn cần thiết và cách thức tiến hành các hoạt động kinh doanh chính yếu, đồng thời kiểm soát các hoạt động ở nước ngoài và phát triển năng lực cho nhà quản trị. Tuy nhiên, dù ở trong nước hay ngoài biên giới thì nội dung của các hoạt động quản trị cũng không khác biệt nhiều lắm và đều cần đến những công thức thành công chung. Dưới đây là 10 bí quyết trong quản trị doanh nghiệp mà độ tin cậy đã được kiểm 8 nghiệm tại rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản sau nhiều thập kỷ lớn mạnh trên thương trường. 1. Liên tục cải tiến Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà quản trị phải không ngừng cải thiện lề lối làm việc của nhân viên trong công ty. Tiến bộ là một quá trình thăng tiến dần dần từ thấp lên cao. Nhà quản trị cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho nhân viên của mình thực hiện những cải tiến công việc. Toyota thành công trên ngay đất Mỹ chính là do họ biết người Mỹ muốn gì. Toyota không hề đứng đầu về kiểu mẫu, hộ không hề làm ra chiếc xe hình tượng như chiếc Ford Mustang. Nhưng họ biết rõ người tiêu dung cần một chiếc xe “nóng bỏng”. Người tiêu dung chỉ cần có được một chiếc xe bền và nhìn tạm được, và họ sẵn sang trả giá đắt hơn để mua một chiếc xe như vậy. 2. Phối hợp giữa các bộ phận Những người phụ trách các phòng ban, phân xưởng hay chi nhánh phải biết san sẻ trách nhiệm cho nhau. Masao Nemoto, cựu giám đốc điều hành tập đoàn Honda, đã khuyến cáo các nhà quản trị doanh nghiệp: “Một trong những chức năng quan trọng của người quản trị là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác”. Và một hệ luận rút ra là giới quản trị cấp cao không nên giao phó những công việc quan trọng chỉ cho một phòng ban duy nhất. 3. Mọi người đều phát biểu Nhà quản trị cần đảm bảo sao cho tất cả thành viên trong công ty đều cùng tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề và cùng học hỏi từ các thành viên khác. Điều này cũng nên áp dụng rộng rãi trong tất cả những cuộc họp và công tác hoạch định hàng năm. Biết nghe quan điểm của mọi người, những người nhà quản trị cấp cao có thể khiến kế hoạch nhận được sự ủng hộ của các nhân viên thực thi chúng, một nhân tố cốt yếu cho thành công của các chương trình cải tiến chất lượng. Khuyến khích nhân viên tiếp xúc, trao đổi 9 với nhau càng nhiều càng tốt, cả chính thức hoặc không chính thức. Công ty thường chia nhân viên thành nhiều nhóm, để họ cùng làm việc với nhau trong một thời gian dài. Những nhân viên mới được dẫn dắt bởi những người có kinh nghiệm, hay trưởng nhóm do đó họ có thể học được từ những người này nhiều hơn là từ các khoá đào tạo chính qui. 4. Đừng la mắng Tại tập đoàn sản xuất xe hơi lớn thứ hai trên thế giới, Toyota, một quy tắc được đề ra là các nhà quản trị không được quát tháo và đe dọa trừng phạt nhân viên dưới quyền khi có sai sót xảy ra, bởi chỉ có như vậy mới bảo đảm các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay và đầy đủ, từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa của những lỗi lầm đó (trong các chính sách và các quy trình) nhằm sửa đổi cho phù hợp. Trách mắng nhân viên hẳn nhiên sẽ không khích lệ mọi người thông báo với cấp trên những việc sai sót và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm. 5. Làm cho người khác hiểu công việc mình làm Muốn như thế, các nhà quản trị cần chú ý đến các kỹ năng huấn luyện và thuyết trình. Các nhà quản trị tại tập đoàn điện tử Sony, Nhật Bản, luôn chú trọng việc giúp các nhân viên phát triển kỹ năng diễn giải và trình bày về công việc của mình trước tập thể để họ có được những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn. 6. Luân chuyển những nhân viên giỏi Hãng Honda có chính sách luân phiên huấn luyện nhân viên. Thông thường, những nhà quản trị đều có xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi nhất của mình không cho luân chuyển sang bộ phận khác, nhưng về lâu dài, chính sách luân chuyển nhân viên giỏi sẽ rất có lợi cho toàn thể công ty. 7. Một mệnh lệnh không có thời hạn hoàn thành thì không phải là mệnh lệnh 10 [...]... trình quản lý cũ thông qua việc mở ra những phương pháp mới nhằm tăng cường đầu tư vào sáng tạo, đổi mới các qui trình quản trị lãnh đạo theo yêu cầu của tình hình mới Có thể nói, tính sáng tạo đang ngày 11 càng có ảnh hưởng lớn và giữ vai trò tiên phong trong cuộc cách mạng quản trị diễn ra ở Nhật Bản kể từ những năm đầu của thiên niên kỷ mới KẾT LUẬN Có rất nhiều chiến lược, bí quyết quản trị doanh... quản trị doanh nghiệp khác nhau, nhưng t ùy trong lĩnh vực quản lý thì điều này còn tuỳ thuộc vào đặc điểm thực tế của mỗi công ty, trình độ và khả năng nhận thức của mỗi nhà quản trị Hãy dựa trên những điều đã học hỏi từ những bí quyết quản trị của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản để trao dồi, đúc kết kinh nghiệm, áp dụng phù hợp cho môi trường quản trị Việt Nam 12 ... giám đốc điều hành tại Honda, Masao Nemoto luôn khuyến khích các nhà quản trị chú tâm đến việc diễn tập những buổi báo cáo và thuyết trình Đó là những dịp rèn luyện kỹ năng phát biểu và khám phá những vấn đề mới hoặc những thiếu sót của vấn đề 9 Kiểm tra sẽ vô ích, trừ khi nhà quản trị cấp cao có hành động Với nguyên tắc này, nhà quản trị phải đề ra được các biện pháp giải quyết thật cụ thể khi có một... thuộc cấp có yêu cầu giúp đỡ điều gì, nhà quản trị nên cố gắng thực hiện theo yêu cầu ấy ngay khi có thể Nói một cách khác, nếu các nhân viên cảm nhận rằng nhà quản trị cấp cao quan tâm và sẵn sàng giải quyết vấn đề của họ, thì họ sẽ tích cực, lạc quan hơn việc thực thi nhiệm vụ được giao và sẽ có thái độ nghiêm túc hơn đối với những mục tiêu chung mà nhà quản trị đề ra Và cuối cùng “Làn sóng văn minh...Nguyên tắc này nhằm để các nhà quản trị luôn luôn phải ra thời hạn hay lịch trình thực hiện công việc Không xác định giới hạn về thời gian chính là nguyên nhân khiến cho các công việc sẽ ít được hoàn tất hơn 8 Diễn tập là dịp lý tưởng để huấn luyện các kỹ năng cần thiết Các nhà quản trị và người trưởng nhóm giám sát thường có rất nhiều buổi thuyết trình và . mỗi nhà quản trị. Hãy dựa trên những điều đã học hỏi từ những bí quyết quản trị của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản để trao dồi, đúc kết kinh nghiệm, áp dụng phù hợp cho môi trường quản trị Việt. nhà quản trị doanh nghiệp: “Một trong những chức năng quan trọng của người quản trị là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác”. Và một hệ luận rút ra là giới quản. quyết quản trị của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản: Tại Nhật Bản, cái nôi của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, giới phân tích nhận định rằng điểm khác biệt giữa nhà quản trị quốc tế (quản

Ngày đăng: 09/08/2014, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w