Rủi ro đạo đức 1. Khái niệm: Rủi ro đạo đức trong thanh toán quốc tế là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại đến quyền lợi của người khác. 2. Hiểm họa - Bên nhập khẩu cố tình không thanh toán, hoặc thanh toán không hết tiền khi bên nhập khẩu đã xuất hàng. - Bên nhập khẩu lừa đảo bên xuất khẩu bằng những chứng từ giả để chiếm hàng của bên xuất khẩu. 3. Nguy hiểm Bên nhập khẩu quá chủ quan không tìm hiểu kỹ đối tác làm ăn của mình. 4. Nguy cơ 4.1.Đối tác cố tình trì hoãn, chiếm dụng vốn Ví dụ: Ông Đỗ Hà Nam – TGĐ Cty xuất nhập khẩu Intimex TPHCM bức xúc cho biết, Cty đang bị chiếm dụng vốn khi đã giao hơn 100 tấn cà phê trị giá trên 120.000 USD cho một DN nước ngoài có trụ sở tại VN. Theo hợp đồng thì DN này sẽ giao tiền sau 3 ngày nhận được hàng, nhưng đến nay đã kéo dài hơn 1 tháng mà Intimex mới nhận được một phần tiền, số còn lại vẫn bị “treo” không trả. Điều quái gở là khi bị đòi tiền gắt, DN nước ngoài cho rằng chất lượng lô hàng có vấn đề. Để làm sáng tỏ, Intimex yêu cầu chứng minh thì DN này không thể chứng minh được và cố tình kéo dài thời gian, hết hứa lại hẹn ngày này qua ngày khác. 4.2. Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo” rất có thể doanh nghiệp sẽ bị lừa bởi những giấy tờ giả. Ví dụ: Các đối tác nước ngoài mời các DN Việt Nam tham gia đầu tư vào một dự án, hoặc đề nghị mua hàng của DN sau đó đề nghị DN xuất khẩu trả một khoản lệ phí để xin giấy chứng nhận nhập khẩu hàng hóa, phí giấy phép nhập khẩu hoặc phí đăng ký nhập khẩu vào nước sở tại Kẻ lừa đảo thường giả danh một DN nhập khẩu và đưa ra các giấy chứng nhận DN giả mạo. Hình thức phổ biến thứ hai là lừa đảo bằng hợp đồng kinh tế. Theo đó, kẻ lừa đảo thỏa thuận thanh toán sản phẩm do nạn nhân cung cấp bằng một tờ séc ngân hàng. Tuy nhiên, khi tờ séc đến tay nạn nhân thì số tiền ghi trong séc lại nhiều hơn giá trị hợp đồng. Khi đó, bọn lừa đảo sẽ đề nghị nạn nhân trả cho chúng phần phụ trội bằng tiền mặt thông qua dịch vụ chuyển tiền. Lợi dụng thời gian “chờ” của giao dịch bằng séc, bọn chúng sẽ nhận được tiền mặt trước khi tấm séc bị phát hiện là giả. Nạn nhân sẽ bị thu hồi khoản tiền rút ra bằng séc, bị mất số tiền mặt đã chuyển cho bọn lừa đảo và mắc kẹt với số sản phẩm đã sản xuất nhưng không tiêu thụ được. 5. Giai pháp Trước khi ký kết các hợp đồng thì doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về đối tác của mình. Để xác minh đối tác nước ngoài, doanh nghiệp nên đề nghị đối tác cung cấp địa chỉ đầy đủ bao gồm cả giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu và địa chỉ ngân hàng nơi doanh nghiệp đó mở tài khoản và gửi cho Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hoặc gửi về. Doanh nghiệp xuất khẩu cần xem xét kỹ các hóa đơn, chứng từ bên nhập khẩu cung cấp - Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung. - Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp - Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự . Rủi ro đạo đức 1. Khái niệm: Rủi ro đạo đức trong thanh toán quốc tế là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện. chứng minh được và cố tình kéo dài thời gian, hết hứa lại hẹn ngày này qua ngày khác. 4.2. Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực Nếu đối tác không tin cậy hay. nạn nhân cung cấp bằng một tờ séc ngân hàng. Tuy nhiên, khi tờ séc đến tay nạn nhân thì số tiền ghi trong séc lại nhiều hơn giá trị hợp đồng. Khi đó, bọn lừa đảo sẽ đề nghị nạn nhân trả cho chúng