1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6: THẤT NGHIỆP pptx

19 1,6K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 311,44 KB

Nội dung

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 10 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 THẤT NGHIỆP 1. Những yếu tố nào xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên? 2. Hãy mô tả sự khác biệt giữa thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp chờ việc?. 3. Trình bày ba cách giải thích về lý do tại sao tiền công thực có thể nằm trên mức cân bằng giữa cung lao động và cầu lao động? 4. Phần lớn tình trạng thất nghiệp là dài hạn hay ngắn hạn? Giải thích câu trả lời của bạn. 5. Các nhà kinh tế học giải thích như thế nào về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao trong thập niên 70 và 80? Họ giải thích như thế nào về tình trạng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm xuống trong thập niên 90? ĐÁP ÁN 1. Tỷ lệ rời công việc và tỷ lệ tìm việc xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ rời công việ c là tỷ lệ những người mất việc mỗi tháng. Tỷ lệ rời công việc càng cao, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên càng cao. Tỷ lệ tìm việc là tỷ lệ những người thất nghiệp tìm được một việc làm mỗi tháng. Tỷ lệ tìm việc càng cao, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên càng thấp. 2. Thất nghiệp cọ xát là tình trạng thất nghiệp xảy ra do mất thời gian để tìm đúng việc cho đúng người. Tìm một việc phù hợp mất thời gian vì dòng thông tin về các ứng viên xin việc và việc làm cần người không phải là ngay tức thời. Vì những việc làm khác nhau đòi hỏi những kỹ năng khác nhau và những mức lương khác nhau, người lao động thất nghiệp có thể không chấp nhận ngay công việc đầu tiên mà người ta giới thiệu cho họ. Ngược lại, thất nghiệp chờ việc là th ất nghiệp xảy ra do tính cứng nhắc của tiền lương và sự phân bổ công việc. Những người lao động này thất nghiệp chẳng phải vì họ mãi đi tìm một công việc phù hợp nhất với kỹ năng của họ (như trong trường hợp thất nghiệp cọ xát), mà là vì ứng với mức tiền công thực hiện tại, cung lao động vượt quá cầu lao động. Nếu tiền công không đ iều chỉnh để cân bằng thị trường lao động, thì những người lao động này phải “chờ đợi” mới có việc để làm. Vì vậy, thất nghiệp chờ việc phát sinh do doanh nghiệp thất bại trong việc giảm tiền công mặc dù dư cung lao động. 3. Tiền công thực có thể vẫn nằm trên mức cân bằng giữa cung lao động và cầu lao động do luật qui định mức lương tối thiể u, thế lực độc quyền của các liên đoàn lao động, và tiền lương hiệu quả. Luật mức lương tối thiểu tạo ra tính cứng nhắc của tiền lương vì luật làm cho tiền lương không điều chỉnh về mức cân bằng được. Cho dù phần lớn người lao động được trả một mức lương cao hơn mức tối thiểu, nhưng đối với mộ t số người lao động, đặc biệt là lao động không có tay nghề (lao động phổ thông) và không có kinh nghiệm, qui định mức lương tối thiểu làm tăng tiền lương Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 11 của họ lên cao hơn mức cân bằng. Do đó, qui định này làm giảm lượng cầu lao động của doanh nghiệp và dẫn đến tình trạng dư cung lao động, kết quả là thất nghiệp xảy ra. Thế lực độc quyền của các liên đoàn lao động dẫn đến tính cứng nhắc của tiền lương vì tiền lương của người lao động thuộc liên đoàn được xác định không phải bở i cân bằng cung cầu mà bởi quá trình đàm phán tập thể giữa lãnh đạo liên đoàn và giám đốc doanh nghiệp. Thỏa thuận tiền lương thường làm tăng mức lương lên cao hơn mức cân bằng và cho phép doanh nghiệp quyết định số lượng lao động tuyển dụng. Mức lương cao này làm cho doanh nghiệp tuyển dụng ít lao động hơn so với mức lương cân bằng thị trường, vì thế làm tăng thất nghiệp chờ việc. Các lý thuyết về tiền lương hiệu quả cho rằng tiền lương cao làm cho người lao động làm việc có năng suất hơn. Ảnh hưởng của tiền lương đối với hiệu quả của người lao động có thể giải thích lý do tại sao doanh nghiệp không cắt giảm tiền lương bất kể có tình trạng dư cung lao động. Cho dù hạ mức lương sẽ giúp giảm chi phí lương củ a doanh nghiệp, nhưng nó cũng có thể làm giảm năng suất lao động và do đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. 4. Tuỳ thuộc vào cách thức ta xem xét số liệu, phần lớn thất nghiệp xem ra có thể hoặc là ngắn hạn, hoặc là dài hạn. Đa số tình trạng thất nghiệp chỉ ngắn ngủi; nghĩa là đa số những người thất nghiệp sẽ nhanh chóng tìm đượ c việc làm. Mặt khác, phần lớn các tuần lễ thất nghiệp trong một tháng xem xét có thể được qui cho một số lượng nhỏ những người thất nghiệp dài hạn. Theo định nghĩa, những người thất nghiệp dài hạn không tìm được việc làm nhanh chóng, cho nên họ xuất hiện trên bảng lương thất nghiệp trong nhiều tuần hay nhiều tháng. 5. Các nhà kinh tế học đề xuất ít nhất hai giả thiết để giải thích sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên vào thập niên 70 và 80, và sự giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên trong thập niên 90. Thứ nhất là thành phần nhân khẩu học trong lực lượng lao động thay đổi. Do sự bùng nổ sinh đẻ thời hậu Chiến tranh thế giới II, số người lao động trẻ tuổi gia tăng trong thập niên 70. Lao động trẻ có tỷ lệ thất nghiệp cao hơ n, cho nên sự dịch chuyển thành phần nhân khẩu học này có xu hướng làm tăng thất nghiệp. Trong thập niên 90, lớp người lao động trong đợt bùng nổ sinh đẻ sau chiến tranh này già đi và tuổi bình quân của lực lượng lao động gia tăng, vì thế làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trung bình. Giả thiết thứ hai dựa trên sự thay đổi tần suất dịch chuyển theo khu vực. Số lượng tái phân bổ theo khu vực của người lao động càng cao, tỷ lệ mất việc càng cao và mức thất nghiệp cọ xát càng cao. Sự biến động của giá dầu vào thập niên 70 và 80 là một nguồn gốc khả dĩ gây nên gia tăng dịch chuyển theo khu vực; trong thập niên 90, giá dầu ổn định hơn. Những cách giải thích được đề xuất trên đều có lý, nhưng xem ra không một cách giải thích nào có tính chất kết luận. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 12 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7 TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT 1. Mô tả các chức năng của tiền. 2. Tiền pháp định là gì? Tiền hàng hoá là gì? 3. Ai kiểm soát cung tiền và bằng cách nào? 4. Viết ra phương trình số lượng và giải thích. 5. Giả định tốc độ lưu thông không đổi có hàm ý gì? 6. Ai đóng thuế lạm phát? 7. Nếu lạm phát tăng từ 6 đến 8 phần trăm, điều gì xảy ra cho lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa theo hiệ u ứng Fisher? 8. Liệt kê tất cả chi phí của lạm phát mà bạn có thể nghĩ ra, và sắp thứ tự những chi phí đó dựa vào mức độ quan trọng theo suy nghĩ của bạn. 9. Giải thích vai trò của chính sách tiền tệ và ngân sách trong việc gây ra và chấm dứt siêu lạm phát. 10. Định nghĩa thuật ngữ biến số thực và biến số danh nghĩa, và cho ví dụ từng loại. Đ ÁP ÁN 1. Tiền có ba chức năng: lưu trữ giá trị, đơn vị hạch toán, và phương tiện trao đổi. Là phương tiện lưu trữ giá trị, tiền giúp chuyển sức mua từ hiện tại đến tương lai. Là đơn vị hạch toán, tiền giúp niêm yết giá và ghi nợ. Là phương tiện trao đổi, tiền là thứ mà chúng ta sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ. 2. Tiền pháp định là tiền được chính phủ in ra nh ưng không có giá trị bản chất. Ví dụ, tờ một USD là tiền pháp định. Tiền hàng hoá là tiền dựa trên một hàng hoá có giá trị bản chất. Vàng, khi được sử dụng như tiền, là ví dụ về tiền hàng hoá. 3. Tại nhiều nước, ngân hàng trung ương kiểm soát cung tiền. Ở Hoa Kỳ, ngân hàng trung ương là Cục Dự trữ liên bang – thường được gọi là Fed. Việc kiểm soát cung tiền được gọi là chính sách tiền tệ. Cách thức cơ bản để Fed kiểm soát cung tiền là thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, liên quan đến việc mua hay bán trái phiếu chính phủ. Để tăng cung tiền, Fed dùng USD đế mua trái phiếu chính phủ từ công chúng, qua đó đưa thêm USD vào tay công chúng. Để giảm cung tiền, Fed bán một phần trái phiếu chính phủ, nhận lại USD từ tay công chúng. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 13 4. Phương trình số lượng là một đồng nhất thức biểu thị mối quan hệ giữa số giao dịch công chúng thực hiện và số lượng tiền công chúng nắm giữ. Chúng ta viết phương trình này như sau: Tiền x Tốc độ lưu thông = Giá x Số lần giao dịch M x V = P x T. Vế phải của phương trình số lượng cho ta biết tổng số giao dịch xảy ra trong một thời đoạ n nhất định, ví dụ như trong một năm. T là tổng số lần mà hai cá nhân trao đổi hàng hoá hay dịch vụ bằng tiền. P tiêu biểu cho giá của một giao dịch điển hình. Ở đây, tích số P x T là số lượng USD trao đổi trong một năm. Vế trái của phương trình số lượng cho ta biết về số tiền dùng để thực hiện những giao dịch này. M là số lượng tiền trong nền kinh tế. V là t ốc độ giao dịch của tiền, hay tốc độ lưu thông của tiền trong nền kinh tế. Vì khó mà đo lường được số giao dịch nên các nhà kinh tế thường sử dụng một dạng hơi khác của phương trình số lượng, trong đó tổng sản lượng Y của nền kinh tế thay thế cho số giao dịch T: Tiền x Tốc độ lưu thông = Giá x Sản lượng M x V = P x Y. P bây giờ tiêu biểu cho giá của m ột đơn vị sản lượng, cho nên P x Y là giá trị bằng USD của sản lượng, tức GDP danh nghĩa. V tiêu biểu cho tốc độ của tiền thu nhập, nghĩa là số lần mà một tờ tiền USD trở thành một phần thu nhập của ai đó. 5. Nếu ta giả định rằng tốc độ lưu thông của tiền trong phương trình số lượng là không đổi, thì ta có thể xem phương trình số l ượng như một lý thuyết về GDP danh nghĩa. Phương trình số lượng với tốc độ lưu thông tiền tệ không đổi được viết là: MV = PY. Nếu tốc độ lưu thông V là hằng số, thì khi số lượng tiền (M) thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tỷ lệ của GDP danh nghĩa (tức PY). Nếu ta giả định thêm rằng sản lượng được cố định theo các yếu t ố sản xuất và công nghệ sản xuất, thì ta có thể kết luận rằng số lượng tiền sẽ xác định mức giá. Đây gọi là lý thuyết số lượng tiền. 6. Người giữ tiền chịu thuế lạm phát. Khi giá tăng, giá trị thực của tiền mà người ta nắm giữ giảm, nghĩa là ứng với một số lượng tiền như trước, bây giờ họ sẽ mua được ít hàng hoá và dịch vụ hơn vì giá cao hơn. 7. Phương trình Fisher biểu thị mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Phương trình này phát biểu rằng lãi suất danh nghĩa i bằng lãi suất thực r cộng với tỷ lệ lạm phát π: i = r + π . Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 14 Phương trình này cho thấy lãi suất danh nghĩa có thể thay đổi bởi vì lãi suất thực thay đổi hoặc vì lạm phát thay đổi. Lãi suất thực được giả định là không bị ảnh hưởng bởi lạm phát; như đã thảo luận trong chương 3, lãi suất thực điều chỉnh để cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư. Như vậy, có mối quan hệ một-một giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa: nếu lạm phát tăng thêm 1 phần trăm, thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng thêm 1 phần trăm. Mối quan hệ một- một này được gọi là hiệu ứng Fisher. Nếu lạm phát tăng từ 6 đến 8 phần trăm, thì hiệu ứng Fisher cho thấy rằng lãi suất danh nghĩa sẽ tăng thêm hai điểm phần trăm, trong khi lãi suất thực vẫn không đổi. 8. Chi phí của lạm phát kỳ vọng bao gồm: a. Chi phí (hao mòn) da giày (Shoeleather costs): Lạm phát càng cao có nghĩa là lãi suất danh nghĩa càng cao, mà điều này có nghĩa là người ta muốn giữ ít số dư tiền thực hơn. Nếu người ta giữ ít tiền hơn, họ phải thường xuyên đến ngân hàng hơn để rút tiền. Điều này thật bất tiện (và làm cho đế giày mau mòn hơn). b. Chi phí yết giá (thực đơn)(menu costs): Lạm phát càng cao thì doanh nghiệp càng ph ải thường xuyên thay đổi giá niêm yết của họ hơn. Điều này có thể tốn kém nếu họ phải in lại các bảng giá và tài liệu giới thiệu sản phẩm. c. Biến thiên nhiều hơn của giá tương đối: Nếu doanh nghiệp không thường xuyên thay đổi giá, thì lạm phát gây ra sự biến thiên nhiều hơn của giá tương đối. Vì các nền kinh tế thị trường tự do dựa vào giá tương đối để phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, lạm phát dẫn đến phi hiệu quả kinh tế vi mô. d. Nghĩa vụ thuế thay đổi: Nhiều bộ luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Vì thế, lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ thuế của cá nhân và doanh nghiệp, thường là theo những cách thức ngoài dự kiến của các nhà làm luật. e. Sự bất tiện c ủa một mức giá thay đổi: Thật là bất tiện khi sống trong một thế giới mà mức giá thường xuyên thay đổi. Tiền là thước đo mà ta dùng để đo lường các giao dịch kinh tế. Tiền sẽ là một số đo kém hữu ích hơn khi giá trị của nó luôn luôn thay đổi. Thêm một chi phí nữa của lạm phát ngoài dự kiến: f. Tái phân phối của cải một cách thất thường: Lạm phát ngoài dự kiến sẽ làm tái phân phối của cải giữa các cá nhân. Ví dụ, nếu lạm phát cao hơn kỳ vọng, con nợ sẽ được lợi và người cho vay sẽ chịu thiệt. Tương tự, những người sống bằng tiền hưu trí cố định sẽ bị thiệt hại vì tiền hưu của họ sẽ mua được ít hàng hoá hơn. 9. Siêu lạm phát thường phản ánh chính sách tiền tệ. Nghĩa là, mức giá không thể tăng nhanh trừ khi cung tiền cũng tăng nhanh; và siêu lạm phát không chấm Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 15 dứt được trừ khi chính phủ giảm mạnh tình trạng tăng trưởng tiền tệ. Tuy nhiên, cách giải thích này không đề cập đúng vào vấn đề trọng tâm: tại sao chính phủ bắt đầu in ra nhiều tiền và sau đó thì dừng lại? Câu trả lời gần như luôn luôn nằm ở chính sách ngân sách: Khi chính phủ có một khoản thâm hụt ngân sách lớn (có thể do một cuộc chiến tranh mới gần đây hay do một sự kiệ n lớn nào khác) mà chính phủ không thể tài trợ bằng vay mượn được, chính phủ phải in thêm tiền để chi trả các hoá đơn. Và chỉ khi vấn đề chính sách này được giải toả - thông qua giảm chi tiêu của chính phủ và thu thêm thuế - thì chính phủ mới hy vọng hạ được tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. 10. Biến số thực là biến số được đo lường bằng những đơn vị không đổ i theo thời gian – ví dụ, biến số đó có thể được đo bằng “USD không đổi”, nghĩa là đơn vị đo lường được điều chỉnh theo lạm phát. Biến số danh nghĩa là biến số được đo lường bằng USD hiện tại; giá trị của biến số không được điều chỉnh theo lạm phát. Ví dụ, biến số thực có thể là một thanh kẹo Hershey; biế n số danh nghĩa là giá trị thể hiện bằng giá hiện hành của thanh kẹo Hershey – ví dụ như bằng 5 cents vào năm 1960 và bằng 75 cents vào năm 1999. Lãi suất mà ngân hàng niêm yết, chẳng hạn như 8 phần trăm, là lãi suất danh nghĩa, vì nó không được điều chỉnh theo lạm phát. Nếu lạm phát bằng 3 phần trăm chẳng hạn, thì lãi suất thực đo lường sức mua của bạn là 5 phần trăm. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 16 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 8 NỀN KINH TẾ MỞ 1. Đầu tư nước ngoài ròng và cán cân mậu dịch (hay cán cân thương mại) là gì? Giải thích mối liên hệ giữa hai khái niệm này. 2. Định nghĩa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực. 3. Nếu một nền kinh tế mở nhỏ cắt giảm chi tiêu quốc phòng, điều gì xảy ra cho tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại, lãi suất, và tỷ giá hối đoái? 4. Nế u một nền kinh tế mở nhỏ cấm nhập khẩu đầu máy video của Nhật Bản, điều gì xảy ra cho tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại, lãi suất, và tỷ giá hối đoái? 5. Nếu Đức có lạm phát thấp và Ý có lạm phát cao, điều gì xảy ra cho tỷ giá hối đoái giữa đồng mác Đức và đồng lia Ý? ĐÁP ÁN 1. Bằng cách viết lại đồng nhất thức h ạch toán thu nhập quốc dân trong bài giảng ta có: S – I = NX. Đồng nhất thức hạch toán thu nhập quốc dân dưới dạng này cho ta thấy mối quan hệ giữa dòng lưu chuyển quốc tế của các nguồn quỹ cho tích luỹ vốn, S – I, và dòng lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ quốc tế, NX. Đầu tư nước ngoài ròng liên quan đến phần (S – I) trong đồng nhất thức này: đó là phần chênh lệch giữa tiết kiệm trong n ước so với đầu tư trong nước. Trong một nền kinh tế mở, tiết kiệm trong nước không nhất thiết bằng đầu tư trong nước, vì các nhà đầu tư có thể vay và cho vay trên thị trường tài chính thế giới. Cán cân thương mại liên quan đến phần (NX) trong đồng nhất thức: đó là phần chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Như vậy, đồng nhất thức hạch toán thu nhập quố c dân cho thấy rằng dòng lưu chuyển quốc tế của các nguồn quỹ tài trợ cho tích luỹ vốn và dòng hàng hoá và dịch vụ quốc tế là hai mặt của một đồng tiền. 2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối của đồng tiền của hai nước. Tỷ giá hối đoái thực, đôi khi còn gọi là tỷ giá ngoại thương, là giá tương đối của hàng hoá của hai nước. Tỷ giá này cho ta biết tỷ lệ mà tại đó chúng ta có thể trao đổi hàng hoá của một nước này với hàng hoá của một nước khác. 3. Việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng làm tăng tiết kiệm chính phủ và vì thế làm tăng tiết kiệm quốc gia. Đầu tư phụ thụôc vào lãi suất thế giới và không bị ảnh hưởng. Vì thế, tăng tiết kiệm làm đường (S – I) dịch chuyể n sang phải như trong hình 8-1. Cán cân thương mại tăng, và tỷ giá hối đoái thực giảm. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 17 Hình 8-1 Tỷ giá hối đoái thực 4. Nếu một nền kinh tế mở nhỏ cấm nhập khẩu đầu máy video của Nhật Bản thì ứng với một tỷ giá hối đoái thực cho trước, nhập khẩu sẽ thấp hơn, cho nên xuất khẩu ròng sẽ cao hơn. Vì thế, đường xuất khẩu ròng dịch chuyển ra phía ngoài như trong hình 8-2. Hình 8-2 Tỷ giá hối đoái thực Xuất khẩu ròng NX ε 2 ε 1 A B S – I NX 1 (ε) ε NX 2 (ε) NX 2 NX 1 ε 1 ε 2 B A S 1 – I S 2 – I NX(ε) ε Xuất khẩu ròng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 18 Chính sách bảo hộ cấm nhập khẩu đầu máy video không ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư, hay lãi suất thế giới, cho nên đường S – I không thay đổi. Vì các chính sách bảo hộ không làm thay đổi tiết kiệm hay đầu tư trong mô hình của chương này, cho nên các chính sách bảo hộ không thể ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Thay vào đó, chính sách bảo hộ sẽ đẩy tỷ giá hối đoái thực lên cao hơn. 5. Chúng ta có thể liên hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng biểu thức sau: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa = Tỷ giá hối đoái thực x Tỷ số mức giá e = ε x (P*/P). Gọi P* là mức giá của Ý và P là mức giá của Đức. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa e là số đồng lia Ý trên đồng mác Đức ( ta xem Đức là “nước nhà”). Ta có thể viết biểu thức này theo tỷ lệ thay đổi phần trăm theo thời gian như sau: % thay đổi của e = % thay đổi của ε + ( π * - π ), trong đó, π* là tỷ lệ lạm phát của Ý và π là tỷ lệ lạm phát của Đức. Nếu lạm phát ở Ý cao hơn lạm phát ở Đức, thì phương trình này cho ta thấy một đồng mác Đức mua được một lượng đồng lia nhiều hơn theo thời gian: đồng mác tăng giá tương đối so với đồng lia. Nói cách khác, nhìn từ góc độ nước Ý, tỷ giá hối đoái của đồng mác trên một đồng lia giả m xuống. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 19 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 9 GIỚI THIỆU CÁC BIẾN ĐỘNG KINH TẾ 1. Cho một ví dụ về tính cứng nhắc của giá trong ngắn hạn và tính linh hoạt của giá trong dài hạn. 2. Tại sao đường tổng cầu có độ dốc hướng xuống? 3. Hãy giải thích tác động của sự gia tăng cung tiền trong ngắn hạn và trong dài hạn. 4. Tại sao Fed dễ dàng đối phó trước các cú sốc cầu hơn so với các cú sốc cung? ĐÁP ÁN 1. Giá của một tờ tạp chí là m ột ví dụ về việc giá cứng nhắc trong ngắn hạn và linh hoạt trong dài hạn. Các nhà kinh tế học không có một câu trả lời dứt khoát về lý do tại sao giá tạp chí lại cứng nhắc trong ngắn hạn. Có lẽ người tiêu dùng sẽ cảm thấy thật bất tiện nếu giá một tờ tạp chí họ mua cứ thay đổi mỗi tháng. 2. Tổng cầu là mối quan hệ giữa sản lượng cầ u và mức giá chung. Để hiểu lý do tại sao đường tổng cầu có độ dốc hướng xuống, ta cần triển khai lý thuyết tổng cầu. Một lý thuyết đơn giản về tổng cầu là dựa vào lý thuyết số lượng tiền. Ta viết phương trình số lượng theo cung và cầu số dư tiền thực như sau: M/P = (M/P) d = kY, Trong đó, k = 1/V. Phương trình này cho ta thấy ứng với một mức cung tiền cố định M, sẽ có mối quan hệ nghịch biến giữa mức giá P và sản lượng Y, giả định rằng tốc độ lưu thông tiền tệ V cố định: mức giá càng cao, mức số dư tiền thực càng thấp, và do đó, số lượng hàng hoá và dịch vụ cầu Y càng thấp. Nói cách khác, đường tổng cầu có độ dố c hướng xuống như trong hình 9-1. [...]... 21 Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Hình 9-3 P LRAS Mức giá P2 C P1 A B AD2 AD1 Y SRAS Y2 Y Thu nhập, sản lượng Bây giờ hãy xem một cú sốc cung bất lợi (ví dụ như mất mùa hay sự công kích của các liên đoàn lao động) ảnh hưởng như thể nào đến nền kinh tế Trong hình 9-4 , đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển lên trên và nền kinh tế di chuyển... cách lâu dài ở trạng thái cân bằng mới, điểm C Như vậy, trong trường hợp một cú sốc cung, không có cách gì để điều chỉnh tổng cầu mà vừa duy trì được toàn dụng lao động lẫn mức giá ổn định Mankiw 23 Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 10 TỔNG CẦU I 1 Hãy sử dụng giao điểm Keynes để giải thích tại sao chính sách ngân sách... qua hình 1 0-3 , nếu lãi suất tăng từ r1 đến r2, mức đầu tư kế hoạch giảm từ I1 đến I2 Hình 1 0-3 Lãi suất r r2 r1 I(r) I2 I1 I Đầu tư Điểm chéo Keynes cho ta thấy rằng giảm đầu tư kế hoạch sẽ làm dịch hàm chi tiêu hướng xuống và làm giảm thu nhập quốc gia, như trong hình 1 0-4 (A) Mankiw 26 Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Hình 1 0-4 Chi tiêu... và giá Mức giá tăng dần sẽ làm di chuyển nền kinh tế dọc theo đường tổng cầu mới AD2 cho đến điểm C Ở trạng thái cân bằng dài hạn mới, sản lượng ở mức tỷ lệ tự nhiên, nhưng giá cao hơn so với mức giá ở trạng thái cân bằng ban đầu tại điểm A Mankiw 20 Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Hình 9-2 Mức giá P LRAS P2 C P1 A B AD2 AD1 Y SRAS Y2... suất thấp, người ta giữ nhiều tiền hơn vì chi phí cơ hội thấp Hình 1 0-1 trình bày cung và cầu số dư tiền thực Dựa vào lý thuyết tính ưa thích thanh khoản này, lãi suất điều chỉnh để cân bằng cung và cầu số dư tiền thực Mankiw 24 Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Hình 1 0-1 Lãi suất r Cung số dư tiền thực r L(r) = Cầu số dư tiền thực M/P... Vì mức giá cố định, cho nên việc tăng cung tiền sẽ dịch đường cung số dư tiền thực M/P sang phải, như trong hình 1 0-2 Hình 1 0-2 Lãi suất r r1 r2 L(r) M1 /P M2 /P M/P Số dư tiền thực Mankiw 25 Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Lãi suất phải điều chỉnh để cân bằng cung và cầu Ứng với mức lãi suất cũ r1, cung vượt cầu Những người giữ lượng... lên trên và nền kinh tế di chuyển từ điểm A đến điểm B Hình 9-4 Mức giá P P2 LRAS B P1 SRAS2 SRAS1 A AD Y2 Y Y Thu nhập, sản lượng Mankiw 22 Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Sản lượng giảm dưới mức tự nhiên và giá tăng Fed có hai phương án Phương án thứ nhất là giữ tổng cầu không đổi, trong trường hợp đó, sản lượng giảm xuống dưới mức.. .Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Hình 9-1 Mức giá P AD Thu nhập, sản lượng Y Một cách để hiểu được mối quan hệ nghịch biến giữa mức giá và sản lượng, ta hãy lưu ý sự liên hệ giữa tiền và số giao... dư tiền thực L(r, Y) phụ thuộc Mankiw 27 Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập nghịch biến vào lãi suất (vì lãi suất là chi phí cơ hội của việc giữ tiền) và đồng biến với mức thu nhập Mức giá cố định trong ngắn hạn, cho nên Fed xác định cung số dư tiền thực cố định M/P Như minh họa qua hình 1 0-5 (A), lãi suất làm cân bằng cung và cầu số dư... với tốc độ lưu thông tiền không đổi, số lượng giao dịch, và vì thế, số lượng hàng hoá và đơn vị Y người ta mua được phải giảm xuống 3 Nếu Fed tăng cung tiền, thì đường tổng cầu dịch chuyển hướng ra ngoài, như trong hình 9-2 Trong ngắn hạn, giá cứng nhắc, cho nên nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn từ điểm A đến điểm B Sản lượng tăng trên mức tự nhiên Y ; nền kinh tế ở vào thời kỳ . Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 10 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 THẤT NGHIỆP 1. Những yếu tố nào xác định tỷ lệ thất. xuống. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 19 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 9 GIỚI THIỆU CÁC BIẾN ĐỘNG KINH TẾ 1. Cho. ra không một cách giải thích nào có tính chất kết luận. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 12 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG

Ngày đăng: 09/08/2014, 20:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 9-4, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển lên trên và nền kinh tế di - KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6: THẤT NGHIỆP pptx
Hình 9 4, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển lên trên và nền kinh tế di (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w