Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
285,01 KB
Nội dung
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 49 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 16 TIÊU DÙNG 1. Ba phỏng đoán của Keynes về hàm tiêu dùng là gì? 2. Hãy mô tả bằng chứng nhất quán với các phỏng đoán của Keynes và bằng chứng không nhất quán với các phỏng đoán đó. 3. Các giả thiết về vòng đời và thu nhập thường xuyên giải quyết như thế nào về những nhóm bằng chứng xem ra mâu thuẫn nhau liên quan đến hành vi tiêu dùng? 4. Sử dụng mô hình tiêu dùng của Fisher để phân tích sự gia tăng thu nhập thời kỳ thứ hai. Hãy so sánh trường hợp người tiêu dùng đứng trước ràng buộc giới hạn vay mượn với trường hợp không có giới hạn này. 5. Hãy giải thích tại sao những thay đổi tiêu dùng không thể dự đoán được nếu người tiêu dùng hành động theo giả thiết thu nhập thường xuyên và có những kỳ vọng hợp lý. ĐÁP ÁN 1. Thứ nhất, Keynes phỏng đoán rằng khuynh hướng tiêu dùng biên – tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập tăng thêm 1 đơn vị (1 đô la chẳng hạn) – nằm trong khoảng từ không đến một. Điều này có nghĩa là nếu thu nhập của một cá nhân tăng thêm một USD, cả tiêu dùng và tiết kiệm đều tăng. Thứ hai, Keynes phỏng đoán rằng tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập – được gọi là khuynh hướng tiêu dùng trung bình – giảm khi thu nhập tăng. Điều này có nghĩa là người giàu tiết kiệm một tỷ lệ cao hơn trong thu nhậ p của họ so với người nghèo. Thứ ba, Keynes phỏng đoán rằng thu nhập là yếu tố cơ bản quyết định tiêu dùng. Một cách cụ thể, ông tin rằng lãi suất không có ảnh hưởng quan trọng đến tiêu dùng. Một hàm tiêu dùng thoả ba phỏng đoán này là: C = C + cY. C là “tiêu dùng tự định” không đổi, và Y là thu nhập khả dụng; c là khuynh hướng tiêu dùng biên, có giá trị trong khoảng từ không đến một. 2. Bằng chứng nhất quán với các phỏng đoán của Keynes xuất phát từ các nghiên cứu về số liệu hộ gia đình và các chuỗi số liệu trong thời gian ngắn. Có hai quan sát từ số liệu hộ gia đình. Thứ nhất, những hộ gia đình có thu nhập cao hơn thì tiêu dùng nhiều hơn và ti ết kiệm nhiều hơn, hàm ý rằng khuynh hướng tiêu dùng biên nằm trong khoảng từ không đến một. Thứ hai, những hộ gia đình có thu nhập cao hơn thì tiết kiệm một tỷ lệ cao hơn trong thu nhập của họ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 50 so với những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, có nghĩa là khuynh hướng tiêu dùng trung bình giảm so với thu nhập. Ngoài ra còn có ba quan sát từ chuỗi số liệu ngắn hạn. Thứ nhất, trong những năm có tổng thu nhập thấp, cả tiêu dùng và tiết kiệm đều thấp, có nghĩa là khuynh hướng tiêu dùng biên nằm trong khoảng từ không đến một. Thứ hai, trong những năm có thu nhập thấp, tỷ số tiêu dùng trên thu nhập cao, hàm ý rằng khuynh hướ ng tiêu dùng trung bình giảm khi thu nhập tăng. Thứ ba, tương quan giữa thu nhập và tiêu dùng xem ra mạnh đến nỗi không có biến số nào khác ngoài thu nhập tỏ ra quan trọng trong việc giải thích tiêu dùng. Nhóm bằng chứng thứ nhất không ủng hộ ba phỏng đoán của Keynes xuất phát từ sự thất bại của tình trạng “đình trệ kéo dài” (secular stagnation) xảy ra sau Chiến tranh thế giới II. Dựa vào hàm tiêu dùng của Keynes, một số nhà kinh tế học kỳ vọng r ằng khi thu nhập tăng lên theo thời gian, tỷ lệ tiết kiệm cũng sẽ tăng; họ sợ rằng sẽ không có đủ các dự án đầu tư có thể sinh lợi để hấp thu lượng tiết kiệm này, và nền kinh tế có thể bước vào một thời kỳ đình đốn lâu dài với thời hạn vô tận. Điều này đã không xảy ra. Nhóm bằng chứng thứ hai chống lại các phỏng đoán của Keynes xuất phát từ các nghiên cứu về chuỗi số liệu tiêu dùng và thu nhập trong thời gian dài. Simon Kuznets tìm thấy tỷ số tiêu dùng trên thu nhập ổn định từ thập niên này sang thập niên khác; nghĩa là, khuynh hướng tiêu dùng trung bình xem ra không giảm theo thời gian khi thu nhập tăng lên. 3. Cả hai giả thiết về vòng đời và thu nhập thường xuyên đều nhấn mạnh rằng độ dài thời gian liên quan đến một cá nhân thường là dài hơn một năm. Vì vậy, tiêu dùng không ch ỉ đơn thuần là một hàm theo thu nhập hiện tại. Giả thiết vòng đời nhấn mạnh rằng thu nhập thay đổi theo đời sống của một cá nhân; tiết kiệm cho phép người tiêu dùng chuyển một phần thu nhập ở những thời điểm có thu nhập cao trong đời sang những lúc có thu nhập thấp. Giả thiết vòng đời dự đoán rằng tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào cả hai yếu tố củ a cải và thu nhập, vì những yếu tố này xác định nguồn lực trong suốt cuộc đời của một người. Vì thế, chúng ta kỳ vọng hàm tiêu dùng có dạng: C = α W + β Y. Trong ngắn hạn, với của cải cố định, ta có hàm tiêu dùng Keynes “theo quy ước”. Trong dài hạn, của cải gia tăng, cho nên hàm tiêu dùng ngắn hạn dịch lên trên, như thể hiện trong hình 16-1. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 51 Hình 16-1 Tiêu dùng Thu nhập Giả thiết thu nhập thường xuyên cũng cho rằng dân chúng cố gắng duy trì mức tiêu dùng đều đặn, cho dù trọng tâm của giả thiết này có hơi khác. Thay vì tập trung vào diễn tiến thu nhập trong suốt cuộc đời, giả thiết thu nhập thường xuyên nhấn mạnh rằng dân chúng trải qua những thay đổi ngẫu nhiên và nhất thời trong thu nhập của họ từ năm này sang năm khác. Giả thiế t thu nhập thường xuyên xem thu nhập hiện tại là tổng của thu nhập thường xuyên Y p và thu nhập tạm thời Y t . Milton Friedman đưa ra giả thiết rằng tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập thường xuyên: C = α Y p Giả thiết thu nhập thường xuyên giải thích sự rắc rối về tiêu dùng thông qua đề xuất rằng hàm tiêu dùng Keynes theo dạng chuẩn sử dụng sai biến số thu nhập. Ví dụ, nếu một hộ gia đình có thu nhập tạm thời cao, họ sẽ không có tiêu dùng cao hơn; vì thế, nếu phần lớn sự biến thiên thu nhập là nhất thời, một nhà nghiên cứu cũng sẽ tìm ra rằng những hộ gia đình thu nhập cao, bình quân, có khuynh hướng tiêu dùng trung bình thấp hơn. Điều này cũng đúng trong chuỗi số liệu ngắn hạn nếu phần lớn sự biến thiên thu nhập qua các năm có tính tạm thời. Tuy nhiên, trong chuỗi số liệu dài hạn, những biến thiên của thu nhập nhìn chung có tính thường xuyên; do đó, người tiêu dùng không tiết kiệm những lượng thu nhập gia tăng, mà thay vì thế, họ tiêu dùng chúng. 4. Mô hình tiêu dùng của Fisher xem xét cách thức một người tiêu dùng sống trong hai thời k ỳ sẽ thực hiện việc chọn lựa tiêu dùng như thế nào để càng thoải mái, khấm khá hơn càng tốt. Hình 16-2 (A) trình bày ảnh hưởng của sự gia tăng thu nhập thời kỳ thứ hai nếu người tiêu dùng không đứng trước ràng C αw’ Y αw Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 52 buộc giới hạn về vay mượn. Đường giới hạn ngân sách dịch chuyển ra ngoài, và người tiêu dùng tăng tiêu dùng trong cả thời kỳ thứ nhất và thời kỳ thứ hai. Hình 16-2A Tiêu dùng thời kỳ thứ hai Tiêu dùng thời kỳ thứ nhất Hình 16-2 (B) cho ta thấy điều gì xảy ra nếu có sự ràng buộc giới hạn vay mượn. Người tiêu dùng muốn vay mượn để tăng tiêu dùng trong thời kỳ thứ nh ất nhưng không thể. Nếu thu nhập tăng trong thời kỳ thứ hai, người tiêu dùng không thể tăng tiêu dùng thời kỳ thứ nhất. Do đó, người tiêu dùng tiếp tục tiêu dùng toàn bộ thu nhập của mình ở mỗi thời kỷ. Nghĩa là, đối với những người tiêu dùng muốn vay mượn nhưng không thể vay mượn, tiêu dùng chỉ phụ thuộc vào thu nhập hiện tại. Giới hạn ngân sách cũ C 2 I 1 C 1 B A Giới hạn ngân sách mới I 2 Y 2 Y 2 + ∆Y 2 Y 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 53 Hình 16-2B Tiêu dùng thời kỳ thứ hai Tiêu dùng thời kỳ thứ nhất 5. Giả thiết thu nhập thường xuyên cho rằng người tiêu dùng cố gắng ổn định tiêu dùng theo thời gian, cho nên tiêu dùng hiện tại dựa vào kỳ vọng hiện tại về thu nhập trong cuộc đời. Từ đó suy ra rằng những thay đổi của tiêu dùng phản ánh “những sự kiện bất ngờ” về thu nhập trong cuộc đờ i. Nếu người tiêu dùng có những kỳ vọng hợp lý, thì những sự kiện bất ngờ này không thể dự đoán được. Vì thế, thay đổi của tiêu dùng cũng không thể dự đoán được. Giới hạn ngân sách cũ C 2 I 1 C 1 B A I 2 Y 2 Y 2 + ∆Y 2 Giới hạn ngân sách mới Y 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 54 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 17 ĐẦU TƯ 1. Trong mô hình tân cổ điển về đầu tư cố định trong kinh doanh, dưới những điều kiện nào doanh nghiệp sẽ nhận thấy có lợi khi đầu tư bổ sung thêm vào trữ lượng vốn của họ? 2. q-Tobin là gì, và nó liên quan gì đến đầu tư? 3. Hãy giải thích tại sao tăng lãi suất làm giảm lượng đầu tư nhà ở. 4. Liệt kê bốn lý do khiến các doanh nghiệp có thể lưu gi ữ hàng tồn kho. ĐÁP ÁN 1. Trong mô hình tân cổ điển về đầu tư cố định trong kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ nhận thấy có lợi khi đầu tư bổ sung thêm vào trữ lượng vốn của họ nếu giá thuê vốn thực lớn hơn chi phí vốn. Giá thuê vốn thực phụ thuộc vào sản phẩm biên của vốn, trong khi chi phí vốn phụ thuộc vào lãi suất thực, tỷ lệ khấu hao, và giá tương đối của hàng hoá vốn. 2. q-Tobin là tỷ số giữa giá thị trường của vốn đầu tư đã trang bị với chi phí thay thế vốn đầu tư đó. Tobin lập luận rằng đầu tư ròng sẽ phụ thuộc vào việc q lớn hơn hay nhỏ hơn một. Nếu q lớn hơn một, thì thị trường cổ phiếu đánh giá vốn đầu tư đã trang bị cao h ơn chi phí thay thế vốn đầu tư đó. Điều này tạo ra động cơ thôi thúc đầu tư, vì các nhà quản lý công ty có thể tăng giá trị thị trường của cổ phiếu công ty thông qua mua thêm (trang bị thêm) vốn đầu tư. Ngược lại, nếu q nhỏ hơn một, thì thị trường cổ phiếu đánh giá vốn đầu tư đã trang bị thấp hơn chi phí thay thế. Trong trường hợp này, các nhà quản lý sẽ không thay thế vốn đầu tư khi nó hao mòn. Lý thuyết này cung cấp một phương cách khác để diễn đạt mô hình tân cổ điển về đầu tư. Ví dụ, nếu sản phẩm biên của vốn vượt quá chi phí vốn, thì vốn đầu tư đã trang bị tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận này làm cho các doanh nghiệp mong muốn được sở hữu công ty, làm tăng giá trị thị trường của cổ phiếu công ty, có ngh ĩa là q có giá trị cao. Vì thế, q-Tobin thể hiện động cơ đầu tư, vì nó phản ánh khả năng sinh lợi tương lai được kỳ vọng và khả năng sinh lợi hiện tại của vốn. 3. Tăng lãi suất dẫn đến giảm đầu tư nhà ở vì nó làm giảm cầu nhà ở. Nhiều người nhận được các khoản vay trả góp để mua nhà, và tăng lãi suất làm tăng chi phí của khoản vay. Ngay c ả đối với những người không vay mượn để mua nhà, lãi suất đo lường chi phí cơ hội của việc giữ của cải bằng nhà cửa thay vì đưa của cải đó vào ngân hàng. Hình 17-1 trình bày ảnh hưởng của việc tăng lãi suất đối với đầu tư nhà ở. Lãi suất cao hơn làm dịch chuyển đường cầu nhà ở hướng xuống, như thể hiện qua hình 17-1 (A). Điều này làm cho giá tươ ng đối của nhà ở giảm xuống, và như biểu thị trong hình 17-1 (B), giá tương đối của nhà ở thấp hơn làm giảm đầu tư nhà ở. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 55 Hình 17-1 Giá tương đối của nhà ở Trữ lượng nhà ở Đầu tư vào nhà ở (A) (B) 4. Những lý do giải thích tại sao các doanh nghiệp có thể giữ hàng tồn kho bao gồm: a. Ổn định sản xuất: Doanh nghiệp có thể giữ hàng tồn kho để duy trì mức sản xuất đều đặn theo thời gian. Thay vì điều chỉnh sản xuất để đáp ứng trước những bi ến động của doanh số, việc sản xuất hàng hoá theo một tốc độ không đổi có thể rẻ hơn. Vì thế, doanh nghiệp tăng hàng tồn kho khi doanh số bán thấp và giảm hàng tồn kho khi doanh số cao. b. Hàng tồn kho như một yếu tố sản xuất: Việc giữ hàng tồn kho có thể cho phép doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Ví dụ, một cửa hàng bán lẻ có thể giữ hàng tồn kho để luôn luôn có sẵn hàng hoá trưng bày cho khách hàng. Một công ty chế tạo có thể duy trì tồn kho các phụ tùng thay thế để giảm thời gian tạm ngưng dây chuyền sản xuất khi máy móc bị hỏng hóc. c. Tránh bị hết hàng. Một công ty có thể giữ hàng tồn kho để tránh bị hết hàng hoá khi doanh số đột ngột tăng cao. Các công ty thường phải thực hiện các quyết định sản xuất trước khi biết liệu có bao nhiêu khách hàng sẽ có nhu cầu mua hàng. Nếu c ầu vượt quá mức sản xuất và không có hàng tồn kho, hàng hoá sẽ bán hết trong một thời gian và công ty sẽ mất doanh số và lợi nhuận. d. Sản phẩm dở dang: Nhiều loại hàng hoá đòi hỏi phải đi qua một số công đoạn sản xuất và do đó phải mất thời gian để làm ra chúng. Khi một sản phẩm chưa được sản xuất hoàn chỉnh, các thành phần cấu tạo của nó được xem nh ư một phần trong hàng tồn kho của doanh nghiệp. Cầu P H /P K H Cung P H /P Cung I H Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 56 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 18 CUNG TIỀN VÀ CẦU TIỀN 1. Giải thích cách tạo ra tiền của các ngân hàng. 2. Ba cách tác động đến cung tiền của Cục dữ trữ liên bang là gì? 3. Tại sao một cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể dẫn đến giảm cung tiền? 4. Giải thích sự khác biệt giữa các lý thuyết danh mục đầu tư (tài sản tài chính) và lý thuyết giao dịch của cầu tiền. 5. Theo mô hình Baumol-Tobin, đâu là những yếu tố xác định mức độ thườ ng xuyên đi đến ngân hàng của dân chúng? Quyết định này có liên quan gì đến cầu tiền? 6. Bằng cách nào mà sự tồn tại của những tài sản gần giống tiền (bán tệ, near money) làm phức tạp việc thực hiện chính sách tiền tệ? ĐÁP ÁN 1. Trong một hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỷ lệ, các ngân hàng tạo ra tiền vì họ chỉ duy trì một phần nhỏ tiền gửi dưới dạng d ự trữ mà thôi. Họ sử dụng phần tiền gửi còn lại để cho vay. Cách dễ nhất để ta xem ngân hàng tạo ra tiền như thế nào là thông qua việc xem xét các bảng cân đối của hai ngân hàng, như trong hình 18-1. Hình 18-1 A. Bảng cân đối – Ngân hàng thứ nhất Cung tiền = 1000 USD Tài sản Nghĩa vụ nợ Dự trữ 1000 USD Tiền gửi 1000 USD B. Bảng cân đối – Ngân hàng thứ nhất Cung tiền = 1800 USD Tài sản Nghĩa vụ nợ Dự trữ 200 USD Cho vay 800 Tiền gửi 1000 USD C. Bảng cân đối – Ngân hàng thứ hai Cung tiền = 2440 USD Tài sản Nghĩa vụ nợ Dự trữ 160 USD Cho vay 640 Tiền gửi 800 USD Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 57 Giả sử cung tiền mặt của nền kinh tế là 1000 USD được dân chúng ký gửi vào Ngân hàng Thứ nhất, như trong hình 18-1 (A). Cho dù cung tiền vẫn là 1000 USD, bây giờ nó nằm dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn (demand deposits) chứ không phải tiền mặt. Nếu ngân hàng giữ 100 phần trăm tiền gửi này làm dự trữ, thì ngân hàng không tác động gì đến cung tiền. Thế nhưng trong một hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỷ lệ, ngân hàng không nhất thiết phải giữ toàn bộ tiền gửi dưới dạng dự trữ; ngân hàng phải có đủ dự trữ trong kho để đáp ứng nhu cầu bất cứ khi nào những người gửi tiền muốn rút tiền, và họ cho vay phần tiền gửi còn lại. Nếu Ngân hàng Thứ nhất có tỷ lệ dự trữ-tiền gửi là 20 phần trăm, thì họ sẽ dự trữ 200 USD trong số tiền gử i 1000 USD và cho vay 800 USD còn lại. Hình 18-1 (B) trình bày bảng cân đối của Ngân hàng Thứ nhất sau khi cho vay 800 USD. Thông qua việc cho vay này, Ngân hàng Thứ nhất làm tăng cung tiền thêm 800 USD. Vẫn chỉ có 1000 USD dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, nhưng bây giờ những người đi vay còn nắm giữ thêm 800 USD tiền mặt. Tổng cung tiền bằng 1800 USD. Việc tạo ra tiền không dừng lại ở Ngân hàng Thứ nhất. Nếu những người vay tiền ký gửi 800 USD tiền mặt vào Ngân hàng Thứ hai, thì Ngân hàng Thứ hai có thể sử dụng tiền gửi này để cho vay. Nếu Ngân hàng thứ hai cũng có tỷ lệ dự trữ-tiền gửi là 20 phần trăm, họ sẽ dự trữ 160 USD trong số 800 USD tiền gửi, và cho vay 640 USD còn lại. Thông qua cho vay hết số tiền này, Ngân hàng Thứ hai làm tăng cung tiền thêm 640 USD, như thể hiện trong hình 18-1 (C). Tổng cung tiền bây giờ là 2440 USD. Quá trình tạo ra tiền này tiếp tục mỗi lần việc gửi tiền và cho vay ti ền tiếp theo đó được thực hiện. Trong bài giảng, chúng ta đã chứng minh rằng mỗi USD dự trữ sẽ tạo ra (1/rr USD) tiền, trong đó rr là tỷ lệ dự trữ-tiền gửi. Trong ví dụ này rr = 0,20, cho nên 1000 USD ban đầu ký gửi vào Ngân hàng Thứ nhất sẽ tạo ra 5000 USD tiền. 2. Fed tác động đến cung tiền thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, và lãi suất chiết khấu. Nghiệ p vụ thị trường mở là việc mua và bán trái phiếu chính phủ của Fed. Nếu Fed mua trái phiếu chính phủ, số USD mà Fed chi trả để mua trái phiếu sẽ làm tăng cơ sở tiền và do đó làm tăng cung tiền. Nếu Fed bán trái phiếu chính phủ, số tiền mà Fed thu vào sẽ làm giảm cơ sở tiền và do vậy làm giảm cung tiền. Dự trữ bắt buộc là qui định do Fed ban hành yêu cầu các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ d ự trữ-tiền gửi tối thiểu. Việc giảm dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm tỷ lệ dự trữ-tiền gửi của ngân hàng, cho phép các ngân hàng được cho vay nhiều hơn ứng với một lượng tiền gửi nhất định, và do vậy làm tăng số nhân tiền tệ và làm tăng cung tiền. Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà Fed tính khi các ngân hàng vay tiền từ Fed. Các ngân hàng vay tiền từ Fed n ếu dự trữ của họ giảm xuống dưới mức dự trữ bắt buộc. Lãi suất chiết khấu giảm làm cho việc vay mượn dự trữ của ngân hàng đỡ tốn kém hơn. Do đó, các ngân hàng có thể vay mượn từ Fed nhiều hơn, điều này làm tăng cơ sở tiền và do đó làm tăng cung tiền. 3. Để hiểu tại sao một cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể d ẫn đến giảm cung tiền, trước tiên ta hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào xác định cung tiền. Mô hình cung tiền mà chúng ta từng triển khai cho thấy rằng: M = m x B. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 58 Cung tiền M phụ thuộc vào số nhân tiền tệ m và cơ sở tiền B. Số nhân tiền tệ có thể được biểu thị theo tỷ lệ dự trữ-tiền gửi rr và tỷ lệ tiền mặt-tiền gửi cr. Biểu thức này trở thành: M = ⎥ ⎦ ⎤ ⎢ ⎣ ⎡ + + )( )1( rrcr cr B. Phương trình này cho thấy rằng cung tiền phụ thuộc vào tỷ lệ tiền mặt-tiền gửi, tỷ lệ dự trữ-tiền gửi, và cơ sở tiền. Một cuộc khủng hoảng ngân hàng liên quan đến những thất bại của ngân hàng có thể làm thay đổi hành vi của người gửi tiền và của các ngân hàng, đồng thời làm thay đổ i tỷ lệ tiền mặt-tiền gửi và tỷ lệ dự trữ-tiền gửi. Giả sử rằng một số thất bại của ngân hàng làm giảm niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Khi đó, dân chúng sẽ thích giữ tiền dưới dạng tiền mặt hơn (có thể nhét dưới đệm chẳng hạn) thay vì ký gửi vào ngân hàng. Sự thay đổi hành vi người gửi tiền sẽ gây ra tình trạng rút tiền ồ ạt và do đó làm tăng tỷ lệ tiền mặt-tiền gửi. Ngoài ra, khủng hoảng ngân hàng còn làm thay đổi hành vi của các ngân hàng. Lo sợ tình trạng rút tiền hàng loạt, các ngân hàng sẽ trở nên thận trọng hơn và tăng số tiền dự trữ, qua đó làm tăng tỷ lệ dự trữ-tiền gửi. Như thể hiện qua công thức số nhân tiền tệ trên đây, sự gia tăng cả tỷ lệ tiền mặt-tiền gửi và tỷ lệ dự trữ-tiền gửi sẽ dẫn đến giảm số nhân tiền tệ và do đó dẫn đến giảm cung tiền. 4. Các lý thuyết danh mục đầu tư (tài sản tài chính) của cầu tiền chú trọng vào vai trò của tiền tệ như một phương tiện lưu giữ giá trị. Các lý thuyết này nhấn mạnh rằng dân chúng giữ tiền trong các danh mục đầu tư vì nó mang lại một mức sinh lợi danh nghĩa an toàn. Do đó, các lý thuyết danh mục đầu tư cho rằng cầu tiền phụ thuộc vào rủi ro và sinh lợi của tiền tệ c ũng như tất cả những tài sản khác mà dân chúng nắm giữ trong danh mục đầu tư của họ. Thêm vào đó, cầu tiền còn phụ thuộc vào tổng của cải vì của cải đo lường qui mô tổng quát của danh mục đầu tư. Ngược lại, các lý thuyết giao dịch của cầu tiền chú trọng vào vai trò của tiền tệ như một phương tiện trao đổi. Các lý thuyết này nhấn mạ nh rằng dân chúng giữ tiền để thực hiện việc mua sắm. Cầu tiền phụ thuộc vào chi phí của việc giữ tiền (lãi suất ) và lợi ích (dễ dàng thực hiện các giao dịch). Do đó, cầu tiền phụ thuộc nghịch biến vào lãi suất và đồng biến với thu nhập. 5. Mô hình Baumol-Tobin phân tích cách thức dân chúng đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của việc giữ tiền. Lợi ích của việc giữ tiền là sự tiện lợi: dân chúng giữa tiền để tránh phải ra ngân hàng mỗi khi họ muốn mua sắm thứ gì đó. Chi phí của sự tiện lợi này là lãi suất bị mất đi mà lẽ ra họ đã được hưởng nếu họ gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm. N ếu i là lãi suất danh nghĩa, Y là thu nhập hàng năm, và F là chi phí mỗi chuyến đi ngân hàng, thì số lần đi ngân hàng tối ưu là: N* = F iY 2 . [...]... thông qua viết séc từ tài khoản của họ Sự tồn tại của những tài sản gần giống tiền làm chính sách tiền tệ thêm phức tạp vì chúng làm cho cầu tiền trở nên không ổn định Kết quả là, tốc độ lưu thông tiền trở nên không ổn định, và số lượng tiền mang lại những tín hiệu sai lạc về tổng cầu Mankiw 59 Kim Chi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập CÂU HỎI ÔN. .. dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập biến động về khả năng sản xuất hàng hoá dịch vụ từ các yếu tố đầu vào lao động và vốn Những biến động này có thể phát sinh do thời tiết, qui định về môi trường, và giá dầu, cũng như chính bản thân yếu tố công nghệ Những người chỉ trích lý thuyết chu kỳ kinh tế thực đặt ra câu hỏi “Các cú sốc là gì?” Đối với họ, xem ra tiến bộ công... tích kinh tế vi mô đều giả định rằng giá cả điều chỉnh để cân bằng cung và cầu Những người ủng hộ lý thuyết chu kỳ kinh tế thực tin rằng các nhà kinh tế học vĩ mô cũng nên giả định như vậy Họ lập luận rằng tính cứng nhắc của tiền lương và giá cả không quan trọng để tìm hiểu các biến động kinh tế Những người chỉ trích lý thuyết chu kỳ kinh tế thực chỉ ra nhiều trường hợp tiền lương và giá cả không linh.. .Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Công thức này cho thấy: Khi i tăng, số lần đến ngân hàng tối ưu tăng lên vì chi phí của việc giữ tiền trở nên lớn hơn Khi Y tăng, số lần đến ngân hàng tối ưu... thoái kinh tế có thật sự là những lúc công nghệ bị thoái bộ hay không Sự tích luỹ công nghệ có thể chậm lại, nhưng xem ra không phải công nghệ bị đảo ngược iii Sự trung tính của tiền tệ: Giảm tăng trưởng cung tiền và lạm phát thường gắn liền với những thời kỳ thất nghiệp cao Hầu hết các nhà quan sát giải thích điều này như là bằng chứng cho thấy chính sách tiền tệ có ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế thực... làm không chỉ phản ánh số lượng người muốn làm việc Họ tin rằng tỷ lệ thất nghiệp cao trong thời kỳ suy thoái cho thấy rằng thị trường lao động không cân bằng – nghĩa là tiền lương không điều chỉnh để cân bằng cung lao động và cầu lao động ii Tầm quan trọng của các cú sốc công nghệ: Những người ủng hộ lý thuyết chu kỳ kinh tế thực giả định rằng các nền kinh tế trãi qua những Mankiw 60 Kim Chi Chương. .. trong một năm Các doanh nghiệp đưa ra nhiều lý do giải thích tại sao họ không thay đổi giá thường xuyên hơn Một cách giải thích là các lý thuyết khác nhau áp dụng cho những doanh nghiệp khác nhau, phụ thuộc vào các đặc điểm của ngành, và tính cứng nhắc của giá là một hiện tượng kinh tế vĩ mô mà không có một cách giải thích kinh tế vi mô duy nhất Thất bại trong phối hợp là lý do đứng đầu danh sách những... nhưng, lý thuyết chu kỳ kinh tế thực chú trọng vào những nguyên nhân phi tiền tệ (tức những nguyên nhân “thực”) của các biến động kinh tế, lập luận rằng mối tương quan chặt chẽ giữa tiền và sản lượng phát sinh bởi vì biến động sản lượng gây ra biến động cung tiền, chứ không phải ngược lại Vì thế, những người ủng hộ lý thuyết chu kỳ kinh tế thực lập luận rằng chính sách tiền tệ không ảnh hưởng đến các... được tích cực nghiên cứu Những lĩnh vực này là: i Cách diễn giải về thị trường lao động: Theo chu kỳ kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp biến thiên mạnh Những người ủng hộ lý thuyết chu kỳ kinh tế thực tin rằng sự biến động việc làm là do sự thay đổi số lượng người muốn làm việc – theo giả định, nền kinh tế luôn luôn nằm trên đường cung lao động Họ tin rằng các số liệu thống kê về thất nghiệp khó mà lý giải được... trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 19 BÀN THÊM VỀ LÝ THUYẾT BIẾN ĐỘNG KINH TẾ 1 Lý thuyết chu kỳ kinh tế thực giải thích như thế nào về những biến động của việc làm? 2 Bốn điểm bất đồng chính trong cuộc tranh luận về lý thuyết chu kỳ kinh tế thực là gì? 3 Sự chậm trễ điều chỉnh giá của các doanh nghiệp riêng lẻ ảnh hưởng như thế nào . Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 49 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 16 TIÊU DÙNG 1. Ba phỏng đoán của Keynes về hàm tiêu. sách mới Y 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 54 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 17 ĐẦU TƯ 1. Trong mô hình tân cổ điển. Y 2 + ∆Y 2 Y 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 6-2 007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Mankiw Kim Chi 53 Hình 1 6-2 B Tiêu dùng thời kỳ thứ hai Tiêu dùng thời kỳ thứ