1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KINH TẾ VĨ MÔ - CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 11: TỔNG CẦU docx

20 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 329,82 KB

Nội dung

Hình 11-1A cho thấy, ứng với một mức cung tiền nhất định, sự gia tăng mức giá từ P1 đến P2 làm dịch chuyển đường LM hướng lên vì cân bằng tiền thực giảm; điều này làm giảm thu nhập từ Y1

Trang 1

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 11 TỔNG CẦU II

1 Giải thích tại sao đường tổng cầu có độ dốc hướng xuống?

2 Tác động của việc tăng thuế đối với lãi suất, thu nhập, tiêu dùng, và đầu tư là

gì?

3 Tác động của việc giảm cung tiền đối với lãi suất, thu nhập, tiêu dùng, và đầu

tư là gì?

4 Hãy mô tả những ảnh hưởng khả dĩ của tình trạng giá giảm đối với thu nhập

cân bằng

ĐÁP ÁN

1 Đường tổng cầu thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa mức giá và mức thu

nhập quốc gia Trong chương 9, chúng ta đã xem xét một lý thuyết đơn giản

về tổng cầu dựa vào thuyết số lượng Trong chương này, chúng ta tìm hiểu

xem phương cách mà mô hình IS-LM có thể mang lại một lý thuyết tổng cầu

hoàn chỉnh hơn như thế nào Chúng ta có thể hiểu rõ hơn tại sao đường tổng

cầu dốc xuống bằng cách xem điều gì xảy ra trong mô hình IS-LM khi mức

giá thay đổi Hình 11-1(A) cho thấy, ứng với một mức cung tiền nhất định, sự

gia tăng mức giá từ P1 đến P2 làm dịch chuyển đường LM hướng lên vì cân

bằng tiền thực giảm; điều này làm giảm thu nhập từ Y1 đến Y2 Đường tổng

cầu trong hình 11-1(B) tóm tắt mối quan hệ này giữa mức giá và thu nhập hình

thành từ mô hình IS-LM

Hình 11-1

A Mô hình IS-LM

Lãi suất

IS

r

B

Y2 Y1

LM (P = P2)

LM (P = P1)

A

Y

Thu nhập, sản lượng

Trang 2

B Đường tổng cầu

Mức giá

Thu nhập, sản lượng

2 Số nhân thuế trong mô hình điểm chéo Keynes cho thấy ứng với một mức lãi

suất cho trước, tăng thuế sẽ làm thu nhập giảm một lượng bằng ∆T x [-MPC/(1

– MPC)] Đường IS dịch chuyển sang trái một khoảng bằng giá trị này, hình

11-2 Trạng thái cân bằng của nền kinh tế di chuyển từ điểm A đến điểm B

Thuế tăng làm giảm lãi suất từ r1 đến r2 và làm giảm thu nhập quốc gia từ Y1

đến Y2 Tiêu dùng giảm vì thu nhập khả dụng giảm; đầu tư tăng vì lãi suất

giảm

Hình 11-2

Thu nhập, sản lượng

IS 1

r

B

Y2 Y1

A

r1

r2

IS 2

T x [- MPC/(1 – MPC)]

LM

Y

Lãi

suất

AD

P

B

Y2 Y1

A

P2

P1

Trang 3

Lưu ý rằng trong mô hình IS-LM, thu nhập giảm một lượng ít hơn so với trong

mô hình điểm chéo Keynes, vì mô hình IS-LM có tính đến hiện tượng đầu tư

tăng khi lãi suất giảm

3 Ứng với mức giá cố định, giảm cung tiền danh nghĩa làm giảm cân bằng tiền

thực Lý thuyết tính ưa thích thanh khoản chỉ ra rằng ứng với một mức thu

nhập cho trước, giảm cân bằng tiền thực dẫn đến lãi suất cao hơn Như vậy,

đường LM dịch hướng lên như trong hình 11-3 Trạng thái cân bằng di chuyển

từ điểm A đến điểm B Giảm cung tiền làm giảm thu nhập và tăng lãi suất

Tiêu dùng giảm vì thu nhập khả dụng giảm, trong khi đầu tư giảm vì lãi suất

tăng

Hình 11-3

Lãi suất

Thu nhập, sản lượng

4 Giá giảm có thể làm tăng hoặc giảm thu nhập cân bằng Có hai cách qua đó

giá giảm có thể làm tăng thu nhập Thứ nhất, tăng cân bằng tiền thực làm dịch

đường LM hướng xuống, và vì vậy làm tăng thu nhập Thứ hai, đường IS dịch

sang phải do hiệu ứng Pigou: cân bằng tiền thực là một phần trong của cải của

hộ gia đình, cho nên tăng cân bằng tiền thực làm cho người tiêu dùng cảm

thấy giàu có hơn và mua sắm nhiều hơn Điều này làm dịch đường IS sang

phải, và cũng làm tăng thu nhập

Có hai cách qua đó giá giảm có thể làm giảm thu nhập Thứ nhất là lý thuyết

giảm phát - nợ (debt-deflation theory) Mức giá giảm ngoài dự kiến làm tái

phân phối của cải giữa người đi vay và người cho vay Nếu người đi vay có

khuyng hướng tiêu dùng cao hơn người cho vay, thì việc tái phân phối của cải

này khiến cho người đi vay giảm tiêu dùng nhiều hơn so với mức tăng tiêu

dùng của người cho vay Kết quả là tổng tiêu dùng giảm, làm dịch chuyển

đường IS sang trái và làm giảm thu nhập Cách thứ hai, giá giảm có thể làm

giảm thu nhập do ảnh hưởng của giảm phát kỳ vọng Hãy nhớ lại rằng lãi suất

IS

r

B

Y2 Y1

A

r2

r1

LM 2

LM 1

Y

Trang 4

thực r bằng lãi suất danh nghĩa i trừ đi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng πe: r = i - πe

Nếu mọi người đều kỳ vọng mức giá giảm trong tương lai (nghĩa là πe có giá

trị âm), thì ứng với mỗi mức lãi suất danh nghĩa cho trước, lãi suất thực sẽ cao

hơn Lãi suất thực cao hơn làm kìm hãm đầu tư và dịch chuyển đường IS sang

trái, làm giảm thu nhập

Trang 5

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 12 TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

1 Trong mô hình Mundell- Fleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, hãy giải thích

điều gì xảy ra đối với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái, và cán cân thương mại

khi thuế tăng Điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ giá hối đoái được cố định chứ không

thả nổi?

2 Trong mô hình Mundell- Fleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, hãy giải thích

điều gì xảy ra cho tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái, và cán cân thương mại khi

cung tiền giảm Điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ giá hối đoái được cố định chứ không

thả nổi?

3 Trong mô hình Mundell- Fleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, hãy giải thích

điều gì xảy ra cho tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái, và cán cân thương mại khi

qui định hạn ngạch đối với xe ô tô nhập khẩu được bãi bỏ Điều gì sẽ xảy ra

nếu tỷ giá hối đoái được cố định chứ không thả nổi?

4 Những ưu và nhược điểm của cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và tỷ giá hối đoái

cố định là gì?

ĐÁP ÁN

1 Trong mô hình Mundell- Fleming, thuế tăng làm dịch chuyển đường IS* sang

trái Nếu tỷ giá hối đoái được thả nổi tự do, thì đường LM* không bị ảnh

hưởng Như thể hiện qua hình 12-1, tỷ giá hối đoái giảm trong khi tổng thu

nhập vẫn không đổi Giảm tỷ giá hối đoái sẽ làm cán cân thương mại tăng

Hình 12-1

Tỷ giá hối đoái

Thu nhập, sản lượng

IS* 2

e

B A

LM*

IS* 1

Y

Trang 6

Bây giờ giả sử tỷ giá hối đoái cố định Khi đường IS* dịch chuyển sang trái

trong hình 12-2, cung tiền phải giảm để giữ cho tỷ giá hối đoái không đổi, dịch

chuyển đường LM* từ LM*1 đến LM*2 Như biểu thị trong hình, sản lượng

giảm trong khi tỷ giá hối đoái vẫn cố định

Xuất khẩu ròng chỉ có thể thay đổi nếu tỷ giá hối đoái thay đổi hay đường xuất

khẩu ròng dịch chuyển Không có hiện tượng nào trên đây xảy ra, cho nên

xuất khẩu ròng không thay đổi

Hình 12-2

Tỷ giá hối đoái

Thu nhập, sản lượng

Ta kết luận rằng trong một nền kinh tế mở, dưới cơ chế tỷ giá hối đoái cố

định, chính sách ngân sách có tác dụng trong việc ảnh hưởng đến sản lượng,

nhưng chính sách này sẽ không có tác dụng dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả

nổi

2 Trong mô hình Mundell- Fleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, giảm cung tiền

làm giảm cân bằng tiền thực M/P, làm cho đường LM* dịch chuyển sang trái

Như biểu thị qua hình 12-3, điều này dẫn đến một trạng thái cân bằng mới với

thu nhập thấp hơn và tỷ giá hối đoái cao hơn Tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm giảm

cán cân thương mại

IS* 2

e

LM* 2

IS* 1

Y

LM* 1

Tỷ giá hối đoái

cố định

Y2 Y1

e

Trang 7

Hình 12-3

Tỷ giá hối đoái

Thu nhập, sản lượng

Nếu tỷ giá hối đoái cố định, thì áp lực đẩy tỷ giá hối đoái hướng lên sẽ buộc

Fed phải bán USD và mua ngoại tệ Điều này làm tăng cung tiền M và dịch

chuyển đường LM* trở về bên phải cho đến khi nó quay trở về LM*1, như

biểu thị trong hình 12-4

Hình 12-4

Tỷ giá hối đoái

Thu nhập, sản lượng IS*

e

A LM*1

Y

e

Tỷ giá hối đoái

cố định

IS*

e

B

Y2 Y1

A LM*2 LM*1

Y

Trang 8

Ở trạng thái cân bằng, thu nhập, tỷ giá hối đoái, và cán cân thương mại không

thay đổi

Chúng ta kết luận rằng trong một nền kinh tế mở, dưới cơ chế tỷ giá hối đoái

thả nổi, chính sách tiền tệ có tác dụng trong việc ảnh hưởng đến sản lượng

nhưng chính sách này không có tác dụng dưới cơ chế tỷ giá hối đoái cố định

3 Trong mô hình Mundel- Fleming dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, việc bãi

bỏ hạn ngạch nhập khẩu ô tô làm dịch chuyển đường xuất khẩu ròng vào bên

trong, như thể hiện qua hình 12-5 Như trong hình vẽ, ứng với mỗi mức tỷ giá

hối đoái bất kỳ, như e, xuất khẩu ròng giảm Điều này là vì bây giờ dân chúng

có thể mua ô tô Toyota, Volkswagen, và những loại ô tô nước ngoài khác

nhiều hơn so với khi có hạn ngạch nhập khẩu

Hình 12-5

Tỷ giá hối đoái

Xuất khẩu ròng

Đường xuất khẩu ròng dịch chuyển vào bên trong sẽ làm đường IS* cũng dịch

chuyển vào bên trong, như thể hiện qua hình 12-6

NX1 (e)

e

NX2 (e) LM*1

Y

e

NX2 NX1

Trang 9

Hình 12-6

Tỷ giá hối đoái

Thu nhập, sản lượng

Tỷ giá hối đoái giảm trong khi thu nhập vẫn không đổi Cán cân thương mại

cũng không đổi Chúng ta biết điều này vì:

NX (e) = Y – C (Y – T) – I (r) – G

Việc bãi bỏ hạn ngạch không có ảnh hưởng gì đến Y, C, I, hay G, cho nên nó

cũng không ảnh hưởng gì đến cán cân thương mại

Nếu tỷ giá hối đoái cố định, thì việc dịch chuyển đường IS* gây áp lực hướng

xuống đối với tỷ giá hối đoái, như trên đây Để giữ tỷ giá hối đoái cố định, Fed

buộc phải mua USD và bán ngoại tệ Điều này làm dịch chuyển đường LM*

sang trái, như thể hiện trong hình 12-7

IS* 1

e

A LM*

Y

e1

e2

B

IS* 2

Y

Trang 10

Hình 12-7

Thu nhập, sản lượng

Ở trạng thái cân bằng, thu nhập thấp hơn và tỷ giá hối đoái không thay đổi

Cán cân thương mại giảm; chúng ta biết điều này vì xuất khẩu ròng thấp hơn

ứng với bất kỳ mức tỷ giá hối đoái nào

4 Bảng sau đây liệt kê một số ưu điểm và nhược điểm của cơ chế tỷ giá hối đoái

thả nổi so với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định

Bảng 12-1

Tỷ giá hối đoái thả nổi

Ưu điểm: Cho phép chính sách tiền tệ theo đuổi những mục tiêu

khác hơn là chỉ ổn định tỷ giá hối đoái, ví dụ như ổn định giá cả và việc làm

Nhược điểm: Tình trạng tỷ giá hối đoái bấp bênh và không chắc

chắn cao hơn, và điều này có thể làm cho hoạt động thương mại quốc tế khó khăn hơn

Tỷ giá hối đoái cố định

Ưu điểm: Làm cho hoạt động thương mại quốc tế dễ dàng hơn

thông qua giảm tình trạng không chắc chắn về tỷ giá

Cơ chế này giúp cơ quan thẩm quyền về tiền tệ hoạt động trong một khuôn phép nhất định, có kỹ cương, ngăn chặn sự tăng trưởng thái quá của cung tiền M

Như một qui tắc chính sách tiền tệ dễ thực hiện

Nhược điểm: Chính sách tiền tệ không thể được sử dụng để theo

đuổi các mục tiêu chính sách khác ngoài việc duy trì

tỷ giá hối đoái

Như một cách để cơ quan thẩm quyền về tiền tệ hoạt động trong khuôn phép, nó có thể dẫn đến bất ổn nhiều hơn về thu nhập và việc làm

IS*1

e

IS*2 LM*1

Y

e

LM*2

Y2

B A

Tỷ giá

hối đoái

Y1

Trang 11

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 13 TỔNG CUNG

1 Hãy giải thích bốn lý thuyết về tổng cung Mỗi lý thuyết dựa trên tình trạng

không hoàn hảo nào của thị trường? Các lý thuyết này có điểm gì chung?

2 Đường cong Philips liên quan như thế nào đến tổng cung?

3 Tại sao lạm phát có tính trơ ỳ (quán tính)?

4 Hãy giải thích những điểm khác biệt giữa lạm phát do cầu kéo và lạm phát do

chi phí đẩy

5 Trong những tình huống nào ta có thể giảm lạm phát mà không gây ra suy

thoái?

6 Hãy giải thích hai cách qua đó suy thoái có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự

nhiên

ĐÁP ÁN

1 Trong chương này, chúng ta xem xét bốn mô hình đường tổng cung ngắn hạn

Cả bốn mô hình đều cố gắng giải thích tại sao trong ngắn hạn, sản lượng có

thể tách rời mức sản lượng tự nhiên “dài hạn”, nghĩa là mức sản lượng nhất

quán với trạng thái toàn dụng lao động và vốn Cả bốn mô hình đều dẫn đến

một hàm tổng cung trong đó sản lượng khác với mức sản lượng tự nhiên Y

khi mức giá lệch khỏi mức giá kỳ vọng P e:

Y = Y + α (P – P e )

Mô hình thứ nhất là mô hình tiền lương cứng nhắc (kết dính) Thất bại thị

trường xảy ra trên thị trường lao động, vì tiền lương danh nghĩa không điều

chỉnh ngay tức thời trước những thay đổi của cầu lao động hay cung lao động;

nghĩa là thị trường lao động không đạt được trạng thái cân bằng ngay tức thời

Vì thế, sự gia tăng ngoài dự đoán (ngoài kỳ vọng) của mức giá dẫn đến giảm

tiền công thực (W/P) Tiền công thực thấp hơn sẽ làm cho doanh nghiệp tuyển

dụng nhiều lao động hơn, và điều này làm tăng sản lượng mà họ sản xuất ra

Mô hình thứ hai là mô hình nhận thức nhầm của công nhân Mô hình này giả

định tình trạng thông tin không hoàn hảo trên thị trường lao động: công nhân

không quan sát được ngay tức thời về mức giá thật sự, cho nên trong nhất thời

họ nhầm lẫn giữa sự thay đổi tiền công danh nghĩa và thay đổi tiền công thực

Nếu mức giá tăng ngoài dự kiến, thì người lao động sẵn sàng cung ứng nhiều

công lao động hơn ứng với mỗi mức tiền công thực cho trước, vì họ tưởng

rằng tiền công thực cao hơn mức thật sự của nó Sự tăng giá ngoài dự kiến làm

dịch chuyển đường cung lao động hướng ra ngoài, mức việc làm và mức sản

lượng cân bằng gia tăng

Trang 12

Mô hình thứ ba là mô hình thông tin không hoàn hảo Cũng giống như trong

mô hình nhận thức nhầm của công nhân, mô hình này giả định tình trạng

thông tin không hoàn hảo về giá cả Dù vậy, ở đây không phải người công

nhân trên thị trường lao động bị đánh lừa: chính những người cung ứng hàng

hoá bị nhầm lẫn giữa sự thay đổi mức giá với sự thay đổi giá tương đối Nếu

một nhà sản xuất quan sát thấy giá danh nghĩa của hàng hoá của hãng gia tăng,

nhà sản xuất qui một phần sự gia tăng này là do tăng giá tương đối, ngay cả

khi đó thuần tuý là sự tăng giá chung Kết quả là nhà sản xuất gia tăng sản

lượng

Mô hình thứ tư là mô hình giá cứng nhắc Tình trạng không hoàn hảo trên thị

trường này là ở chỗ giá cả trên thị trường hàng hoá không điều chỉnh ngay tức

thời trước sự thay đổi của các điều kiện về phía cầu, cho nên thị trường hàng

hoá không cân bằng ngay tức thời Nếu cầu hàng hoá của một doanh nghiệp

giảm xuống, doanh nghiệp phản ứng bằng cách giảm sản lượng, chứ không

phải giá

2 Trong chương này, chúng ta lập luận rằng trong ngắn hạn, cung sản lượng phụ

thuộc vào mức sản lượng tự nhiên, và vào chênh lệch giữa mức giá và mức giá

kỳ vọng Mối quan hệ này được biểu thị trong phương trình tổng cung:

Y = Y + α (P – P e )

Đường cong Philips là một cách khác để ta biểu thị tổng cung Đó là một cách

đơn giản để mô tả sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp ngầm thể hiện

trong đường cung ngắn hạn Đường cong Philips thừa nhận rằng lạm phát π

phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát kỳ vọng πe, vào thất nghiệp theo chu kỳ u – u n , và

vào các cú sốc cung ∈:

π = πe - β (u – u n ) +

Cả hai phương trình cho ta cùng một thông tin theo cách khác nhau: cả hai đều

hàm ý mối liên hệ giữa hoạt động kinh tế thực và những thay đổi ngoài dự

kiến của mức giá

3 Lạm phát có tính trơ ỳ (quán tính) do cách thức dân chúng hình thành các kỳ

vọng của họ Xem ra có vẻ hợp lý khi ta giả định rằng kỳ vọng của dân chúng

về lạm phát phụ thuộc vào tình trạng lạm phát mà họ quan sát thấy gần đây

Sau đó, sự kỳ vọng này ảnh hưởng đến tiền lương và giá cả mà người ta ấn

định Ví dụ, nếu giá đang tăng nhanh, người ta sẽ kỳ vọng nó tiếp tục tăng

nhanh Những kỳ vọng này được đưa vào các hợp đồng mà người ta ký kết,

cho nên tiền công thực tế và giá sẽ tăng nhanh

4 Lạm phát do cầu kéo hình thành từ tổng cầu cao: sự gia tăng cầu sẽ “kéo” mức

giá và sản lượng tăng lên Lạm phát do chi phí đẩy hình thành từ những cú sốc

cung bất lợi làm đẩy chi phí sản xuất lên cao, ví dụ như tình trạng tăng giá dầu

vào giữa và cuối thập niên 70

Đường cong Philips cho ta biết lạm phát phụ thuộc vào lạm phát kỳ vọng,

Trang 13

π = πe - β (u – u n ) +

Số hạng “ - β (u – u n )” là lạm phát do cầu kéo, vì nếu tỷ lệ thất nghiệp dưới

mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (u < u n ), lạm phát tăng Cú sốc cung là lạm

phát do chi phí đẩy

5 Đường cong Philips liên hệ tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và với

chênh lệch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Vì thế, một cách

để ta có thể giảm lạm phát là tạo ra suy thoái, làm tăng thất nghiệp cao hơn

mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Tuy nhiên, có thể hạ lạm phát xuống mà không

xảy ra suy thoái nếu ta có thể giảm lạm phát kỳ vọng một cách không tốn kém

Theo tiếp cận kỳ vọng hợp lý, dân chúng sử dụng một cách tối ưu toàn bộ

thông tin hiện có trong việc hình thành các kỳ vọng của họ Vì thế, để giảm

lạm phát kỳ vọng, trước tiên, kế hoạch giảm lạm phát phải được thông báo

trước khi dân chúng hình thành kỳ vọng (nghĩa là trước khi họ thiết lập các

thỏa ước tiền lương và hợp đồng giá cả); và thứ hai, những người ấn định tiền

lương và giá phải tin rằng kế hoạch công bố sẽ được thực hiện Nếu cả hai yêu

cầu trên đây được thoả, thì lạm phát kỳ vọng sẽ giảm tức thời và không tốn chi

phí, và điều này sẽ đưa lạm phát thực tế giảm xuống

6 Một cách qua đó suy thoái có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là thông

qua ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm việc làm, làm tăng lượng thất nghiệp cọ

xát Ví dụ, những người lao động bị thất nghiệp sẽ mất đi những kỹ năng công

việc đáng giá Điều này làm giảm khả năng tìm được việc làm sau khi tình

trạng suy thoái kết thúc vì họ không còn được các doanh nghiệp ưa chuộng

nữa Đồng thời, sau một thời gian dài thất nghiệp, các cá nhân có thể mất đi

phần nào mong muốn làm việc, và vì thể họ sẽ tìm việc một cách kém tích cực

hơn

Thứ hai, suy thoái có thể ảnh hưởng đến quá trình xác định tiền lương, làm

tăng thất nghiệp chờ việc Việc đàm phán tiền lương có thể mang lại một tiếng

nói uy thế hơn cho “những người trong cuộc”, họ là những người đang thực sự

có việc làm Những người bị thất nghiệp trở thành “người ngoài cuộc” Nếu

nhóm những người trong cuộc gồm ít người hơn và quan tâm nhiều hơn đến

tiền công thực cao đồng thời ít quan tâm đến tình trạng thất nghiệp cao, thì

tình trạng suy thoái có thể đẩy tiền công thực lên cao hơn mức cân bằng một

cách lâu dài và làm tăng lượng thất nghiệp chờ việc

Tác động lâu dài của suy thoái đối với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được gọi là

hiện tượng trễ (hysterisis)

Ngày đăng: 09/08/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w