1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc

109 762 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

BÀI GIẢNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP 1 Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP (Chương trình 2 ĐVHT) * Phân Phối chương trình: Bài 1: Vai trò nông nghiệp, lịch sử phát triển và các loại hệ thống nông nghiệp (5 tiết) Bài 2: Tổng quan nghiên cứu & phát triển Hệ thống nông nghiệp (8 tiết). Bài 3: Lựa chọn khu vực, điểm nghiên cứu và Mô tả Hệ thống nông nghiệp (3 tiết) Bài 4: Phát hiện vấn đề và khai thác tiềm năng của Hệ thống nông nghiệp (3 tiết) Bài 5: Nghiên cứu thử nghiệm đồng ruộng và chuyển giao kết quả nghiên cứu (3 tiết) Phần Semina và thực hành môn học: 8 tiết (2 buổi) cho cả lớp. Một ngày đi về thôn xã và một ngày thảo luận nhóm. * Mục tiêu: Cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp. Trang bị những ứng dụng lý thuyết hệ thống trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp hiện nay. Hiểu lịch sử và các loại hệ thống nông nghiệp. Cung cấp phương pháp và tiến trình thực hiện trong nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác. * Nội dung chung: - Vai trò nông nghiệp, lịch sử phát triển và các loại hệ thống nông nghiệp. - Tổng quan về nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác. - Áp dụng lý thuyết hệ thống vào nông nghiệp - Nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác 2 BÀI I VAI TRÒ NÔNG NGHIỆP, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC LOẠI HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP (5 tiết) 1.1. VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI. 1.1.1 Các khái niệm khác nhau về nông nghiệp. Trước khi đề cập đến vấn đề hệ thống nông nghiệp, chúng ta cấn thảo luận và hiểu định nghĩa nông nghiệp. Khó có thể định nghĩa chính xác nông nghiệp là gì. Tất nhiên, có thể có một sự đồng ý chung về những thứ bao gồm công cụ và vật dụng, cùng với con người, cây trồng và vật nuôi, như thế đã có thể gọi là nông nghiệp. Nhưng như thế sẽ là không đủ nếu chúng ta còn phải quan tâm thực sự tới những vấn đề như vai trò của khoa học trong nông nghiệp. Vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp đối với sự tồn tại và hưng thịnh của loài người cũng như vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên ngày nay người ta đã đi đến thống nhất và định nghĩa Nông nghiệp như sau: - Nông nghiệp là sản xuất đặc biệt mở ra trên địa bàn rộng lớn, lệ thuộc vào tự nhiên (Đặc biệt là ngành trồng trọt). Trong nông nghiệp ngành trồng trọt là sản xuất đầu tiên. Không có sản xuất ngành trồng trọt thì không có sản xuất nông nghiệp, vì nó cung cấp lương thực, thực phẩm rất thiết yếu cho con người. - Nông nghiệp là Sinh học áp dụng cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Là những tác động có mục đích của con người vào các cảnh quan dùng để canh tác nhằm lấy ra ngày một nhiều hơn các sản phẩm nông nghiệp. Đó là sự kiểm soát và điều khiển cây trồng vật nuôi trong hoạt động của hàng ngày của con người. - Theo Spedding 1979 đã định nghĩa nông nghiệp là một loại hoạt động của con người, được tiến hành trước hết là để sản xuất ra lương thực, sợi, củi đốt cũng như các nguyên vật liệu khác, bằng sự cân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng có điều khiển cây trồng và vật nuôi. - Hoạt động của nông nghiệp chỉ là một bộ phận của cuộc sống xã hội, do vậy nó phải được gắn liền với nhiều ngành khoa học khác nhau, bao gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, và sinh học . - Nông nghiệp tự nó đã rất rõ rằng, đó là hoạt động có mục đích của con người để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau của con người. Những hoạt động đặc thù của nông nghiệp là các hoạt động về trồng trọt và chăn nuôi để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho con người. Nền kinh tế Khoa học tự nhiên và xã hội Sinh học Näng nghiãû p 3 Sơ đồ 1: Nông nghiệp và sự gối lên nhau của 3 ngành khoa học. * Trình độ kiểm soát và điều khiển trong nông nghiệp: Mức độ kiểm soát và điều khiển trong nông nghiệp rất khác nhau là: - Kiểm soát tình trạng vật lý của cơ thể sinh vật (Xem hình thể của cây và tác động lên hình thể của cây đó tạo cơ thể sinh vật phát triển cân đối và thuận lợi về thu hoạch). - Kiểm soát tình trạng dinh dưỡng của cơ thể thực vật, động vật để cho chế độ thức ăn nhiều hay ít. - Kiểm soát đối với quá trình tái sản xuất hoặc sản xuất của cơ thể. - Điều khiển theo phương thức thu hoạch để bố trí hoạt động sản xuất phù hợp. Theo Famer và King (1971) thì hoạt động nông nghiệp của con người mới chỉ kiểm soát và điều khiển chừng 1000 - 2000 loài. Trong đó số loài cung cấp lương thực, thực phẩm là 15, động vật có vú khoảng 20 - 30 loài và số loài cho thịt, sữa, lông Như vậy là số loài động vật và thực vật mà con người thực sự kiểm soát được chưa đầy 1% tổng số quỹ gen của thế giới. Những loại động thực vật cho năng suất và phẩm chất ngon sẽ được chọn lọc và phát triển nhanh. Mục đích của sản xuất nông nghiệp cũng được Spedding mô hính hoá khá cụ thể thành 1 hệ thống sau đây 1.1.2. Mục đích của nông nghiệp. - Thoả mãn nhu cầu các nhu cầu: Cá nhân và xã hội về lương thực thực phẩm. - Cung cấp nguyên nhiên liệu cho chế biến và xuất khẩu. - Làm hạn chế môi trường qua chất lượng nước và không khí. - Tạo cảnh quan cho du lịch giải trí. - Chung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp dược. 4 S 2: Nhng mc ớch ca NN Dân tộc Của động vật Của thực vật Công viên Nhà nghỉ và bãi cỏ Động vật không nhai lại Động vật nhai lại Của động vật Của thực vật Lơng thực Thức ăn cho chăn nuôi Phơng tiện giải trí Nguyên liệu thô Làm thoả mn các nhu cầu Cá nhân Tồn tại Đem bán An ninh bảo tồn X uất khẩu Nhập khẩu Lơng thực Lao động Nhiên liệu Nguyên vật liệu Thức ăn cho gia súc 5 1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG NGHIỆP 1.2.1 Lịch sử nông nghiệp thế giới. Trên thế giới đã có nhiều quan điểm và ý kiến về vấn đề lịch sử phát triển nông nghiệp của con người. Để nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp có kết quả, trước hết cần phải hiểu rõ lịch sử phát triển của nền sản xuất này. Nền sản xuất nông nghiệp phát triển ngày nay đã trải qua một lịch sử lâu dài từ một nền xản xuất thô sơ, đơn giản đến hiện đại và phức tạp, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Các hệ thống sản xuất xuất hiện và có nhiều những biến đổi Theo Mazoyer (1997) lịch sử nông nghiệp bắt đầu từ các trung tâm khởi nguyên lớn và từ các trung tâm này cũng xuất hiện những trung tâm thứ cấp. Tác giả cho rằng Việc khai khẩn nông nghiệp có cách đây 10.000 - 12.000 năm, ở thời kỳ đồ đá người ta xác định có 6 trung tâm khởi nguyên cụ thể như sau: - Trung tâm trung đông chúng được sách định ở vùng Sê ry - Palestin và xung quanh vùng chúng có thời gian cách hiện tại vào khoảng 10.000 - 9.000 năm. - Trung tâm Trung Mỹ chúng được xác định ở vùng phía Nam của Mê -xi-cô chúng có thời gian cách chúng ta hiện nay vào khoảng 90000 - 4000 năm. - Trung tâm khởi nguyên Trung Quốc chúng được sách định ở vùng phía bắc của Trung Quốc chúng có lan tỏa ra phía Đông Bắc và phía Đông Nam thời gian cách chúng ta hiện nay vào khoảng 8.000 - 6.000 năm. - Trung tâm khởi nguyên xuất hiện ở Miền trung tâm vào khoảng 10.000 năm. - Trung tâm Nam Mỹ xuất hiện vào 6.000 năm - Trung tâm Bắc Mỹ xuất hiện vào khoảng từ 4.000 -1.800 năm. Một số học giả lại cho rằng lịch sử phát triển của hệ thống nông nghiệp thế giới gắn liền với hệ thống nông cụ.  Markow (1972) cho rằng yếu tố quyết định sự tiến hoá của nền nông nghiệp là sự cải tiến và phát triển không ngừng công cụ lao động, quan trọng nhất là công cụ làm đất. Vì vậy, ông chia thành 5 giai đoạn của lịch sử phát triển nông nghiệp: + Canh tác chọc lỗ, bỏ hạt: đặc trưng cho quan hệ cây và đất, tương tự quan hệ đồng cỏ của tự nhiên. + Canh tác bằng cuốc đá, rồi đến cuốc đồng, đến cuốc sắt: Xuất hiện quan hệ ruộng cây trồng + Canh tác bằng cày gỗ: Quan hệ đồng ruộng được xác lập + Canh tác bằng cày sắt: Quan hệ đồng ruộng điển hình + Canh tác bằng cày máy: Quan hệ đồng ruộng hiện đại.  Grigg (1977) lại cho rằng yếu tố quyết định đến các kiểu hệ thống nông nghiệp trong lịch sử là sự thay đổi về kinh tế, kỹ thuật và dân số tiến tới công nghiệp hoá nông nghiệp như luân canh, sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, chọn giống cây con, cơ giới hoá Ví dụ có các kiểu nông nghiệp như sau: + Làm nương rẫy + Trồng lúa nước châu á + Du mục 6 + Sản xuất kiểu đồn điền + Chăn nuôi lấy thịt + Sản xuất cây lấy hạt ở quy mô lớn  Đường Hồng Dật (1980); Cao Liêm, Trần Đức Viên (1990 ) và một số tác giả khác chia lịch sử phát triển nông nghiệp thành 3 giai đoạn: + Giai đoạn nông nghiệp thủ công: Con người tác động vào thiên nhiên là chủ yếu và phổ biến là bằng lao động sống, lao động cơ bắp giản đơn, còn trí tuệ chủ yếu là kinh nghiệm, vật tư kỹ thuật sản xuất và công cụ lao động cũng rất đơn giản nên sản phẩm nông nghiệp được tạo ra ít, năng suất cây con thấp. Sơ đồ 3: Phương thức chính trong khai thác tài nguyên + Giai đoạn nông nghiệp cơ giới hoá: Bắt đầu từ thế kỷ 18 đến thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Sản xuất nông nghiệp ở giai đoạn này có những bước tiến nhảy vọt nhờ có lao động sống được hỗ trợ bởi vật tư và công cụ sản xuất được cải tiến không ngừng và nhờ đó mà sản phẩm tạo ra ngày thêm nhiều, năng suất tăng rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống người lao động. Trong giai đoạn này Con người đã thực hiện "5 hoá" trong sản xuất nông nghiệp: cơ khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, điện khí hoá và sinh học hoá. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn sản xuất nông nghiệp đã sử dụng quá nhiều năng lượng vật tư, chủ yếu là năng lượng hoá thạch nên đã làm tổn thương đến môi trường sống rõ rệt như tài nguyên thiên nhiên kiệt quệ, suy thoái, ô nhiễm môi trường, thiên tai dẫn đến những hiểm hoạ kinh tế xã hội khác như chiến tranh, đói nghèo. Vấn đề này đang được con người chú ý để giải quyết trong quá trình phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn trong lao động hướng phát triển ổn định và bền vững người ta quan tâm nghiên cứu. Trí tuệ Vật tư, công cụ Lao đ ộng sống Thiên nhiên Con người Trí tu ệ Vật tư, công cụ Lao động sống Thiên nhiên Con người 7 Sơ đồ 4: Phương thức chính trong khai thác tài nguyên + Giai đoạn phát triển nông nghiệp hiện đại trên cơ sở khoa học kỹ thuật tiên tiến: Những phản ứng tự nhiên của thiên nhiên đã buộc con người phải cân nhắc và có những biện pháp tích cực và thận trọng hơn trong sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động sản xuất ở giai đoạn này được định hướng phù hợp với các quy luật tự nhiên của hệ sinh thái và dựa trên cơ sở điều khiển sản xuất bền vững bằng trí tuệ - đó là các tri thức khoa học và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất nông nghiệp trên thế giới cho thấy mới chỉ có một số nước phát triển bước vào giai đoạn thứ ba này. Nhìn chung ở nhiều nước giai đoạn này chưa phát triển rõ, mới thể hiện ở lý thuyết cấu trúc hệ thống và lý thuyết sinh thái nông nghiệp, sinh thái môi trường. Sơ đồ 5: Phương thức chính trong khai thác tài nguyên  Harrison (1964) và một số tác giả khác nhìn nhận lịch sử phát triển nông nghiệp do áp lực gia tăng dân số của con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy số người cư trú trên một dặm vuông của các kiểu canh tác khác nhau rõ rệt, các hoạt động sản xuất mang tính đặc trưng riêng cho mỗi vùng: Kiểu canh tác Hái lượm Săn bắn và câu cá Trồng trọt đơn giản Chăn thả du mục Trồng trọt tiến bộ Số người cư trú/Km 2 2 người 2 người 2 - 50 ngưởi 10 - 100 người 10 - 100 người Như vậy, tốc độ phát triển nông nghiệp gắn liền với: + Sự tăng dân số và quá trình sản xuất theo kiểu di cư và tiến bộ. + Sự tăng lên về khả năng kiểm soát cây trồng và vật nuôi do số người sản xuất tăng lên như kiểm soát về sinh sản, về phòng trừ dịch hại, về cung cấp dinh dưỡng (sản xuất thêm thức ăn, phân bón cho cây, con ) + Sự tăng lên về khả năng sử dụng năng lượng tái tạo như sức gió, sức nước, sử dụng sức kéo động vật đến chế tạo máy kéo, ô tô, tìm kiếm ra các loại nguyên liệu mới từ thiên nhiên. Trí tuệ Vật tư, công cụ Lao động sống Thiên nhiên Con người 8 + Sự thay đổi về kinh tế xã hội cộng đồng: từ sản xuất tự cung tự cấp đến có thừa để bán/ sản xuất hàng hoá, từ chuyên sản xuất nông nghiệp đến phi nông nghiệp, ngoài nông nghiệp. 1.2.2. Lịch sử nông nghiệp Việt Nam 1.2.2.1. Từ thời kỳ nguyên thuỷ đến cuối thế kỉ XIX  Thời kỳ nguyên thuỷ - Người vượn và người hiện đại: săn bắt, hái lượm, cuộc sống rất hoang dã và phụ thuộc vào tự nhiên. Cư dân văn hoá Hoà Bình: trồng rau củ, săn bắt, đánh cá (Khoảng hơn 1 vạn năm trước đây) Có thể coi các cư dân nông nghiệp sơ khai thuộc nền văn hoá Hoà Bình. Công cụ đá thuộc văn hoá Hoà Bình có thể dùng để chế tác các công cụ bằng tre, gỗ và để dùng trực tiếp trong săn bắt. Nông nghiệp đã nảy sinh trong lòng nền văn hoá Hoà Bình, người ta đã thấy phấn hoa cây bộ đậu ở Việt Nam, thấy hạt bầu bí và các loại đậu ở Thái Lan. Trong một số hang thuộc văn hoá Hoà Bình, ở Xóm Trại (Hoà Bình) đã tìm thấy nhiều hạt thóc, vỏ trấu và hạt gạo cháy. Từ đó, người ta cho rằng nông nghiệp ra đời bắt đầu bằng giai đoạn trồng rau, củ rồi đến giai đoạn trồng lúa. Ở thời kỳ này, các bộ lạc vùng núi lấy săn bắt làm chính, các bộ lạc vùng biển lấy khai thác thuỷ hải sản làm chính. - Thời đại đá mới: Các bộ lạc trồng lúa. Thời đại đá mới, nghề săn bắt trên cạn và dưới nước vẫn phát triển. Vào cuối thời kỳ đá mới, khoảng 5000 - 6000 năm trước đây, phần lớn các bộ lạc nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam đã phát triển đến giai đoạn nông nghiệp trồng lúa. Các cư dân nông nghiệp trồng lúa ở lưu vực sông Hồng thuộc các bộ lạc Phùng Nguyên (Vĩnh Phúc) mà người ta cho là cội nguồn của nền văn minh sông Hồng mang nét đặc trưng của vùng. Ở Phùng Nguyên, ngoài các công cụ bằng đá, tre, gỗ, đã bắt đầu có đồng thau. Có một di chỉ rất quý, đó là ruộng có bờ cao xung quanh, mặt ruộng đã được san bằng phẳng và còn được giữ lại cho đến ngày nay. Nhờ có bờ ruộng giữ được nước việc thay thế hình thức chọc lỗ bỏ hạt bằng kỹ thuật cấy lúa đã đảm bảo cho lúa cấy phát triển. Người Phùng Nguyên đã biết chăn nuôi, ít ra đã nuôi chó, lợn, trâu, bò, gà.  Thời kỳ dựng nước: các vua Hùng, nước Văn Lang (khoảng 4000 năm trước đây) Thời kỳ này thuộc nền văn hoá Đồng Thau rực rỡ, gọi là văn hoá Đông Sơn. Nước Văn Lang thời các vua Hùng ở vào sơ kì thời đại Đồng Thau đến sơ kỳ thời đại đồ sắt phát triển qua 4 giai đoạn kế tiếp: + Giai đoạn Phùng Nguyên (Vĩnh Phú): sơ kỳ thời đại Đồng Thau khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II trước công nguyên. ở giai đoạn này, nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề gốm, nghề chế tác đá đã phát triển, nhất là xuất hiện nghề luyện đồng thau. + Giai đoạn Đồng Đậu (Vĩnh Phú): trung kỳ thời đại Đồng Thau khoảng nửa sau thiên niên kỷ II trước công nguyên. ở giai đoạn này các đồ đá, đồ gốm, luyện kim đồng thau đã phát triển, những thứ này dùng làm công cụ sản xuất cho nông nghiệp và nhiều công dụng khác để phục vụ sản xuất. 9 + Giai đoạn Gò Mun (Vĩnh Phú): thời đại Đồng Thau phát triển khoảng đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên. Đồ gốm, đồ đồng thau phát triển mạnh. + Giai đoạn Đông Sơn (Thanh Hoá): cách đây 3000 - 2500 năm. Nghề luyện đồng thau phát triển rực rỡ, cùng với nghề trồng lúa nước đã tạo nên nền văn minh Sông Hồng mang nét đặc trưng. Người Văn Lang đã có tư hữu về nhà cửa, vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động, đồ trang sức, nông phẩm thu hoạch và gia súc nuôi được. Nhưng chưa có tư hữu về ruộng đất. Dân số chưa tới 1 triệu người, ruộng đất chưa phải là quý hiếm với mọi người. Người Văn Lang đã biết trồng lúa, khoai, đậu đỗ, cây ăn quả, rau, dưa Với những sản phẩm ấy đã tạo nên những món ăn đậm đà hương vị dân tộc và còn tồn tại đến ngày nay (đồ xôi, làm bánh chưng, bánh dày, nấu rượu, dùng gia vị, ăn cau trầu ). Người ta đã dùng trâu bò làm sức kéo: kéo cày, dẫm đất ruộng Người ta dùng lưỡi cày đồng thau với sức kéo súc vật trước khi lưỡi cày sắt ra đời.Người ta đã biết trồng đay, gai, trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải. Cả một vùng đất bãi ven sông Đuống, vùng Thuận Thành (Hà Bắc) mang tên bộ lạc Dâu. Ngay từ thời kỳ đó, ngành chăn nuôi phát triển gắn liền với trồng trọt. * Thời kỳ đấu tranh lâu dài giành độc lập dân tộc (từ sau thời các vua Hùng đến thế kỷ XX) Trong hơn mười thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trên cơ sở văn minh nông nghiệp và xóm làng, nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển. Ngoài những diện tích đã khai phá ở miền núi, trung du, những diện tích khai phá thêm ở vùng đồng bằng, ven biển ngày càng nhiều. An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, dời đô xuống đồng bằng. Nhân dân ta tiếp thu một số yếu tố văn hóa và tư liệu sản xuất từ nước ngoài: giống cây trồng mới (kê, ngô, cao lương, một số loại đậu ), kỹ thuật nông nghiệp mới (bón phân bắc, guồng nước), kỹ thuật thủ công (dệt lụa gấm, làm đồ sứ, thuộc da ) Từ đầu công nguyên, việc dùng lưỡi cày sắt đã phổ biến., ở thời kỳ này cũng đã tìm thấy rìu, mai, cuốc bằng sắt. Cùng với việc dùng công cụ bằng sắt sắc bén hơn, đất được cày bừa tốt hơn, diệt trừ cỏ dại, khai hoang, làm thuỷ lợi, làm ruộng bậc thang, đắp đê sông, đê biển, đào sông ngòi nông dân đã biết thâm canh hơn, dùng nhiều loại phân (tro than, phân bắc). Lúa được gieo cấy theo vụ, tăng vụ. Về lương thực và hoa màu, nông dân trồng nhiều lúa gạo, khoai, đậu đỗ, củ. Cây ăn quả có chuối, cam, quít, vải, nhãn, dừa Trong vườn còn có dưa, rau (cà, hành, gừng, hẹ, rau muống ). Để chống sâu bọ đục thân và quả cam, người ta nuôi loại kiến vàng cho làm tổ trên cành cam, bán cành cam chiết, bán luôn cả tổ kiến vàng trên cành có bó chiếu. Như thế nghề làm vườn đã biết chiết, ghép Người ta trồng mía, ép mía làm đường, mật. Ven sông trồng dâu nuôi tằm. Nông dân đã biết khai thác những loại gỗ quý và lâm sản (trầm hương, tre, mây), cây làm thuốc (quế, xương bồ, ý dĩ, sa nhân ). Về chăn nuôi, người Lạc Việt nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê, chó, vịt, ngỗng và voi. Nghề nuôi tằm được mở rộng, đã có thả cá ao. Việc đánh cá, săn bắt không còn vị trí độc thân như trước. [...]... sn xut cn phi b sung cỏc hot ng h tr khỏc nh tuyờn truyờn, tp hun k 32 Cơ quan nghiên cứu (Viện, T.Tâm, trường) Thiết kế mục tiêu và nội dung nghiên cứu Tiến hành các thí nghiệm Quan sát, theo dõi, đánh giá và lựa chọn kết quả tốt nhất Giới thiệu đến cơ quan khuyến Sản xuất của nông dân Dưới sự kiểm soát của cán bộ nghiên cứu thut, vn u t, tớn dng, th trng Vỡ vy, nhiu tin b k thut mi rt cú giỏ tr song... đồi, sắn, ngô, khoai -Cây rừng: Keo Vn, ao, chung -Cây công nghi ệp: chè, cà phê -Cây ăn quả -Đồng cỏ -Đất thổ cư: Nhà, vườn, bếp, chuồng trại -Rau xanh -Cây ăn quả -Ao cá -Lúa, ngô -các loại đậu đỗ m Hệ thống V.A.C H thng s dng t theo Mụ hỡnh SALT (Sloping agricultural land technology) L kiu chuyờn bit s dng t trờn t dc theo hng Nụng lõm kt hp Cú hai chc nng va cung cp sn phm cn thit va chng xúi mũn . BÀI GIẢNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP 1 Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP (Chương trình 2 ĐVHT) * Phân Phối chương trình: Bài 1: Vai trò nông nghiệp, . nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác. * Nội dung chung: - Vai trò nông nghiệp, lịch sử phát triển và các loại hệ thống nông nghiệp. - Tổng quan về nghiên cứu phát. quan về nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác. - Áp dụng lý thuyết hệ thống vào nông nghiệp - Nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3: Phương thức chính trong khai thác tài nguyên - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 3 Phương thức chính trong khai thác tài nguyên (Trang 7)
Sơ đồ 7: Hệ thống Vườn, ao, chuồng - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 7 Hệ thống Vườn, ao, chuồng (Trang 26)
Bảng 2: Tỷ lệ sử dụng đất ở các hệ thống SALT - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Bảng 2 Tỷ lệ sử dụng đất ở các hệ thống SALT (Trang 27)
Sơ đồ 8: V ề  hệ thống SALT. 1 - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 8 V ề hệ thống SALT. 1 (Trang 28)
Sơ đồ 10: Tiếp cận nghiên cứu - phát triển thông thường - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 10 Tiếp cận nghiên cứu - phát triển thông thường (Trang 34)
Sơ đồ 11: Mối quan hệ của các yếu tố trong NC và PT hệ thống canh tác - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 11 Mối quan hệ của các yếu tố trong NC và PT hệ thống canh tác (Trang 40)
Sơ đồ 13: Các Bứơc nghiên cứu hệ thống nông nghiệp và phát triển - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 13 Các Bứơc nghiên cứu hệ thống nông nghiệp và phát triển (Trang 42)
Sơ đồ 14:  H ệ thống nông hộ - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 14 H ệ thống nông hộ (Trang 45)
Sơ đồ 15 : Mối liên kết của các hệ thống phụ trong Hệ thống Nông hộ - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 15 Mối liên kết của các hệ thống phụ trong Hệ thống Nông hộ (Trang 49)
Sơ đồ 16: Hệ thống hoạt động nông hộ - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 16 Hệ thống hoạt động nông hộ (Trang 49)
Sơ đồ 17: Lịch sử phát triển của RRA và PRA (Joachim T. Va Healter M. G. - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 17 Lịch sử phát triển của RRA và PRA (Joachim T. Va Healter M. G (Trang 60)
Sơ đồ 19:  PRA và chu trình dự  án (Joachim T. và Healter 1991) - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 19 PRA và chu trình dự án (Joachim T. và Healter 1991) (Trang 66)
Sơ đồ 21: Phân tích các trở ngại và khó khăn - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 21 Phân tích các trở ngại và khó khăn (Trang 76)
Bảng 3: Lập kế hoạch khuyến nông - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Bảng 3 Lập kế hoạch khuyến nông (Trang 102)
Sơ đồ 23 : Mối quan hệ giữa giám sát và đánh giá - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Sơ đồ 23 Mối quan hệ giữa giám sát và đánh giá (Trang 104)
Bảng 5: Tiến độ thực hiện họat động ở thời điểm đánh giá. - Bài Giảng NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP doc
Bảng 5 Tiến độ thực hiện họat động ở thời điểm đánh giá (Trang 105)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w