Tiểu luận kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc ppsx

36 1.2K 5
Tiểu luận kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc Mục Lục Trung Quốc là nước có diện tích rộng lớn với 9.571.300 km2, dân số đạt 1.341.000.000 người cuối năm 2010 và được coi là cái nôi của nền nông nghệp thế giới. Sau khi thực hiện cải cách thể chế quản lý kinh doanh nông thôn và cải cách thể chế lưu thông nông sản phẩm, thủ tiêu chế độ mua bán thống nhất, dần dần mở rộng giá cả nông sản phẩm, nới rộng kinh doanh nông sản phẩm, nông nghiệp Trung Quốc đã thoát khỏi sự ràng buộc của kinh tế kế hoạch truyền thống, mở rộng cánh cửa thị trường hàng hoá nông nghiệp. Cải cách nông nghiệp của Trung Quốc về cơ bản đã giải phóng cho đại bộ phận nông dân, điều động đầy đủ tính tích cực của người nông dân, sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đồng thời mức sống của nông dân được nâng cao rõ rệt. Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đáng kể trong quá trình phát triển, có được điều này phải kể đến chính sách “Tam nông” được hình thành trong chiến lược phát triển nông thôn của Trung Quốc. Vấn đề “Tam nông” được hiểu là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là tên chung của hàng loạt vấn đề kinh tế xã hội mà tự nó sinh ra. Chính sách “Tam nông” cần giải quyết tốt các vấn đề đó là tăng thu nhập cho người dân, tiêu thụ hàng hóa nông sản, ổn định xã hội nông thôn. Do vậy quan điểm chính sách phát triển nông thôn được xác định như sau: ủng hộ tích cực với chính sách phát triển nông thôn, khống chế ổn định giá cả nông sản, thực phẩm, hỗ trợ nông nghiệp, tăng cường đầu tư cho nông thôn; quan tâm tầng lớp nông dân ra thành thị làm việc, đảm bảo xã hội, giáo dục để cân bằng đãi ngộ, ổn định cuộc sống; về xã hội xóa chế độ hộ khẩu nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân di cư và sinh sống tại đô thị; đảm bảo công bằng, an sinh xã hội cho người già yếu, tàn tật ở nông thôn, bảo vệ tầng lớp dễ tổn thương nhất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập. Theo Giáo sư Lục Học Nghệ nói: ở Trung Quốc, nông dân bị coi là nhóm người yếu thế, thể hiện ở việc hiện nay quyền tài sản ở nông thôn vẫn chưa rõ ràng, nông dân không có quyền bảo vệ ruộng đất khoán, thậm chí nhà ở của mình. Bởi vì ruộng đất có thể bị trưng dụng bất cứ lúc nào, nhà cửa của chính mình có thể bị di dời để giải phóng mặt bằng bất cứ lúc nào. Bởi lẽ đất ở thuộc sở hữu tập thể, nông dân không có quyền thế chấp để vay ngân hàng. Do vậy, phải đặt nông dân là chủ thể trong “Tam nông” mới có thể đề ra được các quyết sách, tìm ra được các giải pháp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trên quan điểm này, chính phủ Trung quốc đã đầu tư lớn vào nông thôn về xã hội, y tế, đối tượng người già, người không có sức lao động trong thời gian gần đây. Quan điểm chỉ đạo phát triển xã hội hài hòa, trên cơ sở giữa nông thôn và đô thị. Hiện nay, có thể nói ở Trung Quốc chính sách “Tam nông” bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử, sản xuất lương thực tăng hàng năm, thu nhập của nông dân tăng, nông thôn phát triển toàn diện, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng. 1.chính sách tam nông của Trung Quốc có từ khi nào? Thực ra một số địa phương đã thực hiện thí điểm chính sách tam nông mới (nông thôn, nông nghiệp, nông dân – NV) từ năm 1995 nhưng đến năm 1997 thì trung ương chính thức có văn kiện quy định cụ thể hơn về hệ thống chính sách với vấn đề tam nông. Tuy chính sách tam nông được cụ thể hóa từ năm 1997 nhưng trên thực tế vấn đề tam nông đã tồn tại và phát triển từ năm 1949, khi nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Cải cách ở nông thôn diễn ra sôi nổi từ khi thực hiện chính sách khoán hộ. Tuy nhiên, chính sách này đã bộc lộ nhiều bất cập, “cơ chế khoán” dẫn đến người dân phải đóng góp quá nhiều. Đến năm 1997, nhiều địa phương có hiện tượng phổ biến lao động nông nghiệp bỏ đồng ruộng đi ra thành thị. Trung ương đã có những chính sách mới để góp phần giảm nhẹ đóng góp cho nông dân và ổn định tình hình. Nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” là một khái niệm được Trung ương Đảng cộng sản và Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc nêu rõ trong “bản tài liệu số 1” được công bố tháng 3.2006. Đây cũng là nhiệm vụ chính của kế hoạch năm năm 2006 – 2010 của Trung Quốc với phương châm “cho nhiều, lấy ít, nuôi sống Nhà nước Trung Quốc có những giải pháp cụ thể nào? Nhà nước Trung Quốc đã đầu tư, hỗ trợ cho tam nông với tổng số tiền hơn 700 triệu NDT. Mặc dù có thay đổi diện mạo, cũng như mức sống nhưng so với đời sống nông dân Anh, Mỹ thì vẫn còn thấp. Chính phủ đã đề ra chiến lược đến năm 2020, thu nhập của nông dân Trung Quốc sẽ tăng gấp hai lần so với năm 2008 (năm 2008, thu nhập bình quân là 5.000 NDT/người/năm). Ngoài ra, đến năm 2020 sẽ bình đẳng về y tế, giáo dục, dưỡng lão trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, đối với vấn đề tam nông, nhà nước ít khi dùng chỉ thị mà chuyển sang thương lượng dân chủ để nông thôn phát triển tuỳ theo khả năng và đặc điểm riêng, nhà nước chỉ hỗ trợ bằng các dự án. Trong kế hoạch năm năm, có đề ra bảy nhiệm vụ chính để tăng lợi nhuận cho nông dân và 32 biện pháp có lợi cho nông dân để phát triển nông nghiệp hiện đại. hơn vào nông nghiệp, ngân sách cho phát triển nô Có thể điểm qua một số nội dung chính của các giải pháp đó là: nhà nước đầu tư nhiều ng thôn tăng lên. Sự phân phối thu nhập quốc dân sẽ được điều chỉnh để cho việc tiêu thụ thuế, đầu tư ngân sách, tài sản cố định và tín dụng sẽ tăng cho nông nghiệp và nông thôn. Phần lớn trái phiếu, vốn ngân sách sẽ đi về phát triển nông thôn. Đặc biệt, đầu tư để cải tiến sản xuất và điều kiện sống sẽ trở thành một luồng ổn định để tăng vốn cho xây dựng. Phí thu từ sử dụng đất sẽ được dùng chủ yếu vào các dự án phát triển đất nông nghiệp nhỏ và bảo vệ tài nguyên nước. Chính phủ sẽ ưu tiên xây dựng các cơ sở hạ tầng cấp thiết cho đời sống nông dân. Nếu giải quyết những vấn đề này triệt để thì chất lượng sống giữa nông thôn và thành thị không khác nhau là mấy… Nội dung Về cơ sở hạ tầng. Thuế vào việc sử dụng đất canh tác sẽ tăng lên và nhiều thứ thuế mới sẽ được áp dụng trong phát triển nông thôn. Sẽ có các quy định để bảo đảm và điều tiết thu nhập thuế đất cho việc phát triển đất nông nghiệp. Phí thu từ sử dụng đất sẽ được dùng chủ yếu vào các dự án phát triển đất nông nghiệp nhỏ và bảo vệ nước. Chính phủ sẽ ưu tiên xây dựng các hạ tầng cơ sở cần cấp thiết cho đời sống nông dân. Chương trình nước sạch sẽ được thực hiện nhanh hơn, trước hết ở các vùng nước bị ô nhiễm. Năng lượng sạch sẽ được áp dụng rộng rãi. Mạng lưới điện nông thôn sẽ được nâng cấp. Xây dựng đường nông thôn sẽ được xúc tiến. Về chính sách. Hệ thống hỗ trợ nông nghiệp và nông dân sẽ được bảo đảm và củng cố bằng cách tăng hỗ trợ trực tiếp. Hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất lương thực ở các vùng trồng lương thực sẽ được tăng lên 50 % của quỹ rủi ro lương thực vì đây là công cụ quan trọng nhất để giữ giá lương thực. Ngoài ra còn hỗ trợ cho việc mua hạt giống chất lượng cao và máy nông nghiệp. Cần xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh cung cấp vật tư và bảo vệ thị trường để bảo đảm quyền lợi cho nông dân sản xuất lương thực. Cần có biện pháp để liên tục có thể làm tăng thu nhập của nông dân vì đây là cơ sở kinh tế của nông thôn mới. Việc chuyển lao động nông thôn cũng được chú ý. Phải dỡ bỏ các rào cản của việc di cư của lao động nông nghiệp đến thị trường lao đông đô thị. Dần dần xây dựng bảo hiểm xã hội cho lao động di cư. Bảo hiểm lao động phải bao gồm cả lao động di cư. Phải nghiên cứu bảo hiểm xã hôi cho lao động di cư. Về giáo dục nông thôn. Chính phủ sẽ cố gắng để áp dụng giáo dục bắt buộc 9 năm cho học sinh nông thôn và giảm dần gánh nặng giáo dục. Học sinh ở miền tây được miễn học phí. Từ năm 2006. Con em các gia đình nghèo sẽ được phát sách giao khoa miễn phí và được phụ cấp ăn ở. Từ 2008 sẽ mở rộng ra cho tất cả các vùng nông thôn. Nhà nước sẽ đầu tư nâng cấp các trường nông thôn. Nông dân phải được đào tạo để nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý kinh tế. Phải tiếp tục đào tạo nông dân ở nông thôn và cả nông dân di cư ra đô thị. Một cơ chế đào tạo hướng thị trường sẽ được xây dựng. Về bảo hiểm xã hội . Chính phủ sẽ xây dung hợp tác xã chăm sóc y tế với sự hỗ trợ của ngân sách và sẽ mở rộng năm 2008. Nhà nước sẽ đầu tư nâng cấp cơ sử hạ tầng y tế ở nông thôn. Bảo hiểm xã hội ở nông thôn sẽ được phát triển dần. Chương trình kế hoạch hoá gia đình sẽ được phát triển. Sẽ tăng trợ cấp khó khăn cho nông thôn. Về cải cách tài chính. Khoảng 10 biện pháp cải cách tài chính được nêu ra. Phải xây dựng các thể chế tài chính cộng đồng, có kiểm soát bhặt chẽ. Các tổ chức tài chính phải dành một tỷ lệ vốn mới cho kinh tế nông thôn. Sẽ thí nghiệm bảo hiểm nông thôn. Phải mở rộng tín dụng có thế chấp cho hộ nông dân và doanh nghiệp. Về chức năng chính phủ. Chính quyền cấp xã sẽ được phát triển để tạo điều kiện cho việc đầu tư, sản xuất. Cải tiến chế độ thuế ở nông thôn. Đặt tài chính của các huyện dưới sự kiểm soát của chính quyền huyện. Về môi trường. Cần chú ý hơn vào quy hoạch làng và khu dân cư. Hiện nay có nhu cầu phải quy hoạch lại nông thôn để xây dựng một xã hội khá giả. Phải bảo vệ đất xây dựng ở nông thôn. Nhà nước sẽ giúp nông dân miễn phí trong việc bố trí lại nhà cửa. Bảo đảm quyền lợi cho nông dân ra đô thị làm thuê. Hiện nay ở nông thôn TQ có 320 triệu lao động nông nghiệp, trồng trọt cần 150 tiệu, các ngành nông nghiệp khác cần 20 triệu, còn thừa 150 triệu. Tiền do lao động làm thuê ở đô thị rất quan trọng đối với thu nhập ở nông thôn. Chính phủ đã giao cho các bộ giải quyết các vấn đề hợp đồng lao động, mức lương, môi trường lao động, giáo dục của con em họ, bảo hiẻm y tế cho lao động ra đô thị. Để thực hiện nhiệm vụ này, phải chú ý đến cả tình hình hiện tại lẫn lợi ích lâu dài, đặt kế hoạch toàn bộ một cách khoa học, củng cố lãnh đạo và thực hiện. Nhấn mạnh hiện nay và trong tương lai gần sự giải phóng và phát triển năng suất, nắm vững các nhân tố chìa khoá hạn chế phát triển nông nghiệp và nông thôn và dùng các biện pháp để củng cố hạ tầng cơ sở nông thôn, tăng nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật, thay đổi phương thức tăng trưởng nông nghiệp và cải tiến khả năng sản xuất hạt lương thực và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại. Phải nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm là tăng thu nhập nông dân, phát triển tăng trưởng nông nghiệp đến tiềm năng cao nhất, mở nhiều các luồng để chuyển lao động dư thừa ở nông thôn và tạo thành một cơ chế lâu dài. Phải đẩy mạnh dân chủ cơ sở và việc tự quản trong làng. Chúng ta phải hoàn thành hệ thống kế toán mở, phổ biến luật giáo dục và bảo đảm cho quần chúng nâng cao quyền làm chủ đất nước. Chúng ta phải phát triển văn hoá và đạo đức XHCN, thúc đẩy việc phát triển giáo dục, khoa học, văn hoá và y tế ở nông thôn, ủng hộ cách sống lành mạnh và văn minh và gây dựng kiểu nông dân mới. Phải tăng cường quản lý xã hội và dịch vụ công cọng ở nông thôn, đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của nông dân, cải tiến sản xuất và điều kiện sống và giải quyết các khó khăn để xây dung. Phải nhấn mạnh nền kinh tế thị trường XHCN, ổn định và hoàn thành hệ thống các hoạt động cơ bản và thúc đẩy các cải cách ở nông thôn bằng cách tôn trọng các sự sáng tạo của nông dân để cải tiến sức sống của phát triển nông nghiệp và nông thôn. Phải thử sử dụng nhiệt tình và tính cần cù của nông dân, sự hỗ trợ của nhà nước và sự tham gia của các lực lượng xã hội để cải tiến bộ mặt của nông thôn. Phải sử dụng chức năng lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở để cung cấp sự bảo đảm về chính trị cho việc xây dung nông thôn XHCN mới. Đảng và chính phủ TQ đã đặt ra một vấn đề rất quan trọng là muốn giải quyết một cách cơ bản vần đề Tam nông phải thay đổi quan niệm trị lý (governance) và chiến lược quốc gia để phối hợp sự phát triển kinh tế và xã hội. Việc cải cách thuế và một số chính sách chỉ là những biện pháp tình thế không có tác dụng lâu dài. Động cơ đàng sau phát triển nông nghiệp và việc kích thích sáng kiến của nông dân phải xuất phát từ cải cách và tăng thu nhập của nông dân phải là kết quả của cải cách. Nông nghiệp và phát triển nông thôn TQ đang ở trong một thời kỳ khó khăn và sản xuất lương thực và thu nhập của nông dân chưa có một cơ sở vững chắc. Mặc dù [...]... đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn Theo chủ trương của chính sách, không chỉ tập trung vào xóa đói giảm nghèo ở nông thôn mà còn cần chú ý vào nhiều vấn đề khác trong kinh tế nông thôn và nông dân nông thôn như : cơ chế việc làm, điều tiết lao động nông nhàn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển đô thị nông thôn, cải cách chế độ hộ tịch, phát triển văn hóa giáo dục ở nông thôn, không ngừng... 32 triệu nông dân Cải tạo hơn 22.000 trường tiểu học và trung học nông thôn không an toàn Từ những chính sách đó, tam nông Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Thành tựu “tam nông ở Trung Quốc Ở Trung Quốc, chính sách “Tam nông bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử, sản xuất lương thực tăng hàng năm, thu nhập của nông dân tăng, nông thôn phát triển toàn diện Ngân sách Trung ương... góp cho nông dân, việc khám, chữa bệnh còn gặp khó khăn Phần lớn nông dân vào thành phố làm thuê không biết cuối đời giải quyết hậu sự như thế nào 1 Các kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc 1.1.Xây dựng chính sách phát triển nông thôn mới ở Trung quốc - Lý luận quan điểm thi hành và chính sách “Tam nông của ĐCS Trung Quốc sau khi đi vào thế kỷ mới: Hội nghị toàn thể lần thứ 3 khoá 17 của TW... là quyền lợi của nông dân không được bảo đảm 1.2 Các chính sách tam nông trong phát triển nông thôn Trung quốc trong thời gian gần đây Chính sách tam nông:  Tăng thu nhập nguời dân;  Tiêu thụ hành hóa nông sản;  Ổn định xã hội nông thôn Do vậy quan điểm chính sách phát triển nông thôn được xác định như sau - Ủng hộ tích cực với chính sách phát triển nông thôn, khống chế ổn định giá cả nông sản, thực... giai đoạn phát triển lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, thành thị kéo nông thôn, có khả năng điều chỉnh cơ cấu thu nhập và phân phối quốc dân, giải quyết tốt vấn đề ‘Tam nông  Vấn đề Tam nông của Trung Quốc sau thời kỳ giữa của năm 90 thế kỷ 20  Vấn đề “Tam nông : tức là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là tên chung của hàng loạt vấn đề kinh tế xã hội mà tự nó sinh ra  Vấn đề nông nghiệp”:... vào nông nghiệp, xây dựng và phát triển mạnh các học viện nghiên cứu về nông nghiệp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào khẳng định, không thể buông lỏng việc đẩy mạnh phát triển nông thôn, phải kiên định con đường hiện đại hoá nông nghiệp mang đặc sắc Trung Quốc Những thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực "Tam nông" vừa được Liên hợp quốc đánh giá cao - công tác xoá đói, giảm nghèo của Trung Quốc. .. cường cơ sở nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm quyền lợi và lợi ích của nông dân, thúc đẩy nông thôn hài hoà, huy động đầy đủ tính tích cực của đông đảo nông dân, tính chủ động, tính sáng tạo, đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển vừa nhanh vừa tốt” - Đề xuất “Xây dựng nông thôn mới XHCN”:  “ Xây dựng nông thôn mới” không phải là đề xuất mới, nhưng trước đây vào những năm 50, 60 của thế... ĐCS Trung Quốc (2008): “đi sâu quán triệt thực hiện phát triển quan điểm khoa học, coi việc xây dựng nông thôn mới XHCN là nhiệm vụ chiến lược, đem con đường hiện đại hoá nông nghiệp đặc sắc của Trung Quốc thành phương hướng cơ bản, đem cơ cấu mới - nhất thể hoá của việc hình thành kinh tế xã hội nông thôn thành thị là yêu cầu cơ bản Duy trì công nghiệp nuôi dưỡng nông nghiệp, thành thị ủng hộ nông thôn, ... năm Một số mô hình thử nghiệm chính sách tại Trung quốc - Kinh nghiệm thành phố Nam hải, thành phố Phật sơn tỉnh Quảng đông: Thành phố Nam hải, là vùng có sản nghiệp phát triển, mạnh về nông nghiệp và phi nông nghiệp Nông dân sống không dựa vào nông nghiệp để phát triển kinh tế Chính sách thử nghiệm tập trung vào: + Cổ phần hóa đất đai, khoán, thầu: Lượng hóa diện tích đất đai mà nông dân nhận khoán để... các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được các bước đột phá như: - Sản nghiệp hoá nông nghiệp đạt được những bước tiến mới, bùng nổ phát triển tổ chức hợp tác nông dân chuyên sâu, thúc đẩy phát triển theo cách “nhất thôn nhất phẩm” (mỗi thôn một sản phẩm) Đến cuối năm 2006, toàn quốc có khoảng 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông sản, kéo theo sự phát triển của 90.980.000 hộ sản . “Tam nông được hình thành trong chiến lược phát triển nông thôn của Trung Quốc. Vấn đề “Tam nông được hiểu là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là tên chung của hàng loạt vấn đề kinh. sau phát triển nông nghiệp và việc kích thích sáng kiến của nông dân phải xuất phát từ cải cách và tăng thu nhập của nông dân phải là kết quả của cải cách. Nông nghiệp và phát triển nông thôn. ở nông thôn bằng cách tôn trọng các sự sáng tạo của nông dân để cải tiến sức sống của phát triển nông nghiệp và nông thôn. Phải thử sử dụng nhiệt tình và tính cần cù của nông dân, sự hỗ trợ của

Ngày đăng: 08/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan