Một số biện pháp giải quyết vấn đề “Tam nông”

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc ppsx (Trang 28 - 36)

g) Môhình nông thôn mớ

1.3.Một số biện pháp giải quyết vấn đề “Tam nông”

a. Điều chỉnh cơ cấu sản nghiệp nông nghiệp phát triển nông nghiệp cao sản, chất lượng tốt, hiệu quả cao. Năm 1992 đề xuất thực hiện đồng thời giải quyết các vấn đề khó khăn: nông sản phẩm khó bán, nông nghiệp tăng sản lượng nhưng không tăng thu nhập, yêu cầu của thị trường không đựợc thoả mãn.

b. Cải cách thuế và các loại phí trong nông thôn: Giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân, thực hiện chính sách “lấy ít” của tam nông, tăng thu nhập cho người nông dân, thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị và nông dân. Năm 2000 bắt đầu tiến hành thí điểm bộ phận cấp tỉnh, 2003 thực hiện trong cả nước. Biện pháp chủ yếu là “3 thủ tiêu, 2 điều chỉnh, 1 cải cách”:

- Bỏ thu phí có tính chất hành chính như ngân sách giáo dục nông thôn, góp vốn,…

- Bỏ thuế sát sinh và các thu phí khác

- Bỏ công lao động tích luỹ và công nghĩa vụ đã thống nhất quy định

- Điều chỉnh chính sách thuế nông nghiệp và chính sách thuế đặc sản nông nghiệp

c. Thúc đẩy kinh doanh sản nghiệp hàng nông nghiệp. Biện pháp này được đề xuất và thực hiện năm 1995. Mục đích nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn đó là: kinh doanh quy mô nhỏ và phân tán trong nông nghiệp; Sản xuất tách rời thị

trường; Hệ thống dịch vụ phục vụ xã hội/dịch vụ công không hoàn thiện; Nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, đưa nông dân tiếp cận với thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân.

d. Thúc đẩy, điều chỉnh mang tính chiến lược về kết cấu sản nghiệp nông nghiệp: năm 1998 đề xuất thực hiện là một thách thức trước mắt đối với Trung Quốc khi gia nhập WTO và phát triển nông nghiệp sau khi đi vào giai đoạn mới.

Đánh giá quá trình thực hiện chính sách "tam nông" ở Việt Nam

1.1 Chính sách về đất đai

 Ở Việt Nam

Nhà nước đã đưa ra những chính sách về đất đai rất ưu đãi cho phát triển "nông nghiệp, nông thôn và nông dân":

 Trao quyền sử dụng đất cho người dân: người dân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở.

 Khuyến khích khu vực nông thôn thực hiện phong trào "dồn điền, đổi thửa" để khắc phục tình trang manh mún.

 Nhà nước đẩy nhanh tiến độ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận để các chủ trang trại yên tâm sản xuất; ưu tiên cho thuê đất đối với đất chưa giao, chưa

cho thuê ở địa phương để phát trển trang trại, khuyến khích khai hoang, phục hóa để phát triển mở rộng trang trại.

 Các trang trại chăn nuôi tập trung được hưởng chế độ ưu đãi về sử dụng đất như đối với các khu công nghiệp....

Tuy nhiên, Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản tro thành một nước công nghiêp. Đi cùng vấn đề này là cắt giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, nâng dần tỷ trọng ngành CN-DV và điều đó đã dẫn tới tình trạng là ngành nông nghiệp đang mất dần diện tích để sản xuất. Vậy có một câu hỏi đặt ra là: "mất đất nông nghiệp thì lấy gì xây dựng nông thôn mới???".Gần 80% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thuộc đất “bờ xôi, ruộng mật” với cơ sở hạ tầng, thủy lợi thuận tiện, cho 2 vụ lúa một năm, kéo theo, bình quân 500.000 tấn lúa đã bị mất đi mỗi năm. Bên cạnh đó, cũng chỉ trong 5 năm (2002-2007), việc thu hồi đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng đến khoảng 2,5 triệu lao động. Theo con số thống kê của Bộ NN&PTNT, 5 năm qua, diện tích đất nông nghiệp thu hồi trên toàn quốc lên tới hơn 154.000ha, điều này đồng nghĩa với việc diện tích đất trồng lúa giảm 7,6%, và thực tế, con số này còn tăng lên nữa trong thời gian tới.

 Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Chính sách đất đai của Trung quốc đã vạch ra đường đỏ về đất đai đến năm 2020: Chính chủ xác định 180 triệu mẫu (15 mẫu=01 ha) cố định không thay đổi. Đưa ra luật bảo hộ đất đai canh tác cơ bản. Khi đã là đất canh tác cơ bản, không được chuyển đổi mục đích sử dụng. Hiện nay, các dự án đầu tư phải được thống nhất với người dân rồi mới triển khai dự án. Phải có chữ kí của người dân thì mới được triển khai.

 Tăng người nhưng không tăng đất;

 Giảm người nhưng không giảm đất.

Bài học cho Việt Nam:

Phải xây dựng một chiến lược phát triển cụ thể và thống nhất giữa các nhóm ngành kinh tế, phát triển hài hoà, xác định đúng mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình CNH đất nước.

Việc trao quyền sử dụng đất cho người dân sẽ dẫn tới tình trạng là khi giá đất lên, đất trồng trọt và cả đất ở thường bị mang đi bán. Do đó Nhà nước phải đưa ra biện pháp và chế tài quản lý cho phù hợp hơn.

1.2 Chính sách tín dụng tại nông thôn.

 Ở Việt Nam

Tín dụng nông nghiệp, nông thôn (NN-NT) đang có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển KT-XH khu vực nông thôn. Thực tế thời gian qua, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã khơi thông nguồn vốn vào NN-NT, góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.Sau 10 năm thực hiện Quyết định 67/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng NN-NT, dư nợ đã tăng khoảng 9 lần, đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 21,78%. Dù vậy, cho vayNN-NT vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, mới chiếm 16,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.(2010)

 Chính phủ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro phát sinh trên diện rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách cụ thể khác trong từng thời kỳ.

 Cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng.

 Cũng với hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng.

 Thành lập các tổ chức tài chính quy mô nhỏ; các ngân hàng, tổ chức tài chính được Chính phủ để thực hiện việc cho vay theo chính sách của Nhà nước) và các tổ chức, cá nhân được vay vốn theo quy định để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

 Những khoản cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn của các TCTD do Chính phủ hoặc các tổ chức cá nhân khác ủy thác thì mức lãi suất được thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thỏa thuận với bên ủy thác.

Tuy nhiên, để tiếp cận nguồn vốn ý nghĩa này, người dân nhiều địa phương vẫn kêu "khát" vốn và phàn nàn về thủ tục rườm rà, làm khó hoặc không cần thiết cho người đi vay và còn nhiều hạn chế:

Nguồn vốn cho vay NN-NT hiện chủ yếu vẫn là ngắn hạn (chiếm 60%), người dân khó đầu tư sản xuất lớn, sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Rõ ràng không quy định thế chấp tài sản nhưng vẫn buộc người dân nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với nhóm các HTX và chủ trang trại, dù được vaytối đa 500 triệu đồng, song tiêu chí như thế nào để xác định chủ trang trại đủ điều kiện cũng như cấp nào chứng nhận các điều kiện này thì vẫn chưa được hướng dẫn. v..v...

 Kinh nghiệm của Trung Quốc ???????

 Bài học

Cần phải có cơ chế khuyến khích các ngân hàng có mức cho vay NN-NT 60% trở lên sẽ được hưởng ưu đãi; chỉ đạo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các địa phương tiến hành khảo sát ngay thực trạng tổng nhu cầu vốn vay trong NN-NT, trên cơ sở này chia thành từng giai đoạn, từng bước đáp ứng nhu cầu vốn bền vững, hiệu quả.

Từng bước tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế, chính sách cho vay; tăng cường tín dụng chonông dân vay trung và dài hạn; có giải pháp duy trì mức tăng trưởng kinh tế nông nghiệp.

1.3 Chính sách xoá đói giảm nghèo

Ở Việt Nam

Những năm qua, cùng với các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo đã được triển khai và giành được những kết quả rất quan trọng, thành tựu xóa đói giảm nghèo đã góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.

Đây là một chương trình quan trọng nằm trong chương trình thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành chính sách giảm nghèo kịp thời, đúng thực tiễn. Năm 2010, Chương trình 135 giai đoạn 2 kết thúc, các mục tiêu cơ bản đãđạt được: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30% và tăng thu nhập lên 3,5 triệu đồng/hộ/năm góp phần tạo nên diện mạo mới về kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Những kết quả đó được Chính phủ và cộng đồng quốc tế ghi nhận của môhình giảm nghèo ở Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa của nước ta hiện còn rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hàng hoá, công nghiệp. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được nhựa hoá, bê tông xi măng

chưa cao, mới đạt 19%, bằng hơn 60% chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược toàn diện về xoá đói giảm nghèo.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Giai đoạn những năm 80: xóa đói giảm nghèo mang nặng tính chất cứu tế, ban cho. Giai đoạn cuối thế kỉ 20: Tập trung giúp đỡ các vùng nghèo ít có khả năng phát triển kinh tế về đào tạo, đưa nghề mới vào, dịch chuyển người nghèo ở vùng ít tài nguyên sang vùng khác giàu tài nguyên hơn.

Chính phủ Trung quốc đưa ra chính sách hỗ trợ người nghèo nhằm đảm bảo cuộc sống cơ bản của người dân. Nếu thu nhập của nông dân dưới mức tiêu chuẩn, nhà nước sẽ hỗ trợ cuộc sống để đảm bảo đủ mức tiêu chuẩn. Tiền cho việc này sẽ lấy từ ngân sách địa phương và trung ương.

Mô hình đảm bảo y tế: Từ những năm 60 đã thực hiện mô hình y tế hợp tác, sau đó dừng lại hiện nay lại tiếp tục phát triển. Mô hình này được thực hiện tại địa phương, ví dụ mức bảo hiểm y tế là 50 NDT, trong đó chính phủ 30 NDT, người dân bỏ 10 NDT, địa phương bỏ 10 NDT.

Bài học

 ??????

1.4 Mô hình nông thôn mới

 Ở Việt Nam

Chương trình xây dựng thí điểm mô hình NTM trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa được triển khai thực hiện theo Kết luận số 32-KL/TW ngày 20/11/2008 của Bộ Chính trị và Thông báo kết luận số 238-TP/TW ngày 7/4/2009 của Ban Bí thư về Đề án “Xây dựng thí điểm mô hình NTM”, nhằm tổ chức thực hiện Nghị

quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Đến hết năm 2010, sau gần 2 năm thực hiện thí điểm tại 11 xã trên cả nước, Chương trình NTM đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng;

 Đã có 7/11 xã thí điểm đạt được 10 tiêu chí trở lên; trong đó có 3 xã đạt 14/19 tiêu chí trở lên. Có 3 xã đạt từ 8-10 tiêu chí. Riêng xã Thanh Chăn (Điện Biên) tuy là xã khó khăn nhất, nhưng đã đạt 7/19 tiêu chí.

 Về xây dựng cơ sở hạ tầng, đây là việc thu hút sự quan tâm nhiều nhất của cán bộ và người dân. Sau gần 2 năm triển khai, đã có khoảng 2/3 số các công trình hạ tầng (theo tiêu chí) được triển khai. Đến nay đã hoàn thành cơ bản gần 300 hạng mục công trình, trong đó nhiều nhất là giao thông, thủy lợi, nước sạch… (chiếm khoảng 40% tổng kinh phí); tiếp đến là chuẩn hóa lớp học, trạm y tế, vệ sinh môi trường nông thôn (chiếm khoảng 30% kinh phí).

 Mỗi xã đã có ít nhất 3-5 dự án, điểm trình diễn về sản xuất. Bên cạnh đó, vốn và nguồn vốn để thực hiện Chương trình thời qua tiếp tục được tăng cường và ngày càng đa dạng hơn, nhất là nguồn vốn lồng ghép, vốn tín dụng và người dân tham gia. Qua tổng hợp từ báo cáo của 11 xã, đến tháng 12/2010 lũy kế vốn thực hiện đạt hơn 940 tỷ đồng (tăng gần 3,7 lần so với năm 2009). Trong đó, tỷ lệ vốn hỗ trợ của Trung ương 12,04%, vốn ngân sách địa phương là 23,8%, vốn dân góp khoảng 17,8%, vốn doanh nghiệp khoảng 8,94% và vốn tín dụng chiếm khoảng 33,78%. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì chương trình cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế, đó là một số mặt triển khai còn chậm như quy hoạch chi tiết một số nơi vẫn chưa hoàn thành (8/11 xã về cơ bản hoàn thành quy hoạch chi tiết), lúng túng trong quy chế huy động nguồn lực, tiếp cận nguồn vốn, giải ngân

và thanh quyết toán. Việc triển khai các nội dung về quy hoạch sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, tuyên truyền vận động nhân dân, nhất là các xã điểm chưa mạnh mẽ…

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc ppsx (Trang 28 - 36)