1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hành chính học đại cương doc

5 1,1K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 53 KB

Nội dung

ĐỀ 1 : Câu 1 : Hãy phân tích những đặc điểm cơ bản của nền hành chính nhà nước Những đặc điểm cơ bản của nền hành chính nhà nước Những đặc điểm của nhà nước vừa thể hiện đầy đủ bản chất và những nét đặc thù của nhà nước ta, đồng thời kết hợp những đặc điểm chung của một nền hành chính phát triển theo xu hướng chung của thời đại.Những đặc điểm đó là: a/ Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị - Hành chính không thoát ly chính trị, lệ thuộc chính trị, phục vụ chính trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nền hành chính nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị b/ Tính pháp quyền - Các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng quyền lực. “ Cán bộ công chức, chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép” c/ Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng - hành chính là phục vụ xã hội và công dân, là công việc thường nhật, liên tục. Do vậy, hành chính nhà nước có tính liên tục, ổn định không bị gián đoạn trong bất cứ tình huống nào, đồng thời phải thích ứng với sự phát triển của xã hội d/ Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao - Hoạt động hành chính nhà nước có nội dung phức tạp,đa dạng đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội, kiến thức chuyên môn sâu rộng. Trình độ và năng lực của đội ngũ CBCC có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Do vậy, đòi hỏi đội ngũ CBCC quản lý hành chính nhà nước phải có trình độ, năng lực đáp ứng với yêu cầu. e/ Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ Hành chính nhà nước được cấu tạo gồm một hệ thống định chế theo thứ bật chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, mà trong đó cấp dưới phải phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị của cấp trên, chịu sự kiểm tra của cấp trên.Mỗi cấp, mỗi cơ quan, mỗi công chức hoạt động theo thẩm quyền của mình được trao. g/ Tính không vụ lợi -Hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích của nhà nước, của nhân dân, CBCC là công bộc của dân, vì nhân dân mà phục vụ, trong sạch, không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận h/ Tính nhân đạo: - Xuất phát từ bản chất của nhà nước ta. Câu 2 : Hãy trình bày vai trò của thể chế nha nước Vai trò của thể chế nền hành chính nhà nước trong hoạt động quản lý của nền hành chính nhà nước 1/ Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền hành chính nhà nước. - Thể chế của nền hành chính với một hệ thống pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành là cơ sở pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý 2/ Thể chế nền hành chính nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước -Thể chế nền hành chính nhà nước quy định chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở 3/ Thể chế nền hành chính là cơ sở cho vấn đề nhân sự trong bộ máy hành chính nhà nước 4/ Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng mối quan hệ cụ thể giữa nhà nước và công dân, các tổ chức xã hội ĐỀ 2 : Câu 1: Nguyên tắc tổ chức bộ máy công sở - Phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của công sở và hướng tới việc thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ đó. - Không để chức năng, nhiệm vụ nào không có tổ chức hoặc người đảm nhận; không được bỏ sót công vụ, nhiệm vụ nào. - Không để tổ chức nào, người nào không được giao chức năng, nhiệm vụ. - Một tổ chức (bộ phận) có thể đảm nhiệm nhiều chức năng; một chức năng không giao cho nhiều tổ chức đảm nhiệm; - Mỗi nhiệm vụ phải có người có khả năng để đảm nhiệm; - Giảm cấp TG, giảm tối đa cấp phó; - Phải có sơ đồ chỉ rõ mối QH trong CS. Câu 2 : Nội dung cơ bản trong điều hành công sở * Xây dựng kế hoạch hoạt động của CS; * Xây dựng NQ, QC hoạt động của CS; * Phân công công việc; * Tổ chức, điều hành các cuộc họp; * Kiểm tra, kiểm soát công việc; * Vấn đề hiện đại hoá công sở. * XD KH hoạt động của CS Để đạt mục tiêu mà công sở đặt ra à phải lập chương trình, kế hoạch, lịch làm việc (gọi chung là kế hoạch): đó là phương án (tối ưu) tổ chức công việc trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị trong một thời gian nhất định. à Vai trò của kế hoạch - Đảm bảo cho hoạt động của công sở được thực hiện liên tục, thống nhất, đúng mục đích & yêu cầu đặt ra; - Đảm bảo cho hoạt động chỉ đạo, điều hành công việc thuận lợi, chủ động, vừa quán xuyến toàn diện các mặt hoạt động, vừa có trọng tâm, trọng điểm, đúng tiến độ; - Tập trung cho mục tiêu chính, đồng thời có ưu tiên các mục tiêu khác nhau. - Đảm bảo cho hoạt động của từng cán bộ,công chức & toàn cơ quan luôn chủ động, không bị lôi cuốn vào công việc sự vụ; - Ứng phó được với những biến động, những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình hoạt động; - Đảm bảo cho công việc không mâu thuẫn, chồng chéo, tạo khả năng tiết kiệm trong thực thi công việc; - Là cơ sở để kiểm, tra đánh giá hoạt động của cơ quan, đơn vị & cá nhân. à Yêu cầu XD kế hoạch - Phải cụ thể, thiết thực và kịp thời; - Phải khả thi, phù hợp với mục tiêu hoạt động của cơ quan & năng lực của cán bộ, công chức; - Phải đảm bảo tính thống nhất, tính toàn diện. à Tóm lại, có chương trình, kế hoạch, lịch làm việc khoa học sẽ là nhân tố quan trọng khẳng định thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. * Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của công sở Nội quy, quy chế hoạt động của công sở là văn bản có tính chất nội bộ quy định về phân công công việc, phối hợp hoạt động; các hình thức, cách thức giải quyết công việc; các mối quan hệ công tác giữa các chức vụ, các bộ phận & về các mặt công tác cụ thể trong công sở nhằm xây dựng, thiết lập chế độ, trật tự làm việc khoa học, đảm bảo hiệu quả hoạt động của công sở. * Phân công công việc Phân công công việc là việc bố trí nhân sự trong công sở. à Đây chính là việc tìm, lựa chọn những người (cán bộ, công chức) có đủ khả năng để uỷ thác công việc. àPhân công theo nguyên tắc - Chuyên môn hoá; - Phối hợp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của công sở; - Tương thích chức năng & khả năng; - Tiêu chuẩn thích hợp cho từng công việc; - Mô tả cụ thể công việc; - Thay thế; - Thúc đẩy việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tạo sự thăng tiến cho nhân viên. * Tổ chức, ĐH các cuộc họp - Theo nghĩa chung nhất: Cuộc họp là sự tập hợp nhiều người một cách có tổ chức, theo những nguyên tắc nhất định, tại một địa điểm, thời gian cụ thể để thực hiệc các công việc nhất định (truyền đạt, trao đổi, thảo luận các thông tin hoặc tìm các biện pháp giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ ) mà những người dự họp cần hoặc quan tâm. à CNTT phát triển xuất hiện: cuộc họp ảo (không nhất thiết phải ngồi cùng địa điểm). à Mục tiêu của cuộc họp Nhằm phát huy năng lực của từng thành viên; huy động trí tuệ tập thể; tạo sự đoàn kết nhất trí để thực hiện nhiệm vụ chung; thực hiện các quy trình, thủ tục quản lý, phối hợp; tạo điều kiện cho các thành viên thực hiện tốt nghĩa vụ, quyền lợi trước tập thể & giải quyết các nhiệm vụ cụ thể do thực tiễn đặt ra. à Ý nghĩa của cuộc họp - Họp là kênh quan trọng để phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và NN; - Phát huy DC, phát huy trí tuệ tập thể, tạo sự phối hợp chặt chẽ trong giải quyết công việc; - Giải quyết các công việc mà chức năng, nhiệm vụ của công sở đặt ra; - Đánh giá hoạt động của công sở để phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém, đưa hoạt động của công sở đạt hiệu quả cao; Kỹ năng điều hành cuộc họp - Chuẩn bị cuộc họp; - Tiến hành cuộc họp; - Kết thúc cuộc họp. Chuẩn bị cuộc họp - Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của cuộc họp; -Xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc họp & thông qua chương trình nghị sự: + Thành phần họp: khách mời & triệu tập họp; + Thời gian: đón tiếp, khai mạc, tiến hành, kết thúc (báo trước); + Địa điểm, trang trí phòng họp; + Văn bản mời họp: giấy mời, công văn triệu tập, tài liệu liên quan (nếu có). + Chương trình nghị sự: tên, nội dung công việc, thứ tự tiến hành, người chịu trách nhiệm, dự kiến thời gian; + Chuẩn bị ghi biên bản (dự kiến thư ký); + Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp (đặc biệt cho chủ toạ, lãnh đạo); + Chuẩn bị kinh phí cho cuộc họp; + Chuẩn bị các cơ sở vật chất khác; + Kiểm tra tổng thể lần cuối. Tiến hành cuộc họp - Đón tiếp đại biểu; - Điều hành cuộc họp: + Ổn định tổ chức; + Giới thiệu, khai mạc (chủ toạ đọc diễn văn, nếu có); + Trình bày báo cáo, tham luận, thảo luận (quan trọng); + Ghi biên bản. Kết thúc cuộc họp - Chủ toạ khẳng định lại các nội dung: + Vấn đề đã thống nhất, chưa thống nhất ; + Thông qua biên bản; thông qua nghị quyết; đánh giá và kết thúc; + Đọc diễn văn bế mạc (nếu có). Lưu ý các vấn đề cần giải quyết sau cuộc họp - Hoàn thiện văn bản, các vấn đề đã được quyết định trong cuộc họp (nghị quyết, biên bản, các loại tài liệu ); - Ban hành các VB theo quyết định của cuộc họp (các VB chính thức, th/báo về cuộc họp); - Các công việc mang tính chất nghiệp vụ VP: thu thập tài liệu liên quan, hoá đơn, chứng từ; kiểm tra thu dọn phòng họp ; biên tập, soạn thảo thư từ, văn bản liên quan. * Kiểm tra, k/soát công việc Kiểm tra, kiểm soát là đo lường, chấn chỉnh việc thực hiện công việc, nhằm khẳng định các mục tiêu của công sở, các kế hoạch lập ra để đạt đến các mục tiêu đã, đang được hoàn thành. à Kiểm tra là một trong những chức năng chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo, chỉ huy, điều hành; Nội dung kiểm tra, kiểm soát - Về sử dụng ngân sách - Về sử dụng, bố trí nhân lực; - Về sử dụng phương tiện làm việc; - Kiểm tra quá trình giải quyết công việc hàng ngày theo kế hoạch đã được thông qua; - Đánh giá chất lượng công việc đã giải quyết * Hiện đại hoá công sở - Về ĐKVC: hiện đại hoá các trang thiết bị, phương tiện hoạt động của công sở; - Tổ chức hoạt động công sở khoa học, hình thành văn hoá công sở; - Xây dựng đội ngũ CB,CC chuyên nghiệp: đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, (nghề HC); tận tâm, tận lực làm việc; lề lối làm việc, văn hoá công chức; gương mẫu trong quan hệ gia đình (nhất là lãnh đạo) ĐỀ 3 : Câu 1 ;Nguyên tắc và nội dung quản lý nhân sử trong hanh chính nhà nước . một nền hành chính phát triển theo xu hướng chung của thời đại. Những đặc điểm đó là: a/ Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị - Hành chính không thoát ly chính trị, lệ thuộc chính. thể chế nền hành chính nhà nước trong hoạt động quản lý của nền hành chính nhà nước 1/ Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền hành chính nhà nước. - Thể chế của nền hành chính với một. chính trị, phục vụ chính trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nền hành chính nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị b/ Tính pháp quyền - Các cơ quan hành chính nhà nước, cán

Ngày đăng: 08/08/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w