1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình độc chất học đại cương - chương 5 potx

12 669 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 302,64 KB

Nội dung

103 103 Điều trị ngộ độc: Bệnh súc được đưa vào chỗ tối, tránh ánh sáng, tiếng động và mọi kích thích. Hấp phụ chất độc bằng than hoạt tính (2 g/kgP). Không gây nôn vì làm tăng co giật. Dùng thuốc an thần va giãn cơ: pentobarbital, methocarbamol (150 mg/kgP). Cho thở oxy và hô hấp nhân tạo nếu cần thiết. Không có chất kháng độc đặc hiệu. c. Thallium sulfate (Tl 2 SO 4 ) Thallium sulfate không mùi không vị, dễ hấp thu qua đường hô hấp, đường dạ dày, ruột, qua da, súc vật có thể bị ngộ độc do ăn động vật bị ngộ độc thallium. Hiện nay trên thế giới dã cấm dùng do độc tính của nó. - Cơ chế gây độc: Tl kết hợp với nhóm sulfhydryl ty lạp thể gây cản trở qúa trình phosphoryl oxy hoá. - Triệu chứng ngộ độc: Xảy ra trong khoảng từ 0,5 ngày đến 2 ngày với các triệu chứng tiêu hoá như đau bụng, nôn, buồn nôn, nôn ra máu, ỉa chảy có máu. Triệu chứng thần kinh xuất hiện sau 2 - 5 ngày như đau đầu, yếu cơ, mệt xỉu, đau và yếu chi, mất điều hoà (ataxia), giãn đồng tử co giật, trì trệ và hôn mê. Nếu người hoặc vật không chết ngay thường để lại các triệu chứng thần kinh kéo dài. Liều gây chết là 14 mg/kg. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày cơ chế gây độc của các hợp chất phospho hữu cơ và carbamat? 2. Nêu các phương pháp chẩn đoán ngộ độc các hợp chất phospho hữu cơ và carbamat và các biện pháp phòng, trị? 3. Trình bày cơ chế gây độc của hợp chất clo hữu cơ? 4. Nêu các phương pháp chẩn đoán ngộ độc clo hữu cơ và các biện pháp phòng, trị? 5. Trình bày cơ chế gây độc của các thuốc diệt chuột có độc tính cao (strychnin, Thallium sulfate, Sodium fluoroacetate và fluoroacetamide). 6. Nêu các biện pháp phòng và điều trị ngộ độc strychnin, Thallium sulfate, Sodium fluoroacetate và fluoroacetamide. Chương V Ngộ độc thuốc thú y Hiện tại sự khác nhau giữa thức ăn - thuốc - chất độc trong cuộc sống hàng ngày vẫn chưa thật rõ ràng. Thuốc là con dao hai lưỡi, nếu dùng đúng nó có tác dụng chữa bệnh, ngược lại là chất độc. Khi nồng độ thuốc trong cơ thể cao (ở máu cao thường do nhiễm độc cấp; trong tổ chức cao thường do nhiễm độc mãn tính) đều gây ra trạng thái ngộ độc thuốc. Chương này không đề cập đến các trường hợp sử dụng thuốc quá hạn, kém phẩm chất. Cũng không bàn đến trường hợp tuỳ tiện, hay do trình độ chuyên môn kém, bảo quản, pha chế không đúng qui cách dẫn đến ngộ độc thuốc thú y. Chủ yếu phần này đề cập đến những vấn đề sau - Ngộ độc thuốc có liên quan đến bản thân các dạng thuốc sử dụng. - Hiện tượng dị ứng thuốc - Tác dụng phụ của rthuốc 104 104 - Độc tính của thuốc kháng sinh và các thuốc hoá học trị liệu trong chăn nuôi thú y. Do nhu cầu thuốc phòng trị bệnh cho động vật ngày càng tăng, số lượng và chủng loại sử dụng ngày càng nhiều. Tình trạng sử dụng nhầm thuốc đưa tới ngộ độc là không thể tránh khỏi. Chăn nuôi theo kiểu công nghiệp phát triển, số đầu gia súc, gia cẩm nhiều, việc sử dụng thuốc phải tiến hành đại trà, đồng loạt, do vây sẽ gặp các trường hợp ngộ độc sau: Những cá thể có độ mẫn cảm với thuốc cao cùng tồn tại trong đàn. Những con có sẵn các yếu tố bệnh lý về gan, tim, thận làm giảm sức chịu đựng với thuốc Khi tiêm vacin cũng làm giảm khả năng chịu thuốc đễ gây ngộ độc. Sử dụng thuốc không đúng qui định: quá liều do pha trộn không đều, chỗ nhiều, chỗ ít 1. Đại cương 1.1. Nguyên nhân Do liều lượng thuốc: quá liều, sai liều lượng, liệu trình. Ngược lại có thể do giảm liều trong quá trình điều trị hay dùng quá lâu một loại thuốc. Cũng có thể do sự tương tác giữa các thuốc dùng khi điều trị. Cơ thể động vật bị bệnh về gan, thận nên giảm khả năng đào thải thuốc. Đường đưa thuốc không thích hợp, sai chu kỳ dùng thuốc. Do tác dụng phụ có hại của thuốc: Adverse Drug Reaction (ADR) một phản ứng có hại của thuốc không được định trước và xuất hiện ở liều phòng, trị làm thay đổi một chức năng sinh lý (tác dụng có hại xuất hiện ở liều dùng thuốc cho phép). ADR không bao gồm những phản ứng do dùng sai thuốc, sai liều của nguyên nhân một. Nguy cơ xuất hiện RDA là hậu quả không thể tránh khỏi của việc dùng thuốc. Hầu như tất cả các thuốc có hiệu lực, dù được dùng khôn khéo đến mấy đều có thể gây RDA. 1.2. Biện pháp đề phòng Tuỳ theo nguyên nhân gây ra để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Với nguyên nhân thứ nhất chủ yếu là do thao tác kỹ thuật của cán bộ chuyên môn. Khi gia súc bị trúng độc do nguyên nhân nay, ta nhận biết được ngay, có biện pháp khắc phục kịp thời. Gan, thận là hai nơi chuyển hoá thaỉ trừ chất độc chủ yếu. Tế bào gan tạo enzym giúp cho quá trình chuyển hoá thuốc bằng các phản ừng: oxy hoá khử, thuỷ phân, kết hợp biến thuốc thành những sản phẩm không hay ít độc thải ra ngoài qua thận, hay tan trong dịch mật theo phân ra ngoài. Muốn cơ năng của gan được tăng cường trong khi ngộ độc thuốc cũng như các chất độc hại khác cần chú ý: Dùng các vitamin, nhất là nhóm vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E và các acid amin không thay thế: methionin, L- lysin, cystein Quá trình khử độc của thuốc cần năng lượng, tốn glucoza, cần tiếp thêm glucoza 5%, hay 10%. Dung dịch này vừa cung cấp năng lượng vừa tăng lợi tiểu, tăng thải chất độc. Dùng các thuốc kích thích quá trình lợi mật, tạo mật: colagonum, cao actiso, cao gan Tiêm các chất kích hoạt để sản sinh enzym P 450 hay các chất chelat hoá “chất càng cua” tạo phức không cho thuốc ngấm qua vách tế bào. Dùng thuốc đối kháng: đối kháng hoá học, vật lý, hay tác dụng dược lý. Khi đưa thuốc vào cơ thể sẽ làm giảm nồng độ thuốc độc trong máu và tổ chức. 105 105 Đối kháng hóa học, vật lý: khi bò cao sản bị ngộ độc toan (aceton huyết do ăn nhiều tinh bột) cần bổ sung NaHCO 3 để trung hoà lượng acid trong máu. Khi ngộ độc các kim loại nặng: Cu, Hg, Fe, Pb dùng EDTA - chất càng cua để giải độc. Chất DETA sẽ gắn chặt với kim loại nặng, giữ không hấp thu được, rồi thải ra ngoài. Dùng thuốc đối kháng dược lý: ngộ độc thuốc mê, thuốc ngủ dùng các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương: caphein, strychnin, long não hay ngược lại. Ngộ độc các thuốc trị nội, ngoại ký sinh trùng: Mebendazol, Levamyzol, Detomax dùng Atropin. 1.3. Hiện tượng dị ứng thuốc Dị ứng thuốc có xu hướng ngày càng tăng do có nhiều loại thuốc mới ra đời. Trong lâm sàng lại sử dụng thuốc bừa bãi, không có nguyên tắc đặc biệt là thuốc kháng sinh. Khi điều trị một ca bệnh cụ thể hay kết hợp nhiều thuốc cùng một lúc, nếu không nắm rõ cơ chế tác dụng, dược động học, nhất là các tính tương kỵ của chúng rất hay gặp dị ứng thuốc. a. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh dị ứng Theo Del - Rio - Navario B.E phân thành - Thuộc về thuốc: Tính chất lý hoá của thuốc (các thuốc thuộc nhóm b - lactam, nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, novocain và các acid aminosalicylic, sulfadiazin và các sulfamid khác các chất này có những thành phần cấu trúc hoá học tương tự nhau ). Thuốc là một hapten, khi vào cơ thể sẽ kết hợp với protein của huyết tương hay của mô bào. Khi đó thuốc có vai trò như một kháng nguyên. Do vậy có khả năng kích tích cơ thể sinh kháng thể gây dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện với thuốc có cấu trúc kháng nguyên giống với thuốc đã gây mẫn cảm. - Phụ thuộc đường đưa thuốc: Dị ứng thuốc hay gặp khi cho uống với những cá thể cá biệt, shock phản vệ có thể xẩy ra khi dùng thuốc ở bấy kỳ đường nào nhưng nếu tiêm gặp nhiều hơn, nhất các thuốc thuốc nhóm b - lactam khi tiêm hay với chó mèo tiêm B - comlex vào dưới da rất dễ gây dị ứng. - Cách sử dụng thuốc: Dùng thuốc kéo dài, dùng nhiều thuốc cùng một lúc, dùng thuốc ngắt quãng cũng dễ gây dị ứng thuốc. - Yếu tố gia súc: loài, tuổi, tình trạng bệnh lý thường gia súc non, con quá già đều mẫn cảm với thuốc hơn. Tỷ lệ di ứng thuốc ở nhóm gia súc này cũng có hơn do các men chuyển hoá, giáng hoà thuốc ở gan của chung chưa được hoàn thiện hay công năng của gan, thận kém - Cơ địa và tiền sử dị ứng. Hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng atopy khi dùng thuốc dễ bị dị ứng hơn. Những người có tiền sử dị ứng thuốc thì bản thân người đó và các con đều dễ bị dị ứng thuốc khi dùng lại thuốc đó. b. Cơ chế: Dị ứng thuốc thuộc dị ứng typI theo phân loại của Gell và Coombs, gồm 3 giai đoạn: * Giai đoạn 1:. Kể từ khi dị nguyên (thuốc) vào cơ thể. Dị nguyên được các tế bào kháng nguyên trình diện tiếp nhận rồi truyền thông tin này đến tế bào Th2. Th2 dưới tác động của IL 4 và IL 13 (Interleukin 4 và 13) làm tế bào lympho B biệt hoá thành plasmocyte. Tế bào này sẽ tổng hợp kháng thể IgE. Các IgE sẽ gắn lên màng mastocyte nhờ các receptor đặc hiệu. * Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh hoá bệnh. Khi dị nguyên lần 2 vào cơ thể, dị nguyên này sẽ kết hợp với kháng thể có sẵn gắn trên màng mastocyte nhờ các receptor đặc hiệu. Sự kết hợp này làm tế bào mastocyte tổn thương, giải phóng ra các chất trung gian hoá học (mediators): histamin, serotonin, bradykinin, leucotrien 106 106 * Giai đoạn 3: Sinh lý bệnh. Các chất trung gian hoá học trên tác động hệ thống niêm mạc của các cơ quan. Hệ hô hấp: phế quản, phế nang, mũi, họng Hệ thống tim mạch, đặc biệt mao mạch dưới da gây nên dị ứng: hen, mối mề day, phù Quincke, viêm mũi dị ứng, shock phản vệ c. Triệu chứng lâm sàng Hội chứng lâm sàng của dị ứng thuốc rất đa dạng, biểu hiện chủ yếu ở ngoài da, niêm mạc miệng mũi, mắt, kèm theo những tổn thương ở các cơ quan khác nhau: gan, thận, phổi, máu * Sốc phản vệ: Là dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong. Thường xuất hiện sau 30 phút. Xuất hiện càng sớm, bệnh càng nặng. Các thuốc hay gây ra shock phản vệ: Các kháng sinh: Penicillin, Ampicillin, Cefotaxim, Gentamicin, Kanamycin, Citrimmoxazol, Cloramphenicol, Chlortetracyclin, Streptomycin, Cephalosporidin, Lincomycin Các thuốc có phân tử lớn: huyết thanh, vaccin, globulin, dextran Thuốc gây tê: Procain, Lindocain. Thuốc chống viêm physteroid: Indomethacin, Salicylat, Anagin Các vitamin tiêm tĩnh mạch: Vitamin C, vitamin B 1; Các loại đạm: Moriamin, Alvesin, plasma, Beotamin Các thuốc khác: Optalidon, Pamin, Seda, Insulin, hormon ACTH Chú ý những diễn biến muộn xẩy ra sau shock phản vệ: viêm cơ tim dị ứng, viêm thận, viêm cầu thận, viêm phế quản, mày đay, phù quicke tái phát nhiều lần. Mọi đường đưa thuốc đều có thể gây ra nhưng nặng nhất khi tiên tĩnh mạch. Mèo, chó tiêm B - comlex dưới da hay tĩnh mạch. Lúc đầu có thể mổi mề day, phù Quincke. Tăng tuần hoàn, huyết áp, thở nhanh. Sau đó chuyển nhanh sang rối loạn hô hấp, tuần hoàn, tím tái, tụt huyết áp Tiêu hoá đau bụng, nôn mửa, tiêu chẩy ran máu * Mày đay: Cũng hay gặp khi dị ứng thuốc. Các loại thuốc đều có thể gây dị ứng, nhưng hay gặp các thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm physteroid (CVPS), vitamin, huyết thanh Sau khi dùng thuốc vật có cảm giác nóng, ngứa. Xuất hiện các đám ban sưng to, dầy dưới da gây ngứa rất khó chịu, cáng gãi càng sưng to, phù nhanh. đôi khi kèm theo đau bụng, dâu khớp, chóng mặt, nôn, sốt * Phù Quincke: Năm 1882 tác giả Quincke đã mô tả: “trong da, tổ chức dưới da xuất hiện từng đám sưng, phù nề, đường kính 2 - 10 cm trên da mặt lưng, khớp, nhiều nhất ở mí mắt và môi. Mầu sắc da có thể bình thường hay hơi tái, hoặc hơi hồng. Miệng, thanh quản sưng, phù nề, gây khó thở. Các thuốc hay gây dị ứng: Penicilin, Streptomycin, Tetracyclin, Chloramphenicol, Sulphamid, Các thuốc chống viêm physteroid, heparin, hormon tuyến yên, insulin Quincke có thể xuất hiện sau vài phút, vài giờ hay vai ngày. Phù Quincke nếu ở bên trong niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá tiết niệu Quincke ở thanh quản nguy hiểm nhất đẽ gây tử vong. * Hội chứng (Stevens - Jóhnon syndrome): Gây viêm loét da và niêm mạc do thuốc nhất là thuốc kháng sinh: Ampicillin, Streptomycin, Tetracycllin, Chloraphenicol các thuốc chống viêm physteroid: Anagin, Paracetamol 107 107 * Hen phế quản do thuốc: Cơn khó thở xuất hiện sau khi tiếp xúc với thuốc. Nghe phổi đầy ran rít, ran ngáy. Nhiều thuốc có thể là yếu tố sinh học gây hen phế quản dị ứng: Penicillin, Sulphamid, Hydrothiazid, Methotrexat 1.4. Tác dụng phụ của thuốc Trong lịch sử dùng thuốc có những chất có cuộc đời làm thuốc rất dài: Morphin, Digitalis, Aspirin Có những chất được dùng làm thuốc rất tốt nhưng trong quá trình theo dõi, điều trị bệnh đã phát hiện ra các tác dụng phụ nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng, súc vật nên mặc dù vẫn còn hiệu lực chữa bệnh nhưng đã bị loại ra khỏi dạnh mục thuốc: Santonin, Pyramidon, các sulfamid cổ điển, Phenacetyl, Chloramphenicol, các đẫn xuất của bạc, asen trong trị ký sinh trùng đường máu Các nguyên nhân gây tác dụng phụ của thuốc gồm: * Thuộc về động vật: Động vật nuôi quá mẫn với thuốc (shock phản vệ), ở liều điều trị khi tiêm naganol phòng trị ký sinh trùng đường máu cho trâu bò nhưng vẫn có con bị dị ứng với thuốc, chiếm khoảng 0,02%. Vật nuôi bị dị ứng với thuốc kháng sinh, đặc biệt nhất là nhóm b - lactame. * Thuộc về dạng thuốc, đường đưa thuốc: Đường dùng thuốc khác nhau như Vitamin nhóm B, C, tiêm tĩnh mạch gây choáng phản vệ, nhưng nếu uống không gặp phản ứng này. * Độ tinh khiết của thuốc Một thứ thuốc dù hoàn hảo đến mấy cũng không thể là “chất siêu sạch” lý tưởng được. Tạp chất trong thuốc có nhiều nguồn gốc khác nhau: (1) Do nguyên liệu ban đầu tổng hợp hay chế biến nhưng chưa loại hết. Tạp chất là các hoạt chất phụ có trong dược liệu khi chiết xuất đã đi kèm theo hoạt chất chính. Tạp chất được hình thành trong quá trình bảo quản thuốc ở điều kiện bất lợi. (2) Do quá trình bào chế, sản xuất, đã xẩy ra nhiều phản ứng hoá học khác không cần thiết. (3) Tương tác giữa các thuốc với nhau. 2. Độc tính của một số thuốc thú y Thuốc vào nước ta bằng nhiều đường khác nhau chưa kiểm soát được. Trong khi đó lại có hàng trăm cơ sở và công ty kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc thú y lớn nhỏ đóng trên cả nước. Cộng thêm vào đó trình độ hiểu biết của dân còn chưa đầy đủ, nên dễ có nguy cơ xuất hiện các phản ứng có hại của thuốc. Để tiện theo dõi, tránh những sai lầm đáng tiếc trong lâm sàng, khi dùng thuốc cần chú ý đến độc tính của thuốc. Tuỳ loại thuốc, tuỳ loài động vât mà độc tính của chúng biểu hiện trong lâm sàng có khác nhau. 2.1. Thuốc kháng sinh a. Nhóm beta-lactam - Dị ứng: hay gặp trên lợn ngoại: choáng phản vệ, truỵ tim mạch, khó thở, nổi mề đay, có khi phát ban đỏ hay báng nước. - Loạn khuẩn đường ruột hay gặp ở gà chăn nuôi công nghiệp hay lợn con từ 1 - 21 ngày tuổi khi uống Ampicillin, Amoxicillin. Động vật nuôi sẽ bị tiêu chẩy nặng sau khi dùng thuốc. Ampicillin trên chó, mèo và bò có thể gặp: rối loạn vận động, tăng huyết áp, khó thở. Liều độc của Penicillin G gấp 2700 lần so với liều điều trị trên gia súc. Khi dùng thuốc cần lưu ý dạng Procain - penicillin chậm và các thuốc bán tổng hợp: Ampicillin, Amoxicillin, 108 108 Oxacillin . Penicilin G trên ngựa, chó, bò gặp tăng huyết áp, dị ứng, kích thích thần kinh trung ương, nôn, co giật. Viêm thận có thể gặp trên ngựa. Bội nhiễm nấm đường tiêu hóa gặp trên bò Các thuốc tổng hợp thuộc nhóm Cephalosporidin trên gà công nghiệp và chim cút. Các thuốc này cũng gây tác dụng phụ giống như trên lợn ngoại: shock phản vệ, dị ứng, tiêu chẩy, rối loạn quá trình tạo máu b. Nhóm aminoglycozid. Các thuốc thuộc nhóm này gồm: Streptomycin, Kanamycin, Gentamicin, Neomycin Khi bị ngộ độc cấp gây liệt trung khu hô hấp, vận mạch ở gà con, gà tây, thuỷ cầm, nhất là vịt con rất nhày cảm với Streptomycin. Nếu tiêm ở ức vịt con dễ chết rất nhanh. Ngộ độc cấp tính hay gặp với các loại dạ day đơn và ở những động vật có bệnh viêm thận, suy thận do khả năng thải trừ các Amynoglucozid kém sẽ gây hiện tượng vô niệu hay thiểu niệu. Vật chết trong tình trạng hôn mê do độc tố tích lại nhiều trong máu. Trường hợp shock của thuốc trong nhóm này rất ít, nhưng những con đã bị có tỷ lệ chết rất cao. Theo dõi trên lâm sàng có tới 6/10 động vật bị chết khi shock do dùng thuốc thuộc nhóm Amynoglucozid. Ngộ độc mạn sẽ làm liệt thần kinh cơ - xương, động vật nuôi cả bò, lợn, chó, mèo đều bị mất thăng bằng, rối loạn vận động, phù, liệt thần kinh thính giác gây điếc ở người. Cá biệt trên lợn và chó khi dùng Erythromycin tiêm, có con bị đau do nơi tiêm viêm. Rối loạn về thần kinh thính giác gặp trên chó nghiệp vụ do tiền đình bị nhiễm độc trước ốc tai, gây chóng mặt rối loạn vận động, mất thăng bằng do não bị phù, tích nước, tai chó bị ù rồi điếc. Tác dụng xẩy ra trong khi dùng thuốc lâu ngày (dùng thuốc quá 10 ngày), và kéo dài khi đã ngừng thuốc 7 ngày có khi hàng tháng. Hay cùng có thể xẩy ra do trước khi dùng nhóm Amynoglucozid đã dùng các thuốc có độc với thính giác: Furosemid hay Vancomycin. - Độc với thận. Các Amynoglucozid thải ra ngoài nguyên vẹn qua thận. Nếu thận bị suy sẽ gây tích luỹ ở vỏ thận (nộng độ thuốc trong thận cao gấp 20 - 30 lần so với huyết tương) hay gặp ở động vật dạ dầy đơn có tiền sử về bệnh thận. Gây viêm cầu thận cấp đẫn đến vô niệu. Khi cơ thể mất muối, nước độc tính thuốc còn tăng lên. - Làm giãn cơ vân. Thuốc có tác dụng hiệp đồng với nhóm curare (thuốc gây mềm cơ khi phẫu thuật). Nếu dùng lâu có thể gây liệt cơ hô hấp. Độc với thai, nhất là chó gây sẩy thai kỳ 3. c. Nhóm tetracycline. Với loài nhai lại (bò), sau khi tiêm tĩnh mạch Tetracyclin hay gặp các triệu chứng: lo âu, buồn chán, có những biểu hiện khó chịu, nhưng lại dễ bị kích động, nước bọt chảy nhiều. Sau đó khu hệ vi sinh vật đường ruột bị rối loạn, nhất là loài nhai lại. Khi tiêm bắp Oxytetracyclin cho ngựa, cừu hay gặp viêm tại chỗ. Còn làm tăng lượng trombocyt, leucocyt trong máu gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Trên bò nếu tiêm bắp quá liều (cá biệt ngay ở liều điều trị) gây ngộ độc cấp sẽ mất thăng bằng, suy sụp, khó thở bị liệt trung khu hô hấp, vận mạch, gây tổn thương gan, rối loạn quá trình tạo xương của động vât. Một vài trường hợp có thể gây methemoglobin khi tiêm mạch - Gắn vào xương: thuốc tham gia chelat hoá với ion Ca ++ giảm sự tạo xương, kém phát triển khung xương gây còi xương. - Rối loạn tiêu hoá, viêm miệng - lưỡi - hầu - thực quản. Có thể gây tiêu chảy do loạn khuẩn (thường 3 ngày). Khi dùng thuốc lâu ngày rễ gây bội nhiễm nấm đường tiêu hóa, vật sẽ bị mất thăng bằng, ủ rũ, chán ăn, có thể bị sốt từ vài ngày đến vài tuần. 109 109 Liều cao gây tổn thương gan, suy thận (triệu chứng rõ khi súc vật có thai). Với gà đẻ và gia súc sinh sản nếu dùng Doxycyline làm giảm sản lượng trứng, giảm khả năng thụ thai, giảm số con trên lứa đẻ, giảm sản sinh tinh trùng và hoạt lực tinh trùng. Trên thi trường có loại Tetra-eggs dùng cho gà đẻ trứng hay súc vật sinh sản thành phần có chứa chlo hay oxy tetracycline là những loại ít hay không được phân bố trong buồng trứng và dịch tử cung, dịch hoàn ==è không độc cho động vật sinh sản. Chú ý: Nếu tiêm bắp cũng có thể gây đau do bị viêm. Mèo có thể gây sốt do thuốc khoảng 2 ngày sau khi ngừng thuốc. Không dùng khi gia súc bị nhược cơ, mang thai, khai thác sữa, suy gan, thận. d. Nhóm lincosamid Gây tiêu chẩy mất nước và chất điện giản nặng do ruột bị viêm thể màng giả, sốt, xuất huyết niêm mạc. Nôn, ngứa hậu môn (gia súc, nhất là chó, nèo hay quay lại liếm hậu môn), viêm xoang miệng, lợi, lưỡi. Nếu dùng phối hợp Lincomycin với Spetinomycin trên bò có thể gặp shock quá mẫn xẩy ra ngay sau khi tiêm. Phối hợp lincimycin với Neomycin tiêm cho loài linh trưởng sẽ bị shock quá mẫn xảy ra ngay tức khắc 5 -10 giây giống như shock của penicilin trên người. e. Nhóm polypeptid Khi sử dụng Polymycin B trị bệnh cho chó sẽ gặp hiện tượng tăng BUN. f. Nhóm quinolone (cả thế hệ I và II) - Hệ tiêu hoá: Gây rối loạn tiêu hoá, tích thực, đau bụng, có thể nôn. - Liều cao gây co giật, làm tổn thương mô sụn ==è ảnh hường đến tốc độ phát triển. Chú ý: không dùng khi gia súc có chửa kỳ I và kỳ III, đang khai thác sữa (dùng sữa cho bê con bú); hay khi bị bệnh suy gan, thận. g. Nhóm nitro - imidazole - Trên hệ tiêu hoá gia súc có hiện tượng chán ăn, buồn nôn, viêm miệng và lưỡi, giai đoạn sau lưỡi bị đen, rồi bị tiêu chẩy. - Gây rối loạn hoạt động thần kinh khi dùng liều cao, lâu ngày do các dây thần kinh thính, thị giác và thần kinh ngoại vi bị viêm ==è rối loạn vận động, ít khi gặp. Chú ý: Không dùng khi có chửa kỳ I, đang nuôi con, hay bị bệnh ở các cơ quan tạo máu. h. Các sulfamid Biểu hiện mẫn cảm: hay gặp trên dạ dầy đơn: chó, mèo, lợn Gây viêm da bọng nước, bong biểu bì, tổn thương niêm mạc mũi, miệng. Nếu bôi trên da gây viêm da do tiếp xúc. Hiện tượng rụng lông gặp nhiều trên chó, mèo. - Gây tổn thương thận ở loài dạ dầy đơn do hiện tượng acetyl hoá thành các sản phẩm không tan trong môi trường a xit gây sỏi mầu xanh, tím trong bể thận, bàng quang, gan, ống mật. Với chó gặp: khó đi tiểu (đái dắt), sau chuyển vô niệu, hàm lượng BUN tăng cao, máu không đông. Với loài linh trưởng để lại tồn lưu trong tế bào - Gây rối loạn tiêu hoá, không nhai lại (bò), thức ăn tích trong thực quản hầu (ngựa), sau chán ăn vài ngày rồi tiêu chẩy. Kế phát viêm phúc mạc sau chuyển viêm dính toàn ổ bụng. Gây thiếu máu do thiếu a xid folic tạo tế bào máu. Vàng da do gan bị bệnh hay bị tắc ống mật. 110 110 Chú ý: không dùng cho gia súc bị suy gan, thận, có thai, cho con bú, động vật non. Cẩn thận khi dùng các sulfamid chậm: Sulfadoxine, Sulfamethoxypyzidazin = SMP hay Co - trimoxazole có chứa Sulfamethoxazole, Fan - sidar có chứa Sulfadoxine. i. Thuốc chống nấm AmphotericinB: Độc với thận, gây giảm K + và Mg ++ trong máu, sốt viêm tĩnh mạch huyết khối. Trên chó hay gặp co giất cơ, sốt do thuốc. Cả mèo và chó đều có hiện tượng tăng BUN. Ketoconazole: gây rối loạn tiêu hoá, dị ứng ngoài da, độc với gan, rối loạn sinh dục, giảm khả năng sinh tinh trên con đực. Không dùng khi có thai hay cho con bú. Miconazole: rối loạn tiêu hoá, dị ứng, viêm tĩnh mạch, giảm bạch cầu và lipid/máu, loạn nhịp tim (nếu tiêm tĩnh mạch). Không dùng khi có thai hay đang nuôi con. Fluconazole: gây rối loạn tiêu hoá, sống phân, dị ứng trên da. Không dùng khi có chửa và cho con bú. Sau đây là bảng các thuốc cấm dùng hay dùng cần chú ý. Bảng 5.1: Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cho động vật có chửa STT Thuốc cấm dùng Dùng thận trọng 1 Chloramphenicol Các aminoglucozid 2 Dapsone Amphotericin B 3 Dehydroemetine, emitine Clindamycin 4 Erythromycin estolate Ethambutol 5 Furazolidone Fluconazole 6 Griseofulvin Imipenem 7 Mefloquine Idoquinol 8 Nitrofurantoin Isoniazid 9 Norfloxacin Ketoconazol 10 Ofloxacin Mebendazole 11 Oxamniquine Miconazole 12 Primaquine Piperazin 13 Các sulfamid Pyrazinamide 14 Các tetracycline Pyrimethamine 15 Co-trimxazole (Bactrim) Quinacrine 16 Các quinolone cả 2 thế hệ Quinine 111 111 17 Các nitro - imidazol như Rifampicin Metronidazole Thiabendazol Vancomycin Trimethoprim Sau đây là bảng danh sách các thuốc được đào thải qua sữa mẹ. Trong giai đọan khai thác sữa hay nuôi con cần lưu ý để phòng độc cho người và ấu súc. Bảng 5.2.: Thuốc hoá học trị liệu thải ra qua sữa Sự sai khác giữa lý thuyết và thực nghiệm Tên thuốc pKa Milk pH Lý thuyết Thực nghiệm Môi trường a cid Penicillin G 2,7 6,8 0,20 0,13 - 0,26 Cloxacillin 2,7 6,8 0,20 0,25 - 0,30 Ampicillin 2,7; 7,2 6,8 0,26 0,24 - 0,30 Amoxycillin 2,7; 7,2 6,8 0,26 Cephaloridin 3,4 6,8 0,25 0,24 - 0,28 Sulfadimethoxine 6,0 6,6 0,19 0,23 Sulfamethazine 7,4 6,6 0,55 0,59 Môi trường kiềm Erythromycin 8,8 6,8 6,1 8,7 Tylosin 7,1 6,8 3,0 3,5 Lincomycin 7,6 6,5 - 6,8 2,8 2,0 - 5,6 Trimethoprim 7,6 6,5 - 6,8 2,8 - 5,3 2,9 - 4,9 Amynoglucozid (7,8) 6,5 - 6,9 0,20 - 0,80 Spectinomycin 8,8 7,5 0,4 Dạng bột nguyên chất, tự nhiên Chloramphenicol - 6,5 - 7,1 (1,0) 1,1 Oxytetracyclin - 6,5 - 6,8 - 0,75 Doxycyline - 6,5 - 6,8 - 1,53 112 112 k. Tác hại của tồn dư kháng sinh * Đối với sức khoẻ. ảnh hưởng của chất tồn dư kháng sinh đến sức khoẻ của gia súc, con người có thể trực tiếp hay gián tiếp: Chloramphenicol gây quái thai, suy tuỷ, rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột * Các phản ứng dị ứng: Đặc biệt đối với những cá thể mẫn cảm, sự có mặt các chất tồn dư trong thực phẩm có nguồn gốc động vật có thể gây ra phản ứng dị ứng trên người mẫn cảm. Những người có sẵn cơ địa dị ứng với nhóm b - lactam, khi uống sữa bò hay dùng các sản phẩm còn tồn lưu những thuốc kháng sinh thuộc nhóm này sẽ bị dị ứng mổi mề đay hay tiêu chảy. * Gây rối loạn khu hệ vi sinh vật đường ruột: Chúng có ảnh hường xấu theo 2 cách: - Biến đổi thành phần hệ vi sinh vật, giết chết vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kháng thuốc phát triển. Đã có rất nhiều bằng chứng về vi khuẩn kháng thuốc có thể truyền từ động vật sang người. Điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán, chọn thuốc điều trị số bệnh. Sự truyền tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh ở động vật sang người có thể do tiếp xúc trực tiếp hay qua đường tiêu hoá khi dùng thức ăn bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc hay do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc tại các bệnh viện. Việc này lại do việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, tuỳ tiện trong cả nhân y và thú y, nhất là việc dùng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trọng. - Chất tồn dư của các tác nhân kháng khuẩn trong thực phẩm (tồn dư thuốc hoá học trị liệu trong đó có kháng sinh) có nồng độ cao hơn LMR - Limite Maximale Residuc sẽ góp phần tạo vi khuẩn kháng thuốc trên người. * Tác hại về mặt công nghệ Các tồn dư kháng sinh đã cản trở việc lên men trong quá trình chế biến thực phẩm: sữa chua, phomat, chế xúc xích 2.2. Cỏc chất sỏt khuẩn Chất sỏt khuẩn là những chất dựng với mục đích sát trùng tại chỗ, cục bộ, nơi tiếp xúc với cơ thể vật nuôi (chất sát trùng ngoài da, vết thương, các chất uống vào với mục đích chống nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường tiêu hóa); cỏc chất khử trựng, tẩy uế toa tầu, xe vận chuyển vật nuụi, nền chuồng, sân chơi Tại những nơi thuốc tác dụng với tổ chức của cơ thể ở liều quá cao sẽ gây hoại tử tế bào. Thông qua vết thương, chúng được hấp thu vào máu gây rối loạn chức năng sinh lý toàn thõn. Chất sỏt khuẩn cũn bao gồm cả những chất cho vào thực phẩm với mục đích ức chế hay tiêu diệt các vi sinh vật làm hư hỏng thực phẩm trong quá trỡnh thu hoạch, chế biến, bảo quản. Nhờ đó mà kéo dài khả năng sử dụng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng của thực phẩm. Thuộc nhóm này gồm có các acid mạnh, kiềm mạnh và các muối kim loại cũng được coi là các chất độc do tiếp xúc. Trong các acid vô cơ, acid clohydric, acid sunphuric, acid nitric, acid photphoric là những acid thường gây độc cho động vật. Trong chăn nuôi khi dùng các premix khoáng bổ sung theo đường tiêu hóa, nếu dùng quá liều sẽ gây ngộ độc acid hay kiềm tùy dạng thức ăn và loài vật nuôi. Các acid hữu cơ: acid lactic, acid acetic, acid oxalic hay gây ngộ độc cho loài nhai lại. * Sự hỡnh thành ngộ độc và các dạng ngộ độc [...]... ngày là do acid focmic ức chế men catalaza Nếu cho ăn liều thấp khoảng 0 ,5 g acid focmic/ngày, ăn hàng ngày, chó vẫn không phát hiện thấy độc - Hexa-metylen-tetramin - (CH2)6N4: Trong môi trường acid hoặc dầu các hợp chất hữu cơ và protein, Hexa-metylen-tetramin bị thủy phân dần dần thành amoniac hoặc focmon, do đó tính chất gây độc cũng giông như focmon: gây đông vón đồng loạt protein, kích ứng niêm... Drosophila Độc tính trên chuột cống trắng: nếu tiêm dưới da lặp lại nhiều lần dung dịch Hexametylen-tetramin 35 – 40% sẽ thấy saccom cục bộ trên 2/3 số chuột thí nghiệm 113 114 - Formol (HCHO): Trước đây hay dùng trong bảo quản thực phẩm, hiện nay đó bị cấm Trong lõm sàng cũn dựng cho trõu bũ uống khi bị chướng bụng đầy hơi, nếu dùng quá liều sẽ gây độc - Acid socbic - CH3 - CH = CH - CH = CH - COOH và... hại Hoạt chất diệt mốc được tăng lên trong môi trường acid hoặc natri clorua với pH = 4 ,5 Thuốc có độc hại trên chuột cống trắng và chó Hàng ngày cho ăn với liều 5% trong thức ăn (tương đương 250 0 mg /kg thể trọng/ngày) chưa có hại Với liều 8% thấy trọng lượng gan của chuột cống trắng to hơn lô đối chứng nhưng chưa thấy biến đổi về bệnh lý - Acid benzoic - C6H5COOH và muối natri benzoat C6H5COONa: Dựng... Na2SO3, Natri sunfit kết tinh với 7 phân tử nước: Na2S2O5.7H2O, Natri meta bisunfit Na2S2O5, Natri bisunfit NaHSO3 Tác dụng độc hại của các muối trên phụ thuộc vào nồng độ, hàm lượng và tốc độ giải phóng khí SO2 Được dùng rộng rói chống men mốc vi khuẩn trong bảo quản thực phẩm và sỏt khuẩn Trờn thỏ với liều 1 - 3g/ngày kộo dài liờn tục 127 - 1 85 ngày có hiện tượng sụt cân, chảy máu dạ dày Với chuột... acid khỏc nhau cũn cú một số triệu chứng đặc trưng riêng biệt - Acid acetic - CH3COOH : Được dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm và chông loạn khuẩn đường tiêu hóa Có tác dụng ức chế men vi sinh vật gây hại trong đường tiêu hóa - Acid focmic - HCOOH: Sử dụng để bảo quản thực phẩm Đối với chó nếu cho ăn theo khẩu phần 10% tương đương 50 mg/kg thể trọng gây methemoglobin trong máu kéo dài 10 ngày... nổi mụn ngoài da, gan hoại tử và xuất huyết Acid Boric - H3BO3 và muối natri borat - Na2B4O7.10H2O: Được dùng làm chất sát khuẩn chống vi khuẩn Nếu chuột cống trắng, chó mèo ăn ngắn ngày sẽ có hiện tượng chậm lớn, tổn thương gan Chuột cống trắng ăn dài ngày với liều 100 mg/kg thể trọng/ngày có hiện tượng teo tinh hoàn gây vô sinh Anhydric sunfure - SO2: Trong thực tế hay dùng các muối của acid sunfurơ... Nồng độ càng cao sự tàn phá tế bào càng nặng Xong ở nồng độ cao, các acid có tác dụng tại chỗ là chính do làm biến chất đông kết chặt protein nên đó ngăn cản không cho acid tiếp tục hấp thu vào máu gây nhiễm độc toàn thân Ngược lại nồng độ thấp các acid được hấp thu từ từ vào máu dễ gây nhiễm độc toàn thân * Tỏc dụng cục bộ: tại nơi tiếp xúc với acid, tổ chức thường bị biến màu Với acid clohydric, tổ chức... bệnh lý - Acid benzoic - C6H5COOH và muối natri benzoat C6H5COONa: Dựng làm chất sỏt khuẩn trong bảo quản thực phẩm chống men, vi khuẩn và mốc Tác dụng diệt khuẩn tăng lên ở môi trường acid Nếu chuột ăn với liều 1090 mg/kg thể trọng chưa thấy biểu hiện độc Nhưng ở liều cao 8% Natri benzoat trong thức ăn, 13 ngày sau đó cú 50 % số chuột chết; số chuột cũn lại trọng lượng chỉ bằng 2/3 so với lô đối chứng... của nó để bảo quản các thức ăn có nhiều vitamin B1 như thịt, ngũ cốc, đậu đỗ hạt, sữa và các chế phẩm Các acid khác khi bị nhiễm độc như acid clohydric và acid acetic gây dung huyết, dẫn tới huyết niệu Khi nhiễm độc acid lactic các tổ chức nhu mô của gan tim bị thoái hóa Nhiễm độc acid oxalic sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận như viêm thận, sỏi thận Đặc biệt đối với động vật dạ dày đơn Khi acid oxalic... thường gặp với các acid vô cơ Acid vô cơ có nồng độ loóng và yếu dễ hấp thụ, dễ trúng độc hơn các acid hữu cơ Khi hấp thu vào máu quá ngưỡng bỡnh thường sẽ gây toan huyết (acidosis) Với hàm lượng thấp do có hệ thống đệm cơ thể tự điều chỉnh nên pH không có biến đổi Nhưng nếu cứ tiếp tục hấp thu, sự cõn bằng toan - kiềm trong mỏu bị rối loạn, pH và khớ O2 giảm, lượng khí CO2 tăng, thần kinh trở nên . (7,8) 6 ,5 - 6,9 0,20 - 0,80 Spectinomycin 8,8 7 ,5 0,4 Dạng bột nguyên chất, tự nhiên Chloramphenicol - 6 ,5 - 7,1 (1,0) 1,1 Oxytetracyclin - 6 ,5 - 6,8 - 0, 75 Doxycyline - 6 ,5 - 6,8 - 1 ,53 . Sulfamethazine 7,4 6,6 0 ,55 0 ,59 Môi trường kiềm Erythromycin 8,8 6,8 6,1 8,7 Tylosin 7,1 6,8 3,0 3 ,5 Lincomycin 7,6 6 ,5 - 6,8 2,8 2,0 - 5, 6 Trimethoprim 7,6 6 ,5 - 6,8 2,8 - 5, 3 2,9 - 4,9 Amynoglucozid. khoảng 0 ,5 g acid focmic/ngày, ăn hàng ngày, chó vẫn không phát hiện thấy độc. - Hexa-metylen-tetramin - (CH 2 ) 6 N 4 : Trong môi trường acid hoặc dầu các hợp chất hữu cơ và protein, Hexa-metylen-tetramin

Ngày đăng: 31/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN