228 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, khi doanh nghiệp tiến hành hoạt độngsản xuất bao giờ cũng đề ra cho mình những mục tiêu nhất định như doanhthu, lợi nhuận, uy tín, an toàn…trong đó tối đa hoá lợi nhuận luôn được coi
là mục tiêu hàng đầu đôi với hầu hết các doanh nghiệp Để đạt được điều đóvấn đề giảm thiểu chi phí là hết sức quan trọng, tuy nhiên cái mà doanhnghiệp quan tâm là việc bỏ ra chi phí như vậy thì mang lại kết quả như thếnào Với doanh nghiệp sản xuất thì đây là vấn đề đặt ra đối với thành phẩm
và quá trình tiêu thụ thành phẩm Bởi vì thành phẩm là kết quả cuối cùngcủa quá trình sản xuất, tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị nhờ đó mà kếtquả của quá trình sản xuất mới biến đổi được từ hình thái hiện vật sang hìnhthái giá trị Chính từ vai trò quan trong của thành phẩm và tiêu thụ thànhphẩm mà phần hành công tác kế toán này cũng có vị trí hết sức quan trong.Nhờ những thông tin phân hành này cung cấp mà các nhà quản lý có thể đưa
ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Cũng như mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường Công ty cổ phần may Thăng Long rất quan tâm tới vấn đề thànhphẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trên cả phương diênquản lý nói chung và phương diện kế toán nói riêng Xuất phát từ điều đó em
đã quyết định lựa chọn đề tài “Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm” ở Công ty cổ phần may Thăng Long
cho chuyên đề tốt nghiệp của mình
Chương I: Lý luận chung về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đối với các doanh nghiệp sản xuất
Chương II: Thực trạng công tác kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần may Thăng Long
Chương III: Hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần may Thăng Long
Bài chuyên đề của em được hoàn thành với sự giúp đở tận tình của
thầy giáo PGS.TS Đoàn Xuân Tiên cùng toàn thể các cô chú, anh, chị trong
phòng kế toán của Công ty trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bàichuyên đề Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nênchuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định
Em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá của thầy cô giáo để em hoànthiện hơn nữa bài chuyên đề tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Quốc Huy
Lớp K41 – 21.12
Trang 2CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNHPHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊUTHỤ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1 Vai trò của thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đối với các doanh nghiệp sản xuất
Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghệp thực chất là sựlặp đi lặp lại vòng tuần hoàn của vốn hay là sự vân động của vốn từ hình tháinày sang hình thái khác Vòng tuần hoàn đó gồm ba giai đoạn: giai đoạnchuẩn bị sản xuất, giai đoạn sản xuất và giai đoạn lưu thông Mỗi giai đoạn
có những chức năng khac nhau nhưng đều hướng tới mục đích cuối cùng làlàm tăng vốn đầu tư cho doanh nghiệp Tuy nhiên dù trong bất cứ thời kì nàoThì sản xuất vẫn đóng vai trò quyết định nhất đối với sự thành công của mộtdoanh nghiệp.Với các doanh nghiệp sản xuất thì đây là giai đoạn kết hợp cácyếu tố đầu vào để tạo ra kết quả cuối cùnglà các sản phẩm đầu ra,trong đóchủ yếu là thành phẩm,ngoài ra còn có thể bán thành phẩm
Như vậy, thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuốicùng của quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó, đã qua kiểm tra đạttiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho kháchhàng Thành phẩm chính là hình ảnh đại diện và uy tín của doanh nghiệp Do
đó, để tồn tại và phát triển, vấn đề thiết yếu đối với tất cả các doanh nghiệp
là làm sao cho các sản phẩm của mình có chỗ đứng vững chắc trên thịtrường Trong môi trường kinh doanh tự do như hiện nay, khi mà người tiêudung ngày càng có nhiều sự lựa chọn thì vấn đề này trở nên khó khăn hơnbao giờ hết.Các doanh nghiệp có thể có nhiều cách thức thực hiện khác nhaunhư tăng cường quảng cáo, chăm sóc khách hàng hay khuyến mãi… Tuynhiên đó chỉ là những phương pháp mang tính hỗ trợ, nhân tố quyết địnhnhất vẫn là chất lượng sản phẩm xét về cả hai mặt nội dung và hình thức.Thực tế cho thấy chỉ các doanh nghiệp chinh phục khách hàng bằng chấtlượng sản phẩm thì mới có thể tồn tại lâu dài và phát triển vững chắc được
Các sản phẩm sau khi được sản xuất ra phải được tiêu thụ kịp thời chonhu cầu tiêu dung của xã hội thông qua quá trình phân phối sản phẩm đượcgọi là quá trình tiêu thụ Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ tuần hoànvốn, qua đó vốn được chuyển hoá từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.Nói cách khác, quá trình tiêu thụ tạo ra tiền đề vật chất để doanh nghiệptrang trải các chi phí sản xuất kinh doanh, tăng tích luỹ để tái đầu tư và thu
Trang 3lợi nhuận Xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay đó là ngày càngtối đa hoá sự thoả mãn của khách hàng Vì vậy, doanh nghiệp không chỉdừng lại ở chổ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn chú trong tới chấtlượng phục vụ nhằm mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất Đồngthời thông qua quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu
và xu hướng phát triển của thị trường để từ đó xây dựng chiến lược sản xuấtkinh doanh đúng đắn mà cụ thể là lựa chọn mặt hàng phù hợp, đảm bảo khốilượng sản phẩm hàng tồn kho dự trữ hợp lý, huy động vốn đúng mức…nhằm đảm bảo quá trình sản xuất được liền mạch và mang lại hiệu quả cao
Như vậy, quá trình tiêu thụ không chỉ đơn thuần là mang sản phẩm tớitay người tiêu dùng mà còn là công cụ khuyến khích người tiêu dùng đồngthời đảm bảo tiền đề vật chất cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xâydựng những chính sách phù hợp để duy chì và phát triển hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình
Quá trình tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng, kết thúc một chu kỳ hoạtđộng sản xuất kinh doanh Lúc này, điều doanh nghiệp quan tâm là kết quảkinh doanh trong cả chu kỳ đó như thế nào Điều này được thực hiện thôngqua công tác xác định kết quả kinh doanh Nhờ đó, doanh nghiệp xác địnhlợi ích thu được trong kỳ và nghĩa vụ với các tổ chức cá nhân liên quan, từ
đó có phương hướng hoạt động thích hợp trong thời gian tới nhằm khôngngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình
2 Sự cần thiết của công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả tiêu thụ đối với các doanh nghiệp sản xuất
Xuất phát từ vai trò của thành phẩm, quá trình tiêu thụ thành phẩm vàxác định kết quả tiêu thụ mà công tác kế toán đối với những đối tượng nàycũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp
Không những thế, trên thực tế, hoạt động của doanh nghiệp phải có sựkết hợp của rất nhiều phòng ban với chức năng và nhiệm vụ khác nhau,thông tin phục vụ cho quyết định quản lý vì vậy cũng được thu thập từ nhiềunguồn khác nhau Tuy nhiên thông tin kế toán luôn được doanh nghiệp hếtsức quan tâm bởi nó giúp nhà quản lý định ra được các dự án, kế hoạch sảnxuất kinh doanh và kiểm tra việc thực hiện các dự án kế hoạch đó đồng thờithông tin kế toán còn giúp xác định hiệu quả kinh doanh và tình hình tàichính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý Rõdàng là chất lượng của thông tin kế toán ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượngcủa nhà quản lý
Như vậy, công tác kế toán là yêu cầu chung đặt ra cho tất cả cácdoanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, trong đó phần hành kếtoán thì phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kếtquả tiêu thụ có vị trí hết sức quan trọng Thông qua phần hành kế toán nàydoanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về hiệu quả hoạt động kinh doanh củađơn vị mình để từ đó đưa ra những quyết định nhanh chóng và kịp thời Bêncạnh đó, phần hành kế toán này cũng có quan hệ chặt chẽ với các phần hành
Trang 4kế toán khác Việc tổ chức tốt công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thànhphẩm và xác định kết quả tiêu thụ sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt độngcủa cả bộ máy kế toán.
II KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢNXUẤT
1 Yêu cầu quản lý và các nguyên tắc hoạch toán thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Thành phẩm không những là tài sản có giá trị lớn trong tổng giá trịhàng tồn kho của doanh nghiệp mà nó còn quyết định tới khả năng tiêu thụcủa doanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanhnghiệp sản xuất muốn đứng vững trên thị trường và tăng khả năng cạnhtranh phải sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, cải tiến mẫu mã và giá cả hợp
lý Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, khâu sản xuất là cực kỳ quan trọng tuynhiên công tác quản lý thành phẩm cũng là nội dung không thể thiếu Cónhư vậy mới đảm bảo duy trì được chất lượng thành phẩm và tránh mất mát
hư hỏng Công tác quản lý thành phẩm phải thực hiện đồng thời trên cả bamặt là số lượng giá trị, chất lượng và về mặt kế toán
- Về số lượng và giá trị: Việc quản lý thành phẩm đòi hỏi phải phảnánh kịp thời và chính xác tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm cả về chỉtiêu số lượng và chất lượng để từ đó doanh nghiệp có những điều chỉnh kịptrong khâu sản xuất và tiêu thụ, vừa đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của thịtrường và tránh tình trạng thành phẩm bị tồn kho lâu ngày gây ứ đọng vốntrong doanh nghiệp
- Về chất lượng: chất lượng sản phẩm phải được theo dõi theo mộtquy trình chặt chẽ từ khâu sản xuất, lưu kho đến khâu tiêu thụ Mục đíchcuối cùng đó là đảm bảo các sản phẩm đến tay người tiêu dung đạt chấtlượng
- Về mặt kế toán: thành phẩm phải được quản lý theo hai chỉ tiêu là sốlượng và số tiền
2 Đánh giá thành phẩm
Theo nguyên tắc giá gốc thì thành phẩm được đánh giá theo giá thànhsản xuất thực tế, tuỳ theo sự vận động của thành phẩm mà ta đánh giá chophù hợp
2.1 Tính giá thành phẩm nhập kho
- Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho đượcphản ánh theo giá thành sản xuất thực tế (Zsxtt) bao gồm chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
- Thành phẩm do thuê ngoài gia công hoàn thành nhập kho: Được tínhtheo giá thực tế gia công bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phíthuê gia công và chi phí liên quan trực tiếp khác (chi phí vận chuyển, bốc
dỡ, hao hụt trong gia công…)
- Thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho: Đánh giá bằng giá thực tế tạithời điểm xuất trước đây
Trang 52.2 Tính giá thành phẩm xuất kho
Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuấtthực tế xuất kho Thành phẩm thuộc nhóm tài sản hàng tồn kho, do vậy theochuẩn mực số 02 “kế toán hàng tồn kho”, việc tính giá thành thực tế của sảnphẩm tồn kho (hoặc xuất kho) được áp dụng một trong bốn phương phápsau:
1 ) Phương pháp tính theo giá đích danh
2 ) Phương pháp bình quân gia quyền
3 ) Phương pháp nhập trước,xuất trước
4 ) Phương pháp nhập sau, xuất trước
Tương ứng với mỗi phương pháp, giá thành phẩm xuât kho được tínhtheo những cách khác nhau, tuy nhiên dù áp dụng phương pháp nào thì tổnggiá trị thành phẩm trong kỳ đều thoả mãn công thức sau:
Tổng giá trị Giá trị thành Giá trị thành Giá trị thànhthành phẩm xuất = phẩm tồn kho + phẩm nhập - phẩm tồn khokho trong kỳ đầu kỳ kho trong kỳ cuối kỳ
Phương pháp tính theo giá đích danh
Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp nhập trước,xuất trước
Phương pháp nhập sau, xuất trước
3 Tổ chức chứng từ kế toán thành phẩm.
Để đáp ứng yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong sản xuất kinhdoanh, kế toán chi tiết NVL phải thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm,thứ NVL và phải tiến hành đồng thời ở từng kho và phòng kế toán trên cùngmột cơ sở chứng từ
Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quy định của Luật Kếtoán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, cácvăn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và quyết định số15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 các chứng từ kế toán sử dụng tronghạch toán hàng tồn kho nói chung và tành phẩm nói riêng bao gồm:
- Phiếu nhập kho (số hiệu 01 - VT)
- Phiếu xuất kho (số hiệu 20 - VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (số hiệu 03 PXK-3LL)
Bảng kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm,công cụ, hàng hoá (số hiệu 03 VT)
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (04 VT)
- Hoá đơn GTGT (số hiệu 01GTKT-3LL )
- Hoá đơn cước vận chuyển (số hiệu 03 - BH)
- Hoá đơn hàng mẫu ( số hiệu 02 GTKT – 2LL)
Đối với các chứng từ này phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng nộidung, phương pháp lập, ký chứng từ Người lập chứng từ phải chịu tráchnhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tàichính phát sinh
Trang 64 kế toán chi tiết thành phẩm
Kế toán chi tiết thành phẩm trong doanh nghiệp có vai trò quan trọngtrong việc cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu quản lý và công tác kếtoán tổng hợp
Nguyên tắc kế toán chi tiết thành phẩm là phải thực hiện theo từngkho, tưng loại, từng nhóm hàng và từng thứ thành phẩm Kế toán chi tiếtcung cấp thông tin trên cả hai mặt số lượng và giá trị Vì vậy, khi công tác
kế toán chi tiết thành phẩm được thự hiên tốt sẽ hỗ trợ tích cực kế toán tổnghợp thông qua việc đối chiếu số liệu nhằm phát hiện kịp thời những sai sóttrong việc ghi chép và tính toán đồng thời giúp khắc phục những sai sót đó
Mặt khác, kế toán chi tết thành phẩm cung cấp thông tin về số lượng,giá trị, chất lượng, tính chất, hiện trạng của thành phẩm chi tiết đến tườngchủng loại, từng mẫu mã từng kho Nhờ đó doanh nghiệp mới có thể quản
lý chặt chẽ và sử dụng tài sản một cách hiệu quả Đây là những thông tin cầnthiết và quan trọng mà không một công cụ quản lý nào có thể cung cấp đầy
đủ và chính xác theo nhiều thước đo và tiêu thức kế toán chi tiết thành phẩm
Nội dung kế toán chi tiết thành phẩm
Kế toán chi tiết thành phẩm được thực hiên ở cả hai nơi: phòng kếtoán và tại kho
Tại kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tính hàngnhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm thành phẩm ở từng kho theo chỉ tiêu
số lượng Thẻ kho do kế toán lập rồi ghi vào sổ đăng ký thẻ kho trước khigiao cho thủ kho ghi chép Hàng ngày khi có nghiệp vụ nhập, xuất thànhphẩm thực tết phát sinh, thủ kho thực hiện việc thu phát thành phẩm và ghi
số lượng thực tế nhập, xuất vào chứng từ nhập xuất Căn cứ vào các chứng
từ nhập, xuất kho thủ kho ghi số lượng nhập, xuất thành phẩm vào thẻ khocủa thứ thành phẩm có liên quan Mỗi chứng từ được ghi một dòng trên thẻkho, cuối ngày thủ kho tính ra số lượng hàng tồn kho để ghi vào cột “Tồn”của thẻ kho Sau khi được sử dụng để ghi thẻ kho, các chứng từ được sắpxếp lại một cách hợp lý để giao cho kế toán
Tại phòng kế toán: khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho thànhphẩm ô thủ kho chuyển lên và dựa trên kết quả giá thành thành phẩm xảnxuất trong kỳ, kế toán theo dõi tình hình nhập xuất tồn của thành phẩm trên
hệ thống sổ chi tiết theo cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị
Bằng việc hạch toán ở cả hai nơi, kế toán có thể phát hiện kịp thời cáctrường hợp ghi chép sai nghiệp vụ nhập xuất kho thành phẩm đồng thời tìm
ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục kịp thời
4.2 Các phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm
Hiện nay, các phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm được ápdụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất là phương pháp thẻ songsong, phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp ghi sổ số dư.Tuỳ theo đặc thù hoạt động kinh doanh, đặc điểm thành phẩm, yêu cầu quản
Trang 7lý, trình độ nhân viên kế toán mà mỗi doanh nghiệp lựa chon phương pháphạch toán chi tiết thành phẩm phù hợp với đơn vị mình.
4.2.1 Phương pháp thẻ song song.
Theo phương pháp này, công việc kế toán được thực hiện như sau:
* Tại kho: thủ kho thực hiện các công việc như đã mô tả ở phần trên
Cuối tháng hay tại các thời điểm nào đó trong tháng có thể đối chiếu
số liệu trên thẻ (sổ) chi tiết với số liệu trên thẻ kho tương ứng, nhằm đảmbảo tính chính xác của số liệu trước khi nhập báo cáo nhanh (tuần kỳ) thànhphẩm Cũng vào cuối tháng, kế toán cộng số liệu trên các thẻ (sổ) chi tiết,sau đó căn cứ vào số liệu dòng cộng ở thẻ (sổ) để ghi vào bảng kê nhập,xuất, tồn kho theo thứ, nhóm, loại thành phẩm
Ưu điểm của phương pháp này là ghi chép đơn giản, dễ làm dễ kiểmtra đối chiếu số liệu, đảm bảo độ tin cậy cao của thông tin và có khả năngcung cấp thông tin nhanh cho quản trị hàng tồn kho Tuy nhiên phương phápnày khối lượng ghi chép lớn, ghi chép trùng lắp chỉ tiêu số lượng giữa kếtoán và thủ kho nên chỉ phù hợp với doanh nghiệp có ít chũng loại thànhphẩm và có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán
4.2.2 Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển
* Tại kho: công việc của thủ kho cũng giống như đối với phương phápthẻ song song
* Tại phòng kế toán: định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập,xuất kho từ thủ kho, kế toán thực hiện kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ Sau
đó, thực hiện tập hợp các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm Sổ đối chiếuluân chuyển được kế toán mở cho cả năm và được ghi vào cuối mỗi tháng
Sổ được dùng để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm thuộctừng kho Sổ theo dõi cả chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu thành tiền trong cảtháng của hàng nhập, xuất, tồn kho Mỗi thành phẩm được ghi một dòng trên
sổ Sau khi hoàn thành việc ghi đối chiếu luân chuyển, kế toán thực hiện đốichiếu số liệu trên sổ này với số liệu trên thẻ kho và số liệu trên sổ kế toán tàichính liên quan (nếu cần)
Phương pháp này có ưu điểm là khối lượng ghi chép có giảm bớt sovới phương pháp thẻ song song nhưng vẫn trùng lắp chỉ tiêu số lượng giữaghi chép giữa thu kho và kế toán, việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa kho vàphòng kế toán chỉ được tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế chức năngkiểm tra của kế toán
Trang 8Theo yêu cầu cung cấp thông tin nhanh phục vụ quản trị hàng tồn khothì các doanh nghiệp không nên sử dụng phương pháp này.
4.2.3 Phương pháp mức dư (ghi sổ số dư)
* Tại kho: Theo phương pháp này, ngoài việc sử dụng thẻ kho để ghichép tương tự hai phương pháp trên, thủ kho còn sử dụng sổ số dư để ghichép tồn kho cuối tháng của thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng
Sổ số dư do kế toán tập hợp cho từng kho, mở theo năm Cuối mỗitháng sổ số dư được chuyển cho thủ kho để khi số lượng tồn trên cơ sở sốliệu từ các thẻ kho Trên sổ số dư thành phẩm được xếp theo thứ, nhóm, loại.Mỗi nhóm có dòng cộng nhóm, mỗi loại có dòng cộng loại
* Tại phòng kế toán: định kỳ nhân viên kế toán phải xuống kho kiểmtra việc ghi chép trên thẻ kho của thủ kho và trực tiếp nhận chứng từ nhập,xuất kho Sau khi kiểm tra, kế toán ký xác nhận vào chứng từ thẻ kho và kývào phiếu giao nhận chứng từ rồi mang chứng từ về phòng kế toán Sau khikiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ và tổng hợp giá trị theo từngnhóm, loại thành phẩm, kế toán ghi chép vào cột số tiền trên phiếu giao nhậnchứng từ, số liệu trên các phiếu này được ghi vào Bảng luỹ kế nhập, Bảngluỹ kế xuất kho thành phẩm Cuối kỳ, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho củatừng thứ thành phẩm trên Sổ số dư do thủ kho chuyển lên với số liệu trên cácBảng nhập, xuất tồn thành phẩm Khi số liệu đã được kiểm tra chính xác, kếtoán lập bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn thành phẩm dựa vào các bảng luỹ
kế nhập, xuất tồn để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp thành phẩm
Phương pháp này có ưu điểm là giảm bớt được khối lượng ghi chép
do kế toán chỉ ghi chỉ tiêu thành tiền của thành phẩm theo nhóm và theo loại
Kế toán thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên đối với ghi chép của thủkho trên thẻ kho và kiểm tra thường xuyên việc bảo quản thành phẩm trongkho của thủ kho Đồng thời công việc được dàn đều trong tháng, nên đảmbảo cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết phục vụ cho quản lý thành phẩm.Tuy nhiên phương pháp này làm cho việc đối chiếu, kiểm tra và phát hiệnsai sót gặp nhiều khó khăn, khi lập báo cáo tuần kỳ về thành phẩm phải căn
cứ trực tiếp vào số liệu trên các thẻ kho Trên thực tế, phương pháp nàythường được áp dụng cho doanh nghiệp có nhiều loại thành phẩm, việc nhậpxuất diễm ra thường xuyên, kế toán vào thủ kho có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ vững vàng
5 Kế toán tổng hợp thành phẩm
Hoạch toán tổng hợp thành phẩm nhằm phản ánh và kiểm soát tìnhhình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo giá thực tế thông qua các quan hệđối ứng giữa tài khoản thành phẩm và tài khoản khác liên quan Tương ứngvới hai hình thức kiểm kể hàng tồn kho, có hai phương pháp hạch toán tổnghợp hàng tồn kho nói chung và hạch toán tổng hợp thành phẩm nói riêng làphương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) và phương pháp kiểm kê định
kỳ (KKĐK) Việc sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào tính chất, chủngloại thành phẩm, yêu cầu quản lý và trình độ kế toán tại mỗi doanh nghiệp
Trang 95.1 Hạch toán thành phẩm theo phương pháp KKTX
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp kế toán phải tổchức ghi chép một cách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuấtkho và tồn kho của thành phẩm trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho.Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn khomột cách kịp thời và cập nhập Tại bất kỳ thời điểm nào kế toán cũng có thểxác định lượng nhập xuất tồn từng loại hàng tồn kho nói chung và thànhphẩm nói riêng Vì những ưu điểm này mà phương pháp KKTX được sửdụng phổ biến hiện nay ở nước ta Tuy nhiên, do phương pháp này đòi hỏitốn nhiều thời gian và công sức để hạch toán nên chỉ phù hợp với nhữngdoanh nghiệp có ít chủng loại thành phẩm với giá trị thấp, tần xuất nhập xuấtkhông lớn
5.1.1 Tài khoản sử dụng hạch toán
Theo phương pháp KKĐK, tình hình tăng giảm và tồn kho cuối kỳcủa các loại thành phẩm trong doanh nghiệp được phản ánh trên tài khoản
155 Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng kho, từng loại, từng nhóm,từng thành phẩm
Kết cấu tài khoản này như sau
- Bên nợ: phản ánh trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho, trị giá củathành phẩm thừa phát hiện khi kiểm kê, kết chuyển giá trị thực tết của thànhphẩm tồn kho cuối kỳ
- Bên có: phản ánh trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho, trị giáthực tế của thành phẩm thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê, kết chuyển giá trịthực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ
- Số dư bên nợ: phản ánh trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan để phản ánhquan hệ đối ứng với tài khoản 155 là:
- Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
- Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”
- Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
và một số tài khoản khác như Tài khoản 642, Tài khoản 3381, Tài khoản41
5.2 Hạch toán thành phẩm theo phương pháp KKĐK
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không phản ánh thườngxuyên liên tục tình hình biến động của hàng tồn kho như phương phápKKTX mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu và cuối kỳ của chúng dựa trênkết quả kiểm kê thực tế Theo phương pháp này, kế toán không phản ánh trịgiá hàng xuất theo từng lần xuất mà đến cuối kỳ tính ra tổng giá trị thànhphẩm nhập kho trong kỳ và so sánh giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ sovới cuối kỳ Để xác định trị giá thành phẩm xuất kho trong kỳ ta sử dụngphương pháp cân đối để tính
Trang 10Trị giá thành phẩm Trị giá thành phẩm Trị giá thành phẩm Trị giá thànhphẩm xuất kho = còn đầu kỳ + nhập trong kỳ - tồn cuối kỳ
Phương pháp Kiểm kê định kỳ tuy giảm nhẹ khối lượng công việchạch toán, tiết kiệm được thời gian và công sức ghi chép nhưng có độ chínhxác không cao vì chỉ phản ánh tổng giá trị thành phẩm xuất kho vào cuối kỳ
mà không cho biết cụ thể giá trị và mục đích của từng lần xuất, do đó dễ bịthất thoát và khó xác định được nguyên nhân hao hụt Ngoài ra, phươngpháp này phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý thành phẩm tại kho và hoạtđộng kiểm kê tại các doanh nghiệp Do đó, phương pháp KKĐK chỉ thíchhợp với các đơn vị kinh doanh có nhiều loại thành phẩm khác nhau, có giátrị thấp, tần suất xuất kho lớn
* Tài khoản sử dụng:
Do những điểm khác biệt trong cách thức thực hiện nên các tài khoảnđược sử dụng trong kế toán thành phẩm theo phương pháp KKĐK khác vớiphương pháp KKTX Tài khoản 155 “Thành phẩm ” chỉ sử dụng để phảnánh trị giá vốn của thành phẩm và hàng gửi bán tồn kho đầu kỳ và cuối kỳcòn việc nhập, xuất kho của thành phẩm phản ánh trên Tài khoản 632 “Giávốn hàng bán” Cụ thể:
- Tài khoản 155 “Thành phẩm ”
Bên nợ: kế chuyển giá trị thực tết của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.Bên có: kế chuyển giá trị thực tết của thành phẩm tồn kho đầu kỳ
Số dư bên nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ
- Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán”:
- Tài khoản 631 “Chi phí sản xuất”
Bên nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang đầu kỳ;
Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực tế phát sinh trongkỳ;
Bên có: Giá thành sản phẩm nhập kho,dịch vụ hoàn thành kết chuyểnvào Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang cuối kỳ kếtchuyển vào Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”.Tai khoản 631 không có số dư cuối kỳ
- Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Bên nợ: Trị giá vốn hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ định kỳ
Giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ Tổng giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm, lao vụ, dịch
cụ đã hoàn thành
Các khoản tính vào giá vốn hàng bán
Bên có: Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm tồn khocuối kỳ
Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm gửi bánchưa được xác định tiêu thụ cuối kỳ
Trang 11Kết chuyển giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ để xác địnhkết quả kinh doanh
- Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
* Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKĐKđược thể hiện qua sơ đồ
Sơ đồ: Sơ đồ kế toán thành phẩm theo phương pháp KKĐK
5.3 Hạch toán khoản dự phòng giảm giá thành phẩm
Dự phòng là sự xác nhận trên phương diện kế toán một khoảng giảmgiá trị của tài sản do những nguyên nhân chưa chắc chắn Với hàng tồn kho,
do sự biến động của giá cả thị trường nên không thể tránh khỏi trường hợpgiá thị trường của những mặt hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang nắm giữgiảm xuống thấp hơn so với giá trị ghi sổ, khi đó doanh nghiệp sẽ phải chịunhững tổn thất nhất định Bởi vậy doanh nghiệp tiến hành lập dự phòng giảmgiá hàng tồn kho để tạo lập nguồn tài chính bù đắp những tổn thất có thể xảy
ra đó và bảo tồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp
Các khoản dự phòng nói chung và dự phòng giảm giá hàng tồn khonói riêng đều được tính vào chi phí trong kỳ, điều này có vai trò quan trọngđối với doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh:
- Về phương diện kinh tế: dự phòng giảm giá hàng tồn kho làm giảmchi phí, đảm bảo phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong một niên
độ kế toán đồng thời đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong việc ghi nhận lợinhuận và giá trị tài sản của doanh nghiệp
- Về phương diện tài chính: dự phòng giảm giá hàng tồn kho làm giảmmột khoản lợi nhuận của doanh nghiệp đáng lẽ đã được phân chia Như vậy,thực chất dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một nguồn tài chính mà doanh
Trang 12nghiệp sử dụng để bù đắp trước những thiệt hại có thể xảy ra ở kỳ kế toánsau Nếu đến kỳ sau những thiệt hại đã dự tín không xảy ra thì khoản dựphòng đã lập lại được hoàn nhập để thu hồi lại nguồn tài chính đã mất.
- Về phương diện thuế khoá: do dự phòng giảm giá hàng tồn kho đượcxem là khoản chi phí hợp lý được trừ vào lợi nhuận khi tính ra thu nhập chịuthuế Do đó khoản dự phòng mang lại một khoản tiết kiệm thuế cho doanhnghiệp
Theo quy định hiện hành, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn khođược thực hiện vào cuối niên độ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính.Trên cơ sở bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá đối với từng loại hàngtồn kho, doanh nghiệp xác định mức dự phòng giảm giá cần lập cho niên độtới trong điều kiện không vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh của doanhnghiệp Mức dự phòng cần lập được tính theo công thức:
Mức dự phòng giảm giá Số lượng hàng Mức giảm giá từngđơn hàng tồn kho i = tồn kho i x vị hàng tồn kho i
Trong đó:
Mức giảm giá Giá gốc đơn vị ghi Giá đơn vị trên thị từng đơn vị của = sổ của hàng tồn - trường của hàngtồn hàng tồn kho i kho i kho i cuối kỳChi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán.Sau khi xác định số dự phòng phải lập, kế toán căn cứ số dự phòng đã lậpcuối niên độ kế toán trước để từ đó lập bổ sung khoản dự phòng còn thiếu(nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số đãlập năm trước) Kế toán phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn khotrên tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Tài khoản này có thểđược chi tiết theo từng loại hàng tồn kho và có kết cấu như sau:
Bên nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghigiảm giá vốn hàng bán trong kỳ
Bên có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giávốn hàng bán trong kỳ
Số dư bên có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.Trình tự hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:
- Cuối kỳ kế toán, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho kỳtiếp theo, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn khoCuối kỳ kế toán tiếp theo so sánh số đã trích lập dự phòng giảm giáhàng tồn kho trước đây (cuối kỳ trước) với mức cần phải trích lập cho kỳtiếp theo để trích lập bổ sung hoặc hoàn nhập vào cuối kỳ này
- Nếu số phải trích lập cho kỳ tiếp theo lớn hơn số đã trích lập dựphòng giảm giá hàng tồn kho trước đây, trích bổ sung số chênh lệch vào cuối
kỳ này, kế toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Trang 13Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Ngược lại, khoản chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập giảm chi phí
cuối kỳ này theo QĐ 15/2006 (hoặc theo TT 13/2006 thì ghi tăng thu nhập
khác)
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (hoặc Có TK 711)III KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢTIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm
Tiêu thụ thành phẩm là quá trình chuyển giao quyền sở hữu và sửdụng thành phẩm cho khách hàng, đổi lại doanh nghiệp sẽ thu được tiềnhoặc quyên thu tiền hay làm gia tăng tài sản khác Quá trình này làm phátsinh nhiều quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng và cơ quanthuế, cơ quan hải quan đồng thời chứa đựng rất nhiều nghiệp vụ kinh tế khácnhau Xuấ phát từ vai trò quan trọng và tính phức tạp của tiêu thụ thànhphẩm đối với các doanh nghiệp, công tác quản lý quá trình này đòi hỏi phảihết sức chặt chẽ và toàn diện trên nhiều phương diện
- Quản lý theo từng mặt hàng, chủng loại thành phẩm: doanh nghiệpphải nắm được số lượng, giá thành của từng loại thành phẩm bán ra vàdoanh thu nhận về tương ứng để từ đó xác định được khả năng tiêu thụ củatừng mặt hàng, mặt hàng nào mang lại lợi nhuận cao nhất Đây là căn cứa đểdoanh nghiệp lựa chọn cơ cấu sản phẩm và kế hoạch sản xuất phù hợp
- Quản lý theo từng phương thức và thị trường tiêu thụ: thành phẩm cóthể được bán theo nhiều phương thức khác nhau ở nhiều thị trường khácnhau Quản lý tốt từng phương thức và thị trường tiêu thụ sẽ giúp doanhnghiệp nắm bắt được phương thức nào mang lại hiệu quả cao nhất, thịtrường nào tiêu thụ được nhiều nhất để phát huy đồng thời xác định nguyênnhân của các phương pháp kém hiệu quả, thị trường tiêu thụ kém từ đó cóbiện pháp khắc phục và xử lý phù hợp
- Quản lý theo từng hình thức và đối tượng thanh toán: Mục tiêu củaquá trình tiêu thụ không phải là bán được nhiều sản phẩm, thu được lợinhuận cao mà còn phải đảm bảo thu hồi được các khoản nợ một cách chắcchắn, nhanh chóng để tăng nhanh vòng quay của vốn Do đó, doanh nghiệpphải lựa chọn các hình thức thanh toán sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.Đồng thời doanh nghiệp cũng quản lý tốt các khoản nợ chi tiết đến từngkhách hàng để có kế hoạch thu nợ cụ thể, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốnlâu dài và trốn nợ
Để đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với quản lý tiêu thụ thành phẩm,công tác kế toán có các nghiệp vụ cơ bản sau:
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các nhiệp vụ bánhàng và các chỉ tiêu số lượng hàng bán, giá vốn, doanh thu và hình thứcthanh toán chi tiết cho từng loại thành phẩm, từng thị trường, từng phươngthức bán hàng
Trang 14- Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kết hoạch tiêu thụ về chỉ tiêu sốlượng, doanh thu, lợi nhuận và việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Theo dõi, kiểm tra đôn đốc tình hình thu hồi tiền hàng và công nợchi tiết đến từng khách hàng và hình thức thanh toán
- Tập hợp đầy đủ, chính xác các khoản chi phí phát sinhtrong quátrình tiêu thụ thành phẩm để làm căn cứ xác định kết quả của hoạt động tiêuthụ
- Phân tích các chỉ tiêu kinh tế liên quan như chi phí, doanh thu để
từ đó tham mư cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra những quyết định đúngđắn, kịp thời thúc đẩy quá trình tiêu thụ
Nội dụng chủ yếu của hạch toán tiêu thụ thành phẩm bao gồm:
- Hạch toán doanh thu bán hàng
- Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
- Hạch toán giá vốn hàng bán
- Hạch toán các khoản phải thu khách hàng
2 Doanh thu và điều kiện ghi nhận doanh thu.
Trong quá trình tiêu thụ, chỉ tiêu mà tất các doanh nghiệp đều rất quantâm đó là doanh thu Ở nước ta, phương pháp và nguyên tắc kế toán doanhthu nói chung và doanh thu bán hàng nói riêng được quy định chung trongchuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (ban hành
và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của
Bộ trưởng Bộ tài chính) Theo đó doanh thu được hiểu là tổng giá trị các lợiích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làmtăng vốn kinh doanh Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đồng thờithoả mãn 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá nhưngười sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giaodịch bán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liềnvới quyền sở hữu hàng hoá thì giao dịch không được coi là hoạt động bánhàng và doanh thu không được ghi nhận Doanh nghiệp phải xác định đượcthời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữuhàng hoá cho người mua trong từng trường hợp cụ thể Trong hầu hết cáctrường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểmchuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyênd kiểmsoát hàng hoá cho người mua
Trang 15Khi thành phẩm được xem là đã tiêu thụ thì doanh nghiệp mới phảnánh doanh thu bán hàng Chứng từ được dùng làm căn cứ để ghi nhận doanhthu phụ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp áp dụng:
Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ: chứng từ sử dụng là Hoá đơn GTGT Trong trườn hợp này doanh thubán hàng không bao gồm thuế GTGT
Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp: chứng từ sử dụng là Hoá đơn bán hàng Doanh thu trong trừng hợp này
có tính thuế GTGT
Các hoá đơn này do người bán lập thành 3 liên (đặt giấy than ghi mộtlần): liên 1 lưu, liên 2 giao cho người mua làm chứng từ đi đường và thanhtoán tiền hàng, liên 3 dùng để ghi sổ kế toán trong đơn vị Ngoài ra còn một
số giấy tờ khác dùng để đối chiếu như Bảng kê hàng bán đại lý, hợp đồngbán hàng, hợp đồng đại lý
Trang 16Kết chuyển trị giá vốn hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, lao vụ đã cungcấp chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán đầu kì (phương phápKKĐK).
Số dư bên nợ: Trị giá vốn thành phẩm, hàng hoá đã gửi đi, lao vụ đãcung cấp chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán
* Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: TK nàydùng để phản ánh doanh thu doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ và cáckhoản giảm trừ doanh thu Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên nợ: Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGTtính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực
tế của doanh nghiệp trong kỳ
Các khoản ghi giảm doanh thu bán hàng (giảm giá hàng bán,trị giá hàng bị trả lại và chiết khấu thương mại)
Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang TK 911 để xácđịnh kết quả kinh doanh
Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao vụ, dịch
vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán
Tài khoản 511 không có số dư và được chi tiết thành 4 tài khoản cấp2:
- TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”
- TK 5112 “Doanh thu bán thành phẩm”
- TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
- TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
* Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ”: TK này dùng để phản ánh doanhthu và các khoản giảm trừ doanh thu trong trừng hợp tiêu thụ nội bộ Kết cấucủa tài khoản này cũng tương tự như TK 511 TK 512 có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 5121 “Doanh thu bán hàng hoá”
- TK 5122 “Doanh thu bán sản phẩm”
- TK 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
* TK 521 “Chiết khấu thương mại”: phản ánh khoản mà doanh nghiệpchấp nhận thưởng cho những khách hàng mua một khối lượng lớn hàng hoátrong một khoảng thời gian nhất định (hồi khấu) hoặc giảm trừ vào giá bánniêm yết vì mua khối lượng hàng lớn trong một đợt (bớt giá) Chiết khâuthương mại được ghi trong các hợp đồng mua bán hoặc cam kết mua, bánhàng
TK 521 có tính chất là tài khoản điều chỉnh của tài khoản 511, cuối kỳkhông có số dư Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho kháchhàng
Trang 17Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK
"Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của
TK 5212 “Chiết khấu thành phẩm”: Phản ánh toàn bộ số tiền chiếtkhấu thương mại tính trên khối lượng sản phẩm đã bán ra cho người muathành phẩm
TK 5213 “Chiết khấu dịch vụ”: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấuthương mại tính trên khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho người mua dịch vụ
* Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”: tài khoản này phản ánh doanhthu của số thành phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do lỗi củadoanh nghiệp TK này có tính chất và kết cấu giống tài khoản 521
* Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”: theo dõi các khoản giảm giángoài hoá đơn cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận vì các lý do chủquan của doanh nghiệp Tính chất và kết của tài khoản này giống tài khoản
521 và tài khoản 531
* Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: Tài khoản này dung để theo dõitrị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ xuất bán trong kỳ
Đối với phương pháp KKTX tài khoản này có kết cấu:
Bên nợ: Trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã cung cấptheo hoá đơn
Bên có: bao gồm giá vốn của hàng bán bị trả lại trong kỳ và kếtchuyển giá vốn của hàng bán tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinhdoanh
TK 632 không có số dư cuối kỳ
Đối với phương pháp KKĐK tài khoản này có kết cấu:
Bên nợ:
Giá thành thực tế sản phẩm gửi bán, sản phẩm tồn kho chưa xác địnhtiêu thụ đầu kỳ (DNSX)
Trang 18Tổng Zsx thực tế của thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành(không kể có nhập kho hay không) (DNSX)
Kết chuyển giá vốn hàng hoá đã bán trong kỳ từ TK 611 (DNTM)Các khoản khác tính vào giá vốn hàng bán(Số trích lập dự phòng ).Bên có:
Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm gửi bán chưatiêu thụ, thành phẩm tồn kho cuối kỳ (DNSX)
Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của TP được xác định đã bántrong kỳ (DNSX)
Kết chuyển giá vốn thực tế của hàng hoá đã bán trong kỳ để xác địnhkết quả kinh doanh (DNTM)
TK 632 không có số dư cuối kỳ
* Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hoạch toán kế toán còn sửdụng thêm một số tài khoản như:
- TK 33311: thuế GTGT đầu ra phải nộp
- TK 3332: thuế tiêu thụ đặc biệt được trừ vào doanh thu
- TK 3333: thuế xuất khẩu được trừ vào doanh thu
- TK 131 “Phải thu khách hàng”
- TK 136 “Phải thu nội bộ”
- TK 111, 112, 911…
3.2 Hạch toán tiêu thụ thành phẩm theo các phương thức tiêu thụ
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để tạo lập và duy trì
vị trí của sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp luôn tìm cách đa dạnghoá các phương thức tiêu thụ của đơn vị mình Tương ứng với từng phươngthức tiêu thụ khác nhau, trình tự hạch toán có những điểm khác biệt
(1) Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng, căn cứ vào hóađơn GTGT và các chứng từ thanh toán để phản ánh doanh thu bán hàng, kếtoán ghi: -Nếu áp dụng p/pháp thuếGTGT khấu trừ:
Nợ TK 111, 112, 113, 131: (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 : (Giá bán chưa thuế)
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp
- Nếu áp dụng p/pháp thuế GTGT trực tiếp:
Trang 19Nợ TK 111,112,131(Tổng giá thanh toán)
Có TK 511
(2) Trường hợp trước đây gửi bán cho khách hàng, cho đại lý theohợp đồng; khi khách hàng chấp nhận thanh toán (hoặc thanh toán), kế toánghi nhận doanh thu phần khách hàng chấp nhận (hoặc thanh toán), kế toánghi:
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
Nợ TK 111, 112, 131 : (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 : (Giá bán chưa thuế)
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghisổ:
Nợ TK 111, 112, 131 : (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 : (Giá bán hàng bao gồm cả thuế)(3) Trường hợp bán hàng thu bằng ngoại tệ, doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ phải qui đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế phát sinhhoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng doNgân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
(3.1) Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, theo quy đổi
ra Việt Nam đồng, căn cứ vào các chứng từ, kế toán ghi sổ
Nợ TK 1112, 1122 (131) Theo tỷ giá GDBQ ngoại tệ liên NH
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT đầu ra (3.2) Đồng thời: Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại theo từng loạinguyên tệ
(4) Trường hợp bán hàng qua các đại lý, ký gửi hàng
(4.1) Tại bên giao hàng (chủ hàng)
Căn cứ vào "Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi", doanh nghiệp lậphóa đơn GTGT phản ánh doanh thu bán hàng để giao cho các đại lý; xácđịnh tiền hoa hồng phải trả đồng thời nhận hoá đơn GTGT do đại lý pháthành
- Nếu các đại lý, thanh toán tiền cho doanh nghiệp sau khi trừ tiềnhoa hồng được hưởng, căn cứ vào các chứng từ thanh toán, kế toán ghi sổ:
Trang 20Nợ TK 641: (Tiền hoa hồng cho đại lý)
Nợ TK 133:(Thuế GTGT tương ứng theo hoa hồng cho đại lý)
Nợ TK 111,112:(Số tiền đã nhận sau khi trừ hoa hồng đại lý)
Có TK 511: (Giá bán chưa thuế)
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra
- Nếu các đại lý, bên nhận bán hàng ký gửi thanh toán toàn bộ số tiềncủa số hàng đã bán theo giá qui định cho bên chủ hàng: căn cứ chứng từthanh toán, hoá đơn GTGT bên đại lý phát hành về hoa hồng được hưởng, kếtoán ghi sổ:
Nợ TK 111, 112 : (Tổng giá trị thanh toán)
Nợ TK 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)
Có TK 511: (Giá bán chưa thuế)
Có TK 3331: (Thuế GTGT đầu ra)
- Sau đó, bên chủ hàng xác định hoa hồng trả cho các đại lý, bênnhận bán hàng ký gửi, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 641: (Tiền hoa hồng chưa kể thuế cho đại lý)
Nợ TK 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)
Có TK 111,112:(Hoa hồng và thuế GTGT tươngứng)
(4.2) Tại các đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gửi (bên nhậnhàng)
Tại các đại lý, đơn vị nhận hàng ký gửi phải bán hàng đúng giá vàhưởng hoa hồng do bên chủ hàng thanh toán Doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ là phần hoa hồng được hưởng, hạch toán như sau:
* Khi nhận hàng để bán đại lý, ký gửi, thì số hàng này không thuộcquyền sở hữu của đơn vị, căn cứ vào giá trị ghi trên "Phiếu xuất kho hànggửi bán đại lý" do bên giao hàng lập, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi
* Khi bán được hàng nhận bán hộ, ký gửi:
- Ghi có TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi
- Căn cứ vào hóa đơn GTGT (nếu có) và chứng từ thanh toán, kế toánghi sổ: Nợ TK 111, 112 : ( Tổng số tiền thanh toán)
Có TK 3388 : ( Tổng số tiền thanh toán)
Trang 21* Khi thanh toán với bên giao hàng, căn cứ vào "Bảng thanh toánhàng đại lí, kí gửi", phát hành HĐGTGT hoa hồng được hưởng cho bên chủhàng và chứng từ thanh toán, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 3388: ( Tổng số tiền thanh toán)
Có TK 511: (Hoa hồng được hưởng)
Có TK 33311: (Thuế GTGT phải nộp theo số hoa
hồng)
Có TK 111, 112 (Số tiền thực trả cho chủ hàng sau khi
trừ tiền hoa hồng được hưởng)(5) Trường hợp bán hàng trả góp, trả chậm:
Trường hợp này khi giao hàng cho người mua thì được xác định làtiền tiêu thụ; doanh thu bán hàng được tính theo giá bán tại thời điểm thutiền 1 lần; khách hàng chỉ thanh toán 1 phần tiền mua hàng để nhận hàng vàphần còn lại trả dần trong một thời gian và chịu khoản lãi theo qui định tronghợp đồng Khoản lãi do bán trả góp hạch toán vào doanh thu hoạt động tàichính
(5.1) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ
- Ghi nhận doanh thu, số tiền đã thu và số phải thu, tiền lãi do bán trảchậm, trả góp, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 111, 112 : ( Số tiền đã thu được)
Nợ TK 131 : (Số tiền phải thu)
Có TK 511 : (Theo giá bán trả ngay một lần chưathuế)
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệchgiữa tổng số tiền bán theo giá trả góp với giá bán trả ngay chưa có thuếGTGT)
- Khi thu được tiền các kỳ tiếp theo, căn cứ vào chứng từ thanh toán ghisổ:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 - Phải thu khách hàng
Trang 22- Từng kỳ, tính toán và xác định doanh thu HĐCT do bán hàng trảgóp, trả chậm theo nguyên tắc phù hợp, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính(5.2) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp
- Phản ánh ghi nhận doanh thu, số tiền đã thu và sẽ phải thu lãi dobán trả góp, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 111, 112 : (Số tiền đã thu được)
Nợ TK 131: (Số tiền còn phải thu)
Có TK 511: (Tổng giá thanh toán theo số tiền trả ngay)
Có TK 3387: (Chênh lệch giữa tổng số tiền bán theogiá trả góp với tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT theo số tiền trả ngay )
- Cuối kì, xác định thuế GTGT phải nộp cho số hàng đã bán trả góp,trả chậm, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
6.1) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ
Nợ TK 334: (Tổng giá có thuế GTGT-Nếu trả thay lương)
Nợ TK 431: (Nếu biếu tặng bằng nguồn quỹ phúc lợi)
Nợ TK 642: (Nếu biếu tặng không bằng nguồn quỹ phúc lợi)
Có TK 512; 511- (Giá chưa có thuế)
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra6.2) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp
Nợ TK 334; 642: (Tổng giá thanh toán có thuế GTGT)
Trang 23Có TK 512;511 : (Tổng giá thanh toán có thuếGTGT)
7) Trường hợp đổi hàng:
Doanh nghiệp đưa thành phẩm của mình để đổi lấy vật tư, hàng hóakhông tương tự về bản chất và giá trị của đơn vị khác, doanh thu được ghinhận trên cơ sở giá trao đổi giữa doanh nghiệp với khách hàng, cả hai bênđều phải phát hành hoá đơn Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương phápkhấu trừ
7.1) Phản ánh giá vốn của thành phẩm được đi trao đổi, kế toán ghisổ:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Thành phẩm7.2) Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, căn cứ vàohóa đơn GTGT của số hàng mang đi trao đổi, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 131 : ( Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 : ( Giá bán chưa thuế)
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra7.3) Phản ánh trị giá vốn vật liệu nhập kho theo nguyên tắc giá gốc,căn cứ vào hóa đơn GTGT của đối tác trao đổi (khách hàng), kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153 : (Giá mua chưa thuế)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào
Có TK 131 : ( Tổng giá thanh toán)7.4) Kết thúc, thanh lí hợp đồng trao đổi giữa hai bên, nếu giá trị sảnphẩm đưa đi trao đổi cao hơn giá trị vật tư nhận về, được nhà cung cấp thanhtoán số chênh lệch bằng tiền, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131Ngược lại nếu giá trị thành phẩm đưa trao đổi nhỏ hơn giá trị vật tư
mà doanh nghiệp nhận về thì DN phải thanh toán tiền cho nhà cung cấp, kếtoán ghi sổ ngược lại bút toán trên
Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháptrực tiếp, thì các bút toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụkhông sử dụng TK 3331 "Thuế GTGT đầu ra"; và bút toán phản ánh trị giá
Trang 24thực tế vật liệu nhập kho không sử dụng TK 133 "Thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ".
3.3 Kế toán dự phòng phải thu khách hàng
Khi bán hàng, doanh nghiệp có thể thu ngay tiền mặt hoặc chấp nhận chokhách hàng nợ trên cơ sở sự tin tưỡng và những cam kết giữa bên bán vớibên mua Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà doanh nghiệpkhông thể đảm bảo chắc chắn được toàn bộ số tiền khách hàng nợ sẽ đượcthanh toán đúng thời hạn Do đó, để đảm bảo sự chủ động về tình hình tàichính cho các doanh nghiệp, chuânr mực kế toán Việt Nam quy định việclập dự phòng phải thu khách hàng Theo đó, kế toán trích lập dự phòng phảithu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán dựa trên cơ sở đánh giácủa Công ty về khả năng thu hồi các khoản nợ đồng thời không vượt quá20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp Khoản trích dự phòng phảithu khó đòi được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp theo bút toán:
Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Có TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”
Nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán nămnay lớn hơn số đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch được lập
bổ sung theo bút toán như khi lập
Nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán nămnay nhỏ hơn số đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số lập thừa được hoànnhập theo bút toán:
Nợ TK 139
Có TK 642Trong trường hợp Công ty xoá sổ khoản nợ khó đòi không thu được,ghi bút toán:
Nợ TK 139: số đã lập dự phòng
Nợ TK 642: số chưa lập dự phòng
Có TK 131: số phải thu quyết định xoá sổ
IV HẠCH TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ
Để đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, người tathường xem xét hai chỉ tiêu là lợi nhuận gộp và lãi (lỗ) của hoạt động tiêuthụ Trong đó, lợi nhuận gộp được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu thuần - Tổng giá vốn hàng bán
Trang 25Kết quả tiêu thụ chính là số chênh lệch giữa lợi nhuận gộp và chi phíbán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả Lợi nhuận Chi phí Chi phí quản lý tiêu thụ = gộp - bán hàng - doanh nghiệp
Các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán
đã được đề cập ở phần hạch toán tiêu thụ thành phẩm Trong phần màychúng ta sẽ tìm hiểu về các chỉ tiêu còn lại trong việc xác định kết quả hoạtđộng tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp
1 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, kế toán
sử dụng các tài khoản sau:
* Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”: dung để phản ánh các khoản chiphí bán hàng phát sinh trong kỳ Đây là những khoản chi phí mà doanhnghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì chi phí quảng cáo…kết cấucủa tài khoản này như sau:
TK 641 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết 7 TK cấp II:
- TK 6411 “Chi phí nhân viên” - TK 6415 “Chi phí bảo hành”
- TK 6412 “Chi phí vật liệu” - TK 6417 “Chi phí dịch vụ mua
Trang 26Bên nợ:
- Các khoản chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kì
- Trích lập và trích lập thêm khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phảitrả
Bên có:
- Các khoản ghi giảm chi phí QLDN
- Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phảitrả đã trích lập lớn hơn số phải trích cho kỳ tiếp theo
- Kết chuyển chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh
TK 642 không có số dư cuối kì và có 8 tài khoản cấp II:
- TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lí” - TK 6425 “Thuế, phí và lệ phí”
- TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lí” - TK 6426 “Chi phí dự phòng”
- TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng” -TK 6427 “Chi phí dịch vụ muangoài”
- TK 6424 “Chi phí KHTSCĐ” - TK 6428 “Chi phí bằng tiềnkhác”
* Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”: dùng để xác định xácđịnh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động kháccủa doanh nghiệp Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chi phí tài chính trong kỳ
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêuthụ trong kỳ
- Chi phí khác trong kỳ
- Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Bên có:
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Doanh thu thuần hoạt động tài chính trong kỳ
- Thu nhập thuần khác trong kỳ
- Kết chuyển số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Trang 27* Tài khoản 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối”: phản ánh kết quả lãi lỗtrong kỳ của doanh nghiệp và tình hình phân phối kết quả đó Kết cấu của tàikhoản này như sau:
Bên nợ:
- Số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
- Phân phối tiền lãi(Trích lập các quỹ DN; chia cổ tức, lợi nhuận chocác cổ đông ; bổ sung nguồn vốn kinh doanh; Nộp lợi nhuận lên cấp trên) Bên có:
- Số lãi thực tế từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
- Số lãi được cấp dưới nộp lên, số lỗ được cấp trên cấp bù (Khôngthuộc mô hình công ty mẹ-con)
- Xử lý các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh
Tài khoản 421 có thể có số dư nợ hoặc dư có
Số dư bên Nợ: Phản ánh khoản lỗ chưa xử lý hoặc số phân phối quá
số lãi
Số dư bên Có: Phản ánh khoản lãi từ hoạt động kinh doanh chưa phânphối
Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 4211- Lợi nhuận năm trước (Tk 4211 còn sử dụng
để điều chỉnh tăng, giảm số dư đầu năm TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thayđổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của nămtrước mà năm nay mới phát hiện)
- Tài khoản 4212- Lợi nhuận năm nayNgoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác để hạch toán như
TK 111, 152, 153, 214, 334
2 Phương pháp hạch toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh
2.1 Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong kỳ, kế toán ghi nhận các khoản chi phí bán hàng và chi phíquản lý doanh nghiệp phát sinh vào tài khoản 641 và tài khoản 642 Tuỳtheo từng yếu tố chi phí mà kế toán ghi Nợ vào tiểu khoản tương ứng của
TK 641, TK 642 và ghi có các TK đối ứng phù hợp Nếu các khoản chi đãđược ghi nhận vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà
Trang 28không sử dụng hết và trả lại trong kỳ thì kế toán ghi giảm chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp
Đối với hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có hoặc
có ít sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng và quản lýdoanh nghiệp vào TK 142 “Chi phí trả trước” để phân bổ dần ở kỳ sau
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệptrong kỳ để xác định kết quả kinh doanh
Trang 29Sơ đồ: Kế toán chi phí bán hàng
Dự phòng phải trả về chi phí bảo hành hàng hoá, sản phẩm
- Chi phí phân bổ dần
- Chi phí trích trước
TK 512
Thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng nội bộ
TK 33311
Thuế GTGT
Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nếu được tính vào chi
phí bán hàng
Các khoản thu giảm chi
- Chi phí dịch vụ mua ngoai
- Chi phí bằng tiền khác
TK 133
Thuế GTGT
TK 641 – Chi phí bán hàng
K/c chi phí bán hàng
Hoàn nhập dự phòng phải trả về chi phí bảo hành sản phẩm , hàng hoá
TK 111, 112…
TK 911
TK 352
Trang 30Sơ đồ: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 312.2 Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ
Công việc hạch toán xác định kết quả tiêu thụ được thực hiện vào cuối
kỳ Nội dung hạch toán đó là kết chuyển tổng doanh thu tiêu thụ, giá vốnhàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ về tàikhoản 911 “Xác định kết quả” để tính ra lãi (lỗ) của hoạt động tiêu thụ trong
kỳ của doanh nghiệp Trình tự hạch toán xác định kết quả tiêu thụ được kháiquát qua sơ đồ
Sơ đồ: Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
V TỔ CHỨC SỔ SÁCH TRONG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤTHÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ GHI SỔ THEO CÁC HÌNHTHỨC GHI SỔ
Để tập hợp thông tin của tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, kếtoán sử dụng hệ thống các chứng từ và sổ sách kế toán Hiện nay Việt Nam
có 4 hình thức ghi sổ sau: Hình thức Nhật ký chứng từ, hình thức Nhật kýchung, hình thức Nhật ký sổ cái và hình thức Chứng từ ghi sổ Việc lựa chọnhình thức ghi sổ nào phụ thuộc vào quy mô, tính chất và đặc điểm hoạt độngkinh doanh, trình độ quẩn lý, năng lực của kế toán viên và mức độ trang bịphương tiện trong từng đơn vị Tương ứng với mỗi hình thức ghi sổ, phầnhành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụđược tổ chức ghi chép khác nhau
1 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để ghi nhận cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh trên Nhật ký chung và Nhật ký bán hàng Sau đố
số liệu từ các sổ Nhật ký được ghi vào Sổ cái của từng tài khoản
chi phí quản lý doanh nghiệp
Chờ kết chuyển Kết chuyển chi
phí kỳ trước
Kết chuyển lỗ
Kết chuyển lãi
Trang 32Nếu đơn vị mở sổ kế toán chi tiết thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinhcũng được ghi chép hàng ngày vào các sổ kế toán chi tiết liên quan, đây làcăn cứ để lập Báo cáo tổng hợp chi tiết vào cuối kỳ.
Cuối kỳ, kế toán cộng số liệu trên các Sổ cái và chuyển vào Bảng cânđối số phát sinh Số liệu trên các Sổ cái và các Bảng tổng hợp chi tiết sau khi
đã đối chiếu kiểm tra được dùng để lập Báo cáo tài chính
2 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký sổ cái
Hàng ngày các chứng từ gốc được ghi đồng thời vào các sổ thẻ kếtoán chi tiết liên quan và ghi vào Nhật ký sổ cái
Cuối kỳ, số liệu trên Nhật ký sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết được đốichiếu với nhau và được dùng để lập Báo cáo tài chính
3 Trinh tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từgốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ theo những tiêu thức nhất định Các chứng
từ ghi sổ này lại được ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng
để ghi Sổ cái mở riêng cho mỗi tài khoản Việc ghi chép vào hệ thống sổ chitiết cũng tương tự như các hình thức ghi sổ khác
Cuối kỳ, căn cứ vào các Sổ cái kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh.Cuối cùng kế toán lập các Báo cáo tài chính dựa vào Sổ cái và Bảng tổnghợp chi tiết được sau khi các số liệu này đã được đối chiếu kiểm tra kỹ càng
4 Trinh tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ
Theo hình thức này, hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc
kế toán ghi vào các Bảng kê và Nhật ký chứng từ liên quan Đối với một sốNhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì cuối kỳchuyển số liệu tổng cộng của các bảng kê và sổ chi tiết vào Nhật ký chứng
từ Một số chứng từ được sử dụng để lập các bảng phân bổ, cuối kỳ số liệutrên các bảng này đựơc chuyển sang các Bảng kê và Nhật ký chứng từ liênquan
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thìđược ghi trực tiếp vào các sổ thẻ chi tiết liên quan Cuối kỳ, cộng các sổhoặc thẻ kế toán này để từ đó làm căn cứ lập các Bảng tổng hợp chi tiết
Số liệu trên Nhật ký chứng từ sau khi được hoàn chỉnh sẽ được đốichiếu với số liệu trên các sổ chi tiết hoặc các Bảng tông hợp chi tiết trướckhi được dùng để làm căn cứ ghi trực tiếp vào Sổ cái Sau đó, căn cứ vàodòng tổng cộng trên các Sổ cái và số liệu chi tiết trên Nhật ký chứng từ,Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết, kế toán tiến hành lập Báo cáo tàichính
Riêng đối với công tác tổ chức hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụthành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ được thể hiện qua sơ đồ:
Trang 33Ghi hàng ngàyGhi cuối kỳ
Sổ chi tiết KH
Sổ tổng hợp BH
Trang 34CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY THĂNG LONG
I Tổng quan chung về Công ty cổ phần may Thăng Long
1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần may Thăng Long
Tên thương gọi: Công ty may Thăng Long
Tên giao dịch tiếng anh: Thanglong garmentjointstockcompan Tên viết tắt: Thaloga
Trụ sở chính: 250 Minh Khai, quân Hai Bà Trưng, HN
Điện thoại: (84-4)8623372 Fax: (84-4)8623374
E-Mail: Thaloga@fpt.vn
Ngày 8/5/1958 Bộ ngoại thương ra quyết định thành lập Công ty maymặc xuất nhập khẩu - tiền than của Công ty cổ phần may Thăng Long ngàynay Đây là Công ty may mặc đầu tiên của Việt Nam trụ sở tại 15 Cao BáQuát Liên tiếp trong các năm 1958, 1959, 1960 công ty đã hoàn thành xuấtsắc kế hoạch sản xuất đã đề ra trong năm Chỉ tính đến những tháng cuốinăm 1958, tổng số lao động của công ty đã lên tới 550 người Trước đòi hỏiphải phát triển về qui mô, tháng 7/1961 công ty chuyển về địa chỉ 250 MinhKhai, quân Hai Bà Trưng, HN
Từ thành công trong gian đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 1(1961 - 1965), ngày 31/8/1965 bộ phận gia công đã tách thành đơn vị sảnxuất độc lập với tên gọi Công ty gia công may mặc xuất khẩu sau đó đổi
thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu Đến năm 1979 xí nghiệp có tên mới
là Xí nghiệp may Thăng Long.
Nhờ đổi mới tư duy quản lý và khả năng thích ứng nhanh với môitrường cạnh tranh nên năm 1991, công ty là đơn vị đầu tiên trong ngành maymặc được nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp Và đến năm 1992,công ty là đơn vị đầu tiên được Bộ công nghiệp nhẹ (nay là Bộ công nghiệp)cho phép chuyển từ loại hình xí nghiệp sang loại hình công ty với tên cũ là
Trang 35Công ty may Thăng Long theo quyết định số 218 TC/LĐ – CNN ngày24/3/1993 Năm 1993 công ty đã đăng ký bản quyền thương hiệu Thaloga tạithị trường Việt Nam và được cấp chứng nhận đăng ký bản quyền tại Mỹ vàotháng 9/2003.
Năm 2004 Công ty may Thăng Long được cổ phần hoá theo quyếtđịnh số 1496/QĐ – TCCB ngày 26/6/2003 của Bộ công nghiệp và lấy tên là
Công ty cổ phần may Thăng Long.
Với những thành tích đã đạt được, Công ty cổ phần may Thăng Long
đã được Nhà nước trao tặng nhiều huân chương cao quý: 1 huân chương độclập hạng 3 (năm 1997), 1 huân chương độc lập hạng nhất (năm 1998), 1huân chương độc lập hạng nhì (năm 2002) và nhiều huân chương cao quýkhác cung nhiều bằng khen và giấy khen của Bộ công nghiêp, UBND thànhphố Hà Nội, Tổng công ty may Việt Nam, UBND Quận Hai Bà Trưng
Như vậy, với những thành quả đạt được trong thời gian qua, Công ty
cổ phần may Thăng Long đã khẳng định rõ khả năng hoạt động cũng nhưhướng đi đúng đắn của mình Hy vọng rằng, trong thời gian tới Công ty sẽphát huy được sức mạnh của mình, tiếp tục trên đà tăng trưởng và đóng gópnhiều hơn nữa vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
mi, áo Jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em…
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hang công nghệ thực phẩm,công nghiệp tiêu dung, trang thiết bị văn phòng, nông lâm, hải sản, thủ công
mỹ nghệ
- Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ôtô, xe máy,
mỹ phẩm, rượu, kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng
Trang 36- Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan, kinh doanh khách sạn, nhàhang, vận tải, du lịch lữu hành trong nước.
- Kinh doanh các nghành nghề khác phù hợp với qui định của phápluật
Tuy nhiên, mới chuyển sang hình thức công ty cổ phần trong 3 gầnđây nên Công ty chủ yếu tập chung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hangmay mặc bán cho thị trường trong nước và xuất khẩu
2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty.
Mô hình sản xuất của Công ty bao gồm nhiều xí nghiệp thành viên.Công ty hiện có 5 xí nghiệp may chính thức phù hợp với quy trình côngnghệ sản xuất sản phẩm, gồm:
- 3 xí nghiệp may I, II, III ở Hà Nội
- 1 xí nghiệp may ở Nam Hải đóng tại Nam Định
- 1 xí nghiệp may Hà Nam đóng tại Hà Nam
Trong đó mỗi xí nghiệp này lại được chia thành 5 bộ phân có nhiệm
vụ khác nhau gồm: Văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ là, kho Công ty.Ngoài các xí nghiệp may chính thì Công ty còn tổ chức bộ phân kinh doanhphụ như xí nghiệp phụ trợ gồm 1 phân xưởng thêu, 1 bộ phận xưởng màiđồng thời có nhiệm vụ cung cấp điện nước, sửa chữa máy móc thiết bị cho
cả Công ty, 1 cửa hang thời trang chuyên nghiên cứu mẫu mốt, sản xuấtnhững đơn đặt hang nhỏ, số lượng khoản 1000 sản phẩm Ngoài ra còn cótrung tâm thương mai và giới thiệu sản phẩm tại Tràng Tiền Plaza Mô hình
tổ chức sản xuất của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.1
2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Quy trình công nghệ sản phẩm chủ yếu của Công ty là quy trình phứctạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất Nhưng dùmặt hàng nào, kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó có yêu cầu kỹ thuật sảnxuất riêng về loại vải cắt, thời gian hoàn thành đều được sản xuất trên cùngmột dây chuyền khép kín gồm: 1 tổ cắt, 4 dây chuyền may, 1 tổ là với quytrình công nghệ như sau:
Nguyên vật liệu chính là vải, vải được nhận về từ kho nguyên vật liệutheo từng chũng loại mà phòng kỹ thuật chất lượng đã yêu cầu theo từng mặthang Vải được đưa vào nhà cất, tại nhà cắt vải được trải, đặt mẫu, cắt phá,cắt gọt, đánh số cà cắt thành thành phẩm, sau đó được nhập kho và được
Trang 37chuyển cho bộ phận may trong xí nghiệp Đối với những sản phẩm yêu cầuthêu hai in thì phải được thực hiên sau khi cắt rời mới đưa xuống tổ may
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty
Các tổ may tiến hành các công đoạn: may than, may tay, may cổ… rồisau đó mới gép thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi chuyển sang tổ là Nếu sảnphẩm cần tẩy mài thì trước khi giao cho tổ là, thì sản phẩm được chuyển quaphân xưởng tẩy mài Sản phẩm khi qua các khâu trên sẽ được hoàn chỉnhchuyển xuống bộ phận là Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra lại sảnphẩm về mặt chất lượng, quy cách, kích cỡ… trước khi đóng gói sản phẩm
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được tóm tắt theo sơ đồ 2.2
Xí
nghiệp
I
Cửa hàng thời trang
Phân xưởng mài
Công ty
Xí nghiệp II
Xí nghiệp III
XN may Nam Hải
XN may
Hà Nam
Xí nghiệp phụ trợ
Tổ là
Kho Công ty
Trang 38Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
(Nguồn: phòng kỹ thuật chất lượng)
2.4 Đặc điểm điểm tổ chức quản lý của Công ty cổ phần may Thăng Long.
Tại Công ty cổ phần may Thăng Long bộ máy quản lý được tổ chứctheo mô hình trực tuyến Cho đến nay, về cơ bản việc thực hịên quản lý sảnxuất kinh doanh được tiến hành theo hai cấp: cấp Công ty và cấp xí nghiệp
* Cấp Công ty :
- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan quyền lực cao nhất củaCông ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạncủa Công ty
- Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý của Công ty, đứngđầu là chủ tịch HĐQT điều hành Công ty là Tổng giám đốc HĐQT hoạtđộng tuân thủ theo quy định của luật Doanh nghiệp và điều lệ của Công ty
- Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của ĐHĐCĐ, đứngđầu là trưởng ban kiểm soát
- Ban giám đốc bao gồm: Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc
- Các phòng ban chức năng, gồm:
Văn phòng Công ty: có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các mặt
tổ chức của Công ty
NVL
(Vải)
Cắt
Trải vảiĐặt mẫuCắt phácắt gọt đánh số đồng bộ
May
May thânMay tay
………
Ghép thành thành phẩm
Là
Tẩy mài
Vật liệu phụ
Đóng gói kiểm tra
Bao bì đóng kiện
Nhập khoThêu
Trang 39Phòng kỹ thuật chất lượng: quản lý, phác thảo tạo mẫu các mặt hangtheo đơn đặt hang của khách hang và nhu cầu của Công ty, kiểm tra chấtlượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm.
Phong kinh doanh xuất nhập khẩu (KD – XNK): có trách nhiệmnghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng,quý, năm; tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hang hoá, đàm phánsoạn thảo hợp đồng với khách hang nước ngoài
Phòng kinh doanh nội địa (KDNĐ): tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa,quảm lý hệ thống bán hàng, các đại lý bán hàng cho Công ty và theo dõitổng hợp báo cáo tình hình, báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tiêu thụhàng hoá của các đại lý
Phòng kế toán tài vụ: nhiệm vụ của phòng Kế toán – Tài vụ là tập hợp
số liệu và xử lý số liệu đó một cách đầy đủ và trung thực theo các chế độ kếtoán đã ban hành Không những thế phòng Kế toán – Tài vụ còn có tráchnhiệm tham mưu cho ban giám đốc để đưa ra các biện pháp, chiến lược phùhợp với đường lối phát triển của Công ty
Phòng kế hoạch sản xuất: tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trongkho cũng như vận chuyển cấp phát nguyên liệu đến từng đơn vị theo lệnhsản xuất Ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của nguyênphụ liệu phục vụ cho sản xuất
Xí nghiệp dịch vụ đời sống: làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm chođời sống của công nhân viên: quản lý lớp mẫu giáo, trông xe, nhà ăn…
Ngoài ra còn có Cửa hàng thời trang, Trung tâm thương mại và giớithiệu sản phẩm có chức năng trưng bày, giới thiệu và bán các loại sản phẩmcủa Công ty, đồng thời tiếp cận các ý kiến đóng góp, phản hồi từ người tiêudung
* Cấp xí nghiệp:
- Trong các xí nghiệp thành viên có ban giám đốc Xí nghiệp gồmGiám đốc xí nghiệp, các phó giám đốc Xí nghiệp Giúp việc cho giám đốc xínghiệp có các nhân viên thống kê xí nghiệp cà nhân viên thống kê phânxưởng Ngoài ra còn có các tổ trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương, cấpphát thống kê…
Trang 40- Dưới các trung tâm và cửa hàng thời trang có cửa hàng trưởng và
các nhân viên cửa hàng
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty được
thể hiện qua sơ đồ 2.3
II Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số
năm gần đây.
1 Tình hình nguồn vốn và tài sản của Công ty.
Để tìm hiểu rõ hơn tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công
ty trong thời gian qua tiến hành phân tích một số chỉ tiêu quan trọng sau:
Lượng(Triệu đ)
Tỷ trọng(%)
9 Lợi nhuận sau thuế 191.246 124.837 517.8593 188.59
(Nguồn phòng kế toán - Tài vụ)
Căn cứ vào số liệu ở trên ta thấy tài sản ngắn hạn và dài hạn của Công
ty đều tăng dần qua các năm nhưng tốc độ giảm đi Mặt khác, ta thấy nguồn
vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng so với 2004 là 508.063.516 VNĐ tương ứng
với 2.88%; năm 2006 tăng so với 2005 là 2.985.715.324 VNĐ tương ứng
với 16.43% Như vậy, quy mô nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng
Bên cạnh đó nợ phải trả tăng dần lên nhưng mức độ tăng có xu hướng
giảm đi nhanh chóng xuống qua các năm Đặc biệt là tốc độ tăng của nợ dài
hạn qua 3 năm đã giảm xuống nhanh Đây là một cải thiện trong tình hình tài
chính của Công ty
2 Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây.
Để phân tích tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, ta
tiến hành phân tích các chỉ tiêu ở bảng trên: tổng doanh thu của Công ty có