II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Kế toán thành phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long
1.1. Đặc điểm về thành phẩm và công tác quản lý thành phẩm của Công ty cổ phần may Thăng Long cổ phần may Thăng Long
1.1.1. Đặc điểm thành phẩm
Mặc dù sau khi chuyển sang hình thức doanh nghiệp cổ phần với rất nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng Công ty vẫn là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc, do đó thành phẩm chủ yếu vẩn là các sản phẩm rệt may. Trong những năm qua với sự cố gắng của mình, sản phẩm của Công ty luôn được ưa thích và bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao với mẫu mã đa dạng và đảm bảo chất lượng. Nhất là từ đầu năm 2000 thực hiện theo hệ thống quản lý ISO 9001 – 2000, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISo 14000, sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Hiện nay, Công ty đang sản xuất và kinh doanh rất nhiều chủng loại hàng hoá như AJK (áo JACKET), áo nỉ, BDK (bộ dệt kim)… mỗi chũng loại lại có rất nhiều mã hàng với nhiều kích cở màu sắc khác nhau. Trong đó, mặt hàng may mặc chủ yếu của Công ty gồm: Quần áo bò, quần áo sơ mi nam nữ, bộ comple, bộ đồng phục người lớn trẻ em, áo jacket các loại, các sản phẩm may gia, thảm len. Ngoài ra còn có nhiều chũng loại khác như quần kaki, mũ, váy, áo gilê… Công ty cũng đang xâm nhập vào khai thác mặt hàng đồng phục học sinh và đồng phục công sở thông qua triển lãm và biểu diễm thời trang.
Để quản lý tốt từng loại thành phẩm, Công ty đã tiến hành mã hoá cho tất cả các mặt hàng được sản xuất. Việc mã hoá này do phòng kỹ thuật chất lượng thực hiện căn cứ vào chủng loại hàng hoá và đối tượng khách hàng. Có thể có những sản phẩm hoàn toàn giống nhau nhưng được sản xuất theo đơn đặt hàng của những khách hàng khác nhau thì được mã hoá khác nhau. Do cách mã hoá như vậy mà mỗi chủng loại hàng có tới hàng trăm mã hàng khác nhau, hầu hết các mã hàng này đều chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và mang tính thời vụ. Mỗi mã hàng thường chỉ được sản xuất một lần để phục vụ đơn đặt hàng, sau khi đã hoàn thành đơn đặt hàng thì mã hàng đó không được sử dụng lại nữa.
Xuất phát từ đơn đặt hàng của khách hàng mà thành phẩm của Công ty được phan thành 2 loại thành phẩm gia công và thành phẩm tự sản xuất. Trong đó thành phẩm gia công là thành phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng gia công xuất khẩu, khách hàng chuyển nguyên vật liệu sang cho Công ty gia công theo mẫu mã và quy cách mà khách hàng yêu cầu. Còn thành phẩm tự sản xuất là những thành phẩm do Công ty tự tìm nguồn nguyên liệu đầu vào, sản xuất theo mẫu mã và yêu cầu do Công ty đặt ra đồng thời Công ty cũng tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Do Công ty là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng gia công xuất khẩu nên giá trị thành phẩm gia công chiếm tỷ trọng lớn (hơn 80%) trong tổng thành phẩm sản xuất ra trong kỳ của Công ty.
Tuy nhiên công tác quản lý và hạch toán thành phẩm trong Công ty lại chủ yếu dự trên cơ sở phân loại thành phẩm theo thị trường tiêu thụ. Theo đó, thành phẩm của Công ty được phân làm hai loại là thành phẩm xuất khẩu và thành phẩm nội địa. Thành phẩm xuất khẩu là những thành phẩm được sản xuất nhăm tiêu thụ ở thị trương nước ngoài, bao gồm thành phẩm gia công và thành phẩm do Công ty tự sản xuất và mang đi chào bán ở nước ngoài. Thành phẩm nội địa là thành phẩm được sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Mỗi loại thành phẩm được quản lý và tổ chức hạch toán theo những cách khác nhau, do những nhân viên khác nhau thực hiện.
1.1.3. Công tác quản lý thành phẩm
Sản phẩm hoàn thành tại các xí nghiệp đều được chuyển về kho của Công ty trước khi đưa đi tiêu thụ. Tương ứng với việc phân loại thành phẩm, Công ty đã xây dựng hai kho để quản lý thành phẩm, gồm: kho xuất khẩu dùng để lưu trữ, bảo quản thành phẩm xuất khẩu; kho nội địa lưu trữ, bảo quản thành phẩm nôi địa. Mỗi kho do một thủ kho quản lý riêng. Giữ hai kho có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình hoạt động thường có sự luân chuyển ầng từ kho này sang kho khác. Thành phẩm tại kho xuất khẩu bị tồn kho (thường là những thành phẩm tự sản xuất khó tiêu thụ ở nước ngoài) được chuyển sang kho nội địa để tiêu thụ trong nước. Trường hợp mặt hàng nào đó không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ ở thị trương nước ngoài thì hàng
ở kho nội địa được chuyển sang kho xuất khẩu để kịp thời đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Các kho thành phẩm được tổ chức khoa học cho từng nhóm thành phẩm với đầy đủ trang thiết bị bảo quản và phòng cháy chữa cháy.
1.2. Đánh giá thành phẩm
1.2.1. Tính giá thành phẩm nhập kho
Giá thành phẩm nhập kho tại Công ty cổ phần may Thăng Long được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế.
Đối với thành phẩm gia công, do khách hàng chuyển nguyên vật liệu đến cho Công ty nên giá thành sản xuất hàng gia công không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà chí có chi phí nhân công trực tiếp và chí phí sản xuất chung.
Đối với thành phẩm tự sản xuất, giá thành của thành phẩm được tính thông thường, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành do kế toán chi phí và tính giá thành thực hiện theo từng quý, sau khi hoàn thành thì chuyển sang cho kế toán thành phẩm để bổ sung chỉ tiêu đơn giá nhập kho từng loại thành phẩm trong các chứng từ sổ sách, từ đó mới tính ra đựơc đơn giá xuất kho thành phẩm trong kỳ.
1.2.2. Tính giá thành phẩm xuất kho
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Thăng Long phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã đồng thời các nghiệp vụ nhập xuất thành phẩm diễn ra thường xuyên liên tục nên Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho hay giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, đơn giá thành phẩm được tính theo từng quý
Ví dụ: Tại kho thành phẩm nội địa
Ngày 1/1/2006 tồn kho 10.000 chiếc áo sơ mi, đơn giá 100.000 đồng/1chiếc.
Trong quý I năm 2006, nhập kho ở xí nghiệp sản xuất 25.000 chiếc, giá thành đơn vị sản phẩm là 110.000 đồng/1chiếc.
Trong quý I xuất kho 15.000 chiếc áo sơ mi.
= 108.570 đồng/1chiếc
Giá thực tế áo sơ mi xuất kho trong quý I là: 5.000 x 108.570 = 1.628.550.000 đồng.
1.3. Thủ tục nhập kho và xuất kho thành phẩm 1.3.1. Thủ tục nhập kho thành phẩm 1.3.1. Thủ tục nhập kho thành phẩm
1.3.1.1. Ở kho xuất khẩu
Thành phẩm ở kho xuất khẩu chủ yếu được nhập từ các xí nghiệp sản xuất và một số ít trường hợp là nhập từ kho nội địa chuyển sang.
* Trương hợp nhập thành phẩm từ khâu sản xuất: các phân xưởng sau khi sản xuất xong lô hàng nào thì lập báo cáo thành phẩm đồng thời chuyển hàng về kho của Công ty. Các sản phẩm đều phải được phòng kỹ thuật chất lượng kiểm tra, đánh giá chất lượng trước khi đưa đi nhập kho. Chứng từ nhập kho là Phiếu nhập kho (biểu số)
Thủ tục lập và luân chuyển Phiếu nhập kho (PNK) được tóm tắt như sau: Xí nghiệp Phòng kỹ thuật chất lượng Thủ kho Phòng KD – XNK Kế toán thành phẩm 1. Sản xuất 1