1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012 6

30 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 218 KB

Nội dung

Bản tin nông nghiệp bao gồm những phần chính như Công nghiệp và đời sống; Nông nghiệp và nông thôn; Sức khỏe cho mọi người, Kinh tế và thông thong tin thị trường; Văn hóa giáo dục, Công nghệ thông tin.... Nội dung bên trong những nội dung chính chứa đựng những giá trị tri thức về nhiều lĩnh vực mà mọi người dân quan tâm đến, có thể tìm hiểu để học hỏi kinh nghiệm...có thể tìm những bài thuốc quý hiếm để chữa bệnh.... có thể tìm thấy một mô hình nông nghiệp hay phù hợp để ứng dụng vào trong sản xuất

VẤN ĐỀ ATVSLĐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BR-VT An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức về ATVSLĐ của người sử dụng lao động và người lao động cũng được nâng lên. Thực trạng của công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Công tác ATVSLĐ đã được nhiều doanh nghiệp coi trọng và đầu tư đúng mức, điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BNN) ở một số doanh nghiệp đã giảm. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của quá trình sản xuất kinh doanh, sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, nhận thức về ATVSLĐ của một bộ phận người lao động và người sử dụng lao động còn hạn chế cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh lao động; từ đó dẫn đến tình hình tai nạn lao động trên toàn tỉnh đang có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) hàng năm trên thế giới xảy ra trên 340 triệu người bị tai nạn lao động và 160 triệu người bị bệnh nghề nghiệp trong đó hơn 2,3 triệu người chết vì tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Lao động – TBXH trung bình hàng năm có khoảng trên dưới 7.000 người bị tai nạn lao động và hiện nay có hơn 28.000 người bị bệnh nghề nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, hàng năm trung bình có khoảng trên dưới 10 vụ tai nạn lao động chết người, riêng năm 2008 xảy ra 18 vụ, năm 2009 xảy ra 9 vụ, năm 2010 xảy ra 19 vụ, nằm 2011 xảy ra 12 vụ tai nạn lao động chết người. Điều kiện lao động ở các doanh nghiệp đã xuất hiện nhiều yếu tố, nguy cơ mới về an toàn và sức khoẻ do sử dụng các công nghệ mới. Ô nhiễm môi trường lao động đang ở mức báo động. BNN có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh. Nếu từ năm 1976 đến năm 1990, trong cả nước chỉ có 5497 người lao động bị mắc BNN thì từ năm 1990 đến năm 2009, số người mắc BNN đã tăng thêm gấp gần 3 lần, đưa tổng số người mắc BNN tính đến cuối năm 2009 gần 25.000 người (mỗi năm có thêm 1000-1500 người mắc mới BNN). Bệnh nghiệp nghiệp được phát hiện chủ yếu là bệnh bụi phổ silic, bệnh điếc nghề nghiệp Đáng chú ý là chỉ có 5% số người lao động được khám BNN, cho nên trên thực tế số người mắc BNN cao gấp hàng chục lần số báo cáo. Do lao động trong điều kiện chuyên môn hoá, tính đơn điệu lớn, tư thế lao động ít được thay đổi nên đã xuất hiện một số bệnh liên quan đến nghề nghiệp như giãn tĩnh mạch chân, thoái hoá cột sống, sưng viêm khớp v.v PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 1 VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN Thống kê tai nạn lao động chết người trong những năm gần đây luôn có xu hướng gia tăng. Số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo báo cáo chưa đầy đủ của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp giai đoạn 2005 - 2009, trung bình xảy ra 5500 vụ tai nạn lao động và có 550 vụ tai nạn chết người. Tai nạn xảy ra nhiều ở các ngành, các địa phương công nghiệp phát triển. Theo số liệu điều tra thì tai nạn lao động xảy ra trong thực tế cao gấp hàng chục lần so với báo cáo. Năm 2010, trong khu vực công nghiệp có khoảng hơn 100.000 người bị tai nạn/năm và khoảng 200.000 người mắc bệnh nghề nghiệp và dự báo con số này sẽ tăng cao trong những năm tới nếu không có các biện pháp ngăn chặn, cải thiện tốt về điều kiện lao động, môi trường lao động. Các nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp về ATVSLĐ: Nhằm đẩy mạnh công tác an toàn vệ sinh lao động, hạn chế thấp nhất tai nạn lao động xảy ra, doanh nghiệp cần tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ sau: 1/ Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác bảo hộ lao động với nhiều hình thức, nội dung phong phú cho cán bộ quản lý, công nhân lao động. 2/ Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, cử cán bộ quản lý tham gia các lớp huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ quản tổ chức. 3/ Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức làm công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp; xây dựng đầy đủ các nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp an toàn vệ sinh lao động cho từng công việc, máy, thiết bị, vật tư, nơi làm việc của người lao động. 4/ Tăng cường công tác tự kiểm tra việc thực hiện quy định về an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp. Có chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh lao động kịp thời. 5/ Đầu tư đúng mức cho việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường lao động. 6/ Tổ chức nghiêm túc việc thực hiện các quy trình, nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Từng bước xây dựng mô hình quản lý về ATVSLĐ tại doanh nghiệp. 7/ Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động đối với người lao động: khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, bồi dưỡng hiện vật, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động cao tuổi theo quy định. Theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh BR-VT TAI NẠN LAO ĐỘNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành, dù đã có nhiều cố gắng, nhưng năm 2011 toàn quốc vẫn xảy ra 5.896 vụ TNLĐ, làm 6.154 người bị nạn, chết 574 người, bị thương nặng 1.314 người. 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn chết PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 2 người là: TP. HCM, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Sơn La, Thái Nguyên 2 trong 3 tiêu chí đều tăng Số liệu thống kê cho thấy, năm 2011, số vụ và số người bị tai nạn tăng, nhưng người chết giảm 9,02%. Tần suất TNLĐ chết người năm 2011 là 5,55/100.000 người lao động, giảm 2,42 so với năm 2010. Địa phương không xảy ra TNLĐ chết người trong năm 2011 là Nam Định, Bình Phước, Hà Giang, Bạc Liêu (riêng tỉnh Bạc Liêu 3 năm liền không để xảy ra TNLĐ chết người). Theo báo cáo chưa đầy đủ, chi phí do TNLĐ năm 2011 lên tới 298 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản 5,85 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là 661.374 ngày. Ngành nghề xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2011 là khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia công kim loại, thợ cơ khí, thợ vận hành máy, thiết bị, chiếm tỷ lệ 16,2%; Khai thác và xây dựng chiếm tỷ lệ 11,84%; Gia công kim loại, cơ khí và liên quan chiếm tỷ lệ 6,44; Thợ vận hành máy, thiết bị sản xuất vật liệu chiếm tỷ lệ 5,22%; Lắp ráp và vận hành máy chiếm tỷ lệ 3,48% trên tổng số người chết vì TNLĐ. Phân tích nguyên nhân dẫn đến mất ATLĐ cho thấy: có 5,26% do người lao động không được huấn luyện về ATLĐ; 4,93% do không có quy trình, biện pháp ATLĐ; 2,22% do tổ chức lao động không hợp lý; 6,8% do thiết bị không đảm bảo an toàn. Về người lao động, có 29,54% vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về ATLĐ; 5,03% không sử dụng các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân; 3,45% do vi phạm quy định về ATLĐ. Về phía các cơ quan quản lý, việc triển khai hướng dẫn, thanh kiểm tra việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả dẫn đến tình trạng còn nhiều người sử dụng lao động, người lao động cố ý không chấp hành. Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, nông nghiệp chưa được quan tâm hướng dẫn đầy đủ quy định nhà nước về ATVSLĐ. 4 nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 Để góp phần giảm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và sự cố cháy nổ, bảo vệ nguồn nhân lực và phát triển kinh tế bền vững, cần chú trọng tuyên truyền sâu rộng về công tác ATVSLĐ-PCCN trong năm 2012 và các năm tiếp theo. Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 14 có chủ đề: “Xây dựng văn hóa an toàn, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động”. Bộ LĐ-TB&XH, Ban Chỉ đạo Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN đề nghị thực hiện tốt 4 nội dung cơ bản, đó là: - Các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tăng cường kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về ATLĐ-VSLĐ và các chế độ BHLĐ; - Tiếp tục đổi mới phương thức huấn luyện, trang bị kiến thức về ATLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động. PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 3 - Các Sở LĐ-TBXH địa phương cần tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về ATVSLĐ ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cần chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề; Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các hành vi vi phạm luật pháp lao động, đặc biệt công khai các doanh nghiệp không chấp hành nghiêm chỉnh công tác thống kê báo cáo TNLĐ theo quy định. - Người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định của nhà nước về ATVSLĐ; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATVSLĐ cho người lao động tại doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác phòng ngừa tai nạn lao động của người lao động. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động của Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ năm 2012 nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia ATLĐ- VSLĐ giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg. (Tổng hợp) NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2012: NƯỚC VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC Ngày 22/3/2012, cộng đồng quốc tế đã kỷ niệm Ngày Nước thế giới lần thứ 19 với chủ đề “Nước và an ninh lương thực”, khẳng định vai trò mấu chốt của nguồn nước cũng như những bất trắc có thể xảy ra nếu nguồn tài nguyên quý giá này bị cạn kiệt. Ngày Nước thế giới là sáng kiến tại Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro năm 1992. Ngày 22/3 hàng năm được chọn là Ngày Nước thế giới, với mong muốn kêu gọi sự quan tâm của nhân loại đến tài nguyên nước và cùng nhau ủng hộ, đưa ra các phương cách quản lý bền vững nguồn tài nguyên vô giá này. Nước là biểu hiện của sự sống. Vì thế, mỗi khi tìm ra dấu hiệu cho thấy có nước trên một hành tinh thì các nhà khoa học, thiên văn học đều rất lạc quan cho rằng, có thể có sự sống và sinh vật trên hành tinh đó. Có thể chứng minh được rằng, trái đất này sẽ là một hành tinh "chết" nếu không có nước. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng thiếu nước đang là một vấn nạn ngày càng trầm trọng của thế giới và con người đang đứng trước những bất trắc khó lường. Nước không an toàn – nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tử vong Ngày 6/3 vừa qua, Liên hợp quốc đã công bố báo cáo cho thấy, Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là giảm một nửa số người không được tiếp cận nước sạch đã đạt được sớm 5 năm so với mục tiêu đề ra là năm 2015. Hiện tại, 89% dân số toàn cầu có thể tiếp cận nước sạch và trong giai đoạn từ năm 1990 - 2010, hơn 2 tỷ người đã được tiếp cận nguồn nước được cải thiện về chất lượng. Tuy nhiên, 11% dân số còn lại, tương đương với 783 triệu người vẫn không được tiếp cận nguồn nước an toàn; PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 4 khoảng 2,5 tỷ người vẫn còn thiếu các điều kiện vệ sinh cơ bản. Đặc biệt, trên thế giới hiện nay, việc tiếp cận với nước sạch cũng tồn tại nhiều khác biệt giữa các vùng miền. Gần một nửa trong tổng số 2 tỷ người được tiếp cận với nước sạch từ năm 1990 sống tại Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Trong khi đó, nhiều nước tại châu Phi không thể đạt được mục tiêu này vào năm 2015. Một số quốc gia thậm chí còn tụt hậu so với năm 1990. Hơn 40% dân số toàn cầu chưa được sử dụng nước sạch hiện sống ở khu vực châu Phi - Sahara. 97% dân số các nước chậm phát triển nhất thế giới cho đến nay vẫn không được sử dụng nước sạch. Thêm vào đó, sự khác biệt lớn cũng diễn ra giữa khu vực nông thôn và thành thị. Khoảng 96% dân số khu vực đô thị đã được tiếp cận nguồn nước chất lượng so với con số 81% của khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa là, 653 triệu người khu vực nông thôn thiếu nguồn nước sạch. Nguồn nước không an toàn lại chính là nguyên dân đầu tiên dẫn tới tử vong trên thế giới. Theo thống kê của UNICEF, mỗi ngày, hiện có hơn 3.000 trẻ em trên thế giới tử vong vì bệnh tiêu chảy, bệnh bắt nguồn từ nguồn nước bẩn. Nước sạch và điều kiện vệ sinh là hai nhân tố sống còn để nâng cao sức khỏe con người và phát triển. Hơn 10% trong tổng số các bệnh hiện nay trên thế giới vẫn gắn với nguồn nước bẩn và các điều kiện vệ sinh của con người. Nếu chúng ta không giải quyết hiệu quả vấn đề này, các bệnh dịch sẽ tiếp tục hoành hành và lây lan nhanh chóng trong dân cư cũng như cản trở việc người dân tiếp cận với giáo dục và tham gia phát triển kinh tế. Tình trạng thiếu nước và vấn đề an ninh lương thực Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), mỗi người trong chúng ta mỗi ngày cần dùng từ 2 – 4 lít nước. Ngoài lượng nước uống trực tiếp thì phần lớn lượng nước “uống” trong ngày nằm sẵn trong thực phẩm mà chúng ta ăn. Các tính toán cho thấy, để làm ra số lương thực cần dùng cho mỗi con người trong mỗi ngày thì phải mất từ 2.000 đến 5.000 lít nước. Để sản xuất ra các loại ngũ cốc, cần phải có nước, thậm chí rất nhiều nước: 900 lít nước cần thiết để có 1kg khoai tây hay ngô, 1.300 lít cho 1kg lúa mì và thậm chí 3.400 lít cho 1kg gạo… Không thể phủ nhận mọi hoạt động của con người đều sử dụng đến nước như: Uống, nấu nướng, giặt giũ, sản xuất … Tình hình đô thị hóa nhanh chóng và mức thu nhập tăng lên đang làm cho chế độ ăn uống của con người thay đổi. Lượng thịt tiêu thụ hàng năm dự kiến tăng từ mức 37kg mỗi người vào năm 1999-2001 sẽ tăng lên 52kg vào năm 2050. Con số này tại các quốc gia đang phát triển cũng ở mức từ 27kg lên 44kg. Tổ chức FAO khuyến cáo, trong tương lai, sản xuất lương thực sẽ cần phải tăng 75% mới có thể cung cấp đủ lương thực cho 9 tỷ người vào năm 2050. Theo số liệu do Liên hợp quốc công bố cuối năm 2010, trên thế giới có khoảng 1 tỉ người thiếu ăn. Bên cạnh đó, giá lương thực leo thang là thủ phạm gây PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 5 nên nhiều cuộc khủng hoảng chính trị trên thế giới. FAO cảnh báo sự tăng đột biến giá cả có thể là một mối đe dọa chính trị đối với an ninh lương thực cho người nghèo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Có khoảng 80 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Những khu vực bị đe dọa nhiều nhất là Bắc và Trung Phi, tiếp đó là châu Á như: Afghanistan, Mông Cổ, Triều Tiên. Hiện nay, tổng số khối lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới là 3.800 tỷ m3. Trong đó, việc tưới tiêu nước trong nông nghiệp sử dụng 70% (2.700 tỷ m3). Gần 95% lượng nước tại các nước đang phát triển được sử dụng để tưới tiêu cho đất nông nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn nước ngầm đã giảm mạnh và cạn kiệt ở 20 nước với dân số chiếm tới 50% dân số thế giới. Cùng với đó, nhu cầu lương thực dự kiến tăng gấp đôi cùng với tác động của biến đổi khí hậu đối với phân bố nước hiện có về mặt địa lý sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu về nước và khủng hoảng nước tiềm tàng. Có thể thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa nguồn nước và vấn đề an ninh lương thực. Không có nước cũng sẽ không có nông nghiệp. Không có nước đồng nghĩa với việc sẽ không có thức ăn. Chưa bao giờ, mối quan hệ giữa hiện tượng biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán gia tăng và tăng trưởng dân số lại diễn ra mật thiết và được quan tâm như hiện nay. Nguồn nước của thế giới sẽ sớm cạn kiết, không còn đủ nước thì không thể sản xuất lương thực đáp ứng nhu cầu của dân số. Đổi mới, sáng tạo các mô hình phát triển Nguồn nước trên trái đất ngày càng nảy sinh nhiều nguy cơ do chịu tác động từ biến đổi khí hậu. Lượng mưa giảm sút đáng kể. Sông ngòi, hồ ao cạn kiệt là tình trạng hiện đang diễn ra phổ biến tại nhiều khu vực. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều khu vực bị thiếu nước, hay thậm chí là khan hiếm nước. Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng sẽ dẫn đến những hiện tượng cực đoan như: Hạn hán, mưa lũ, lụt lội trầm trọng hơn dẫn đến những hậu quả do chúng gây nên cũng dữ dội hơn. Theo Liên hợp quốc, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khan hiếm nước là do sử dụng quá nhiều nước trong việc sản xuất lương thực. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm nguồn nước bởi đây cũng là một nguyên nhân đáng kể làm giảm bớt lượng nước sẵn cho con người sử dụng vào những mục tiêu khác nhau. Vấn đề cần được quan tâm hiện nay không chỉ là số lượng nước còn có thể sử dụng trên thế giới mà còn là việc quản lý và sử dụng nguồn nước, cũng như sự đoàn kết của cả nhân loại để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Hiện nay, tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp, khả năng tiếp cận với công nghệ và kiến thức còn hạn chế, không đồng đều đang được xem là nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nước. Mặt khác, những nguồn tài nguyên như: Đất, nước và các cơ sở sản xuất nông nghiệp được phân bố không đồng đều trên thế giới cũng như việc khai thác chúng không an toàn và bền vững. PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 6 Rõ ràng là mô hình phát triển nông nghiệp của thế giới hiện đã đi đến giới hạn của nó. Đã đến lúc, nhân loại phải xem xét thiết kế và đổi mới các mô hình phát triển theo hướng kết hợp hài hòa và hiệu quả ba trụ cột chính: Kinh tế, môi trường và xã hội. Hãy thay đổi thái độ: Chấm dứt lãng phí các nguồn tài nguyên Chúng ta hiện đang lãng phí phần lớn lượng nước mà chúng ta sử dụng. Hành động làm thất thoát nước không khó gặp trong cuộc sống hàng ngày của những người đã và đang được tiếp cận với nguồn nước sạch. Ngoài ra, theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, 30% lượng ngũ cốc được sản xuất ra không được tiêu dùng hết. Tại nhiều quốc gia đang phát triển, đó là tình trạng thất thoát sau thu hoạch do không có phương tiện tích trữ và vận chuyển tốt. Nếu giảm được 50% số thất thoát và phí phạm lương thực trên toàn thế giới thì có thể mỗi năm, tiết kiệm được 1350km3 nước. Trong nhiều nước giàu, việc lãng phí mỗi năm số lượng lương thực tương đương với phần vùng châu Phi – Sahara sản xuất ra. Họ đang lãng phí tiền bạc của chính mình, lãng phí các nguồn tài nguyên đã được sử dụng để sản xuất, vận chuyển, chế biến số lương thực đó, trong đó có tài nguyên nước. Mọi nguồn tài nguyên trên thế giới đều có giới hạn. Vì vậy, nếu biết quản lý và sử dụng hiệu quả, con người vẫn có thể đảm bảo cuộc sống ổn định và phồn thịnh trong giới hạn mà tự nhiên cho phép. Để bảo tồn nguồn nước, Liên hợp quốc đã từng đưa ra biện pháp ‘nông nghiệp bảo tồn’ nhằm duy trì hệ sinh thái nông nghiệp để có được năng suất cao hơn và bền vững, gia tăng lợi tức và bảo đảm an ninh lương thực, trong khi đó vẫn có thể bảo vệ môi trường. Một biện pháp nữa cũng không kém phần hiệu quả là phải bảo vệ rừng vì những lợi ích mà rừng đem lại cho nguồn nước. Và chỉ khi nào nhân loại sử dụng nước như chính giọt nước cuối cùng mà loài người có thể sử dụng thì khi ấy, nguồn tài nguyên này mới có thể khẳng định là “dồi dào, vô tận”. (Tổng hợp) 1.CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã ký công văn số 626/BGTVT-TCCB gửi các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT yêu cầu tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy. Công tác phòng cháy, chữa cháy trong những năm qua đã được quan tâm và thực hiện tốt tại các cơ quan, đơn vị trong Bộ GTVT, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan đơn vị vẫn chưa thực sự quan tâm đến công tác này. PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 7 CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG Để thực hiện tốt Luật Phòng cháy, chữa cháy và sự chỉ đạo của Chính phủ về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ GTVT yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị phối hợp với cấp ủy Đảng xác định phòng cháy chữa cháy là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu dài vào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc phạm vi quản lý nhà nước của đơn vị; Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng cháy chữa cháy đến toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định về phòng cháy chữa cháy thuộc phạm vi quản lý; Thành lập, kiện toàn bộ phận làm công tác phòng cháy, chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật, phối hợp với công an phòng cháy chữa cháy địa phương tổ chức thực tập công tác phòng cháy chữa cháy đảm bảo có hiệu quả; Xây dựng, lắp đặt và trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là những nơi có nguy cơ cháy, nổ cao, các công trình, dự án, kho tàng, bến bãi… khi triển khai đưa vào sử dụng dều phải có thỏa thuận, phê duyệt về công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy… Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra cháy, nổ trong phạm vi phụ trách; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương có liên quan để tổ chức thực hiện tốt công tác này . (Theo giaothongvantai.com.vn) LÀM SẠCH NƯỚC LŨ BẰNG BÓNG VI SINH TẠI THÁI LAN Người dân Thái Lan chế tạo bóng vi sinh từ đất, cám gạo để làm sạch nước lũ tại những khu vực bị ngập lụt. Đã có hàng trăm cư dân thủ đô Bangkok của Thái Lan tập trung tại khu mua sắm Amarin Plaza ở trung thành phố và làm bóng vi sinh để làm sạch nước bị ô nhiễm tại các khu vực lụt lội. Đây là hoạt động do nhóm tình nguyện viên địa phương tổ chức. Sự kiện đã thu hút rất nhiều tình nguyện viên, sinh viên… Với thành phần chủ yếu là đất, cám gạo và các vi khuẩn, bóng vi sinh - kích cỡ tương đương quả bóng tennis - có khả năng làm sạch 10 lít mỗi lần. Người ta có thể dùng mỗi quả trong khoảng một tháng. Danal Chanchaochai, một thành viên trong nhóm tổ chức sự kiện làm bóng, cho biết, do vi trùng lây lan trong nước nên sức khỏe của người dân vùng lũ có thể bị đe dọa. Nhóm tình nguyện viên tổ chức sự kiện nhằm hướng dẫn người dân các bước đơn giản để làm bóng vi sinh khi thành phố xảy ra ngập lụt. Họ kêu gọi mọi người giúp đỡ họ quảng bá cách làm bóng trên các phương tiện truyền thông, trang mạng xã hội như Facebook và Twitter. Các tình nguyện viên và người dân đã tạo ra khoảng PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 8 130.000 bóng vi sinh trong vài ngày qua. Họ phân phối bóng tới các nạn nhân vùng lũ ở Bangkok và một số khu vực khác. Giới chức Thái Lan tuyên bố họ sẽ đưa hàng tỉ quả bóng vi sinh tới các tỉnh bị ngập để xử lý nước bẩn. Lũ lụt thường diễn ra tại Thái Lan khiến nhiều người thiệt mạng và làm thiệt hại nền kinh tế. Việc làm sạch nước lũ bằng bóng vi sinh đã phần nào làm giảm thiểu chi phí khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra. (Theo cerwass.org.vn) SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH TỪ CÂY CHÙM NGÂY Cây chùm ngây (tên khoa học: Moringa Oleifera) là loài thực vật thường được trồng để lấy lương thực, thảo dược và nhiên liệu sinh học. Mới đây, các nhà khoa học Mỹ phát hiện loài cây còn được biết đến với tên “cây kỳ diệu” này cũng có thể dùng để sản xuất nước sạch. Việc loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh và cặn bẩn khỏi nước uống đòi hỏi một công nghệ cao nhưng không phải lúc nào những vùng nông thôn cũng có được công nghệ này. Nhưng kể từ khi phát hiện một prôtêin trong hạt chùm ngây có thể lọc sạch nước, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu cách để khai thác công dụng của nó. Theo đó, họ thêm một chiết xuất từ hạt chùm ngây có chứa prôtêin Moringa tích điện dương (với đặc tính kết dính cặn trong nước và tiêu diệt vi khuẩn) vào trong cát tích điện âm trước khi dùng nó để lọc nước. Kết quả là hỗn hợp có tên là “f-sand” có thể loại bỏ vi khuẩn E.coli và cặn trong các mẫu nước. Kết quả này hứa hẹn mang lại biện pháp tinh chế nước uống rẻ tiền và bền vững cho các nước đang phát triển, nơi hiện có khoảng 1 tỉ người không được dùng nước sạch. (Báo khoahoc.com.vn) CÁCH PHÂN BIỆT THỊT “SIÊU SẠCH” VỚI THỊT “SẠCH” Gần đây người tiêu dùng thật sự e ngại trước thông tin ở Đồng Nai có nhiều cơ sở nuôi heo sử dụng hóa chất. Gần đây người tiêu dùng thật sự e ngại trước thông tin ở Đồng Nai có nhiều cơ sở nuôi heo sử dụng hóa chất "biến" một con heo đang gầy gò thành một con heo mông vai căng tròn, siêu nạc. Vậy làm sao để phân biệt được thịt nhiễm hóa chất để mua được thịt "sạch"? Thịt lợn nạc trên thị trường hiện nay chủ yếu là do giống lợn siêu nạc và lợn lai. Người tiêu dùng không nên nhầm lẫn và đánh đồng thịt lợn giống siêu nạc và thịt lợn siêu nạc do hóa chất. Các giống này được nhập từ nước ngoài, đã được các cơ quan có chức năng về chăn nuôi nghiên cứu và chấp nhận được chăn nuôi và tiêu thụ ở Việt Nam. Các loại thịt lợn này cũng có tỷ lệ nạc cao, thậm chí mỡ dưới lớp bì không có. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và những người chăn nuôi chân chính, tránh những hoang mang, lo lắng không đáng có, các nhà quản lý cần kiểm soát gắt gao hơn nữa mặt hàng này từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 9 Bà Phan Thị Thảo ở phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm - người có thâm niên đi chợ nhiều năm chia sẻ kinh nghiệm: "Thịt lợn thường có màu hơi hồng, không đỏ rực. Nhìn vào phản thịt thấy cả nạc và mỡ, chứ không phải toàn nạc. Mỡ và bì càng dầy chứng tỏ lợn được nuôi lâu, không ăn cám tăng trọng. Màu mỡ trắng phau chứng tỏ con lợn khỏe mạnh, không ốm. Thịt lợn sạch khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, khi chế biến có mùi thơm, không bị ra nước, thậm chí còn nở hơn. Lợn nuôi bằng thức ăn chứa hóa chất, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong, trên da còn xuất hiện đốm đỏ. Lợn siêu nạc có phần nạc gần sát với da, có nhiều cục nạc u lên, mỡ ít, chỉ mỏng khoảng 0,4 cm, thịt có màu đỏ như thịt bò, khi nấu bị mất chất béo. Bên cạnh đó, đối với thịt lợn đã bị ôi, một số người bán hàng thường tẩm ướp hàn the, muối diêm để đánh lừa cảm quan người tiêu dùng là thịt vẫn còn tươi. Do đó, khi mua thịt cần lưu ý miếng thịt có tẩm hàn the rất tươi, cầm thấy cứng nhưng khô, thớ thịt săn, không dính Khi cắt sâu vào bên trong, thịt khá nhũn, chảy dịch, có mùi, có độ đàn hồi kém. Trong trường hợp người bán còn pha phẩm màu với máu lợn để thoa vào miếng thịt cho thịt đẹp như thịt tươi. Loại thịt này khi rửa sẽ chuyển màu nhợt và có mùi tanh rất khó chịu. Thịt, mỡ có màu vàng cũng không nên mua". Có 4 đặc điểm nhận biết thịt siêu nạc có hóa chất: 1. Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm. 2. Nhìn màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất ractopamine và clenbuterol thường có màu đỏ tươi khác thường, sáng và bóng. 3. Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng. 4. Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc (Báo KHPT) 2.NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN NƯỚC CẤP Ở NÔNG THÔN Đối với nông thôn hay các vùng miền xa xôi, suy cho cùng vẫn luôn phải chịu thiêt thòi hơn các vùng thị thành, những gì hiện đại tiên tiến đều đến tay người dân trễ hơn. Vấn đề cấp nước cũng không ngoại lệ. Các dự án nước sạch vẫn chưa thể phổ cập được hoàn toàn đến mọi đối tượng, do đó người dân ở nông thôn hầu như phải tự túc về nước sinh hoạt, ăn uống thì có nước mưa còn các nhu cầu khác thì lấy từ nguồn nước ao hồ, sông suối, … Tuy nhiên, tình trạng này không thể kéo dài lâu, vì các nguồn nước ở nông thôn cũng dần bị ô nhiễm do các hoạt PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 10 [...]... vệ sinh lao động đang tồn tại lâu nay Theo báo cáo chưa đầy đủ của 63 tỉnh, thành phố, năm 2011 cả nước đã xảy ra 5.8 96 vụ TNLĐ (tăng 15% so năm 2010) làm 6. 154 người bị nạn (tăng 16% so năm 2010), trong đó có 504 vụ tai nạn chết người làm 574 người bị chết, 1.314 người bị thương nặng Thiệt hại về vật chất hơn 300 tỷ đồng, làm mất hơn 66 0.000 ngày công Các ngành nghề để xảy ra TNLĐ chết người nhiều nhất... trưởng nhanh, hệ số thức ăn thấp (FCR = 14) Đây là thức ăn kết hợp có hiệu quả cao nhất và tiết kiệm được chi phí thức ăn so với việc sử dụng các loại thức ăn khác 6 Quản lý và chăm sóc tôm Đối với tôm cỡ ≥ 200 g/con, cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, lượng cho ăn vào chiều tối chiếm 70% lượng thức ăn trong ngày Thức ăn cho tôm có thể để nguyên con hoặc cắt nhỏ Tuỳ loại thức ăn mà xác định... sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đòi hỏi phải được kiểm soát chặt chẽ, phải làm đúng theo Luật Đất đai và phải theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt Giải pháp thứ hai là chúng ta phải làm sao để các địa phương được giao nhiều đất lúa, các hộ nông dân được giao sử dụng đất nông nghiệp phải sống được bằng nghề trồng lúa, có như vậy, địa phương đó, người nông dân đó... nhiều nên duy trì 30 – 60 lồng/ha mặt nước 5 Thức ăn cho tôm Thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống bao gồm các loại động vật giáp xác (tôm, cua, ghẹ ), động vật thân mềm (sò lông, sò đá, ốc bươu vàng ), các loài cá tạp PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 14 (cá sơn, cá liệt, cá mối, cá chuồn ) Trong đó, thức ăn là giáp xác đóng vai trò quyết định trong thành phần dinh dưỡng của tôm hùm nuôi vì loại thức ăn này có hàm... thấy: PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 27 Đối với gà tiêm phòng vaccine có tỷ lệ dương tính (33,33%) với hàm lượng kháng thể (0,232 ± 0,027) cao hơn so với gà tiêm phòng K.T.G ( 26, 67%) với hàm lượng kháng thể tương ứng (0,219 ± 0,0 26) , gà không tiêm phòng có tỷ lệ dương tính thấp (15, 56% ) với hàm lượng kháng thể (0,1 16 ± 0,032) lúc gà được 31 ngày tuổi Gà tiêm phòng vaccine có tỷ lệ dương tính (35, 56% ) với hàm lượng... dân nói chung và người dân nông thôn nói riêng (Theo thietbilocnuoc.com) HỖ TRỢ 50% CHI PHÍ SẢN XUẤT CÂY TRỒNG VẬT NUÔI Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 Theo đó, ngân sách... sẽ tăng nữa Anh Lê Ngọc Điệp, chủ một đại lý chuyên thu mua, ký gửi càphê tại TP Pleiku, Ia Grai từ nhiều năm nay, cho biết: "Năm nay, bà con bán rất dè dặt, không ồ ạt như mọi năm Lượng càphê thu gom của đại lý giảm 30-40% so với các năm trước" Theo dõi thông tin thị trường Lý giải tình trạng nhà nông "găm" càphê, bán ra nhỏ giọt, nhiều tiểu thương cho rằng, bây giờ đời sống người dân đã ổn định nên... ta phải thấy rằng, đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là tư liệu sản xuất quan trọng đối với quốc gia Vì vậy, việc giữ gìn đất đai, đặc biệt giữ được đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa có ý nghĩa rất quan trọng Do đó chúng ta phải có nhiều giải pháp đồng bộ thì mới hạn chế được việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp Một trong những giải pháp quan trọng,... vị - Báo cáo kết quả tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATLĐ-VSLĐ-PCCN về cấp trên và với các cơ quan chức năng Theo tài liệu ATVSLĐ của Sở LĐ-TBXH THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2012: BA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH ĐƯỢC MIỄN THI PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 24 Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT, có 3 đối tượng được miễn thi, gồm: HS lớp 12 được Bộ GD-ĐT triệu tập tham gia thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc... bảo người trồng lúa sống được bằng nghề trồng lúa, Việt Nam có lợi thế để phát triển nông nghiệp song hiện nay người nông dân, đặc biệt là người trồng lúa lại có thu nhập rất thấp, vì vậy phải hỗ trợ để họ có thể sống được bằng nghề Hiện nay chúng ta đã triển khai rất nhiều giải pháp hỗ trợ người nông dân PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 20 nhưng phải có thêm những sự hỗ trợ trực tiếp cho chính những người trồng . năm 1976 đến năm 1990, trong cả nước chỉ có 5497 người lao động bị mắc BNN thì từ năm 1990 đến năm 2009, số người mắc BNN đã tăng thêm gấp gần 3 lần, đưa tổng số người mắc BNN tính đến cuối năm. với báo cáo. Năm 2010, trong khu vực công nghiệp có khoảng hơn 100.000 người bị tai nạn /năm và khoảng 200.000 người mắc bệnh nghề nghiệp và dự báo con số này sẽ tăng cao trong những năm tới nếu. các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, nông nghiệp chưa được quan tâm hướng dẫn đầy đủ quy định nhà nước về ATVSLĐ. 4 nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 Để góp

Ngày đăng: 08/08/2014, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w