Bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012 5

29 231 0
Bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012  5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bản tin nông nghiệp bao gồm những phần chính như Công nghiệp và đời sống; Nông nghiệp và nông thôn; Sức khỏe cho mọi người, Kinh tế và thông thong tin thị trường; Văn hóa giáo dục, Công nghệ thông tin.... Nội dung bên trong những nội dung chính chứa đựng những giá trị tri thức về nhiều lĩnh vực mà mọi người dân quan tâm đến, có thể tìm hiểu để học hỏi kinh nghiệm...có thể tìm những bài thuốc quý hiếm để chữa bệnh.... có thể tìm thấy một mô hình nông nghiệp hay phù hợp để ứng dụng vào trong sản xuất

CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN – XU THẾ PHÁT TRIỂN MỚI CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng GAP, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa xuất khẩu chất lượng cao. Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) hiện là một bước chuyển quan trọng trong sản xuất lúa gạo, không những giải quyết cơ bản bài toán đầu ra cho hạt lúa mà còn là chia sẻ lợi nhuận công bằng hơn. Đây là mô hình sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn đang được xem là hướng đi tất yếu trong tương lai. CĐML là bước phát triển khách quan của sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long - vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn nhất nước ta. Qua thời gian triển khai CĐML, cho thấy đây là một phương thức tổ chức sản xuất triển vọng phù hợp với xu thế phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bùi Bá Bổng: những kết quả cụ thể trong việc triển khai thực hiện “cánh đồng mẫu lớn” ở ĐBSCL thời gian qua đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Mô hình cánh đồng mẫu lớn bắt đầu được Bộ NN&PTNT phát động xây dựng tại các tỉnh ĐBSCL vào tháng 3/2011 và được các địa phương, doanh nghiệp, nông dân hưởng ứng tích cực. Ngay trong vụ hè – thu 2011, đã có 13 tỉnh, với 6.400 hộ tham gia tham gia xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đạt 7.800 ha. Đến vụ Đông Xuân 2011-2012, diện tích CĐML đã tăng lên 15.500 ha ở 8 tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Tây Ninh. Hầu hết các CĐML đã thực hiện ở Nam bộ đều thành công tốt đẹp cả về tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và tiêu thụ thuận lợi, tăng thu nhập cho nông dân. Từ khi triển khai mô hình CĐML, đến nay sản xuất lúa đã có nhiều tiến bộ như: gieo sạ đồng loạt theo từng vùng, áp dụng qui trình sản xuất theo hướng thực hành tốt (GAP) trên cơ sở các kỹ thuật đã được ứng dụng rộng như “3 giảm 3 tăng” (giảm: lượng giống gieo sạ, phân đạm, thuốc trừ sâu; tăng: năng suất, chất lượng, hiệu quả” hoặc “1 phải 5 giảm” (phải: dùng hạt giống xác nhận, giảm: ngoài 3 giảm trên còn giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát thu hoạch) và đặt biệt là áp dụng máy gặt đập liên hợp. Tuy nhiên, sản xuất lúa vẫn còn những mặt tồn tại kéo dài như sản xuất dựa vào nông hộ cá thể nên qui mô manh mún, các kỹ thuật tiên tiến không các nông hộ áp dụng đồng nhất làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 1 VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN xuất và chất lượng sản phẩm, việc tiêu thụ lúa bị động, nông dân thua thiệt. Vì vậy, đã đến lúc phải tạo ra sự liên kết của nông dân trên một cánh đồng để thống nhất thực hiện quy trình sản xuất tiên tiến và gắn kết với thị trường tiêu thụ. CĐML đưa “nông hộ nhỏ ra cánh đồng lớn” để nâng cao toàn bộ chuỗi giá trị mà người sản xuất lúa và người kinh doanh lúa gạo đều có lợi và đóng góp nâng cao sức cạnh tranh của ngành lúa gạo nước ta. Thứ trưởng cũng nêu rõ, qua một năm triển khai CĐML cho thấy đây là một phương thức tổ chức sản xuất triển vọng phù hợp với xu thế phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên để mở rộng cần xử lý nhiều vấn đề tiếp theo, trong đó nổi lên các vấn đề sau: Thứ nhất, có lực lượng cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn nông dân sản xuất theo đúng quy trình là yếu tố quan trọng. Xuất phát từ hiện trạng nông dân có các trình độ kỹ thuật khác nhau, vì vậy việc tập huấn, hướng dẫn nông dân phải được làm hết sức kỹ lưỡng. Cần có kế hoạch đào tạo những nông dân nòng cốt để họ trở thành một nhóm cán bộ kỹ thuật có khả năng hướng dẫn nông dân ở từng cánh đồng. Thứ hai, việc nối kết CĐML với thị trường, đây là vấn đề khó nhất để mở rộng CĐML. Vì vậy, cần nhiều hướng để xử lý vấn đề này, hướng truyền thống là doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu với nông dân, nhưng hạn chế là hiện nay chưa được nhiều doanh nghiệp tham gia bao tiêu vì lý do họ không tổ chức được việc thu mua trực tiếp với nông dân do thiếu nhân lực, thiếu kho tàng nên chủ yếu mua lúa qua thương lái, hoặc mua gạo nguyên liệu. Mặt khác, cần nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đa dạng hơn các phương thức tiêu thụ bao gồm một số phương thức hiện đại như nông dân tham gia cổ phần trong doanh nhiệp kinh doanh gạo, đấu thầu tiêu thụ CĐML ở giai đoạn lúa chín… Thứ ba, cần tổ chức điều hành CĐML như thế nào cho phù hợp?. Trong thời kỳ thí điểm hiện nay, chính quyền địa phương vào cuộc rất tích cực ngay cả trực tiếp chỉ đạo, huy động lực lượng để xây dựng CĐML. Tuy nhiên, phải tính ngay đến việc đào tạo các nông dân nòng cốt để họ có thể điều hành, quản lý CĐML. Ngoài ra, CĐML có thể nằm trong hợp tác xã. Thứ tư, cần thiết đầu tư cơ sở hạ tầng cho CĐML, đặc biệt là thiết kế lại đồng ruộng để thuận lợi cho cơ giới hóa, hoàn thiện thủy lợi nội đồng, trạm bơm điện, nâng cấp giao thông đến cánh đồng, hỗ trợ nông dân mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch, ưu tiên bảo hiểm nông nghiệp, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào CĐML… PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 2 Thứ năm, CĐML là một phương thức sản xuất kiểu mới thay thế kiểu sản xuất truyền thống dựa vào nông hộ cá thể bao đời nay. Vì vậy phát triển CĐML lớn không thể vội nhưng cần tích cực và kiên trì, làm chắc, từng bước, chọn địa bàn thuận lợi làm trước, đúc kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, gắn kết chặt chẽ với đào tạo nông dân, xây dựng nông thôn mới. Để khắc phục khó khăn, hạn chế trong tiêu thụ lúa gạo tại các mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ đã đề nghị các công ty thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam tại các tỉnh sẽ là đơn vị chủ trì, làm đầu mối liên kết nông dân và các doanh nghiệp ký kết hợp đồng đầu tư “đầu vào” cũng như thu mua lúa gạo, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Các địa phương tổ chức thêm nhiều loại hình tiêu thụ lúa khác như: Hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc nhóm nông dân đứng ra làm dịch vụ thu mua, tập hợp lúa trong mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" giống như một thương lái để bán cho doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhà máy xay xát. Một hình thức khác cũng nên khuyến khích, đó là các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp có thể thu hồi tiền bán vật tư thông qua việc thu lại lúa thương phẩm, sau đó bán cho doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhà máy xay xát… Nền nông nghiệp Việt Nam đang nhanh chóng chuyển sang sản xuất lớn nhằm tiếp tục duy trì vị thế của một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong bối cảnh đó, nhu cầu nông dân phải liên kết lại, góp đất với những hộ kế bên hình thành cánh đồng lớn hàng ngàn ha là bức thiết. Muốn làm được mô hình này thì chính ngành nông nghiệp các địa phương phải đi đầu, đứng ra quy hoạch, vận động nhân dân và hình thành bộ máy quản lý phù hợp. Các cơ quan quản lý chuyên ngành từ Trung ương đến các tỉnh phải quan tâm, quyết liệt phối hợp thực hiện theo đúng cam kết với nhà nông. (Tổng hợp) HIỆU QUẢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở ĐÔNG NAM BỘ Có thể khẳng định, sau một thời gian thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội ở các khu dân ở khu vực Đông Nam bộ đang đổi thay từng ngày. Mỗi địa phương đã biết phát huy thế mạnh riêng của mình để xây dựng nông thôn mới. Được xác định là một chương trình trọng tâm, trọng điểm, nên ngay từ khi triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, công tác tuyên truyền đã được các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung cao độ, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, để làm sao chuyển tải đến với mỗi người dân thấy được ý nghĩa lớn lao PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 3 của chương trình. Chính vì vậy, việc triển khai lập đề án qui hoạch chi tiết cho việc xây dựng nông thôn mới cũng sớm hoàn thành, cùng với đó là thành lập các Ban chỉ đạo các cấp đã tạo điều kiện cho Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương được thuận lợi, đồng bộ. Khắp các địa phương, từ thành phố Hồ Chí Minh, tới Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận…do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, người dân nơi đây vô cùng phấn khởi, đồng thuận với phong trào xây dựng quê hương mình ngày càng giàu đẹp, văn minh. Với việc lựa chọn xây dựng những mô hình điểm của Trung ương cũng như của các cấp địa phương, hơn ba năm qua, bộ mặt những vùng quê này đang đổi thay từng ngày, hệ thống cơ sở hạ tầng dần được hoàn thiện khang trang, các tiêu chí thực hiện ngày càng đạt kết quả cao. Ở nhiều địa phương như Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…đã có những khu dân cư đạt từ 70% đến 80% số các tiêu chí phải thực hiện. Có thể thấy, trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, việc chú trọng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nông thôn và hệ thống điện, trường học, trạm y tế… được các địa phương, mà cụ thể là các xã được chọn làm điểm đặc biệt quan tâm. Đa số các xã đã huy động được sức dân tham gia xây dựng hạ tầng bằng việc huy động nhân dân góp ngày công, hoặc hiến đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng, thể hiện rõ ràng sự đồng thuận và quyết tâm của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời cũng khẳng định, đây là chủ thể của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nhiều địa phương đã biết huy động nội lực người dân tham gia đóng góp, tuy nhiên xây dựng nông thôn mới là bước đi rất dài, nên thời gian đầu sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Trong sản xuất, nhiều mô hình sản xuất tuy chưa hình thành mô hình sản xuất hàng hóa lớn và chưa tạo sức lan tỏa mạnh. Có thể thấy, Chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình tập hợp nhiều mục tiêu quốc gia trước đây về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Do vậy, khi triển khai chương trình các địa phương có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn mà nếu không quyết liệt thực hiện sẽ làm chậm tiến độ thực hiện chương trình cũng như không hoàn thành những tiêu chí quan trọng quyết định đến sự thay đổi đời sống người dân nông thôn. PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 4 Theo đánh giá của các các địa phương khu vực Đông Nam bộ, việc rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí, cùng với đó là công tác lập đồ án qui hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương còn chậm, lúng túng. Ông La Châu Trinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, đến nay, sau hơn ba năm triển khai chương trình, Bình Thuận mới tổ chức đánh giá thực trạng nông thôn được 57/96 xã. Đồ án qui hoạch được phê duyệt 10 xã, phê duyệt đề án 23 xã, do đó chưa phản ánh đúng thực trạng nông thôn, thiếu cơ sở chỉ đạo thực hiện nội dung các tiêu chí, đồng thời, gây khó khăn cho công tác đầu tư phát triển và xác định huy động nguồn lực thực hiện. Đây là chương trình mang tính chiến lược lâu dài, vì vậy, đội ngũ cán bộ phục vụ cho chương trình cần phải được quan tâm và bổ sung tăng cường đúng mức. Hiện nay, các địa phương đang lâm vào tình trạng thiếu cán bộ và năng lực không đủ để đáp ứng cho công việc chung, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, rất khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quy hoạch xã nông thôn mới, theo đó, các địa phương phải dựa vào các đơn vị tư vấn. Sự tham gia của người dân và ban quản lý cấp xã còn chưa nhiều, hầu hết các xã đều khoán trắng cho đơn vị tư vấn, không có kinh nghiệm trong xây dựng đề án và quản lý dự án, công tác quản lý cơ bản. Trong khi đó, Bình Phước, với đặc điểm đất rộng người thưa, với trên 40 dân tộc sinh sống trên địa bàn, việc lập quy hoạch người dân đều phải dựa vào đơn vị tư vấn. Trong khi đó, khối lượng công việc nhiều, thể hiện trên nhiều lĩnh vực, chỉ riêng việc quy hoạch nơi ở cho dân cư đã phức tạp, bởi qui hoạch khu dân cư nông thôn mới là phải theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa các dân tộc. Trong 19 tiêu chí, có những tiêu chí được các địa phương kiến nghị là khó thực hiện. Đó là ở một số địa phương sản xuất cơ bản là thuần nông, cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp buộc phải chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo còn nhiều, tập trung vào dân di cư ngoài kế hoạch và đồng bào dân tộc nên các đối tượng này thường thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, trình độ sản xuất còn thấp, do đó việc tổ chức lại sản xuất nhằm tăng thu nhập, cũng như việc giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu lao động là vấn đề cần được giải quyết trong một thời gian dài. Và hai tiêu chí về thu nhập và cơ cấu lao động cũng rất khó khăn mới có thể đạt được. Đây có thể xem là tiêu chí PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 5 vướng mắc ở nhiều địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tại các tỉnh có nhiều khu công nghiệp tập trung như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh, các xã gần các khu vực này có một lợi thế là hầu hết số lao động ở địa phương, nhất là những lao động trẻ vào làm việc tại các doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những mục tiêu giúp các xã hoàn thành tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn tới sự thiếu hụt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc giải quyết hài hòa giữa lao động nông thôn và nhu cầu người dân đi làm ở các xí nghiệp với thu nhập cao hơn là 1 vấn đề lớn mà tỉnh đang gặp phải. Cùng với đó, ở những xã thuần nông, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp luôn luôn cao hơn những lĩnh vực khác, trong khi đó tiêu chí mà Bộ tiêu chí Quốc gia quy định là giảm lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp xuống còn 20%. Trong khi đó, cơ cấu lao động của nhiều xã khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm tới gần một nửa. Nếu phải giảm xuống nữa sẽ dẫn đến tình trạng không đủ lực lượng để giải quyết việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là ở những khu vực có nhiều cây công nghiệp như cao su, đều đến mùa thu hoạch, thực trạng này đang xảy ra tại các tỉnh như Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai mỗi khi vào vụ thu hoạch, các địa phương này đều phải đi thuê lao động ở nơi khác đến, chính vì vậy, đây cũng là một tiêu chí sẽ khó khăn khi thực hiện và cần có sự điều chỉnh về tiêu chí này. (Theo ĐCSVN) BÀ RỊA – VŨNG TÀU: NĂM 2012 SẼ CÓ 6 XÃ ĐẠT 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ V của tỉnh đã xác định rõ mục tiêu xây dựng kinh tế - chính trị - xã hội đến năm 2015 đặc biệt là chương trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới của Bà Rịa – Vũng Tàu trong hai năm qua đồng chí Phạm Quang Khải, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã có những nhận định về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội V và xây dựng nông thôn mới ở địa phương có đặc thù kinh tế biển. Là tỉnh có đặc thù kinh tế biển nên chương trình xây dựng nông thôn mới cũng có những điểm khác so với những địa phương khác. Để đạt được mục tiêu xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại thì Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh phải xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, lĩnh vực kinh tế nông thôn phải chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp, giảm nhanh tỷ trọng PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 6 sản xuất nông nghiệp; phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, đô thị, sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao, sử dụng tiết kiệm đất, giá trị hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích đất. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tỉnh thực hiện từ giữa năm 2010, đã được tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh. Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tỉnh đã xây dựng đề án phát triển nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020. Năm 2011 đã bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh để xây dựng nông thôn mới mà trọng tâm xây dựng 6 xã điểm nông thôn mới. Năm 2012 sẽ tiếp tục bố trí vốn đầu tư để đến cuối năm 2012 có thể cơ bản đạt được các tiêu chí nông thôn mới ở 6 xã điểm, từ đó rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo điều hành. Đồng chí Phạm Quang Khải cho biết thêm, việc xây dựng nông thôn mới ở Bà Rịa – Vũng Tàu là nhiệm vụ mới mẻ, còn gặp nhiều khó khăn như ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện đều chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo, chỉ thông qua việc học tập trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh, hoặc một số nước lân cận, do đó từ khi mới khởi động thực hiện đến nay còn lúng túng, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đặc biệt là công tác chỉ đạo điều hành các cấp mà trực tiếp là ở cấp xã. Vì vậy Phải huy động nguồn lực của xã hội như vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn của các doanh nghiệp, của người dân và cộng đồng dân cư để xây dựng nông thôn mới, nhưng thực tế hiện nay nguồn lực chủ yếu vẫn là nguồn ngân sách Nhà nước, các nguồn lực còn lại chưa huy động được nhiều. Bộ tiêu chí nông thôn mới 491 (Quyết định số 491/2010QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới) có những tiêu chí chưa thật phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ những thuận lợi, những vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh có một số giải pháp chủ yếu trong thời gian tới như: trước mắt từ nay đến cuối năm 2012 tập trung chỉ đạo cơ bản hoàn thành 6 xã điểm đạt 19 tiêu chí nông thôn mới để rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành, đồng thời cũng là xã điểm nông thôn mới của tỉnh để các xã khác học tập, nhân rộng. Tổ chức đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến huyện, xã để nắm bắt được kỹ năng chuyên sâu, vận dụng đề xuất hoặc chỉ đạo điều hành xây dựng nông thôn mới ở địa phương. PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 7 Chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường công tác vận động, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh xây dựng và phát triển nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là lĩnh vực mới, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, với sự thống nhất cao về nhận thức trong các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, cùng sự tập trung nỗ lực, kiên trì, sáng tạo, áp dụng nhiều biện pháp phù hợp tình hình đặc điểm của từng địa phương, tôi tin tưởng rằng việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nhất định thành công./. (Tổng hợp) 1.CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG TIÊU CHÍ XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” là cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng. Để xây dựng cánh đồng mẫu thì phải đáp ứng 6 tiêu chí đó là: - Cánh đồng mẫu lớn phải nằm trong quy hoạch tổng thể nông nghiệp nông thôn theo nghị quyết của địa phương; - Quy mô diện tích từ 300 đến 500ha liền canh; - Vị trí thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và thu mua lúa, nông dân tự nguyện tham gia, được tập huấn kỹ thuật canh tác, sử dụng lúa giống chất lượng cao, có sổ tay ghi chép, sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất; - Có sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, thu mua sản phẩm; - Có sự tham gia, phối hợp của cơ quan quản lý chuyên ngành; - Khuyến khích các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua. (Theo haugiang.gov.vn) LÀM CHỨNG NHẬN GAP HAY BAP? Suốt 10 năm qua các cơ quan quản lý nông nghiệp và khuyến ngư vận động nông dân làm thủy sản GAP (EURepGAP, GlobalGAP, VietGAP). Mới đây, một số doanh nghiệp thủy sản lại đôn đáo lo chứng nhận BAP. Vậy GAP với BAP có gì khác nhau? Chứng chỉ GlobalGAP cho các mặt hàng nông sản Lâu nay chúng ta nói và làm… GAP (Good Agriculture Practice - Thực hành nông nghiệp tốt). Các chuyên gia thuộc Ủy ban châu Âu - EUCHAM đầu tiên đưa EURepGAP - thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn châu Âu vào Việt Nam, lấy PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 8 CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG mục đích “mở đường” cho nông sản Việt Nam (và các nước khác) vào châu Âu. GAP bao gồm những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, nông sản phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat…) từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP khuyến khích phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ hơn là hóa học. Để đạt được chứng nhận GlobalGAP, nông dân và trang trại (cho mọi nông sản) phải đáp ứng sự tương đồng với 252 danh mục (hay tiêu chuẩn) của phiên bản mẫu; trong đó bao gồm 36 danh mục “chủ yếu” bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 danh mục “thứ yếu” có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được chấp nhận. Ngoài ra có 89 kiến nghị “khuyến cáo” nên thực hiện. Danh mục GlobalGAP do các nhà luật sư, nhà khoa học…của châu Âu đề ra có hay không có sự tham khảo hay cộng tác của các chuyên gia vùng sản xuất nhưng không mang tính quy định (bắt buộc phải thực hiện)… Việc chuyển từ EURepGAP - Thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn châu Âu sang GlobalGAP - Thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu, công ty chứng nhận sở hữu trí tuệ cố gắng làm cho người ta “hiểu” là chứng nhận này có giá trị trên toàn cầu. Chứng chỉ GlobalGAP là một loại giấy chứng minh sản phẩm làm ra có sự quản lý và đạt được các yếu tố kinh tế - kỹ thuật nhất định của “đầu vào”, đạt tiêu chí an toàn thực phẩm theo quy chế quản lý của EU. Một số thị trường ngoài EU có thể chấp nhận chứng chỉ này, trong đó có Mỹ. Chứng chỉ BAP cho thủy sản vào Mỹ Giống như hoạt động GlobalGAP ở châu Âu, hoạt động của các luật sư và các nhà khoa học Mỹ thông qua nhu cầu ngày càng tăng về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản vào thị trường Mỹ. Giám đốc Chương trình chứng nhận BAP - Best Aquaculture Practices - Thực hành nuôi thủy sản tốt nhất, ông William More cho biết: Để thúc đẩy thực hành có trách nhiệm trên các ngành nuôi trồng thủy sản, tổ chức liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu của Mỹ (GAA) đã hướng đến sự phát triển tiêu chuẩn chứng nhận cho các trại sản xuất giống, trang trại, cơ sở vật chất và nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi mang lại lợi ích đáng kể toàn ngành. Cụ thể, các chương trình BAP ra các tiêu chuẩn cho từng loại cơ sở, từ nhà máy sản xuất giống và thức ăn chăn nuôi trang trại đến nhà máy chế biến. Hiện tại chứng nhận trang trại và trại sản xuất giống tôm, cá hồi, cá rô phi, cá da trơn và cá tra; nhà máy chế biến thủy sản và các nhà máy thức ăn chăn nuôi. Ủy ban kỹ thuật (ACC) với đại diện các bên PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 9 liên quan rộng hoạt động và giám sát bởi một ủy ban giám sát tiêu chuẩn. Cũng theo ông William More, các tiêu chuẩn BAP là toàn diện hơn so với các hệ thống chứng nhận khác. Các tiêu chuẩn cụ thể gắn liền với các loại thiết bị. BAP còn có tiêu chuẩn về địa chỉ cộng đồng, trách nhiệm xã hội, phúc lợi động vật, bảo tồn đa dạng sinh học của đất, quản lý nước, ma túy và quản lý hóa chất, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.Về mặt xã hội, có chứng chỉ của tổ chức chứng nhận được luật pháp Mỹ bảo hộ, hàng hóa sẽ nhập khẩu vào thị trường Mỹ dễ dàng hơn. Nên theo GAP hay BAP…? Không chỉ có GAP hay BAP mà hiện nay các doanh nghiệp đang bị “rối loạn” và “bội thực” với quá nhiều chứng nhận về nuôi, truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, doanh nghiệp cần chọn chứng nhận nào là phù hợp và cần thiết cho việc xuất khẩu của mình. Có thể là GAP hay BAP. Việc tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là điều bắt buộc nếu muốn xuất khẩu. Tuy nhiên, để có được các chứng nhận đòi hỏi phải có sự đầu tư tài chính, nhân lực. Theo ông Patrick Sorgeloos, chuyên gia thủy sản châu Âu: Doanh nghiệp nên nghiên cứu cẩn thận xem định nhắm vào thị trường nào, phân khúc nào để theo đuổi việc thực hiện các chứng nhận, tiêu chuẩn nuôi, chế biến (Theo khoahocphothong.com.vn) 2.NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN BÀ RỊA – VŨNG TÀU: MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU” – THAY ĐỔI TẬP QUÁN CANH TÁC CỦA NÔNG DÂN Xã An Nhứt (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được chọn làm xã điểm xây dựng “cánh đồng mẫu” trong vụ mùa 2011. Qua nhiều đợt tham quan, học tập kinh nghiệm ở các tỉnh, thành khác, vụ mùa năm nay ngành nông nghiệp quyết định thực hiện mô hình “cánh đồng mẫu” trên diện tích 30 ha thuộc diện tích đất trồng lúa của bà con xã viên HTX Nông nghiệp dịch vụ An Nhứt. Theo đó, có 49 hộ bà con xã viên tham gia trồng các giống lúa mới cho năng suất cao và kháng chịu sâu bệnh tốt như: OM 6162 và OM 4218. Bà con nông dân được hỗ trợ 30% tiền lúa giống và được Công ty CP Phân bón Bình Điền (TP. Hồ Chí Minh) cung ứng đủ 100% phân bón, cho trả chậm tiền phân bón sau thu hoạch; đồng thời hướng dẫn nông dân bón phân theo đúng công thức của công ty; bảo đảm đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cho lúa phát triển tốt trong từng thời kỳ sinh trưởng, không để thừa đạm, gây tác động xấu cho môi trường. Ngoài ra, các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp trực tiếp tập huấn và xuống ruộng hướng dẫn kỹ thuật xuống giống, làm đất, xịt thuốc cỏ, bón phân và ghi chép nhật ký theo dõi tình hình phát triển cây lúa. PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 10 [...]... tâm khuyến nông quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức diễn đàn khuyến nông lần thứ 3 năm 2012 với chuyên đề “Phát triển sản xuất ca cao bền vững.” Trong 6 tháng đầu năm 2012, giá thu mua hạt ca cao giảm xuống chỉ còn 40.000 đồng đến 45. 000 đồng/kg hạt khô, trong khi giá các loại vật tư nông nghiệp khác tăng cao làm người trồng e ngại đầu tư cho ca cao Thu nhập của nông dân trồng... ngày tăng trên 3 %, nên cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 35% ; Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 2-3 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất vào lúc tỷ lệ đẻ đạt 45% ; Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 1- 2 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 55 % ; Nếu tỷ lệ đẻ tăng PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 13 dưới 1 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 65- 75% Khi tỷ lệ đẻ của đàn chim tăng đến một... BIẾN KIẾN THỨC - 19 kỳ hạn giao tháng 11 mất 25 USD, tức mất 1,21%, xuống còn 2.0 65 USD/tấn Trong khi kỳ hạn giao tháng 7 cũng mất 29 USD, tức mất 1,4%, xuống còn 2.066 USD/tấn, mức giảm mạnh hơn Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 7 và tháng 9 cùng giảm 0 ,5 cent, tức giảm 0,33%, xuống còn 149 ,55 cent/lb và 151 ,5 cent/lb Trong khi kỳ hạn giao tháng 11 giảm 0 ,55 cent, tức giảm 0, 35% , xuống... các năm trước Nhưng bước sang năm 2012, nhờ có các nhà máy đạm Cà Mau và Ninh Bình đi vào hoạt động, nhập khẩu phân urê từ đầu năm đến 15- 6 -2012 đã giảm mạnh xuống còn gần 170.000 tấn, chỉ bằng một nửa so với mức 348.000 tấn cùng kỳ năm 2011 Tuy nhiên, giá nhập khẩu của mặt hàng này trong tháng 6 lại tăng khá mạnh, lên đến 461 đô la Mỹ/tấn so với 300 đô la Mỹ/tấn của cùng kỳ năm 2011 do ngành nông nghiệp. .. trong việc ứng dụng CNTT-TT phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước, cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp Theo số liệu chính thức từ Ban tổ chức, năm nay, đã có 57 cơ quan Nhà nước đăng ký và gửi hồ sơ để xét chọn Giải thưởng năm nay có hai hạng mục chính gồm Giải thưởng chính PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 22 (sáu đơn vị đoạt giải) và Giải thưởng thành phần (bốn đơn vị đoạt... thống đường giao thông nông thôn và hệ thống thủy lợi thuận lợi, địa điểm phù hợp với quy hoạch sản xuất nông nghiệp chung của huyện và tỉnh Bên cạnh đó, người dân có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất lúa Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, việc triển khai xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu” gắn với sản xuất lúa theo tiêu chuẩn ViệtGap tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp quy hoạch vùng... tương tự như trên Windows XP PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 23 2 Canh lề và ngắt dòng của bản in không đúng với văn bản gốc trên máy - Triệu chứng: Các lề của trang giấy sau khi in bị hẹp, đôi khi mất chữ hoặc thừa quá nhiều Điều này làm mất tính thẩm mỹ của trang in - Chẩn đoán: Bạn chưa thiết lập lại cỡ giấy in chính xác cho văn bản Chẳng hạn, văn bản dạng Letter (21 ,59 x 27,94 cm) nhưng bạn lại in trên khổ... xương của cơ thể Nồng độ canxi cho chim đẻ trứng phải đạt 2 ,5- 3 ,5 %, phospho dễ tiêu là 0 ,5- 0,6% Kỹ thuật cho ăn Số lượng thức ăn cung cấp cho chim mái đẻ hàng ngày phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ Cần căn cứ vào tỷ lệ đẻ mà cho ăn phù hợp Chim mái đẻ trứng theo quy luật, bắt đầu đẻ vào tuần tuổi thứ 11, đến tuần tuổi thứ 15- 16, chim đẻ rất nhiều, 95- 98 %, duy trì khoảng 7-8 tuần rồi dần dần giảm xuống Khi đàn... có lúc vượt mức 600.000 đồng/bao 50 kg đối với phân urê, dù nguồn cung không có dấu hiệu khan hiếm Do vậy, đã có những nghi ngờ về việc giá phân bón tăng cao không loại trừ khả năng doanh nghiệp kinh doanh đang làm giá Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bên cạnh yếu tố tăng theo giá thế giới, giá phân bón tăng vào thời điểm đầu vụ hè thu, còn do nguyên nhân nông dân đổ xô đi mua, một số đại... đồng/bao 50 kg Hiện giá phân urê được đại lý cấp 1 tại các tỉnh ĐBSCL như Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… phân phối đến người nông dân có giá dao động từ 53 0.000 – 57 0.000 đồng/bao 50 kg Giới kinh doanh phân bón cho rằng, giá phân đạm tăng mạnh trong thời gian qua một phần là do sốt giá ảo, té nước theo những biến động của thị trường phân bón thế giới (Theo SGtimes) TỔNG HỢP THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ 18 – 23/6/2012 . dịch vụ và công nghiệp, giảm nhanh tỷ trọng PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 6 sản xuất nông nghiệp; phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, đô thị, sản xuất nông nghiệp gắn với ứng. khuyến nông quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức diễn đàn khuyến nông lần thứ 3 năm 2012 với chuyên đề “Phát triển sản xuất ca cao bền vững.” Trong 6 tháng đầu năm 2012, . – 2020. Năm 2011 đã bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh để xây dựng nông thôn mới mà trọng tâm xây dựng 6 xã điểm nông thôn mới. Năm 2012 sẽ tiếp tục bố trí vốn đầu tư để đến cuối năm 2012 có

Ngày đăng: 08/08/2014, 08:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN

    • KINH TẾ & THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

    • VĂN HÓA-GIÁO DỤC

    • CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

    • THÔNG TIN CHUYÊN GIA VÀ SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ

    • HỎI – ĐÁP

    • GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CACAO BỀN VỮNG

    • TRỒNG THANH LONG RUỘT ĐỎ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

    • PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN TÔM SAU THU HOẠCH

    • CHĂM SÓC VƯỜN CÂY ĂN TRÁI TRONG MÙA MƯA

    • Phân urê nhập khẩu: lượng giảm, giá tăng

      • Giá phân đạm tại ĐBSCL bắt đầu hạ nhiệt

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan