1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012 số 3

29 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 267 KB

Nội dung

Bản tin là nơi tập hợp những thông tin về nông nghiệp như giá thị trường nông sản trong và ngoài nước; các qui trình kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt mới được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đi vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó bạn đọc cũng có thể tìm thông tin về những bài thuốc quý, cách phòng trách bệnh tật....

NĂNG LƯỢNG XANH Năng lượng “xanh” trở thành từ thông dụng để chỉ các dạng năng lượng tái tạo nói chung. Sử dụng năng lượng xanh thay vì nhiên liệu hoá thạch góp phần bảo vệ môi trường, giữ màu xanh cho trái đất. Thực hiện tiết kiệm năng lượng, hoặc sử dụng năng lượng xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế cũng như môi trường. Thực tế này đã được chứng minh tại nhiều nước như Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Singapore… đang ra sức phát triển mạnh ngành năng lượng xanh. Giá dầu tăng mạnh, ô nhiễm môi trường và những cảnh báo về nguồn nguyên liệu hóa thạch sắp cạn kiệt khiến các nước Châu Á quan tâm hơn tới năng lượng xanh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, khu vực sẽ không sớm thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu, than và khí tự nhiên. Ngoài ra chi phí đầu tư cho năng lượng xanh đang vượt xa tầm khả năng tài chính của hầu hết các quốc gia khu vực này. Vấn đề là chi phí của các dự án năng lượng tái sinh như: điện mặt trời, điện gió, địa nhiệt và nhiện liệu sinh học đè nặng lên vai các nhà đầu tư. Ngoài ra còn vấn đề quyết tâm thúc đẩy cũng như hỗ trợ của Chính phủ, khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng, năng lượng xanh không khả thi khi các dự án này làm suy giảm két bạc của họ. Tại Việt Nam, để thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh, đã có nhiều chính sách được ban hành như: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng và sử dụng hiệu quả… Theo Bộ Công thương, Việt Nam là nước có tiềm năng lớn và khá đa dạng về các nguồn năng lượng xanh như thủy điện nhỏ, năng lượng sinh khối (năng lượng cung cấp từ thực vật và các chất thải của sinh vật bị phân hủy), mặt trời, gió, địa nhiệt, năng lượng biển. Nhưng đến nay, các nguồn năng lượng này vẫn chưa được khai thác nhiều và hiệu quả, ở Việt Nam đang có khoảng 70% số hộ gia đình có sử dụng nguồn năng lượng sinh khối nhưng chủ yếu để đun nấu. Hiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất các sản phẩm từ pin mặt trời, tất cả nhu cầu trong nước đều nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật, hai cường quốc đi đầu trên thế giới về công nghệ sản xuất và ứng dụng pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao công nghệ, gia công và phân công sản xuất đang dịch chuyển dần việc gia công pin mặt trời từ các nước châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 1 VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng mặt trời trên toàn thế giới. Trước mắt, để kích cầu sử dụng năng lượng mặt trời, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty ECC-HCMC đã tổ chức chương trình hỗ trợ người tiêu dùng sử dụng năng lượng mới với tổng kinh phí 40 tỷ đồng. Bắt đầu từ tháng 5/2008, khách hàng mua 1 bộ máy nước nóng năng lượng mặt trời sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng. Chương trình được kéo dài đến năm 2013. Việc TS. Thái Xuân Du – Trưởng phòng công nghệ tế bào thực vật – Viện Sinh học nhiệt đới công bố thử nghiệm thành công dầu diesel từ hạt dầu mè cho thấy xu hướng “xanh” hóa nguồn năng lượng. Một trong các hướng quan trọng sản xuất diesel sinh học mà TS. Du quan tâm là chiết xuất từ hạt cây Jathopha curcas; ở VN thường gọi là cây dầu mè, có nơi còn gọi là cây cọc rào (vì chúng thường được dùng để rào dậu). Tại Việt Nam, ngay từ năm 2004, Cty Secoin đã lập dự án nông – lâm nghiệp kỹ thuật cao; trong đó có đề cập đến phát triển cây nguyên liệu làm diesel sinh học. Tuy nhiên, vấn đề mà Công ty Secoin cũng như TS. Du còn băn khoăn chính là việc nghiên cứu để tìm ra một giải pháp tổng thể cho cây dầu mè nhằm phát huy hết hiệu quả kinh tế. Khó khăn lớn nhất hiện nay là phải thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. TS. Du khẳng định: “Nếu được các doanh nghiệp đứng ra đầu tư, chúng tôi sẽ cho nhập thêm giống có năng suất cao hơn và tất nhiên khi được đưa vào sản xuất quy mô lớn thì hiệu quả kinh tế cũng sẽ cao hơn”. Cũng theo Bộ Công thương, khó khăn lớn nhất cho sự phát triển năng lượng tái tạo hiện nay là giá thành năng lượng tái tạo vẫn cao hơn các dạng năng lượng truyền thống. Đặc biệt đối với Việt Nam, giá than nội địa rẻ hơn nhiều so với giá quốc tế, giá điện chưa phản ánh đầy đủ chi phí nên giá thành năng lượng xanh của nhiều loại hình công nghệ càng cao hơn so với giá năng lượng truyền thống. Vì vậy, bài toán đặt ra cho quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng xanh đòi hỏi hài hòa lợi ích cả về kinh tế lẫn hiệu quả về môi trường. Chính sách và mức hỗ trợ là cần thiết, nhưng phải tính toán ở mức hợp lý, có thể đáp ứng được. Để phát triển năng lượng tái tạo, vấn đề then chốt là giảm chi phí. Muốn vậy, các chính phủ cần đưa ra biện pháp khuyến khích. Nếu chúng ta không có công thức tính giá đúng với năng lượng tái sinh, ngành này sẽ không thể cất cánh. Nhiều chuyên gia cho rằng hoàn toàn sai lầm khi PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 2 bán năng lượng tái sinh chỉ dựa trên lý do về môi trường. Thúc đẩy sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nhiên liệu sinh học cũng như xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ tại vùng xa xôi hẻo lánh, không thể tiếp cận điện lưới quốc gia, sẽ giúp giảm nhu cầu nhiên liệu hóa thạch và nâng cao tiêu chuẩn sống. (TH- laocai.gov.vn, moitruong.com) THỰC PHẨM HỮU CƠ: SẠCH MỚI AN TOÀN Thực phẩm hữu cơ (organic food) được hiểu một cách chính xác là thực phẩm được nuôi (trồng) bằng chất hữu cơ. Dòng sản phẩm này là kết quả của một quá trình nuôi (trồng) mà không dùng (hoặc dùng rất ít) các loại phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bọ, chất điều chỉnh sự tăng trưởng hay thức ăn công nghiệp… Thực phẩm động vật hữu cơ là súc vật được nuôi ở vùng riêng biệt mà thức ăn, nước uống không có một loại hóa chất nào như thuốc trừ sâu bọ trên đồng cỏ, hóa chất bón cỏ. Súc vật cũng không được nuôi cho lớn bằng các loại thuốc kích thích tăng trưởng nhân tạo và dược phẩm khác (ngoại trừ thuốc kháng sinh để chữa bệnh 90 ngày trước khi làm thịt) Còn thực phẩm hữu cơ từ thực vật thì phải là rau trái tưới bón bằng phân thiên nhiên chứ không phải hóa chất; diệt trừ sâu bọ bằng cách tự nhiên chứ không phải thuốc trừ sâu. Thực phẩm hữu cơ từ lâu được xem là thị trường nhỏ, và xa xỉ chỉ dành cho giới trung và thượng lưu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng sự chuyển dịch phần lớn nền nông nghiệp sang phương thức canh tác hữu cơ vừa có thể giúp hạn chế tình trạng đói nghèo trên thế giới vừa góp phần cải thiện môi trường. Theo thông lệ quốc tế, các sản phẩm thực phẩm hữu cơ sẽ được gắn nhãn "Certified Organic Foods" - "Chứng nhận thực phẩm hữu cơ". Chứng nhận này chỉ được gắn trên sản phẩm khi và chỉ khi sản phẩm: không chứa các loại hormon; không thuốc kháng sinh; không thuốc diệt côn trùng, sâu bọ; không chứa thuốc trừ cỏ; không chứa phân bón hóa học; không bị biến đổi gen; không bị chiếu xạ tiệt trùng; không có hương liệu, phẩm màu, chất bảo quản. Tại Hội nghị LHQ về “Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) và An ninh lương thực” diễn ra ở Rome (Italia), các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ Đan Mạch nhận định an ninh lương thực cho vùng cận sa mạc Sahara (châu Phi) sẽ được bảo đảm nếu từ nay đến năm 2020, 50% diện tích đất nông nghiệp trong những vùng chuyên canh xuất khẩu ở đây được chuyển sang sản xuất theo công nghệ hữu cơ. PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 3 Kết quả nghiên cứu của trung tâm cho thấy khi quay về phương thức canh tác tự nhiên truyền thống, nông dân sẽ không phải tốn tiền mua thuốc và phân hóa học, đồng thời có thể đa dạng hóa mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Nếu nông sản được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ, người trồng có thể xuất khẩu với giá cao hơn nông sản bình thường. Theo Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO), nền NNHC có khả năng bảo đảm đủ nguồn cung cấp lương thực nuôi sống dân số trên thế giới hiện nay song song với giảm thiểu những tác động có hại cho môi trường. Phương pháp nuôi trồng bằng công nghệ hữu cơ hiện đang được ứng dụng tại 120 nước. Xu hướng này đang tăng nhanh tại Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Mỹ La-tinh. Trên thế giới hiện mới có hơn 26 triệu hécta đất nông nghiệp đang được quản lý sản xuất theo công nghệ hữu cơ – chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ (khoảng 1-2%) trong nền nông nghiệp toàn cầu. Trung Quốc mới có hơn 1.000 công ty nông nghiệp và nông trại được chứng nhận là sản xuất bằng công nghệ hữu cơ. Hiện Quỹ Nông nghiệp và Phát triển quốc tế (IFAD), cơ quan chuyên trách của LHQ về các vấn đề xóa đói giảm nghèo, đang giúp các nước tăng nhanh diện tích canh tác bằng công nghệ hữu cơ, và hỗ trợ các nước đang phát triển hội nhập một cách hài hòa lĩnh vực sản xuất tư nhân nhằm cung cấp các dịch vụ tiếp thụ nông sản hữu cơ. Theo IFAD, tăng cường ứng dụng công nghệ canh tác hữu cơ cũng sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới ở các vùng nông thôn, giúp hạn chế làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị. Tại Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân có kế hoạch sẽ thành lập các câu lạc bộ nông dân sản xuất NNHC nhằm thúc đẩy việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệp và liên kết sản xuất, cung ứng các sản phẩm rau, quả, lương thực – thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Hội Nông dân cũng đã triển khai thử nghiệm phương pháp canh tác NNHC trên cây rau, lúa, cam, vải và cá nước ngọt tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng. Sản phẩm rau hữu cơ là một trong những chương trình nằm trong Dự án phát triển khuôn khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại VN do Tổ chức Phát triển nông nghiệp Châu Á- Đan Mạch (ADDA) tài trợ và do Hội Nông dân VN thực hiện. Hiện nay, đã có rất nhiều sản phẩm rau hữu cơ được tiêu thụ trên thị trường, phần nào đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường hóa thực phẩm diễn ra ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, phát triển rau sạch hữu cơ trong thực cảnh PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 4 người tiêu dùng VN ngày càng mất lòng tin với các sản phẩm thực phẩm an toàn lại đang là một thử thách không nhỏ. (T ổng hợp ) 1.CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG CÁCH CHỌN THỰC PHẨM HỮU CƠ Trước đây, thực phẩm hữu cơ chỉ được bán tại các cửa hàng thực phẩm lành mạnh, nơi khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền cho thực phẩm thân thiện với tự nhiên. Ngày nay, nó có mặt ở hầu hết các siêu thị vì nhu cầu lựa chọn những sản phẩm an toàn, tinh khiết đã tăng lên. Thực tế có những thực phẩm rất dễ bị thẩm thấu thuốc trừ sâu, vì vậy bạn nên chọn mua thực phẩm hữu cơ để tránh phát sinh “bệnh tật” về sau. Bạn nên rửa rau quả dưới vòi nước chảy. Rau quả địa phương sẽ an toàn và tươi ngon hơn. Biết nguyên tắc dán nhãn sẽ giúp bạn khỏi bối rối khi lựa chọn. - "100% organic" – 100% hữu cơ nghĩa là hoàn toàn không chứa thành phần tổng hợp. - "Organic" – nghĩa là sản phẩm phải có ít nhất 95% thành phần hữu cơ. - "Made with organic ingredients" – được làm bằng thành phần hữu cơ, nghĩa là sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ. - Thịt, trứng, sữa dán nhãn hữu cơ phải có xuất xứ từ những con vật chưa từng tiếp nhận chất kháng sinh hay hormone tăng trưởng. - Tiêu chuẩn hữu cơ của hải sản và mỹ phẩm vẫn chưa được xác lập. Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật dễ bám lại trên những loại thực phẩm này, vì vậy bạn nên chọn sản phẩm hữu cơ: Đào: Tổ chức hoạt động vì môi trường ở Washington, D.C khuyến cáo nên hữu cơ hóa những thực phẩm dễ bị nhiễm, thẩm thấu thuốc trừ sâu, đặc biệt là đào. Táo: Mua táo hữu cơ cũng rất đáng tiền của bạn, tuy nhiên bạn cũng đừng nên bỏ qua trái cây bổ dưỡng này cho dù nó không phải sản phẩm hữu cơ. Ớt ngọt: Trong những thực phẩm dễ tồn dư thuốc trừ sâu thì ớt ngọt đứng ở top đầu. Cần tây: Cần tây là một loại rau giòn, có lượng vitamin A, C, D, axit folic, kali, kẽm đáng kể nhưng một bó lớn chỉ có 10calo. Dâu tây: Bạn nên mua sản phẩm trồng ở địa phương, nó sẽ ít hóa chất PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 5 CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG bảo quản và không tốn công vận chuyển gây ra ô nhiễm. Cherri: Loại quả đỏ rực có vị chua ngọt này rất giàu vitamin C. Lê: Ở Mĩ, lê được tiêu thụ nhiều thứ hai sau táo, một quả lê vừa chứa 103 kalo và nhiều vitamin C. Nho nhập khẩu: Tồn dư nhiều hóa chất vì vậy nếu không phải sản phẩm hữu cơ thì bạn nên hạn chế. Rau diếp: Bạn nên loại bỏ những lá rau bên ngoài trước khi chế biến Khoai tây: Một củ khoai vừa chứa 161calo và nếu bạn không chiên giòn thì khoai tây hoàn toàn không chứa chất béo. Mua sản phẩm được trồng thông thường hay trồng tại địa phương Dưới đây là danh sách các loại rau quả ít bị nhiễm thuốc trừ sâu, vì vậy không đáng để tốn thêm tiền mua sản phẩm hữu cơ: Đu đủ: Đu đủ là nguồn vitamin A, C và axit folic dồi dào Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa nhiều beta-carotene và vitamin C hơn bông cải vàng. Loại rau này cũng dồi dào vitamin A, K, B6, axit folic, kali và mangan. Cải bắp: Bỏ những lá bên ngoài giúp giảm bụi bẩn, vi khuẩn và thuốc trừ sâu. Tránh mua cải bắp đã cắt sẵn vì chúng bị mất bớt vitamin C. Chuối: Dù có lớp vỏ không ăn được nhưng bạn cũng nên rửa sạch chuối trước khi ăn. Kiwi: Loại quả có vị chua ngọt này rất giàu vitamin C và K, một quả vừa chứa khoảng 46calo Xoài: Chứa khoảng 135calo mỗi trái. Dứa: Nên dùng bàn chải để cọ rửa lớp vỏ trước khi cắt để chất bẩn không nhiễm sang phần ăn được. Bắp ngọt: Khi lựa bắp, bạn nên chọn trái tươi với lớp vỏ xanh và xếp chặt. Bóc thử lớp vỏ để kiểm tra ở đầu cùi bắp xem những hạt bắp có đều không. Những hạt bắp ở đầu cùi nên nhỏ hơn, nếu chúng lớn thì trái bắp quá già. Quả bơ: Bơ đứng đầu trong các loại trái giàu dinh dưỡng và vi chất. Hành tây: Một củ hành chứa khoảng 44calo, nguyên tắc thưởng thức vẫn là loại bỏ lớp bên ngoài (Theo vnn.vn) “ĐỐT” NƯỚC ĐỂ PHÁT ĐIỆN Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, Giám đốc khoa học Trung tâm nghiên cứu và phát triển thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM, đã nghiên cứu thành công phương pháp dùng công nghệ nano “đốt” nước để phát thành điện. Với phát minh độc đáo dùng nước làm nhiên liệu này, một triển vọng mở ra, hứa hẹn sẽ giúp giải quyết được tình trạng khan hiếm năng lượng trong tương lai. Nguyên tắc phát điện mà tiến sĩ Khê phát minh là dùng công nghệ nano – mà cụ thể hơn là vật liệu PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 6 nano có chức năng xúc tác – để chế tạo khí hydro (H2) trong nước ra, sau đó lại tiếp tục dùng công nghệ nano và xúc tác để “đốt” khí này tạo dòng điện. Thực sự không có phản ứng đốt cháy nào xảy ra ở đây, mà là do việc chế tạo thành công xúc tác biến khí hydro H2 thành proton H+ và điện tử, cho ra một công suất điện khoảng 0,13 watts/cm2. Để chế tạo máy phát 2.000W, cần tạo 200 đơn vị như trên thành 10 pin kép, và tích điện vào tụ điện cho đến khi đạt được công suất mong muốn. Đây không phải công nghệ điện phân do đó không dùng năng lượng từ bên ngoài vào. Công nghệ này cũng không phải là công nghệ bình ắcquy sử dụng những chất độc như chì hay sulfuric acid đậm đặc, và cũng khác với pin năng lượng ở nhiều quốc gia là sử dụng nhiệt năng từ 800oC – 1.000oC để hoạt động trong xe ôtô điện. Phát minh của tiến sĩ Khê cần nguyên liệu chính để pin hoạt động lại là nước. Pin không cần phải sạc, không thay, khi phát điện tuyệt đối không có một tiếng động nhỏ, không gây ô nhiễm, và do đó cũng không gây cháy nổ… Điểm độc đáo của thiết bị là cùng một lúc vừa cung cấp điện, vừa cung cấp nước sạch. Khí hydro được “đốt” cháy, hóa hợp với oxy (O2) và lần nữa lại biến thành nước. Nước này cực kỳ tinh khiết, uống và sử dụng được trong sinh hoạt và trồng trọt. Theo tiến sĩ Khê, dù nước có dơ bẩn đến bao nhiêu, khi đưa vào trong thiết bị này, khí hydro sẽ được tách riêng ra để được đốt cháy phát thành điện và tạo thành nước sạch. Phát minh này sẽ rất hữu ích cho những vùng thiếu nước ngọt như biển đảo, chỉ cần múc nước biển đổ vào là vừa có điện vừa có nước để sử dụng. Tiến sỹ Khê hy vọng công trình này sẽ mang lại nguồn sáng điện và nguồn nước sinh hoạt không bao giờ cạn cho các chiến sĩ ta ở đảo Trường Sa và các hải đảo khác. Trước mắt, thiết thực nhất là sẽ sản xuất những máy phát điện thông thường, các bộ phận gắn vào ôtô, xe máy và các máy móc sử dụng điện. Về lâu về dài sẽ có những máy phát điện bằng nước dùng trong công nghiệp. Như vậy, nếu thành công, dự án này sẽ giải quyết được bài toán năng lượng trong tương lai. Công trình nghiên cứu trên được giới thiệu trên Báo Công an nhân dân ngày 26/12/2011. (Theo moitruongvietnam.com) THIẾT BỊ ĐIỆN MẶT TRỜI HOÀ LƯỚI CÓ DỰ TRỮ GRID – TIE SOLAR INVERTER AST Đây là thiết bị điện tử do Công ty TNHH sản xuất và thương mại cơ điện - điện tử Việt Linh thiết kế và chế tạo theo công nghệ switching và kỹ thuật vi xử lý tiên tiến. Với các PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 7 solar panels, thiết bị GTSIA, hệ thống sẽ biến đổi năng lượng mặt trời thành điện xoay chiều (220 V-50 Hz) hoà trực tiếp vào lưới điện quốc gia. Khi không có mặt trời, các solar panel không sinh ra điện nên các phụ tải sử dụng điện từ lưới bình thường. Khi có nắng, các solar panel sinh ra điện và GTSIA sẽ biến đổi điện năng DC từ các solar panel thành điện năng AC có tần số, pha và điện áp trùng với điện lưới. Khi mất điện lưới, hệ thống này ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho lưới điện. Ưu điểm của thiết bị GTSIA là tạo ra điện năng cao nhất từ 9 đến 14h - cũng là khi nhu cầu tiêu thụ điện năng trên lưới điện tăng cao, do đó, đây là sự bù đắp kịp thời, hiệu quả, giảm bớt gánh nặng cho lưới điện quốc gia đang thiếu hụt sản lượng điện. Ngoài ra, thiết bị có thể dễ dàng mở rộng công suất, lắp đặt và sử dụng đơn giản, tuổi thọ cao. Thiết bị có thể áp dụng cho mọi khu vực có lưới điện quốc gia. Liên hệ: Công ty TNHH SX và TM cơ điện - điện tử Việt Linh 83/24 đường Bạch Đằng, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh - Tel: (08)38955408/38486750/38486698; Fax: (08)38941670; Email: vietlinh@ast-vn.com. (Theo tchdkh.org.vn) THIẾT BỊ CHƯNG CẤT NƯỚC NGỌT QUY MÔ HỘ GIA Đ ÌNH Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ) đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công thiết bị chưng cất nước ngọt quy mô hộ gia đình cho người dân vùng biển. Thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để chưng cất nước mặn thành nước ngọt. Nước mặn được đưa vào bình ở phía trên cao so với thiết bị, chảy xuống thiết bị chưng cất hình hộp chữ nhật ở phía dưới và được đun nóng bằng năng lượng mặt trời do có bộ phận hấp thụ nhiệt. Nước nóng bay hơi lên được ngưng tụ và chảy xuống theo máng vào bình chứa. Mỗi mét vuông bề mặt tiếp xúc cho ra khoảng 5 lít nước ngọt mỗi ngày. Chi phí cho 1 m2 mặt tiếp xúc khoảng 400.000 đồng. Nếu đầu tư khoảng 30 m2 mặt tiếp xúc, hết khoảng 12 triệu đồng, có thể thu 150 lít nước/ngày, đủ cho hộ gia đình sinh hoạt. Thiết bị có tuổi thọ 8-10 năm, có thể đặt ở bờ kênh, nếu đặt bể chứa trên cao, phía dưới vẫn canh tác bình thường. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ) Đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ; Tel: 0710.3831068 . (Theo tchdkh.org.vn) 2.NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 8 ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ứng dụng này giúp bà con nông dân giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu trong nuôi thủy sản và góp phần bảo vệ môi trường. KS Nguyễn Đình Minh Toàn, Công ty Điện tử & Dịch vụ Công Nghiệp Sài Gòn (TPHCM) cùng nhóm cộng sự đã nghiên cứuvà thử nghiệm thành công mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời vào nuôi trồng thủy sản. Cấu tạo mô hình gồm nguồn cung cấp là hai tấm pin panel năng lượng mặt trời công suất 85W/tấm được đặt vị trí dễ hấp thụ bức xạ từ ánh nắng mặt trời để cung cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống. Những tấm pin hấp thụ năng lượng mặt trời, sau đó chuyển đến hệ thống bình ắc-quy. Nguồn điện từ bình ắc-quy sẽ cung cấp cho các thiết bị thổi khí oxy vận hành. Thiết bị trữ điện là 2 bình ắc- quy 12VDC, 2 bình này được mắc nối tiếp thành 24VDC cung cấp cho hệ thống điện chiếu sáng, bộ biến đổi điện, motor sục khí một chiều công suất 120W, đạt 115L/phút cung cấp oxy, mô tơ bơm nước. Kết quả thử nghiệm cho thấy, ngoài tiết kiệm chi phí nhiên liệu, hệ thống tạo khí cho ao nuôi bằng năng lượng mặt trời còn loại bỏ khả năng gây ô nhiễm môi trường, không tạo ra các chất gây bẩn trong hệ thống ao hồ và không gây ra tiếng ồn. Hệ thống đảm bảo cấp điện liên tục trong quá trình nuôi thủy sản khi môi trường thời tiết ổn định, tính an toàn cao bởi sử dụng nguồn điện một chiều điện áp thấp, có thể ứng rộng rộng rãi. Tuy nhiên, theo KS Nguyễn Đình Minh Toàn, chi phí cho lắp đặt hệ thống ban đầu còn cao và công suất có giảm vào những ngày mưa. (Theo nangluongviet.com ) GIẢI PHÁP XANH: ONG KÝ SINH DI ỆT BỌ DỪA Dừa là một trong các cây lấy dầu quan trọng trên thế giới, có rất nhiều sản phẩm có giá trị được tạo ra từ thân dừa, vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa, lá dừa,… Bọ cánh cứng (bọ dừa) là một thách thức lớn đối với nông dân trồng dừa. Trong vài năm gần đây, tỉnh Bến Tre ứng dụng biện pháp sinh học nuôi ong ký sinh Asecodes hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa đã mang lại hiệu quả cao, khống chế được sự phát triển của loài dịch hại này, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường. Qui trình nuôi ong ký sinh Asecodes hispinarum đòi hỏi một số kỹ thuật khá cao mới bảo đảm sự thành công. Chuẩn bị dụng cụ: - Một cái hộp nhựa có nắp, vải mỏng đậy miệng hộp PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 9 - Hai lá dừa non, 1 ống nghiệm đựng xác mummy (ấu trùng bọ dừa đã bị ký sinh) - Một chậu đựng nước sạch Thực hiện: - Quan sát trong ống nghiệm, khi thấy ong ký sinh đã nở chui ra từ xác mummy, thì chuẩn bị hộp chứa ấu trùng. Hộp nhựa được vệ sinh sạch sẽ, lá dừa non cắt đoạn ngắn vừa với đáy hộp rồi cho vào hộp. - Lấy 100 – 150 ấu trùng bọ dừa 3 – 4 ngày tuổi cho vào 1 hộp nhựa . - Lấy ống nghiệm chứa ong ký sinh đã nở đặt nhẹ vào hộp, mở miệng ống nghiệm, nhanh tay đặt miếng vải đậy hộp nhựa lại thật kín. Lúc này ong bò ra tìm ấu trùng bọ dừa để ký sinh. Đem hộp nhựa đặt vào trong chậu có chứa ít nước, dưới hộp nhựa có giá đỡ, đặt thau vào nơi thoáng mát. - Lập sổ nhật ký ghi chép, theo dõi quá trình ong ký sinh trên ấu trùng bọ dừa đến khi nở. + Đến ngày thứ 3 tính từ ngày ong ký sinh tiếp xúc với ấu trùng bọ dừa, cần thay lá dừa non. Lấy hộp nhựa mới đã được vệ sinh sạch sẽ, cắt lá dừa non vừa đáy hộp, chuyển ấu trùng cùng với ong ký sinh từ hộp cũ sang hộp mới. Lúc này, hộp được đậy bằng nắp, không đậy bằng vải như lần đầu, Cứ 3 ngày thay lá dừa (thức ăn) mới 1 lần. + Từ ngày đầu tiên tiếp xúc đến ngày thứ 12, tiến hành thu xác mummy (những ấu trùng bọ dừa bị ký sinh sẽ có màu nâu hồng, sau đó khoảng 7 ngày chúng chuyển màu đen, gọi là mummy). Cho xác mummy vào ống nghiệm, 10 xác/1 ống, dùng bông gòn đậy lại, xếp vào hộp nhựa để lại chỗ cũ. Bốn ngày sau ong sẽ nở, lúc này là đúng độ phóng thích ra vườn dừa có bọ dừa phá hại. - Thời điểm tốt nhất để phóng thích ong ký sinh là lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tìm những cây có bọ dừa phá hại, đặt ống nghiệm vào kẽ bẹ dừa gần ngọn, rút bông gòn ra khỏi ống nghiệm, ong sẽ tự do bò ra ngoài tìm ấu trùng bọ dừa để ký sinh và tiếp tục nhân đàn trong thiên nhiên. Nên thả lúc ong còn nằm trong xác mummy vì giai đoạn này dễ mang đi xa. Bọ cánh cứng hại dừa khá mẫn cảm với các loại hóa chất cũng như các chế phẩm sinh học hiện có. Tuy nhiên, việc diệt trừ loài này rất khó vì chúng chỉ cư trú và gây hại các lá ở đọt chưa bung và cây dừa có thân cao; dừa lại được trồng rải rác trong thôn xóm, nhà dân; dưới tán dừa thường là ao nuôi tôm, cá nên khó có thể phun các loại hóa chất. Kể từ khi thả ong ký sinh ra ngoài đồng cho đến nay, diện tích dừa được phục hồi tăng lên rõ rệt. Không chỉ riêng ở Bến Tre, mà hầu hết các địa phương có phóng thích ong ký sinh đều thu được kết quả khả quan, nơi thấp nhất PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 10 [...]... Rupi và 220 Rupi lên mức 38 .650 Rupi/tạ, 39 . 030 Rupi/tạ và 39 .400 Rupi/tạ, tương đương 7 .35 9 USD/tấn, 7. 431 USD/tấn và 7.501 USD/tấn, (1 USD = 52,5 237 Rupi) Giá tiêu giao ngay song song với xu hướng thị trường kỳ hạn và lãi suất mua trong bối cảnh sẵn có hạn chế đã tăng 30 0 Rupi lên 37 .30 0 Rupi/tạ, tương đương 7.102 USD/tấn cho loại tiêu xô và 38 .800 Rupi/tạ, tương đương 7 .38 7 USD/tấn cho loại tiêu... 200C Thức ăn tốt nhất là dùng thức ăn vịt đẻ dạng viên của các hãng thức ăn lớn có uy tín như Con cò, Hi-gro trộn theo công thức: + Thóc: 3 phần (50%) + Ngô tốt (không mốc): 1 phần (15%) + Đậm đặc vịt đẻ (hoặc đậm đặc gà đẻ): 2 phần (35 %) Cho ăn tự do, lượng thức ăn 130 – 145g/con/ngày Tỷ lệ đẻ bình quân cả năm thường đạt 75 – 85% Nếu cho ăn và chăm sóc như quy trình này sẽ đạt 280 – 290 quả/mái /năm. .. 20 nghìn ha /năm Sóc Trăng phấn đấu đến năm 2015 đạt 80 nghìn ha và đến năm 2020 tăng lên 100 nghìn ha lúa thơm Giá lúa thơm từ đầu vụ đông xuân 2011 - 2012 đến nay luôn giữ ở mức cao Với giống lúa thơm ST5, ST 13, nông dân luôn bán cao hơn lúa thường từ 500 đến 700 đồng/kg Từ sức hấp dẫn của thị trường lúa thơm, gạo thơm, một số doanh nghiệp đã đến Sóc Trăng đầu tư thu mua lúa thơm với hình thức hợp đồng... gọi hành động để đảm bảo PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 16 rằng tại thời điểm dân số thế giới già đi nhanh chóng, những người trong độ tuổi lão hóa có điều kiện sức khỏe tốt nhất có thể Trong vài năm tới, lần đầu tiên số người già trên 60 tuổi sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới 5 tuổi Đến năm 2050, 80% số người già trên thế giới là ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp Thách thức lớn về sức khỏe ở người già... đủ Từ 1- 30 ngày sử dụng khay ăn (100 vịt/khay) và máng uống galông (2 – 4 lít: 50 vịt/máng) Từ ngày 31 trở đi dùng máng ăn, máng uống dài Giai đoạn 1 đến 14 ngày Giai đoạn này vịt được nuôi úm trong chuồng mật độ 30 – 40 con/m2, nhiệt độ thích hợp là 30 – 33 oC Chú ý quan sát đàn vịt trong quây mà điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp Ở giai đoạn này sử dụng thức ăn hỗn hợp cho vịt con hoặc sử dụng thức ăn... máng uống dài Thức ăn dùng thức ăn hỗn hợp cho vịt hậu bị hoặc sử dụng thức ăn tự phối trộn theo công thức: + Thóc + ngô: 6 phần (85%) + Đậm đặc vịt thịt (hoặc đậm đặc gà thịt): 1 phần (15%) Lượng thức ăn từ 50 – 75g/con/ngày (nếu nuôi nhốt), 30 – 40g/con/ngày (nếu chăn thả) Giai đoạn này ban đêm không chiếu sáng Giai đoạn 101- 130 ngày Mật độ 6 – 7 con/m2, nhiệt độ thích hợp 18 – 200C Thức ăn hỗn hợp... hội trong đó PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 22 người già được tôn trọng và sống có ích Từ năm 1948, WHO đã chọn ngày 7/4 hàng năm là Ngày Sức khỏe thế giới Chủ đề của ngày sức khỏe thế giới năm nay là “Tuổi già năng động: Sống khỏe để tăng tuổi thọ” (Theo chinhphu.vn) VÌ SAO CÓ NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG HÚT THUỐC LÁ? Một điếu thuốc lá sản sinh ra 500 mililit khói, trong khói thuốc lá chứa hơn 30 00 chất hoá học trong... công văn số 134 3/BGDĐTKTKĐCLGD về việc hướng dẫn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2012 Theo hướng dẫn trong công văn này, học sinh giỏi quốc gia môn Sinh chỉ được tuyển thẳng vào các ngành: Sư phạm Sinh học, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Sinh học, Công nghệ sinh học, Kỹ thuật sinh học, Sinh học ứng dụng, Khoa học môi trường, Khoa học cây trồng, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, ... tin điện tử của trường, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các phương tiện thông tin đại chúng (Theo KHPTh ) CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRANG WEB TRA CỨU THÔNG TIN CÁC KỲ THI TUYỂN SINH Mạng xã hội Zing Me vừa ra mắt kênh thông tin tuyển sinh trực tuyến tại địa chỉ http://tuyensinh.zing.vn Kênh thông tin này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho các bạn học sinh về các kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm. .. ý kiến của các thành viên trên mọi miền đất nước đang dùng Zing Me PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 24 Việc tập trung chủ đề tuyển sinh vào trong một trang web có thể sẽ giúp học sinh và phụ huynh tìm hiểu thông tin một cách tập trung, dễ dàng và tiện lợi Theo ông Nguyễn Ngọc Lâm, giám đốc Zing Me “Đây là năm thứ hai Zing Me tổ chức kênh thông tin tuyển sinh trực tuyến Việc sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin . phát triển khuôn khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại VN do Tổ chức Phát triển nông nghiệp Châu Á- Đan Mạch (ADDA) tài trợ và do Hội Nông dân VN thực hiện. Hiện nay, đã có. 0710.3831068 . (Theo tchdkh.org.vn) 2.NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 8 ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ứng dụng này giúp bà con nông dân giảm chi phí, tiết kiệm. nghiệp toàn cầu. Trung Quốc mới có hơn 1.000 công ty nông nghiệp và nông trại được chứng nhận là sản xuất bằng công nghệ hữu cơ. Hiện Quỹ Nông nghiệp và Phát triển quốc tế (IFAD), cơ quan chuyên

Ngày đăng: 06/08/2014, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w