THÔNG TIN CHUYÊN GIA VÀ

Một phần của tài liệu Bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012 số 3 (Trang 26 - 27)

GIA VÀ

Cần nâng máy được làm bằng sắt, khi máy di chuyển đến vị trí mới, đẩy cần nâng máy tiếp đất một cách vững chắc, đồng thời làm cho máy được nâng lên cao hơn mặt ruộng khoảng 30cm, từ đó máy sẽ hoạt động tốt trên chân ruộng trũng, có nước đọng.

Máng chứa lúa được làm bằng tôn nhẹ, khi lúa đầy bồ, chỉ cần mở khoá, máng sẽ tự động hạ xuống để lúa tuôn ra. Bánh xe cơ động được chế bằng vành xe máy phế thải, hàn gắn nhiều nan hoa, khi di chuyển chỉ cần đẩy máy nhẹ nhàng là đã có thể vượt qua nhiều địa hình khác nhau. Tay lái cũng được làm bằng phế liệu (ghi - đông xe đạp), rất dễ điều khiển. Khoan lắp đặt máy liên hoàn với trục quay, được bao bọc bằng tuýp sắt làm trục quay không bị vướng tạp chất và rơm rạ, tạo cho vòng quay của trục có tần suất cao. Ngoài ra, máy còn có chỗ để gắn dù che mưa, che nắng.

"Máy tuốt lúa đa năng trung bình mỗi ngày tuốt được 5 sào Trung Bộ (1 sào Trung Bộ = 500m2), trong khi máy tuốt lúa thông thường chỉ tuốt được 3 sào. Để vận hành máy đa năng chỉ cần 2-3 người, trong khi máy tuốt thông thường cần đến 4-5 người", anh Khánh nói.

Từ ngày có máy tuốt lúa đa năng cải tiến, mỗi ngày anh tuốt được 5 sào lúa, thu về 350.000 - 400.000 đồng. "Từ năm 2003 đến nay, tôi

liên tục cải tiến các bộ phận của máy để máy hoạt động ngày càng hiệu quả. Đến nay, tôi đã bán được 5 máy cho bà con trong huyện", anh Khánh cho biết thêm.

Anh Trần Văn Phương, một nông dân ở cùng địa phương cho biết: "Thấy máy tuốt lúa đa năng của anh Khánh hoạt động hiệu quả, đầu vụ hè thu 2011, tôi đã đặt mua 1 máy với giá chưa đến 3 triệu đồng. Qua 1 vụ sử dụng, máy tuốt lúa đa năng hoạt động rất tốt".

(Theo KTNT)

Một phần của tài liệu Bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012 số 3 (Trang 26 - 27)