10 CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
MÁY TRỒNG VÀ THU HOẠCH KHOAI MÌ
KHOAI MÌ
Ông Trần Quốc Hải và Trần Quốc Thanh (ấp 2, xã Suối Dây, H. Tân Châu, Tây Ninh), nghiên cứu chế tạo thành công máy trồng và thu hoạch khoai mì. Chiếc máy ra đời hỗ trợ
đắc lực cho nông dân trồng khoai mì ứng dụng cơ giới hóa. Đặc biệt, ngoài việc trồng khoai mì, có thể ứng dụng máy vào việc phun thuốc trừ sâu, bón phân, làm cỏ, vun hàng và thu hoạch khoai mì...
Máy được chế tạo hoàn toàn nội địa, phù hợp địa hình, giá thành thấp hợp với túi tiền nông dân. Giá máy đa năng này khoảng 30 - 40 triệu đồng (chưa kể đầu kéo), rẻ hơn rất nhiều so với máy nhập từ nước ngoài với giá trên 200 triệu đồng nhưng không phù hợp địa hình Việt Nam. Máy sử dụng đầu kéo 80 mã lực, công suất hoạt động khoảng 10 ha/8 giờ, thay thế được rất nhiều nhân công. Thông thường, để trồng 1 ha khoai mì trong 8 giờ cần khoảng 17 nhân công. Với giá nhân công lao động hiện nay khoảng 120.000 đồng/người, chi phí nhân công trồng 10 ha mất gần 20 triệu đồng. Với máy đa năng này, nông dân trồng 10 ha mì, chi phí nhân công và tiền xăng dầu chỉ khoảng 1,5 triệu đồng, rẻ hơn trồng thủ công rất nhiều. Khi thu hoạch, mỗi ngày máy có thể nhổ 7 ha, tốn chi phí khoảng 600.000 đồng. Nếu mướn nhân công nhổ thì cần 15 người mới nhổ hết 1 ha/ngày, tốn nhân công đến 2,7 triệu đồng/ha.
Với một dàn cày mà lưỡi cày được bố trí theo một độ nghiêng thích hợp, máy xới lên, tự động vun thành luống dài, luống cách nhau 0,8 m. Sau khi cày, máy chọc một lỗ vào luống rồi cắm hom mì giống xuống.
Những chiếc máy trồng và thu hoạch mì của ông Hải và ông Thanh chế tạo đã thử nghiệm trồng trên 200 ha, chỉ riêng phần tiết kiệm từ nhân công đã đủ chi phí đầu tư cho 3 máy. Do khả năng có giới hạn nên hai ông không thể sản xuất lớn, hiện có công ty đặt vấn đề hợp tác để sản xuất đại trà phục vụ nông dân nhiều nơi.
(Theo niengiamnongnghiep.vn)
Hỏi