1. Chiến lược áp dụng: Còn thiếu 1 chút chờ huyền thủy bổ sung thêm chiến lược đa quốc gia hay quốc tế gì đó Chiến lược xuyên quốc gia: Đặc điểm của chiến lược này: Các đơn vị kinh doanh hoạt động độc lập với nhau. Sản phẩm có những thành phần được thiết kế sao cho chúng được sử dụng chung ở các thị trường quốc gia khác nhau và được sản xuất ở nơi có lợi thế vị trí, sau đó thích nghi với địa phương ở công đoạn cuối cùng. Có sự chuyển giao khả năng riêng biệt giữa các đơn vị kinh doanh với công ty mẹ và giữa các đơn vị kinh doanh với nhau nhằm tạo ra sự tích luỹ kinh nghiệm toàn cầu. Ưu nhược điểm: a. Ưu điểm. Tính thích nghi cao. Giúp cho DN đạt mức doanh số, lợi nhuận lớn hơn Bù đắp các CP đầu tư và phát triển sản phẩm Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua khai thác lợi thế vị trí. Mở rộng thị trường, khai thác các thị trường tiềm năng. b. Nhược điểm. Rủi ro lớn hơn và qui mô hoạt động phức tạp hơn • Biến động tỷ giá hối đoái, nợ nước ngoài của 1 số quốc gia quá lớn • Rủi ro chính trị và xã hội . • Có thể mất bí quyết công nghệ. • Khó khăn trong quản lý và điều hành o Do sự khác biệt về văn hóa và luật pháp o Do sự cách biệt về địa lý o Do qui mô hoạt động lớn hơn. Biểu hiện của chiến lược này thể hiện rõ ở 2 mặt: công ty cố gắng theo đuổi chi phí thấp và khác biệt hóa sản phẩm. Để giảm áp lực chi phí công ty cố đầu tư vào 1 số ít các nhà máy để sản xuất các bộ phận cấu thành và đặt ở vị trí thuận lợi. Công ty có tính đến sản phẩm cuối cùng có những đặc điểm riêng so với từng thị trường ví dụ như phích điện ở Mỹ thường dùng loại 2 chấu dẹp, 3 chấu (2 chấu dẹt song song và 1 chấu tròn), ở Ý dùng loại 3 chân tròn xếp thẳng hàng, ở Việt Nam thường dùng loại 2 chấu tròn do đó khi sản xuất sản phẩm cho các thị trường khác nhau GE đã chú ý đến sản phẩm cho phù hợp. Có thể kể đến 1 ví dụ cụ thể về chiến lược xuyên quốc gia mà công ty đang áp dụng: GE là một trong những công ty Mỹ đầu tiên lập văn phòng tại Việt Nam từ năm 1993, trước khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Năm 2003, GE thành lập Công ty TNHH GE Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ hậu mãi trong các lĩnh vực thiết bị y tế và năng lượng điện. Đến nay, bốn trong số sáu doanh nghiệp của GE đang hoạt động ở Việt Nam, trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng (năng lượng và hàng không), sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng, y tế… Sau khi nghiên cứu phát triển sản phẩm máy phát điện tuabin gió trong nước (Mỹ) từ năm 2002 với doanh thu 6 tỷ USD/năm, tháng 5/2009 GE khởi công xây dựng nhà máy sản xuất máy phát điện tuabin gió đầu tiên tại Việt Nam với vốn đầu tư hơn 61 triệu USD vào KCN Nomura Hải Phòng với mục tiêu đưa VN là nguồn cung cấp linh kiện, thiết bị quan trọng cho thị trường toàn cầu của mình. Đến nay Nhà máy hiện đang hoạt động theo công suất tối đa với hơn 250 nhân viên, và xuất khẩu hơn 200 máy phát điện tuabin gió. Nhà máytuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của GE về chất lượng, khả năng vận hành, điều kiện cơ sở vật chất và hệ thống giao thông thuận lợi mà GE có được từ những lợi thế của thành phố cảng Hải Phòng. Nhà máy là một phần trong chiến lược toàn cầu hóa của GE Energy nhằm phát triển và tận dụng năng lực sản xuất tập trung để quản lý chi phí và đảm bảo chất lượng. Trong giai đoạn đầu, nhà máy sẽ sản xuất máy phát điện cho loại tuabin gió có công suất 1,5MW và có kế hoạch tiếp tục đầu tư, mở rộng phạm vi hoạt động trong tương lai, nhằm biến Nhà máy này trở thành Khu liên hợp chế tạo các thiết bị phát điện sản xuất năng lượng sạch nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về năng lượng của thế giới và Việt Nam". Theo thiêt kế, nhà máy có thể sản xuất khoảng 10.000 tấn linh kiện cho bộ phận máy phát điện và tuabin các loại/năm, sau đó sẽ được chuyển đến các cơ sở chế tạo và trung tâm bảo hành của GE trên toàn cầu để cấu thành các sản phẩm hoàn thiện, góp phần đáp ứng nhu cầu máy phát điện bằng sức gió trên thế giới. Việc đưa cơ sở sản xuất linh kiện và máy phát điện bằng sức gió đầu tiên tại nước ta của Tập đoàn GE vào hoạt động bước đầu đã tạo điều kiện giải quyết việc làm và thu nhập ổn đinh cho hơn 250 lao động của địa phuơng, góp phần khai thác đa dạng hóa nguồn điện năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trong nước và xuất khẩu. Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam được lựa chọn, triển khai sau khi nghiên cứu khá kĩ lưỡng về môi trường kinh doanh như: mức độ ưu đãi đầu tư, các chính sách pháp luật, nguồn lao động, nguyên vật liệu… GE hướng tới mục tiêu tối đa hóa mức độ thích nghi với địa phương cả về sản phẩm cũng như điều kiện sản xuất, tiêu thụ. Ví dụ: tại Mỹ, nguồn điện sử dụng có tần số là 60Hz nhưng tại Việt Nam và 1 số nước lân cận tần số lại là 50Hz dó đó GE đã có những thay đổi về thông số kỹ thuật như điều chỉnh số vòng quay…cho phù hợp. Mặt khác, cách thức tiếp thị và phân phối tại thị trường Việt Nam cũng có những thay đổi: Tại Mỹ thương mại điện tử đã phát triển rất mạnh, mua bán online khá phổ biến, tuy nhiên tại Việt Nam thì người dân vẫn quen mua hàng tại các cửa hàng, muốn được mắt thấy tai nghe nên GE phân phối sản phẩm qua các đại lý ủy quyền, các cửa hàng bán lẻ việc sử dụng internet chỉ là 1 hình thức giới thiệu sản phẩm cho khách hàng tham khảo… Hình thức thâm nhập thị trường: Hình thức đầu tư trực tiếp: Là việc xây dựng các công ty con sở hữu hoàn toàn thông qua việc thành lập trực tiếp 1 nhà máy hoàn toàn mới hoặc mua lại công ty ở nước chủ nhà để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Hình thức này có 1 số ưu điểm là: o Kiểm soát và bảo vệ được công nghệ. o Có khả năng phối hợp công nghệ toàn cầu. o Có khả năng thực hiện lợi thế vị trí và đường cong kinh nghiệm. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của hình thức này là chi phí và rủi ro cao. Khi áp dụng chiến lược đa quốc gia để thâm nhập thị trường toàn cầu thì GE cũng lựa chọn hình thức thâm nhập này. Có thể minh họa bằng 1 số ví dụ sau: GE đã hoạt động tại Thái Lan kể từ thập niên 60, dưới hình thức đầu tư trực tiếp, ban đầu tập trung vào động cơ máy bay và đầu máy bán hàng và dịch vụ. Bây giờ GE là một trong những công ty nước ngoài đầu tư lớn nhất vào Thái Lan với hơn 1 tỷ USD trong các lĩnh vực sản xuất silicon, lãi kép nhựa, hệ thống y tế, dịch vụ tài chính và thành phần động cơ máy bay sản xuất và dịch vụ hỗ trợ. Đặc biệt GE Money (tài chính thương mại & tài chính tiêu dùng) cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp Thái Lan giúp hỗ trợ tài chính thương mại tăng trưởng và mở rộng của nhiều doanh nghiệp. Sau nửa thập kỷ hoạt động ở Thái Lan GE đã thu được nhiều thành công đáng kể thị phần, doanh thu, lợi nhuận đều tăng. Ví dụ như năm 2010 doanh thu đạt mức 400 triệu USD tăng trưởng lợi nhuận từ các lĩnh vực khoảng 27%. GE đã có mặt tại Indonesia kể từ khi 40 tuổi, và ngày nay GE phục vụ khách hàng của nó bao gồm Garuda Indonesia, Kereta Api, PLN, Pertamina, Tổng Indonesie, nhà sản xuất điện tư nhân, bệnh viện, và các nhà cung cấp truyền hình cáp. Mới đây Tập đoàn General Electric (GE) đã đầu tư 1,2 tỷ USD nhằm mở rộng hoạt động bên ngoài đảo Java, mở thêm chi nhánh tại thành phố cảng Balikpapan, tỉnh Kalimantan, Indonesia. Văn phòng mới của GE tại Balikpapan là cơ sở thứ năm tại Indonesia và là văn phòng đầu tiên bên ngoài đảo Java. Mở thêm trụ sở tại Balikpapan nhằm hỗ trợ thêm vào sự phát triển nhanh chóng trong ngành năng lượng, cơ sở hạ tầng, y tế và vận tải tàu hỏa tại phía đông, trung và nam tỉnh Kalimantan Với lượng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD doanh thu công ty thu được vượt 500 triệu USD mỗi năm và tăng trưởng lợi nhuận thu được từ ngành năng lượng, y tế, vận tải và dịch vụ tài chính tại các tỉnh này tăng thêm 35%. Ngoài ra GE còn thâm nhập bằng hình thức đầu tư trực tiếp thông qua hàng loạt các vụ mua lại các công ty khác như: • 1994 - GE mua lại Nuovo Pignone (công ty Italia) và tham gia vào dầu khí toàn cầu & gas công nghiệp. • 2003 - GE Healthcare mua lại Instrumentarium, GE Capital mua lại Transamerica Distibution Tài chính (TDF) từ AEGON để tham gia vào thị trường Hà Lan. • 2004 - GE Commercial Finance mua lại các tài sản tài chính của Bombardier, một nhà sản xuất máy bay Canada với giá 1,4 tỷ USD. • 2007 - GE Oil & Gas mua lại VetcoGray 1 công ty của Anh để thực hiện một chiến lược di chuyển vào phân khúc thượng lưu của ngành công nghiệp dầu khí. Lợi ích chung đạt được. Sau khi áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế GE đã thu được nhiều lợi ích đáng kể: • GE là một tổ chức năng động, có nhiều chi nhánh hoạt động ở những thị trường đa dạng và cao cấp trên khắp thế giới. Ngày nay công ty đã liên quan đến sự sống của đa số những doanh nghiệp khác trên thế giới do sự có mặt của nó trong hơn 7 lĩnh vực. Như là dịch vụ tài chính, y khoa, kỹ thuật hàng không, máy phát điện, chương trình truyền hình và chất dẻo. • Với công nghệ được đa dạng hóa, công ty truyền thông và dịch vụ tài chính tự hào về đầu tư nghiên cứu và phát triển trung tâm của chính mình, GE có thể thực hiện lời cam kết tạo sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của công nghiệp hóa và phát triển thế giới. • Năm 2007 là năm đầu tiên hơn một nửa lợi nhuận của GE đến từ nước ngoài, khi thị trường Mỹ rơi vào khủng hoảng. Tổng doanh thu toàn cầu của GE đã tăng 22%. • Năm 2008 doanh thu của GE ở các thị trường ngoài Mỹ đã tăng lên 97 tỷ USD, tương đương hơn một nửa tổng doanh thu thường năm, cao hơn rất nhiều so với con số 4,8 tỷ USD hồi năm 1980. . các cửa hàng bán lẻ việc sử dụng internet chỉ là 1 hình thức giới thiệu sản phẩm cho khách hàng tham khảo… Hình thức thâm nhập thị trường: Hình thức đầu tư trực tiếp: Là việc xây dựng các công. nhược điểm lớn nhất của hình thức này là chi phí và rủi ro cao. Khi áp dụng chiến lược đa quốc gia để thâm nhập thị trường toàn cầu thì GE cũng lựa chọn hình thức thâm nhập này. Có thể minh họa bằng. lượng, y tế, vận tải và dịch vụ tài chính tại các tỉnh này tăng thêm 35%. Ngoài ra GE còn thâm nhập bằng hình thức đầu tư trực tiếp thông qua hàng loạt các vụ mua lại các công ty khác như: • 1994