1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐO LƯỜNG QUÁ TRÌNH ppsx

13 144 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 243,81 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA ĐO LƯỜNG - Dụng cụ đo lường (instrument) là một thiết bò biến đổi đại lượng vật lý cần đo (measurand) thành một đại lượng thích hợp tương đương có thể ghi lại được (measurement). Đại lượng đo thường được sử dụng trong một hệ thống đơn vò (units) tiêu chuẩn để có thể so sánh giữa dụng cụ đo này với dụng cụ đo khác. VD: Dụng cụ đo: thước đo chiều dài. Đại lượng cần đo: chiều dài của đối tượng. Đại lượng đo được: số đo theo đơn vò chiều dài (mm, cm, m…) biểu diễn chiều dài của đối tượng. 1. MÔ HÌNH DỤNG CỤ ĐO ĐƠN GIẢN: Hình 1.1 biểu diễn mô hình thông thường của một dụng cụ đo đơn giản. Nó bao gồm đại lượng vật lý cần đo và đại lượng đo được được biểu diễn bởi biến vật lý có thể quan sát được X. Biến vật lý X không nhất thiết phải là đại lượng cần đo nhưng có mối liên hệ với đại lượng cần đo theo một mối quan hệ nào đó. Phần tử chức năng chủ yếu của mô hình dụng cụ đo trong hình 1.1 là cảm biến (sensor), nó có chức năng biến đổi đại lượng ngõ vào vật lý thành một biến tín hiệu ngõ ra (signal variable output). Các biến tín hiệu có tính chất là chúng có thể được thao tác trong một hệ thống truyền, như một mạch điện hay một hệ thống cơ khí. Bởi tính chất này nên biến tín hiệu có thể được truyền tới thiết bò ngõ ra hay thiết bò ghi ở gần hay xa bằng phương pháp vô tuyến hay hữu tuyến từ cảm biến. Trong các mạch điện, tín hiệu điện áp là tín hiệu phổ biến. Trong các hệ thống cơ khí, độ dòch chuyển hay lực là tín hiệu thường được sử dụng phổ biến. Bảng 1.1 trình bày các biến vật lý và các biến tín hiệu thường gặp. Tín hiệu ngõ ra từ cảm biến có thể được hiển thò, được ghi lại hay được truyền tới một thiết bò hay hệ thống thứ cấp khác. Trong một dụng cụ đo cơ bản, biến tín hiệu thượng được hiển thò, ghi lại mà con người có thể quan sát được. Ngõ ra được quan sát gọi là M. Có nhiều kiểu thiết bò hiển thò, từ các cân trọng lượng đơn giản đến các thiết bò hiển thò phức tạp trên máy tính. Tín hiệu cũng có thể sử dụng trực tiếp bởi một số hệ thống lớn hơn mà dụng cụ đo là một phần tử trong hệ thống đó. Ví dụ: tín hiệu ngõ ra của cảm biến là tín hiệu ngõ vào của một hệ thống điều khiển vòng kín (closed loop control system). Nếu tín hiệu ngõ ra từ cảm biến nhỏ (dòng, áp…), cần phải khuếch đại tín hiệu như trong hình 1.2. Tín hiệu ngõ ra sau khi đã khuếch đại được đưa tới các thiết bò hiển thò hay thiết bò ghi tùy thuộc vào từng ứng dụng cụ thể. Trong nhiều trường hợp, tín hiệu này phải được biến đổi thành tín hiệu số để có thể giao tiếp với máy tính hay các hệ thống vi điều khiển khác. Nếu tín hiệu ngõ ra của cảm biến là tín hiệu analog, cần thực hiện biến đổi thành tín hiệu số sử dụng bộ biến đổi ADC như trong hình 1.2. II. CẢM BIẾN THỤ ĐỘNG (PASSIVE) VÀ CẢM BIẾN TÍCH CỰC (ACTIVE) - Cảm biến (sensor) thông thường là các bộ chuyển đổi (transducers), trong đó nó là các thiết bò chuyển đổi từ một dạng năng lượng ngõ vào thành một dạng năng lượng ngõ ra khác. Cảm biến có thể được chia thành 2 loại: cảm biến thụ động và cảm biến tích cực phụ thuộc vào cách chúng tương tác với môi trường hoạt động của chúng. - Cảm biến thụ động (passive sensors): không cần cung cấp thêm năng lượng trong quá trình đo nhưng có thể loại bỏ năng lượng trong hoạt động của chúng. VD: Thermocouple: biến đổi nhiệt độ thành điện áp. Trong trường hợp này, gradient nhiệt độ được biến đổi thành điện áp nhiệt điện, chính là ngõ ra của cảm biến này. Một VD khác là pressure gage, áp suất Ỉ lực tác động vào hệ thống cơ khí Ỉ gây nên độ dòch chuyển, đây chính là tín hiệu ngõ ra của cảm biến. - Cảm biến tích cực (Active sensors): cần cung cấp thêm năng lượng trong quá trình đo. VD: trong một hệ thống Radar hay siêu âm, khoảng cách tới một số đối tượng được đo bằng cách gửi đi một sóng radio hay sóng siêu âm và thu sóng phản xạ về từ đối tượng, từ đó đo khoảng cách từ đối tượng tới cảm biến. III. CHUẨN HÓA CẢM BIẾN (CALIBRATION) Mối quan hệ giữa ngõ vào vật lý với ngõ ra của cảm biến được xem như chuẩn của cảm biến. Thông thường, một cảm biến được đònh chuẩn bằng cách cung cấp một tín hiệu ngõ vào đã biết và đo tín hiệu ngõ ra. Dữ liệu đo được và đặc tuyến chuẩn của cảm biến được vẽ trên cùng một đồ thò như hình sau: Trong VD này, cảm biến có một đáp ứng gần như tuyến tính đối với các ngõ vào có giá trò nhỏ hơn X0. Độ nhạy (Sensitivity) của thiết bò được xác đònh bởi độ dốc (slope) của đường đặc tuyến. Trong VD trên, với các giá trò ngõ vào lớn hơn X0, độ dốc của đường đặc tuyến trở nên nhỏ hơn cho đến khi nó đạt một giới hạn của ngõ ra. Trường hợp này được gọi là bão hòa (saturation), và lúc này cảm biến không thể sử dụng để biến đổi những giá trò lớn hơn giá trò bão hòa của nó. Trong một số trường hợp, cảm biến không đáp ứng với các giá trò ngõ vào rất nhỏ. Hiệu của giá trò ngõ vào lớn nhất và giá trò ngõ vào nhỏ nhất mà cảm biến làm việc hiệu quả được gọi là tầm động (dynamic range) của cảm biến. IV. HIỆU CHỈNH VÀ GIAO THOA NGÕ VÀO Trong một số trường hợp, ngõ ra của cảm biến sẽ bò ảnh hưởng do các tín hiệu ngõ vào không phải là đối tượng cần đo. Trong hình 1.4, X là tín hiệu ngõ cần đo, Y là tín hiệu ngõ vào giao thoa (interfering input) và Z là ngõ vào hiệu chỉnh (modifying input). Ngõ vào Y sẽ làm ảnh hưởng, gây ra sai số ở ngõ ra do cảm biến đáp ứng với cả tín hiệu ngõ vào X và Y. ngõ vào hiệu chỉnh Z làm thay đổi hoạt động của cảm biến hay hệ thống đo, do đó hiệu chỉnh mối quan hệ giữa ngõ vào và ngõ ra và đònh chuẩn hoạt động của thiết bò. Hình 1.5 minh họa ảnh hưởng của ngõ vào hiệu chỉnh với các giá trò khác nhau. Do đó, cần chọn lựa ngõ vào Z phù hợp nhằm triệt tiêu ảnh hưởng của ngõ vào giao thoa ở ngõ vào, chuẩn hóa hoạt động của thiết bò. [...]...V ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ SAI SỐ: Độ chính xác của thiết bò được đònh nghóa là sự khác biệt giữa giá trò đúng của đại lượng cần đo và giá trò đo được của đại lượng đó bởi dụng cụ đo Đối với bất kỳ dụng cụ đo nào cũng có sai số gây ra do sai số hệ thống (systematic error) hay sai số ngẫu nhiên (random error) + Các nguồn sai số hệ thống: Có rất nhiều các yếu tố có thể... làm thay đổi đáp ứng của nó Do đó, để tránh sai số hệ thống, cảm biến phải được đònh chuẩn theo chu kỳ + Các nguồn gây sai số ngẫu nhiên: Sai số ngẫu nhiên có thể được xem là nhiễu Nếu trong một quá trình đo lường với giá trò sai số ngẫu nhiên đúng được lặp lại một số lớn lần, phân bố đó được gọi là phân bố Gaussian . lượng đo thường được sử dụng trong một hệ thống đơn vò (units) tiêu chuẩn để có thể so sánh giữa dụng cụ đo này với dụng cụ đo khác. VD: Dụng cụ đo: thước đo chiều dài. Đại lượng cần đo: chiều. CHƯƠNG I: CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA ĐO LƯỜNG - Dụng cụ đo lường (instrument) là một thiết bò biến đổi đại lượng vật lý cần đo (measurand) thành một đại lượng thích hợp tương. tượng. Đại lượng đo được: số đo theo đơn vò chiều dài (mm, cm, m…) biểu diễn chiều dài của đối tượng. 1. MÔ HÌNH DỤNG CỤ ĐO ĐƠN GIẢN: Hình 1.1 biểu diễn mô hình thông thường của một dụng cụ đo đơn giản.

Ngày đăng: 07/08/2014, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w