Bởi học sinh đã có sẵn các kiến thức đã học , giáo viên chỉ việc hệ thống lại dưới hình thức các bảng hệ thống là xong nhiệm vụ.. Dạy làm sao để không lặp lại những gì mình đã giảng ở cá
Trang 1DẠY TIẾT ÔN TẬP SAO CHO HIỆU QUẢ
A- ĐẶT VẤN ĐỀ :
Dạy tiết ôn tập có dễ không ? Nếu là người không tâm huyết với nghề , chúng ta sẽ
dễ dàng có câu trả lời là không khó tí nào Bởi học sinh đã có sẵn các kiến thức đã học , giáo viên chỉ việc hệ thống lại dưới hình thức các bảng hệ thống là xong nhiệm
vụ Thế nhưng , tiết ôn tập đối với tôi là cả một niềm trăn trở Dạy làm sao để không lặp lại những gì mình đã giảng ở các bài học trước một cách máy móc, dễ gây nhàm chán cho học sinh và cho cả chính bản thân mình ? Đó là điều không dễ chút nào Theo tôi , mục tiêu của các bài ôn tập nói chung là vừa củng cố các kiến thức đã học của một chương hay một phần nào đó , vừa mở rộng , nâng cao , so sánh đối chiếu với các kiến thức có liên quan , vừa góp phần bồi dưỡng một số kỹ năng nhất định cho học sinh Đặc biệt là học sinh đón nhận các tiết học ấy một cách thích thú nhất
Do vậy ,mỗi năm học trôi qua, tôi lại cố gắng tìm ra một cách dạy mới dành cho các tiết ôn tập sao cho hiệu quả hơn đúng theo mục tiêu của nó May thay , dịp hè năm học 2004 – 2005 vừa qua , khi được dự lớp tập huấn “PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG” tại trường Đại học An Giang , tôi như được chắp thêm đôi cánh
Trang 2cho các định hướng của mình “ Tổ chức các trò chơi trong giờ ôn tập” là một cách dạy rất hiệu quả
B - NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
I - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
“ Văn học là nhân học” _ câu nói ấy của Măc xim Gorki nhắc nhở ta một điều
rất quan trọng rằng : “ Dạy văn là dạy làm người” Nhưng đó phải là một con người
năng động , sáng tạo của thời đại khoa học kỹ thuật Do vậy , việc tổ chức các trò chơi trong các tiết ôn tập là rất cần thiết Tuỳ theo phân môn mà ta chọn các trò chơi khác nhau sao cho phù hợp , sinh động và kích thích được học sinh cùng tham gia một cách hào hứng nhất , tích cực nhất
1 - Trước hết , ta tìm một trò chơi có tính chất khởi động Chọn trò chơi nào là tuỳ vào sự nhạy bén của giáo viên , tuỳ đối tương học sinh mà mình phụ trách và nhất
là phải có chủ ý Trò chơi khởi động không nên quá dài bởi nó chỉ có tác dụng “ làm nóng” tiết học mà thôi Hãy để dành thời gian cho phần trọng tâm bài học
2 - Tiếp theo , ta có thể tổ chức các hình thức thi đua theo từng nhóm học sinh Đây là trọng tâm ôn tập nên phải sắp xếp sao cho thật khéo léo , chặt chẽ , đáp ứng tốt mục tiêu bài học Một số điểm quan trọng cần làm ở bước này như sau :
Trang 3_ Chia HS thành từng nhóm sao cho cân đối về chất lượng để HS hỗ trợ nhau trong thi đua , các em giỏi sẽ lôi kéo các bạn yếu hơn hoà mình vào cuộc chơi mà không mang mặc cảm tự ti
_ Chọn nhiều hình thức trò chơi ở mỗi vòng thi Mục đích chủ yếu là vừa ôn tập các kiến thức đã học , vừa nâng cao mở rộng vấn đề bằng việc kích thích trí tưởng tượng vốn dĩ rất phong phú đa dạng của HS , vừa bồi dưỡng một số kỹ năng cần thiết cho việc học văn : Cảm thụ tốt tác phẩm văn chương , diễn đạt ý tưởng một cách trôi chảy , thực hành tốt các phần lý thuyết đã học , phát triển năng khiếu sẵn có ( ngâm thơ , hát , sáng tác , vẽ tranh … ) Cần chú ý phân bố thời gian thật hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất
_ Đặt tên các trò chơi sao cho hấp dẫn tạo hứng thú cho HS
_ Phải có hình thức thưởng phạt phân minh buộc tất cả các em phải có sự chuẩn bị tốt nhất cho tiết học
_ Cần có sự quan sát tốt nhất để đánh giá , nhận xét các nhóm thật khách quan , công bằng
_ Hệ thống câu hỏi , câu gợi ý cần rõ ràng , dễ hiểu , phù hợp đối tượng HS Bên cạnh đó , cần có một số câu hỏi khó dành cho HS khá giỏi
_ Phải tìm cách kích thích cho HS tự thân vận động giải quyết vấn đề chứ GV đừng làm thay sẽ tạo cho các em thói quen thụ động
Trang 43 - Cuối cùng , GV nhận xét , đánh giá tiết học , cho bài tập về nhà và dặn dò bài học mới
Sau đây tôi xin giới thiệu một số tiết ôn tập xem như là ví dụ :
BÀI 1 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( Tiết 44 trong PPCT lớp 10 )
Chuẩn bị ở nhà : HS xem lại các kiến thức đã học ở chương I & II , chọn đề tài tập viết đoạn văn nhằm thực hành lựa chọn từ ngữ GV chuẩn bị nội dung ôn tập và đồ dùng dạy học
Chia HS thành 4 nhóm theo đơn vị tổ để thi đua với nhau Thông báo cho các em biết
có nhiều vòng thi Mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm 10 Điểm số sẽ được tính cho cả nhóm
Khởi động tiết học bằng cách nhắc lại các tên bài đã học trong nội dung cần ôn tập
_ GV đặt câu hỏi : Từ đầu năm đến nay , ở phân môn Tiếng Việt , chúng ta đã học những chương nào ? Hãy nêu rõ tên của từng bài học trong các chương đó ?
_ GV chỉ định bất kỳ em nào trong nhóm buộc phải trả lời vì đây là các kiến thức không thể không biết Cả 4 nhóm đều phải có câu trả lời , GV nhận xét và quyết định số điểm cho từng nhóm
Trang 5 GV giới thiệu bài mới và mục tiêu bài học Lời giới thiệu cần hấp dẫn để tạo hứng thú ban đầu cho HS
Nội dung bài học :
_ GV giới thiệu nội dung ôn tập thứ nhất và ghi tiêu đề lên bảng :
I - YÊU CẦU CHUNG VỀ HÀNH VĂN TRONG VĂN BẢN :
_ GV treo bảng phụ viết đoạn văn sau :
“ Buổi chiều , những đám mây từ hướng Nam kéo đến Chớp lằn nhằn , sấm sét rôm rả
Gió cuộn lên mù mịt Biển cỏ nghiêng ngửa xoáy tít , thổi tạt từng đợt , từng đợt , rồi mưa
bất thần đổ xuống rào rào ”
_ Yêu cầu HS chỉ ra các lỗi sai trong văn bản trên và sửa lại cho đúng Sau đó rút ra kết luận về yêu cầu hành văn ( chính tả , dùng từ , đặt câu ,…) Nhóm nào trả lời đầy đủ sẽ hưởng trọn điểm
_ GV tìm cách chuyển sang nội dung ôn tập thứ hai sao cho khéo léo và ghi tiêu đề lên bảng :
II - YÊU CẦU CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CÓ TÍNH CHẤT NGHỆ THUẬT :
Trang 6_ Kiến thức phần này khá nhiều nên cách ôn tập tốt nhất là thiết kế thành ô chữ
_ GV giới thiệu trò chơi giải ô chữ , hướng dẫn cách chơi và treo bảng phụ có kẻ khung
ô chữ Sau đó , GV đọc các câu gợi ý cho HS đoán ô chữ theo hàng ngang và hàng dọc Giải được mỗi hàng thì được 10 điểm Dữ liệu đưa ra để gợi ý xoay quanh các kiến thức
đã học để các em có thể khắc sâu kiến thức Thiết kế ô chữ và chọn các dữ liệu thì tuỳ vào khả năng sáng tạo của GV Dưới đây là ô chữ mà tôi đã thực hiện :
Trang 7Này của Xuân Hương mới quệt rồi ”
+ Hàng ngang số 4 : ( Có 8 ô ) Ngôn ngữ nghệ thuật muốn có tính hình tượng , trước hết phải đạt được yêu cầu này
+ Hàng ngang số 5 : ( Có 12 ô ) Tính chất này giúp cho văn bản phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp , từng kiểu ngôn ngữ văn bản
+ Hàng ngang số 6 : ( Có 9 ô ) Đây là tính chất đặc trưng nhất của ngôn ngữ nghệ thuật:
Có khả năng tái hiện hiện thực , làm xuất hiện ở người đọc những hình ảnh thị giác , thính giác , xúc giác ,…
+ Hàng ngang số 7 : ( Có 9 ô ) Khi viết văn cần đạt được yêu cầu này ?
Trang 8+ Hàng dọc : ( Có 7 ô ) Đây là tính chất theo đó các yếu tố ngôn ngữ trong một tác phẩm phải đồng nhất với nhau , giải thích cho nhau , hỗ trợ nhau để đạt được hiệu quả chung
Lưu ý : Không nhất thiết phải giải theo thứ tự của các hàng ngang mà lần lượt cho các tổ
tự chọn bất kỳ hàng nào , kể cả hàng dọc Khung ô chữ trên bảng chỉ là các ô trống, HS giải được hàng nào thì GV mới điền vào hàng đó
_ GV chuyển sang nội dung ôn tập thứ ba và ghi tiêu đề lên bảng :
III - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG :
_ Phần này sẽ ôn tập dưới hình thức các câu trắc nghiệm GV chuẩn bị các phiếu trả lời
A , B , C phát cho mỗi nhóm ( có thể cắt bằng giấy bìa cứng )
_ GV đọc các câu hỏi , HS chú ý lắng nghe và giơ phiếu trả lời của nhóm mình trong hạn định cho phép Có thể nêu như sau :
1 - Trong đoạn thơ sau , Chế Lan Viên đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?
“ Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn ”
a- Ẩn dụ
Trang 93 - “ Người quốc sắc , kẻ thiên tài
Tình trong như đã , mặt ngoài còn e “
Chỉ ra biện pháp tu từ được Nguyễn Du dùng ở hai câu trên
Trang 10a- Ẩn dụ
b- So sánh
c- Hoán dụ
5 - Biện pháp tu từ nào được dùng trong các câu sau :
“ Đã yêu thì yêu cho chắc
Bằng như trúc trắc thì trục trặc cho luôn “
“ Chủ báo , bảo chú cứ làm thơ
Trang 11_ GV chuyển sang nội dung ôn tập cuối cùng :
IV - LỰA CHỌN TỪ NGỮ :
_ GV gọi 1 HS nhắc lại các bước lựa chọn từ ngữ đã học Cho HS chọn đề tài trước ở nhà , viết đoạn văn của nhóm mình lên một tờ giấy lớn rồi cử 1 thành viên của nhóm lên trình bày ý tưởng Yêu cầu HS chỉ rõ những từ ngữ thể hiện được chủ đề mình chọn Tờ giấy viết đoạn văn được dán lên bảng cho cả lớp quan sát
_ Sau đó , cho các nhóm nhận xét lẫn nhau để rút kinh nghiệm chung
_ GV đánh giá và cho điểm từng nhóm Lưu ý cần nhấn mạnh tính chất nghệ thuật trong việc thể hiện văn bản
* GV củng cố bài học và dặn dò về bài mới
BÀI 2 : ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
( Tiết 117 trong PPCT lớp 10 )
Đối với bài này , tôi ôn tập dưới hình thức trò chơi “ ĐỐ VUI ĐỂ HỌC “
HS soạn bài theo các câu hỏi ôn tập ở sách giáo khoa Chia tập ra làm hai , ghi phần bài soạn bên trái , bên phải dành để bổ sung hoặc điều chỉnh
Chia lớp thành 4 tổ tham dự cuộc thi
Tổ chức 3 vòng thi :
Trang 12_ Trả lời câu hỏi về kiến thức văn học : Tất cả học sinh đều phải tham gia , tính điểm cho tổ
_ Thi năng khiếu ( đọc diễn cảm , vẽ tranh , kể chuyện … ) : Mỗi tổ chọn 1 em dự thi , bốc thăm chọn thứ tự thực hiện
_ Giải ô chữ văn học : Tất cả HS tham gia , tính điểm theo đơn vị tổ
Khởi động lớp học bằng một bài hát tập thể vui nhộn
Nội dung tiết học :
I - TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ KIẾN THỨC VĂN HỌC :
_ Mỗi tổ sẽ trả lời 2 câu hỏi GV chọn 8 câu trong 13 câu hỏi ôn tập ở SGK viết vào các
tờ giấy nhỏ xếp lại và cho đại diện mỗi tổ lên bốc thăm , trả lời Có thể cho thành viên khác trong tổ bổ sung nếu bạn mình trả lời chưa trọn vẹn GV nhận xét , góp ý thêm cho hoàn chỉnh hơn và quyết định số điểm Tôi đã chọn các câu hỏi sau :
1- Sử thi Hômerơ phản ánh thời kỳ nào của lịch sử Hy Lạp ? Đặc điểm của thời kỳ lịch sử đó ?
+ Sử thi Hômerơ phản ánh giai đoạn quá độ từ chế độ công xã thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ
+ Đặc điểm :
Trang 13 Về mặt tổ chức xã hội : Đã hình thành các tổ chức có quyền lực như : Hội đồng các bô lão , Đại hội nhân dân
Về mặt kinh tế – kỹ thuật : Đã biết chế tạo các công cụ tinh xảo bằng sắt , đồ gốm , dầu ôliu , rượu vang , đồ mỹ nghệ trang sức , chiến xa , tàu thuỷ … , biết xây thành quách , lâu đài
Về đời sống xã hội : Đã xuất hiện nhiều phong tục tập quán , tôn giáo , lễ nghi
2- Nghệ thuật sử thi Ôđixê có gì đặc biệt ?
+ Cốt truyện thống nhất hoàn chỉnh , tạo tình huống hấp dẫn đầy kịch tính
+ Lối miêu tả chi tiết , tỉ mỉ , cụ thể
+ Lối so sánh mở rộng sinh động , giàu hình ảnh
+ Cách kể chuyện chậm rãi , ngôn ngữ trang trọng
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật : đưa ra một dáng điệu , một cử chỉ , thái độ hay ứng xử để bộc lộ chiều sâu tâm lý nhân vật
3- Sử thi Ramayana cho ta biết những gì về con người và xã hội Ấn Độ cổ đại ?
Trang 14+ Con người :
Người Ấn có thói quen tư duy triền miên , giàu óc tưởng tượng
Tính cách người Ấn Độ cổ đại : anh hùng , dũng cảm , tự tin , tự hào , hiên ngang , bất khuất , giàu bản lĩnh , thông minh , thuỷ chung
+ Xã hội Ấn Độ cổ đại : Đất nước Ấn Độ rộng lớn , có nhiều dân tộc , có nhiều truyền thuyết , có nhiều tôn giáo Xã hội Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ , nhiều vương quốc hình thành , chiến tranh giữa các vương quốc liên tục xảy ra , bờ cõi của các vương quốc này ngày càng được mở rộng
4- Thử đối chiếu sử thi Ramayana với sử thi Ôđixê để thấy những điểm giống nhau
+ Khác nhau :
Trang 15 ” Ôđixê” là sử thi Hy Lạp , một đất nước ở Châu Âu , nơi có kho thần thoại hết sức phong phú và có hệ thống Mang đậm vết tích thần thoại Hy Lạp
“ Ramayana” là sử thi Ấn Độ , nội dung có sức khái quát lớn ( được coi là cuốn bách khoa toàn thư của Ấn Độ ) , mang đậm chất giáo huấn ( là cuốn sách giáo khoa về đạo đức , luân lý của dân tộc )
Người anh hùng trong sử thi Hy Lạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ , lòng dũng cảm ; còn người anh hùng trong sử thi Ấn Độ lại được tập trung ca ngợi
về sức mạnh của đạo đức phẩm chất
5- Nguyên nhân sự phát triển của thơ Đường ?
+ Trung Quốc vốn có truyền thống thơ ca
+ Điều kiện xã hội phồn vinh đầu đời Đường tạo điều kiện cho thơ ca phát triển
+ Chế độ thi cử đời Đường rất coi trọng thơ
6- Vì sao “ Tam quốc diễn nghĩa” được gọi là tiểu thuyết ? Đặc điểm nghệ thuật của
tiểu thuyết “ Tam quốc diễn nghĩa” ?
+ “ Tam quốc diễn nghĩa” được gọi là tiểu thuyết vì nó mang đủ những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết ( tiểu thuyết là một loại hình tự sự , có ít nhiều hư cấu , thường dùng văn xuôi , thông qua nhân vật , sự việc và hoàn cảnh để phản ánh bức tranh xã hội )
Trang 16+ Đặc điểm nghệ thuật của “ Tam quốc diễn nghĩa” :
Kết cấu chăt chẽ
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn
Nhiều hồi , nhiều đoạn có kịch tính cao
Tính cách nhân vật thường bộc lộ qua những tình huống gay cấn , căng thẳng , qua hành động , ngôn ngữ có tính đặc trưng
7- Hãy cho biết vì sao thời đại Phục hưng được đánh giá là “ bước ngoặt tiến bộ vĩ
đại nhất từ trước cho đến lúc bấy giờ loài người chưa từng thấy” ?
+ Thời đại Phục hưng được coi là “ bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất của lịch sử loài
người” bởi hai thế kỷ XV ,XVI đã tạo ra nhiều thành tựu to lớn và rực rỡ về văn
hoá và tư tưởng , về kinh tế và đời sống , đưa xã hội Tây Âu và một số nước Trung
Âu tiến vọt lên phía trước , trên con đường dẫn tới chủ nghĩa tư bản
8- Ngoài Sêcxpia , em còn được biết những nhà văn tiêu biểu nào của Ý , Pháp , Tây Ban Nha thời Phục hưng ?
+ Ý : Thi hào Đantê ( Thần khúc ) , Pêtơrac , Bôcaxi
+ Pháp : Rabơle , nhóm La Plêiat ( 7 nhà thơ )
+ Tây Ban Nha : Xecvăngtet ( Đôn Kihôtê ) , Lôp đơ Vêga ( nhà soạn kịch )
Trang 17II - THI NĂNG KHIẾU :
_ GV có một số gợi ý cho HS chuẩn bị phần dự thi của tổ mình Đại diện các tổ lên bốc thăm số thứ tự , đến phiên mình thì sẽ lên trình bày
_ Một số gợi ý :
+ Ngâm một bài thơ Đường mà em yêu thích
+ Đọc một đoạn độc thoại nội tâm tiêu biểu của nhân vật Hăm -lét thể hiện tư tưởng chủ đạo của vở bi kịch này
+ Thể hiện nội dung bài thơ “ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý Bạch thành một bức tranh ( hoặc bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu ) HS
vẽ sẵn ở nhà, dán lên bảng và trình bày ý tưởng
+ Dựa vào đoạn trích đã học ( đọc thêm ) trong các vở kịch của Sêcxpia , HS có thể diễn 1 đoạn kịch ngắn
_ Cần khống chế thời gian ở phần thi này để đảm bảo thời gian của tiết học
_ GV nhận xét và cho điểm từng tổ
III - GIẢI Ô CHỮ VĂN HỌC :
_ Đây luôn là tiết mục mà HS thích thú nhất
_ GV treo khung ô chữ lên bảng và đọc các gợi ý :
Trang 19+ Hàng ngang 1 : ( Có 11 ô ) Tên của một tác giả đã bộc lộ tâm trạng ngậm ngùi trong tác phẩm của mình “ nhìn thấy kinh thành bị tàn phá , dù là người sắt không có nước mắt cũng phải xót xa”
+ Hàng ngang 2 : ( Có 5 ô ) Đây là tác phẩm dài , gồm 12.110 câu thơ , chia làm 24 khúc ca
+ Hàng ngang 3 : ( Có 6 ô ) Tác giả của câu thơ “ Khinh chu dĩ quá vạn trùng san” ( Thuyền qua muôn núi nhẹ như bay )
+ Hàng ngang 4 : ( Có 8 ô ) Tác phẩm được người dân nước đó ca tụng : “ Chừng nào sông chưa cạn , đá chưa mòn thì tác phẩm vẫn còn làm say mê lòng người và cứu giúp họ ra khỏi vòng tội lỗi “ ( Nhân vật chính là một hoàng tử )
+ Hàng ngang 5 : ( Có 7 ô ) Là bài thơ có câu “ Cô chu nhất hệ cố viên tâm” ( Có tiếng chày đập áo kết thúc bài thơ )
+ Hàng ngang 6 : ( Có 6 ô ) Là một tác phẩm ra đời vào năm 1601
+ Hàng ngang 7 : ( Có 7 ô ) Tên một tu sĩ Bà Lamôn Vị tu sĩ ấy đã viết một sử thi nổi tiếng vào khoảng TK III trước công nguyên
+ Hàng ngang 8 : ( Có 8 ô ) Là một nhà thơ mà đến Lý Bạch cũng phải bái phục
+ Hàng dọc : Bài thơ dài 88 câu , bộc lộ mối đồng cảm sâu sắc của Tư mã Giang Châu với người ca nữ Trường An