1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DẠY TIẾT ÔN TẬP SAO CHO HIỆU QUẢ pptx

27 449 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 212,33 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiêm DẠY TIẾT ÔN TẬP SAO CHO HIỆU QUẢ A- ĐẶT VẤN ĐỀ : Dạy tiết ôn tập có dễ không ? Nếu là người không tâm huyết với nghề , chúng ta sẽ dễ dàng có câu trả lời là không khó tí nào . Bởi học sinh đã có sẵn các kiến thức đã học , giáo viên chỉ việc hệ thống lại dưới hình thức các bảng hệ thống là xong nhiệm vụ . Thế nhưng , tiết ôn tập đối với tôi là cả một niềm trăn trở. Dạy làm sao để không lặp lại những gì mình đã giảng ở các bài học trước một cách máy móc, dễ gây nhàm chán cho học sinh và cho cả chính bản thân mình ? Đó là điều không dễ chút nào. Theo tôi , mục tiêu của các bài ôn tập nói chung là vừa củng cố các kiến thức đã học của một chương hay một phần nào đó , vừa mở rộng , nâng cao , so sánh đối chiếu với các kiến thức có liên quan , vừa góp phần bồi dưỡng một số kỹ năng nhất định cho học sinh . Đặc biệt là học sinh đón nhận các tiết học ấy một cách thích thú nhất . Do vậy ,mỗi năm học trôi qua, tôi lại cố gắng tìm ra một cách dạy mới dành cho các tiết ôn tập sao cho hiệu quả hơn đúng theo mục tiêu của nó . May thay , dịp hè năm học 2004 – 2005 vừa qua , khi được dự lớp tập huấn “PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG” tại trường Đại học An Giang , tôi như được chắp thêm đôi cánh cho các định hướng của mình . “ Tổ chức các trò chơi trong giờ ôn tập” là một cách dạy rất hiệu quả . B - NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : I - CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : “ Văn học là nhân học” _ câu nói ấy của Măc xim Gorki nhắc nhở ta một điều rất quan trọng rằng : “ Dạy văn là dạy làm người” . Nhưng đó phải là một con người năng động , sáng tạo của thời đại khoa học kỹ thuật . Do vậy , việc tổ chức các trò chơi trong các tiết ôn tập là rất cần thiết . Tuỳ theo phân môn mà ta chọn các trò chơi khác nhau sao cho phù hợp , sinh động và kích thích được học sinh cùng tham gia một cách hào hứng nhất , tích cực nhất 1 - Trước hết , ta tìm một trò chơi có tính chất khởi động . Chọn trò chơi nào là tuỳ vào sự nhạy bén của giáo viên , tuỳ đối tương học sinh mà mình phụ trách và nhất là phải có chủ ý . Trò chơi khởi động không nên quá dài bởi nó chỉ có tác dụng “ làm nóng” tiết học mà thôi . Hãy để dành thời gian cho phần trọng tâm bài học. 2 - Tiếp theo , ta có thể tổ chức các hình thức thi đua theo từng nhóm học sinh . Đây là trọng tâm ôn tập nên phải sắp xếp sao cho thật khéo léo , chặt chẽ , đáp ứng tốt mục tiêu bài học . Một số điểm quan trọng cần làm ở bước này như sau : _ Chia HS thành từng nhóm sao cho cân đối về chất lượng để HS hỗ trợ nhau trong thi đua , các em giỏi sẽ lôi kéo các bạn yếu hơn hoà mình vào cuộc chơi mà không mang mặc cảm tự ti . _ Chọn nhiều hình thức trò chơi ở mỗi vòng thi . Mục đích chủ yếu là vừa ôn tập các kiến thức đã học , vừa nâng cao mở rộng vấn đề bằng việc kích thích trí tưởng tượng vốn dĩ rất phong phú đa dạng của HS , vừa bồi dưỡng một số kỹ năng cần thiết cho việc học văn : Cảm thụ tốt tác phẩm văn chương , diễn đạt ý tưởng một cách trôi chảy , thực hành tốt các phần lý thuyết đã học , phát triển năng khiếu sẵn có ( ngâm thơ , hát , sáng tác , vẽ tranh … ) . Cần chú ý phân bố thời gian thật hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất . _ Đặt tên các trò chơi sao cho hấp dẫn tạo hứng thú cho HS . _ Phải có hình thức thưởng phạt phân minh buộc tất cả các em phải có sự chuẩn bị tốt nhất cho tiết học . _ Cần có sự quan sát tốt nhất để đánh giá , nhận xét các nhóm thật khách quan , công bằng . _ Hệ thống câu hỏi , câu gợi ý cần rõ ràng , dễ hiểu , phù hợp đối tượng HS . Bên cạnh đó , cần có một số câu hỏi khó dành cho HS khá giỏi . _ Phải tìm cách kích thích cho HS tự thân vận động giải quyết vấn đề chứ GV đừng làm thay sẽ tạo cho các em thói quen thụ động . 3 - Cuối cùng , GV nhận xét , đánh giá tiết học , cho bài tập về nhà và dặn dò bài học mới . Sau đây tôi xin giới thiệu một số tiết ôn tập xem như là ví dụ : BÀI 1 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( Tiết 44 trong PPCT lớp 10 )  Chuẩn bị ở nhà : HS xem lại các kiến thức đã học ở chương I & II , chọn đề tài tập viết đoạn văn nhằm thực hành lựa chọn từ ngữ . GV chuẩn bị nội dung ôn tập và đồ dùng dạy học .  Chia HS thành 4 nhóm theo đơn vị tổ để thi đua với nhau . Thông báo cho các em biết có nhiều vòng thi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm 10 . Điểm số sẽ được tính cho cả nhóm .  Khởi động tiết học bằng cách nhắc lại các tên bài đã học trong nội dung cần ôn tập . _ GV đặt câu hỏi : Từ đầu năm đến nay , ở phân môn Tiếng Việt , chúng ta đã học những chương nào ? Hãy nêu rõ tên của từng bài học trong các chương đó ? _ GV chỉ định bất kỳ em nào trong nhóm buộc phải trả lời vì đây là các kiến thức không thể không biết . Cả 4 nhóm đều phải có câu trả lời , GV nhận xét và quyết định số điểm cho từng nhóm .  GV giới thiệu bài mới và mục tiêu bài học . Lời giới thiệu cần hấp dẫn để tạo hứng thú ban đầu cho HS .  Nội dung bài học : _ GV giới thiệu nội dung ôn tập thứ nhất và ghi tiêu đề lên bảng : I - YÊU CẦU CHUNG VỀ HÀNH VĂN TRONG VĂN BẢN : _ GV treo bảng phụ viết đoạn văn sau : “ Buổi chiều , những đám mây từ hướng Nam kéo đến . Chớp lằn nhằn , sấm sét rôm rả. Gió cuộn lên mù mịt. Biển cỏ nghiêng ngửa xoáy tít , thổi tạt từng đợt , từng đợt , rồi mưa bất thần đổ xuống rào rào .” _ Yêu cầu HS chỉ ra các lỗi sai trong văn bản trên và sửa lại cho đúng . Sau đó rút ra kết luận về yêu cầu hành văn ( chính tả , dùng từ , đặt câu ,…) . Nhóm nào trả lời đầy đủ sẽ hưởng trọn điểm . _ GV tìm cách chuyển sang nội dung ôn tập thứ hai sao cho khéo léo và ghi tiêu đề lên bảng : II - YÊU CẦU CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CÓ TÍNH CHẤT NGHỆ THUẬT : _ Kiến thức phần này khá nhiều nên cách ôn tập tốt nhất là thiết kế thành ô chữ. _ GV giới thiệu trò chơi giải ô chữ , hướng dẫn cách chơi và treo bảng phụ có kẻ khung ô chữ . Sau đó , GV đọc các câu gợi ý cho HS đoán ô chữ theo hàng ngang và hàng dọc . Giải được mỗi hàng thì được 10 điểm . Dữ liệu đưa ra để gợi ý xoay quanh các kiến thức đã học để các em có thể khắc sâu kiến thức . Thiết kế ô chữ và chọn các dữ liệu thì tuỳ vào khả năng sáng tạo của GV . Dưới đây là ô chữ mà tôi đã thực hiện : H A M S U C T R U Y E N C A M C A T H E C H I N H X A C H O P P H O N G C C A C H H I N H T U O N G N G H E T H U A T + Hàng ngang số 1 : ( Có 6 ô ) Đây là một yêu cầu cần thiết khi hành văn : Thể hiện được nhiều tính chất nhất bằng số lượng các yếu tố ngôn ngữ ít nhất . + Hàng ngang số 2 : ( Có 9 ô ) Ngôn ngữ nghệ thuật phải đạt được tính chất này : Làm dấy lên tình cảm ở người đọc . + Hàng ngang số 3 : ( Có 5 ô ) Câu thơ sau của Hồ Xuân Hương thể hiện được tính chất này : “ Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi , Này của Xuân Hương mới quệt rồi .” + Hàng ngang số 4 : ( Có 8 ô ) Ngôn ngữ nghệ thuật muốn có tính hình tượng , trước hết phải đạt được yêu cầu này . + Hàng ngang số 5 : ( Có 12 ô ) Tính chất này giúp cho văn bản phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp , từng kiểu ngôn ngữ văn bản . + Hàng ngang số 6 : ( Có 9 ô ) Đây là tính chất đặc trưng nhất của ngôn ngữ nghệ thuật: Có khả năng tái hiện hiện thực , làm xuất hiện ở người đọc những hình ảnh thị giác , thính giác , xúc giác ,… + Hàng ngang số 7 : ( Có 9 ô ) Khi viết văn cần đạt được yêu cầu này ? + Hàng dọc : ( Có 7 ô ) Đây là tính chất theo đó các yếu tố ngôn ngữ trong một tác phẩm phải đồng nhất với nhau , giải thích cho nhau , hỗ trợ nhau để đạt được hiệu quả chung . Lưu ý : Không nhất thiết phải giải theo thứ tự của các hàng ngang mà lần lượt cho các tổ tự chọn bất kỳ hàng nào , kể cả hàng dọc . Khung ô chữ trên bảng chỉ là các ô trống, HS giải được hàng nào thì GV mới điền vào hàng đó. _ GV chuyển sang nội dung ôn tập thứ ba và ghi tiêu đề lên bảng : III - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG : _ Phần này sẽ ôn tập dưới hình thức các câu trắc nghiệm . GV chuẩn bị các phiếu trả lời A , B , C phát cho mỗi nhóm ( có thể cắt bằng giấy bìa cứng ) . _ GV đọc các câu hỏi , HS chú ý lắng nghe và giơ phiếu trả lời của nhóm mình trong hạn định cho phép . Có thể nêu như sau : 1 - Trong đoạn thơ sau , Chế Lan Viên đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? “ Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn .” a- Ẩn dụ . b- Hoán dụ . c- So sánh . 2 - Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau : “ Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông “ a- Ẩn dụ nhân hoá . b- Ẩn dụ vật hoá . c- Ẩn dụ cảm giác . 3 - “ Người quốc sắc , kẻ thiên tài Tình trong như đã , mặt ngoài còn e “ Chỉ ra biện pháp tu từ được Nguyễn Du dùng ở hai câu trên . a- Nói giảm . b- Nói quá . c- Đối ngẫu . 4 - Để tăng thêm tính hình tượng , tính truyền cảm cho câu văn , người ta hay sử dụng phép tu từ này . Mô hình của nó là A như B . a- Ẩn dụ . b- So sánh . c- Hoán dụ . 5 - Biện pháp tu từ nào được dùng trong các câu sau : “ Đã yêu thì yêu cho chắc Bằng như trúc trắc thì trục trặc cho luôn “ “ Chủ báo , bảo chú cứ làm thơ Kinh tế , kê tính rất chính xác “ a- Đối ngẫu . b- Nói quá . c- Chơi chữ . 6 - Các biện pháp tu từ nào có mô hình trái ngược nhau ? a- Ẩn dụ và hoán dụ . b- Ngoa ngữ và khinh ngữ . c- Ngoa ngữ và chơi chữ . _ GV chuyển sang nội dung ôn tập cuối cùng : IV - LỰA CHỌN TỪ NGỮ : _ GV gọi 1 HS nhắc lại các bước lựa chọn từ ngữ đã học . Cho HS chọn đề tài trước ở nhà , viết đoạn văn của nhóm mình lên một tờ giấy lớn rồi cử 1 thành viên của nhóm lên trình bày ý tưởng . Yêu cầu HS chỉ rõ những từ ngữ thể hiện được chủ đề mình chọn . Tờ giấy viết đoạn văn được dán lên bảng cho cả lớp quan sát . _ Sau đó , cho các nhóm nhận xét lẫn nhau để rút kinh nghiệm chung . [...]... xuất sắc nhất II - KẾT QUẢ : Ở phạm vi bài viết này , tôi không có tham vọng đề ra một mô hình chung nào cho các tiết ôn tập Đó chỉ là những gì tôi đã nghĩ , đã làm cho bản thân mình , thiết kế các tiết dạy chuyên đề của khối , tổ Dạy theo cách này , chúng tôi thấy thật sự an tâm về hiệu quả giảng dạy của mình : _ HS tỏ ra rất hào hứng trong tiết học , chuẩn bị bài rất kỹ lưỡng , hợp tác tốt với GV... Không tự hài lòng là bước đầu tiên của sự tiến bộ của cá nhân…” ( O Wilde ) Đó là điều tâm niệm của bản thân trong cuộc sống Không tự cho phép mình dừng lại hay thụt lùi Phải luôn luôn tìm tòi một hướng đi mới trong mọi dạng bài cần dạy Không tự thoả mãn với mình và luôn biết tìm cách kích thích hứng thú học tập của HS “ Tổ chức trò chơi trong các giờ ôn tập là biện pháp tốt nhất để giảng dạy. .. niềm say mê học tập , trí thông minh , đặc biệt là phát huy năng khiếu sẵn có của HS _ Chúng tôi đã thực hiện phương pháp này khi xây dựng các chuyên đề của tổ , khối và được đồng nghiệp đánh giá cao _ Chúng tôi đã dạy các tiết ôn tập trên khi dự thi “ Giáo viên giỏi cấp Tỉnh” năm học 2002 -2003 và được Thanh tra Sở xếp loại giỏi III - BÀI HỌC KINH NGHIỆM : _Muốn dạy được các tiết ôn tập theo hướng..._ GV đánh giá và cho điểm từng nhóm Lưu ý cần nhấn mạnh tính chất nghệ thuật trong việc thể hiện văn bản * GV củng cố bài học và dặn dò về bài mới BÀI 2 : ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI ( Tiết 117 trong PPCT lớp 10 )  Đối với bài này , tôi ôn tập dưới hình thức trò chơi “ ĐỐ VUI ĐỂ HỌC “  HS soạn bài theo các câu hỏi ôn tập ở sách giáo khoa Chia tập ra làm hai , ghi phần bài soạn... và thuyết trình cho cả lớp nghe Bảng hệ thống cần phải hết sức ngắn gọn cho các bạn dễ nhớ GV góp ý , bổ sung hoặc điều chỉnh cho chính xác và cho điểm cụ thể Cuối tiết học có thể yêu cầu từng nhóm về nhà đánh vi tính phần chuẩn bị của nhóm mình thật kỹ lưỡng phát cho các bạn để làm tài liệu học tập * GV nhận xét chung , tổng kết điểm và tuyên dương nhóm xuất sắc nhất II - KẾT QUẢ : Ở phạm vi bài... Bà Lamôn Vị tu sĩ ấy đã viết một sử thi nổi tiếng vào khoảng TK III trước công nguyên + Hàng ngang 8 : ( Có 8 ô ) Là một nhà thơ mà đến Lý Bạch cũng phải bái phục + Hàng dọc : Bài thơ dài 88 câu , bộc lộ mối đồng cảm sâu sắc của Tư mã Giang Châu với người ca nữ Trường An * GV tổng kết điểm cho từng tổ , phát thưởng cho tổ về nhất , dặn dò bài học mới BÀI 3 : ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI ( Tiết 92... thơ tiêu biểu cho ta thấy nghệ thuật “ hội hoạ bằng ngôn từ “ của Êxênin trong bài thơ “ Thư gửi mẹ “ : a- Mẹ có còn đó chăng thưa mẹ ? b- Trong bóng tối chiều hôm xanh ngắt c- Đó chỉ là cơn nặng nề mộng mị d- Cả 3 câu đều đúng 5- Sáng tác nổi tiếng nhất của Sôlôkhôp : a- Số phận con người b- Sông Đông êm đềm c- Những truyện ngắn sông Đông d- Đất vỡ hoang 6- Rung động thẩm mỹ của Aragông trong bài... gian cho thật cân đối , chặt chẽ ; nhạy bén , linh hoạt trong việc xử lý các tình huống đột xuất Nói chung , GV phải có nghệ thuật khi đứng lớp _Vấn đề thời gian và việc hợp tác tốt từ phía HS trong cách dạy trên là rất quan trọng đòi hỏi GV phải hết sức khéo léo , nếu không sẽ thất bại Muốn thế , GV phải tập cho HS thói quen soạn bài hằng ngày , tạo được niềm tin trong lòng các em đối với bộ môn... chi Quảng Lăng” của Lý Bạch thành một bức tranh ( hoặc bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu ) HS vẽ sẵn ở nhà, dán lên bảng và trình bày ý tưởng + Dựa vào đoạn trích đã học ( đọc thêm ) trong các vở kịch của Sêcxpia , HS có thể diễn 1 đoạn kịch ngắn _ Cần khống chế thời gian ở phần thi này để đảm bảo thời gian của tiết học _ GV nhận xét và cho điểm từng tổ III - GIẢI Ô CHỮ VĂN HỌC : _ Đây luôn là tiết. .. tính điểm cho tổ _ Thi năng khiếu ( đọc diễn cảm , vẽ tranh , kể chuyện … ) : Mỗi tổ chọn 1 em dự thi , bốc thăm chọn thứ tự thực hiện _ Giải ô chữ văn học : Tất cả HS tham gia , tính điểm theo đơn vị tổ  Khởi động lớp học bằng một bài hát tập thể vui nhộn  Nội dung tiết học : I - TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ KIẾN THỨC VĂN HỌC : _ Mỗi tổ sẽ trả lời 2 câu hỏi GV chọn 8 câu trong 13 câu hỏi ôn tập ở SGK . kinh nghiêm DẠY TIẾT ÔN TẬP SAO CHO HIỆU QUẢ A- ĐẶT VẤN ĐỀ : Dạy tiết ôn tập có dễ không ? Nếu là người không tâm huyết với nghề , chúng ta sẽ dễ dàng có câu trả lời là không khó tí nào. cho học sinh . Đặc biệt là học sinh đón nhận các tiết học ấy một cách thích thú nhất . Do vậy ,mỗi năm học trôi qua, tôi lại cố gắng tìm ra một cách dạy mới dành cho các tiết ôn tập sao cho. nhưng , tiết ôn tập đối với tôi là cả một niềm trăn trở. Dạy làm sao để không lặp lại những gì mình đã giảng ở các bài học trước một cách máy móc, dễ gây nhàm chán cho học sinh và cho cả chính

Ngày đăng: 07/08/2014, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w