1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bạo lực học đường pot

27 656 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Svth:Tạ Huy Đông Phần I: LỜI NÓI ĐẦU Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Trên tất cả các trường học đều xuất hiện bạo lực học đường. Tuy mức độ có khác nhau nhưng cả thành thị và nông thông, cả đồng bằng và miền núi thì các vụ liên quan đến bạo lực học đường đều gia tăng. Vị thành niên là đối tượng của nhiều bộ môn khoa học quan tâm nghiên cứu đáng chú ý là trong sinh lý học, tâm lý học, xã hội học…Ở mỗi thời kỳ trong đời sống con người, sự phát triển về thể chất và tâm lý , nhân cách có quy luật riêng. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếu niên mới lớn,đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp. Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ này khiến cho trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng về tâm lý, dần đến những suy nghĩ và hành động sai lệch. Tâm lí là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con người,gắn liền,điều khiển và điều chỉnh hành động,hoạt động của con người. Bạo lực học đường - một “mảng tối” trong trường học, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Thầy cô giáo quát nạt, trách mắng gây tâm lý sợ hãi, căng thẳng cho học sinh, hoặc đánh học sinh – Đó là bạo lực. Học sinh dùng lời lẽ thô thiển, hăm dọa, xúc phạm lẫn nhau, đánh nhau – Đó là bạo lực. Tất cả đều dễ dẫn đến những tổn hại về tinh thần và thể chất cho người chịu tác động của bạo lực. Việc tỷ lệ bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tăng cao sẽ ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội, làm xói mòn đi đạo đức,truyền thống đạo lí “giàu vì bạn”,”tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. 1 Svth:Tạ Huy Đông Do vậy cần có những biên pháp kịp thời của chính quyền địa phương ,gia đình,nhà trường và toàn thể cộng đồng để tuổi trẻ học đường ,những mầm non tương lai,những đoàn viên thanh niên ưu tú của đất nước xứng đáng với câu nói của Bác: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Vì những lý do trên em đã chọn đề tài : “ Tình trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên và giải pháp của tuổi trẻ” làm đề tài tiểu luận. Với nội dung xoay quanh thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay và một số những đóng góp nhỏ bé của bản thân về vấn đề này để xây dưng quê hương ngày một giàu mạnh, thế hệ trẻ luôn phát huy được tốt nhất khả năng của mình. Do lượng kiến thức và vốn kiến thức còn hạn chế nên không thể trách khỏi những sai sót trong quá trình làm bài. Em kính mong nhận được sự đóng góp của cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 2 Svth:Tạ Huy Đông Phần II NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận về “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên.” 1.Cở sở lý luận: 1.1 Một số khái niệm cơ bản Bạo lực học đường là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên trong môi trường giáo dục. Bạo lực học đường là bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ, thân thể, hành động có ý đồ giữa các học sinh trong và ngoài trường. Cho dù là những hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho người bị hại cảm thấy bất tiện cũng được xem là bạo lực học đường. Tuổi vị thành niên: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ vị thành niên (VTN) là thuật ngữ chỉ nhóm người từ 10-18 tuổi. Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999 ở Việt Nam, trẻ VTN có 17.350326 người, chiếm khoảng 22,7% dân số cả nước. Đây là lứa tuổi có những đợt khủng hoảng giữa các giai đoạn phát triển tâm lý. Các nhà tâm lý học cho thấy rằng hành vi của trẻ thường mang tính bộc phát, tò mò, manh động, muốn thử sức,muốn chứng tỏ mình,muốn làm người lớn. Ứng xử có xu hướng chống đối, hung hăng. Bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên là những học sinh trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông độ tuổi từ 10-18 chưa thực sự hoàn thiện về mặt sinh lý cũng như nhận thức có những hành vi trái pháp luật sai lệch các giá trị truyền thống của dân tộc mà ở đây là những hành vi bạo lực đối với các học sinh khác trong cùng lớp,cùng khối ,cùng trường hoặc là khác trường dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho bản thân, gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội. 3 Svth:Tạ Huy Đông 2. Cở sở thực tiễn của vấn đề : “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên ”. 2.1 Khái quát thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay ở Việt Nam nói chung và việc cần thiết phải đưa ra những giải pháp để giảm tỷ lệ bạo lực học đường. Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại ở Việt Nam hiện nay: Lứa tuổi học sinh nhất là học sinh từ cấp THCS trở lên có những biến đổi cơ bản về mặt sinh học dẫn đến sự thay đổi về mặt tâm lý. Quá trình hình thành nhân cách của học sinh không phải bao giờ cũng diễn ra một cách phẳng lặng mà có nhiều phức tạp, đầy mâu thuẫn và đây được xem là lứa tuổi có những “khủng hoảng trầm trọng”. Cùng với sự trưởng thành chung, các em ngày càng muốn được khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. Nhưng do còn “non nớt” và thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, quan hệ nên các em sẽ dễ có những thái độ, cách ửng xử không đúng chuẩn mực xã hội, và tất nhiên khó tránh khỏi những hành vi bạo lực bất kể là học sinh ở khối lớp nào. Tình trạng học sinh mang hung khí tới trường và sẵn sang đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn xuất hiện ngày càng nhiều trong các trường phổ thông trên toàn quốc. Ngành Giáo dục đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng và tính chất vụ việc ngày càng nguy hiểm Báo động hơn trong thời gian gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường nguy hiểm như: nữ sinh đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, nam sinh dùng dao kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong sân trường. Có nhiều trường hợp mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dung dao rạch mặt bạn, đâm chết bạ giữa sân trường, xảy ra ở nhiều nơi:TP Hồ Chí minh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Lai Châu, Gia Lai, Bắc Giang, Bình Dương, Quảng Ninh…Ngoài ra hiện 4 Svth:Tạ Huy Đông nay cũng có một ít bộ phận không nhỏ thiếu tôn trọng thầy cô giáo, coi thường kỷ luật nhà trường, thường xuyên nói tục chửi thề…  Sự cần thiết phải đưa các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ bạo lực học đường hiện nay. Giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu của Nhà nước, việc phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội. Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, vậy mà nạn bạo lực học đường ngày càng ra tăng với số lượng chóng mặt điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đào tạo và phát triển con người của đất nước. Chốn học đường thường được xem là môi trường an toàn nhưng giờ đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng học sinh hành xử theo kiểu xã hội đen. Nạn bạo lực học đường đang khiến nhiều người lo ngại. Làn ranh giữa những hành động côn đồ và tội phạm là rất mong manh. Vấn nạn này đã khiến các ngành chức năng hết sức quan tâm, nỗi lo lắng của gia đình, và cả một thế hệ tương lai của đất nước. Khi bước vào năm học mới, hẳn không ít bạn học sinh e ngại trước những “anh chị” lớp trên hung hăng. Những màn chào hỏi bằng nắm đấm, đe dọa khiến không ít bạn hoang mang sợ hãi. Thậm chí không ít những vụ rối loạn tinh thần, trầm cảm, nơi cổng trường không yên tĩnh luôn ám ảnh với những nạn nhân yếu ớt của nạn bắt nạn, bạo lực học đường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề học tập cũng như sinh hoạt của các em học sinh. => Với tất cả những lý do trên thì việc khẩn trương đưa ra các giải pháp của các ngành chức năng, nhà trường, gia đình và toàn thể xã hội vào vấn nạn bạo lực học đường là hết sức nóng bỏng và cấp thiết. 5 Svth:Tạ Huy Đông 3.Thực trạng về nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên 3.1 Nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây và chiếm tỷ lệ khá cao so với những vấn đề phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên. Cùng là hành vi bạo lực, nhưng có thể nói mức độ bạo lực của học sinh lớp 6, 7 khác với học sinh lớp 8, 9. Các em học sinh lớp 6, 7 trong quan hệ giao tiếp, ứng xử với bạn, có thể tạo nhóm lớn, không chơi và “cô lập” một bạn học sinh nào đó trong lớp vì một lý do “trẻ con” nào đó; các em có thể đánh nhau ngay mà không có sự tính toán, sắp đặt, không cần biết mình mạnh hay yếu hơn bạn khi có những va chạm, gây hấn với nhau. Còn đối với học sinh lớp 8, 9, các em đã bắt đầu dùng “sức mạnh” của mình, có thể ức hiếp, bắt nạt học sinh lớp dưới; với nhiều lý do, các em có thể gây hấn, đánh nhau không chỉ là giữa một học sinh với một học sinh mà còn đánh nhau giữa nhóm học sinh này với nhóm học sinh khác hoặc nhiều em đánh một em và thường khi đánh nhau, các em đều có sự tính toán, sắp đặt; nếu nhà trường không phát hiện và can thiệp kịp thời, học sinh yếu hơn sẽ tiếp tục nhờ bạn bè trong trường trong lớp thậm chí nhờ sự hỗ trợ của người thân trong gia đình để đánh “trả thù”. Đó là một “bức tranh toàn cảnh” về bạo lực trong nhà trường giữa các em học sinh với nhau. Xin được trích dẫn kết quả khảo sát với 100 phiếu điều tra dành cho giáo viên của các phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM (số ra ngày 08/4/2010) để cho thấy thực trạng bạo lực học đường đang là vấn đề đáng lo ngại 6 Svth:Tạ Huy Đông 57% giáo viên được hỏi cho rằng bạo lực học đường đang gia tăng. Trường THCS Phạm Văn Hai cũng đã thực hiện cuộc khảo sát với 418 phiếu điều tra dành cho học sinh khối lớp 8,9 về bạo lực giữa các em học sinh với nhau trong nhà trường. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng vấn đề bạo lực trong nhà trường có những “phần chìm” nhà trường cần phải quan tâm, sớm phát hiện, tích cực tìm ra biện pháp ngăn ngừa. - 94,3% học sinh trả lời từng chứng kiến học sinh đánh nhau. - 31,9% học sinh trả lời đã từng gây hấn, đánh nhau với bạn. Ngoài ra tại một số trường có những vụ nghiêm trọng gây thương tật và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các nạn nhân. Với những vụ việc bạo lực học đường nghiêm trọng này thì thẩm quyền xét xử thuộc về phía cơ quan công an, chứ không còn nằm trong các hình thức xử lý của nhà trường nữa. Hơn thế nữa, không chỉ là bạo lực trong học sinh mà còn là hiện tượng học sinh đánh cả giáo viên, cán bộ trong trường tại trường Dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm. 7 Svth:Tạ Huy Đông Hơn thế nữa, chúng ta thường quen với những “nam tử hán đại trượng phu”,những thiếu nữ dịu dàng xinh đẹp thướt tha trong tà áo dài truyền thống . vậy mà giờ đây bạo lực học đường xuất hiện khá phổ biến ở các bạn nữ, với xu hướng đánh tập thể, đánh hội đồng và mức độ của những sự việc cũng không “thua kém” gì các bạn nam. Nghiêm trọng nhất đó là việc bị chính các bạn cùng lớp lột quần áo, lôi vào nhà vệ sinh đánh, đá vào bộ phận sinh dục khiến cho bạn học sinh đó phải đi cấp cứu. Ngoài ra bạo lực học đường còn diễn ra với nhiều những hình thức như : hiện tượng cô lập trong lớp của một số cá nhân khiến cho các bạn học sinh bị cô lập rơi vào tình trạng rối loạn về tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến học tập và sinh hoạt, có trường hợp còn dẫn đến hiện tượng bị trầm cảm, hay tự tử; hiện tượng bạo lực về kinh tế, việc xin tiền tiêu vặt của một số những anh chị máu mặt trong trường nếu không sẽ dọa đánh… Đây không chỉ là thực trạng chung của riêng lứa tuổi vị thành niên ở một địa phương nào mà còn là thực trạng chung của cả đất nước cũng như trên thế giới. Từ đầu năm đến nay, ở Việt Nam đã diễn ra hàng loạt những vụ bạo hành trường học khiến dư luận rất bất bình, xót xa. Nhưng không chỉ riêng ở nước ta, hầu như năm nào cũng có những vụ bạo hành trường học thảm khốc thường xuyên xảy ra trên thế giới. Ở Hàn Quốc, theo thống kê cho thấy rằng gần 13,2% học sinh nam và 5,8% học sinh nữ từ lớp 4 đến lớp 12 bị các bạn trong cùng lớp đánh hoặc làm tổn thương. Tại Trung Quốc, ngày 15/5/2009, nhiều báo chí cũng đã đưa tin về vụ một học sinh trung học giết chết 2 người bạn và làm bị thương 4 người khác ngay sau giờ học. 8 Svth:Tạ Huy Đông Còn ở Mỹ, ngay sau vụ thảm sát kinh hoàng của Cho Seung Hui -23 tuổi người Hàn Quốc tại trường Đại học công nghệ Virginia làm 32 người chết và nhiều người khác bị thương vào tháng 4/2009 thì chỉ 2 ngày sau, một học sinh 16 tuổi tại trường trung học phổ thông North Mecklenburg đã chĩa súng dọa bạn cùng trường ngay trong bãi đỗ xe. Điều đáng buồn là, theo một cuộc điều tra ở Mỹ, số lượng các vụ bạo hành trường học đến từ học sinh châu Á chiếm một số lượng lớn. Điểm qua những dẫn chứng, những con số, để thấy rằng nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên không chỉ là vấn đề quan tâm nhức nhối của các cấp lãnh đạo ở thành phố Hạ Long, của các nhà trường, gia đình, của cộng đồng dân cư mà đây là vấn đề chung của giáo dục quốc tế. 3.2 Hậu quả của nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên Trước tiên hậu quả sẽ thuộc về chính các em học sinh cả những em sử dụng bạo lực và những em là nạn nhân của bạo lực. Khi bạo lực xảy ra, đặc biệt là bạo lực thể xác kiểu gì cũng gây tổn thương đến thể xác của cả hai bên đặc biệt là nạn nhân có nhiều trường hợp có thể gây đến tử vong. Với những thủ phạm đó thì sẽ là một khoảng đen trước tương lai. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tinh thần, đó là sự hoảng loạn, sự chán và sợ hãi không dám đi học và lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và có thể mắc một số bệnh về tâm thần như: tự kỷ, trầm cảm…Đối với một số em, những di chứng của thời niên thiếu bị bắt nạt kéo dài cho tới khi trưởng thành. Theo một nghiên cứu của tiến sĩ Catherine Blaya thuộc Đại học Bordeaux 2( Pháp), khoảng 20-40% nạn nhân của các vụ bạo lực học đường đã tái diễn chính những hành động bạo lực mà các em từng phải chịu nhằm vào các nạn nhân khác. 9 Svth:Tạ Huy Đông Trước thực trạng bạo lực học đường ra tăng chóng mặt như vậy khiến cho không ít các bậc phụ huynh mất ăn mất ngủ vì lo cho con cái họ. Rồi bao gia đình đứng trước tình trạng tan vỡ hạnh phúc do con hư, thường xuyên đánh nhau gây gổ với bạn. Rồi thì “ trẻ con mất lòng người lớn” từ những xích mích của trẻ con mà các bậc phụ huynh phải to tiếng, mất tình làng nghĩa xóm. Nhà trường vốn là môi trường an toàn nhưng giờ đây thì đã khác rất nhiều. Cảnh bạo lực diễn ra nhiều nơi, ngay trong lớp, trong giờ học, ngoài sân trường, nhà vệ sinh, trước cổng trường, đằng sau trường…Trước tình trạng đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập chung của toàn trường cũng như các hoạt động khác. Như vậy với thực trạng đạo đức xuống cấp trầm trọng như hiện nay trong các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở thì thật đáng lo ngại. Mà hơn thế nữa, đất nước sẽ ra sao đây khi một thế hệ mới đang chứa trong nó rất nhiều vấn đề và có thể quyết định đến vận mệnh quốc gia. Giáo dục là quốc sách hàng đầu vậy mà nạn bạo lực học đường tăng không ngừng với những con số chóng mặt. 4. Những nguyên nhân khiến nạn bạo lực học đường ngày càng tăng nhanh về số lượng, và nguy hiểm về tính chất mức độ của sự việc. 4.1Nguyên nhân trực tiếp. Qua hàng loạt những vụ bạo lực học đường được giải quyết xử lý trong toàn thành phố trong thời gian qua, hầu hết các câu trả lời mà giáo viên, cũng như cơ quan điều tra nhận được từ phía các em học sinh về nguyên nhân vì sao đánh nhau thì đều là những mâu thuẫn trong học tập trên lớp hay những va chạm nhỏ bên ngoài xã hội như: nhìn thấy ghét thì đánh, 10 [...]... hiệu báo cáo các cơ quan chức năng khi chứng kiến bạo lực học đường của người dân Những video clip về bạo lực học đường được đăng tải vô số trên nhưng mạng với lượng truy cập cao không phải bởi sự quan tâm về vấn đề bạo lực học đường mà là sự thích thú, tò mò, xem cho vui Bạo lực học đường không phải chỉ hiện nay mới có Vấn đề ở đây là bạo lực học đường đang là một “ mảng tối”, có nhiều “phần chìm”... giảm được nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống nạn bạo lực học đường giai đoạn 2011-2015, kế hoạch chướng trình mục tiêu quốc gia về phòng chống bạo lực học đường 20 Svth:Tạ Huy Đông năm 2010 và dự báo kế hoạch giai đoạn 2011-2015 chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống bạo lực học đường 21 Svth:Tạ... cứu về nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên giúp cho các nhà quản lý giáo dục cũng như các cơ quan an ninh địa phương có một cách nhìn toàn diện hơn nữa về nạn bạo lực học đường và nắm bắt được số vụ kỷ luật và số học sinh tham gia bạo lực học đường diễn biến ở các trường trung học cơ sở và trung học phô thông trên toàn thành phố để có các giải pháp định hướng cho việc quản lý học sinh một... quát về thực trạng bạo lực học đường Thực trang về nạn bạo lực học đường Nạn BLHĐ có xu hướng tăng… Nạn BLHĐ ngày càng nghiêm trọng… Đây không chỉ là thực trạng chung của riêng Hậu quả của nạn bạo lực học đường 4 Một số giải pháp 6 Kiến nghị III IV 4-6 6 - 10 10 13 13 9 -10 10 - 17 Nguyên nhân… 5 Trang 17 -20 20 - 21 Kết luận 22 - 23 24 Phụ Lục Một số hình ảnh về bạo lực học đường 25 -26 27 Mục... chống nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên Với thực trạng và nguyên nhân của nạn bạo lực học đường diễn ra ngày cáng tăn với mức độ ngày càng nghiêm trọng như hiện nay chúng ta cần khẩn trương và kịp thời đưa ra các giải pháp để thực hiện trong thời gian qua nhằm khắc phục nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên 17 Svth:Tạ Huy Đông Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh... biết chọn bạn mà chơi, nếu như những học sinh ngoan, hiền chơi với nhau, vậy những học sinh cá biệt sẽ chơi với ai Trong các trường học ngày càng xuất hiên các băng nhóm, với các thủ lĩnh là tập hợp của những học sinh học kém, cá biệt khiến cho nan bạo lực học đường ngày càng gia tăng - Sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng Mức độ bạo lực học đường ngày càng tăng ở lứa tuổi vị thành... nhau như sau: 27.5% học sinh sợ “bị trả thù”; 70.7% học sinh cho rằng việc riêng của ai, người đó tự giải quyết; 1.8% học sinh thừa nhận do các em thích bạo lực, thích xem đánh nhau Trên đây là những nguyên nhân cụ thể từ phía gia đình và từ chính bản thân các em học sinh làm nảy sinh tình trạng bạo lực học đường Còn về phía nhà trường thì có những nguyên nhân gì làm cho bạo lực trong học sinh cứ tồn tại?... còn nghĩ, trường học chỉ là nơi dạy kiến thức trong sách giáo khoa Bên cạnh đó các trường chưa là tốt việc giáo dục tư tưởng, đạo đức công dân cho học sinh Học sinh được học môn Giáo dục công dân từ lớp 3 vậy mà nạn bạo lực học đường vẫn ngày càng gia tăng Chúng ta cũng cần phải xem lại 12 Svth:Tạ Huy Đông các hình thức kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật bạo lực học đường Đó cũng là nguyên... sáng lành mạnh, tránh xa các trò game bạo lực Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở các phường xã, đơn vị phát huy vai trò của quần chúng nhân dân chống nạn bạo lực học đường 6 Một số kiến nghị 6.1 Kiến nghị với Chính phủ Chính phủ cần có những cơ chế, chính sách cụ thể và hướng dẫn thực hiên triển khai các chương trình Quốc gia về phòng chống nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên trong... bảo vệ bản thân Xét về mặt thực tế, bạo lực học đường trong học sinh xảy ra là do nhiều nguyên nhân tác động nên Nhưng có thể nói, nguyên nhân khách quan chung có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các em học sinh, chi phối nhận thức, hành vi của các em đó là môi trường xã hội đang bị “ô nhiễm” nghiêm trọng: phim ảnh bạo lực, trò chơi điện tử và các game đầy màu sắc bạo lực, văn hóa phẩm xấu… tràn lan, khó . xã hội vào vấn nạn bạo lực học đường là hết sức nóng bỏng và cấp thiết. 5 Svth:Tạ Huy Đông 3.Thực trạng về nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên 3.1 Nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi. chứng kiến bạo lực học đường của người dân. Những video clip về bạo lực học đường được đăng tải vô số trên nhưng mạng với lượng truy cập cao không phải bởi sự quan tâm về vấn đề bạo lực học đường. quả của nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên Trước tiên hậu quả sẽ thuộc về chính các em học sinh cả những em sử dụng bạo lực và những em là nạn nhân của bạo lực. Khi bạo lực xảy ra,

Ngày đăng: 07/08/2014, 09:22

Xem thêm: bạo lực học đường pot

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w