1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học: "Một vài suy nghĩ về câu hỏi nhiều lựa chọn trong thi trắc nghiệm khách quan" ppsx

4 702 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 117,1 KB

Nội dung

Một vi suy nghĩ về câu hỏi nhiều lựa chọn trong thi trắc nghiệm khách quan CN. Nguyễn diệu thuý Bộ môn Nga Pháp Khoa Khoa học cơ bản Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: Thi trắc nghiệm khách quan l một hình thức thi khá phổ biến v đợc a chuộng đặc biệt trong giảng dạy ngoại ngữ. Trong số các dạng đề thi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi nhiều lựa chọn (NLC) l dạng đề m chúng tôi thờng xuyên sử dụng. Vậy đây l dạng đề thi nh thế no, nó có những u v nhợc điểm gì v cần phải lu ý những gì khi soạn thảo, đó l những vấn đề m báo cáo khoa học ny muốn lm sáng tỏ nhằm góp phần nâng cao chất lợng các đề thi có sử dụng câu hỏi NLC trong trờng ta nói chung v ở Bộ môn Nga - Pháp nói riêng. Summary: Objective test is a popular and specially favoured form in language teaching. In all forms of objective tests, multi-choice questions are commonly used by teachers and educators. So, what is this form ? In this report, the advantages, disadvantages and some tips when desigining this form of tests will be taken into consideration in order to improve the quality of multi choice tests used in our university in general and in the Russian - French Section in particular. CB A i. đặt vấn đề Trong bất kỳ thời đại nào, kiểm tra đánh giá là một phần tất yếu của mọi loại hình đào tạo, điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ vì sự tiến bộ của ngời học phụ thuộc một phần lớn vào việc nắm vững cấu trúc và từ vựng. Để có thể giúp sinh viên trờng ĐHGTVT học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Pháp (vì đây là một ngôn ngữ biến hình, có nhiều quy tắc ngữ pháp) tiến bộ một cách nhanh nhất, chúng tôi luôn soạn các bài tập hoặc bài kiểm tra phù hợp với nội dung của bài học. Hình thức bài tập mà chúng tôi thờng lựa chọn là hình thức trắc nghiệm khách quan với nhiều câu hỏi nhiều lựa chọn (NLC). Đây là hình thức kiểm tra phù hợp nhất với thời lợng, mục đích giảng dạy cũng nh trình độ của sinh viên. Sau nhiều năm áp dụng hình thức thi này, chúng tôi thấy kết quả mà sinh viên đạt đợc phản ánh khá chính xác thực trạng và trình độ của sinh viên. Chính vì vậy trong Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần này chúng tôi xin mạnh dạn nêu ra một số suy nghĩ về hình thức thi này nhằm góp phần nâng cao chất lợng đề thi có sử dụng kiểu câu NLC trong trờng chúng ta. ii. nội dung 1. Khái niệm thi trắc nghiệm khách quan và kiểu câu nhiều lựa chọn a. Thi trắc nghiệm khách quan Theo khái niệm mà Cục Khảo thí và Kiểm định chất lợng - Bộ GD và ĐT đề ra thì trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động đợc thực hiện để đo lờng năng lực của các đối tợng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục trắc nghiệm đuợc tiến hành thờng xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học, hoặc để tuyển chọn một số ngời có năng lực nhất vào một khoá học. Có thể phân chia các phơng pháp trắc nghiệm làm 3 loại: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết. Trong số này loại viết thờng đợc sử dụng nhiều nhất vì nó có nhiều u điểm hơn cả, ví dụ: cho phép kiểm tra nhiều thí sinh một lúc, thí sinh có thể cân nhắc nhiều hơn, dễ quản lý và khách quan hơn vì bản thân ngời chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra, Trắc nghiệm viết đợc chia thành hai nhóm chính: CB A Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm buộc trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Nguời ta gọi trắc nghiệm kiểu này là kiểu trắc nghiệm tự luận (essay) Nhóm các câu trắc nghiệm mà trong đó đề thi thờng gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu. Nhóm phơng pháp này đợc gọi là trắc nghiệm khách quan (objective test) thờng đợc gọi tắt là trắc nghiệm. Trong trắc nghiệm khách quan có thể phân chia thành nhiều kiểu câu hỏi khác nhau: - Câu ghép đôi: Cho hai cột nhóm từ, đòi hỏi thí sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về nội dung. - Câu điền khuyết: Nêu một mệnh đề có khuyết một phần, thí sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào ô trống. - Câu trả lời ngắn: Là câu trắc nghiệm đòi hỏi thí sinh chỉ trả lời bằng câu rất ngắn. - Câu đúng sai: Đa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai phơng án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai. - Câu nhiều lựa chọn (questions à choix multiples): Đa ra một nhận định và 4 - 5 phơng án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào một phơng án đúng nhất. b. Câu nhiều lựa chọn (NLC) Trong các kiểu câu trắc nghiệm vừa nêu ở trên, kiểu câu NLC đợc sử dụng phổ biến hơn cả trong nhiều môn học và các kỳ thi đặc biệt trong các kỳ thi ngoại ngữ (ví dụ: thi kiểm tra trình độ cho ngời đi du học nớc ngoài do các Sứ quán tổ chức nh thi TCF tiếng Pháp, thi TOEFFLE tiếng Anh,). Vậy thế nào là câu NLC? Đây là loại câu có hai phần, phần đầu đợc gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là phơng án để chọn, th ờng đợc đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D, hoặc các con số 1, 2, 3, 4, Trong số các phơng án để chọn chỉ có duy nhất một phơng án đúng hoặc một phơng án đúng nhất ; các phơng án khác đợc đa vào có tác dụng gây nhiễu đối với thí sinh. Nếu câu NLC đợc soạn tốt thì một ngời không có kiến thức chắc chắn về vấn đề đã nêu không thể nhận biết đợc trong tất cả các phơng án để chọn đâu là phơng án đúng, đâu là phơng án nhiễu. 2. Ưu và nhợc điểm của kiểu câu nhiều lựa chọn Trớc hết có thể nói kiểu câu NLC cho phép đánh giá ngời học một cách tổng quát nhất. Trong giảng dạy ngoại ngữ, đây là phơng tiện hiệu quả giúp đánh giá kiến thức của ngời học ở mọi mặt (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng,) và mọi cấp độ (sơ cấp, trung cấp, cao cấp,). ở các lớp không thuộc khối Cầu - Đờng Pháp, cứ hết mỗi học kỳ chúng tôi lại soạn các đề thi gồm ba phần: phần một dành cho 20 câu hỏi trắc nghiệm với nhiều lựa chọn, phần hai là một bài đọc hiểu và phần ba dành cho dịch 20 câu NLC này nhằm kiểm tra kiến thức ngữ pháp và từ vựng của sinh viên từ bài số 0 đến bài 4 của giáo trình (đối với HK1), từ bài 5 đến bài 8 (HK2) hay các bài trong giáo trình tiếng Pháp chuyên ngành (HK3). Nếu không sử dụng dạng câu hỏi này chúng tôi sẽ phải soạn rất nhiều bài tập ngữ pháp và từ vựng làm cho đề thi trở nên dài, khó hơn và không đánh giá đợc toàn diện. CB A Ưu điểm thứ hai của kiểu câu hỏi này là giúp đánh giá một cách chính xác và khách quan hiểu biết của sinh viên về một hiện tợng ngữ pháp hay một cụm từ,mà các đề thi tự luận khó làm đợc. Bởi vì câu NLC buộc thí sinh phải chọn chỉ một đáp án duy nhất đúng trong khi đó với dạng đề tự luận, thí sinh có thể không cần trả lời trực tiếp vào câu hỏi, có thể tìm một cách diễn đạt khác tuy không thật chính xác nhng vẫn đợc chấp nhận. Từ u điểm này dẫn tới việc cho điểm cũng chính xác, khách quan và không cần tranh luận nhiều bởi vì ngời chấm chỉ việc căn cứ vào đáp án và barème chứ không có yếu tố cảm tính. Một điểm mạnh nữa của kiểu câu này là giáo viên có thể đánh giá nhiều đối tợng trong cùng một khoảng thời gian. Khi mới tiếp nhận một lớp học, để kiểm tra trình độ sinh viên xem có đồng đều hay không, giáo viên có thể cho làm một bài test gồm nhiều câu NLC ở các cấp độ khó dễ khác nhau về tất cả những kiến thức đã đợc học. Kết quả là giáo viên có thể thu đợc những thông tin khá đầy đủ và toàn diện về đối tợng ngời học, từ đó có thể phân nhóm sinh viên và có phơng pháp giảng dạy phù hợp. Ưu điểm cuối cùng của kiểu câu NLC, một u điểm đợc các nhà quản lý giáo dục rất quan tâm là dễ quản lý, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc chấm bài. Quả thật, ngời chấm chỉ cần đếm số câu trả lời chính xác và cộng điểm. Thậm chí máy tính cũng có thể tham gia công việc này, đây chính là một tiện ích không thể coi nhẹ nhất là trong thời đại tin học nh hiện nay. Có lẽ vì u điểm này mà Bộ GD và ĐT đã có chủ trơng và sẽ sớm đa hình thức kiểm tra này vào một số kỳ thi quan trọng quốc gia nh thi tốt nghiệp PTTH và cả kỳ thi Đại học. Bên cạnh những u điểm nổi bật trên đây, chúng tôi cũng nhận thấy kiểu câu NLC còn có một số hạn chế: kiểu câu này có thể dễ hơn các kiểu câu hỏi khác, thí sinh có thể dùng phơng pháp loại trừ hoặc lựa chọn một cách ngẫu nhiên một đáp án bất kỳ (phần trăm xác suất), mất nhiều thời gian và công sức khi soạn đề và làm cho các đáp án gây nhiễu phải có lý và hấp dẫn. Tuy nhiên các nhợc điểm nay dờng nh là không đáng kể so với những u điểm và chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục đợc các nhợc điểm này. 3. Một số lu ý khi soạn câu hỏi NLC cho các đề thi tiếng Pháp Dới đây là một số lu ý mà chúng tôi đã đúc kết đợc sau nhiều năm sử dụng dạng câu này trong các đề thi. Chúng tôi xin phép đợc nêu ra ở đây nhằm góp phần nâng cao chất lợng các đề thi tiếng Pháp của Bộ môn. Để có thể khắc phục nhợc điểm thứ nhất là các câu NLC dễ hơn so với các kiểu câu khác, chúng ta có thể sử dụng cách sau: tăng số lợng câu (nếu kiến thức cần kiểm tra tơng đối đơn giản) và đặc biệt cần tăng số lợng đáp án. Quả thật trong một khoảng thời gian ngắn nếu có nhiều đáp án gây nhiễu, thí sinh cũng không dễ dàng lựa chọn đuợc ngay đáp án phù hợp nhất, nhất là còn tính đến yếu tố tâm lý. Chúng tôi thờng xuyên soạn các đề thi với 20 câu NLC, mỗi câu có ít nhất là 3 đáp án. Sau nhiều năm sử dụng chúng tôi nhận thấy số lợng sinh viên đạt điểm tuyệt đối cho phần thi này hầu nh không có, đa phần chỉ đạt mức độ trung bình. Trong giảng dạy ngoại ngữ, nếu một đề thi có số lợng thí sinh đạt điểm tuyệt đối cao có nghĩa là đề thi đó cha thật phù hợp với trình độ sinh viên. Chính vì vậy sau mỗi năm học cần xem xét điều chỉnh lại các câu hỏi sao cho phù hợp. CB A Một điểm cần lu ý nữa là chúng ta nên tránh dùng các từ phủ định hoặc cụm phủ định (đặc biệt là hai lần phủ định) trong phần dẫn (phần nêu vấn đề) để tránh làm phức tạp hoá câu hỏi khiến thí sinh hiểu lầm (có thể vì không đọc kỹ câu hỏi chứ không phải là không biết câu trả lời) làm chúng ta không đánh giá đợc cái cần đánh giá. VD: Laquelle des propositions suivantes nest pas incorrectes ? (Mệnh đề nào sau đây không phải là không đúng ?). Vị trí của đáp án đúng cũng là vấn đề nên quan tâm. Những ngời soạn đề thi thờng có xu hớng đặt câu trả lời đúng ở giữa các đáp án gây nhiễu khác. Nắm đợc điều này, nhiều thí sinh khi không tìm đuợc câu trả lời chính xác thờng chọn hết các đáp án ở giữa. Chính vì vậy nên sắp xếp đáp án đúng ở cả đầu và cuối và đặc biệt không nên để cùng một vị trí ở hai câu liên tiếp. Điều này cũng giúp giảm phần trăm xác suất đúng của các đáp án. Điểm cuối cùng cần chú ý đó là việc lựa chọn các đáp án gây nhiễu. Nên chọn các đáp án mà khi viết hoặc đọc lên có thể gần giống với đáp án đúng. Đây là điều hoàn toàn có thể thực hiện đợc bởi tiếng Pháp là một ngôn ngữ biến hình, có nhiều từ đồng âm khác nghĩa. Ngoài ra không nên sử dụng những từ khẳng định mang tính tuyệt đối (toujours, jamais, tous,.: luôn luôn, không bao giờ, tất cả,) vì những khẳng định nh vậy thờng sai (thí sinh biết rất rõ điều này) mà nên dùng các cụm từ có tính tơng đối (dans certains cas, parfois, le plus souvent,). Trên đây là một số suy nghĩ của chúng tôi về một dạng đề thi đợc sử dụng khá phổ biến trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng. Những hiểu biết của chúng tôi về lĩnh vực này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của quý vị và các bạn. Tài liệu tham khảo [1]. Jean-Claude Mothe 1979. Lévaluation par les tests dans la classe de francais, Hachette/Larousse. [2]. Các trang web: www.planete-qcm.com và www.forum.edu.net.vn . Một vi suy nghĩ về câu hỏi nhiều lựa chọn trong thi trắc nghiệm khách quan CN. Nguyễn diệu thuý Bộ môn Nga Pháp Khoa Khoa học cơ bản Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: Thi trắc nghiệm khách. quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Nguời ta gọi trắc nghiệm kiểu này là kiểu trắc nghiệm tự luận (essay) Nhóm các câu trắc nghiệm mà trong đó đề thi thờng gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra. số suy nghĩ về hình thức thi này nhằm góp phần nâng cao chất lợng đề thi có sử dụng kiểu câu NLC trong trờng chúng ta. ii. nội dung 1. Khái niệm thi trắc nghiệm khách quan và kiểu câu nhiều

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w