Một số suy nghĩ về sự thiết lập mối liên hệ ngợc từ sinh viên tới giảng viên Th.S. Phạm Văn ThơI Bộ môn Mác Lênin - ĐH GTVT Tóm tắt: Mối liên hệ ngợc l một đòn bẩy chủ yếu. Với đòn bẩy đó giảng viên thực hiện công tác quản lý quá trình học tập. Sự hiểu biết về trình độ nắm tri thức v những nhu cầu về kiến thức của sinh viên l những mục tiêu cho giảng viên xây dựng bi giảng của mình với lợng kiến thức tối đa v với hình thức dễ tiếp thu nhất. Summary: Feedback is a primary leverage based on which teachers undertake management o f learning process. The understanding of students absorbability and their needs for knowledge makes up targets for teachers to compose lectures that contain maximum amount of knowledge and provide the mos t comprehensibleness. ự tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đòi hỏi phải hoàn thiện hơn nữa việc quản lý quá trình học tập. "Việc quản lý quá trình học tập gồm nhiều khâu khác nhau. Hiệu quả của việc giảng dạy và học tập phụ thuộc vào mỗi khâu đó. Song, việc giảng dạy trực tiếp, tức là các hình thức, phơng pháp và biện pháp truyền đạt thông tin cho học sinh là khâu đầu tiên và đồng thời cũng là khâu chủ yếu. Xét dới dạng hoàn chỉnh, việc dạy học đòi hỏi Mối liên hệ trực tiếp của giảng viên với sinh viên và Mối liên hệ ngợc từ sinh viên tới giảng viên" [1]. ở bài viết này không nói về vai trò, phơng pháp và hình thức liên hệ trực tiếp, tức là, bằng mối liên hệ ấy, thông tin của giảng viên đợc truyền tới sinh viên. Trong hệ thống quá trình học tập, liên hệ trực tiếp là nguyên tắc phơng pháp luận quan trọng nhất của việc dạy học, là phơng thức tích lũy kiến thức có lợi nhất, là phơng thức truyền đạt thông tin quan trọng nhất. Nói một cách khác, mối liên hệ trực tiếp, đó là con đờng chính, mà qua đó giảng viên dẫn dắt sinh viên từ chỗ không biết đến biết. Còn vị trí của mối liên hệ ngợc thì nh thế nào? Nếu diễn đạt bằng ngôn ngữ của điều khiển học thì mối liên hệ ngợc rất cần thiết để tìm chuẩn số tối u cho việc truyền tin. Nếu nh giảng viên không có những chuẩn số đó thì mọi bài giảng, ngay cả những bài giảng có chất lợng chuyên môn cao cũng không thể đạt đợc mục đích do bị phá vỡ mối liên hệ lôgic với sinh viên. Trong thực tế dạy học thờng có những hiện tợng phá vỡ mối liên hệ đó trong khi giảng bài. Ngời ta thấy rằng, giảng viên thờng không xác định đợc sinh viên nắm đợc bài trớc đến đâu và do đó đã tiến hành bài giảng theo một giáo án quá phức tạp làm cho đa số sinh viên không hiểu, hoặc ngợc lại theo một giáo án quá đơn giản làm sinh viên mất hứng thú đối với bài giảng. Cả hai trờng hợp đều phá vỡ mối liên hệ trực tiếp, dòng thông tin bị gián đoạn. Chúng tôi đã làm một số cuộc trắc nghiệm khi giảng môn Kinh tế chính trị ở hai lớp KTXD 39 hệ chính quy và KTXD 34 hệ tại chức, tr ờng Đại học GTVT, đã chứng minh rằng, cùng một bài giảng, do cùng một giảng viên giảng ở hai hệ có số lợng giờ khác nhau, mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên không giống nhau. ở hệ đào tạo chính quy, nơi mà sinh viên đợc nghe giảng đủ số giờ quy định, mối liên hệ lôgic giữa giảng viên và sinh viên thể hiện trong 2 tiết giảng. Trong số 50 sinh viên chỉ có 4 sinh viên tạm thời mất mối liên hệ đó (chiếm 8% tổng số sinh viên). S ở hệ đào tạo tại chức các môn học đợc học tối đa số giờ bằng 2/3 hệ đào tạo chính quy. Trong suốt 2 tiết học có 26 sinh viên mất mối liên hệ lôgic (chiếm gần 48%). Bản thân việc đó đã nói lên kết luận cần thiết. Tại hệ đào tạo tại chức, mối liên hệ lôgic với sinh viên bị phá vỡ do tính chất quá phức tạp của bài giảng, do phải truyền đạt một lợng kiến thức quá nhiều trong một số giờ học quá ít. Trong thực tiễn, ngời ta thờng thấy xuất hiện hiện tợng: mở đầu bài giảng, mối liên hệ lôgic giữa giảng viên và sinh viên đợc thiết lập bình thờng. Nhng theo đà phát triển, dòng thông tin tăng lên, sự chú ý của học viên đối với bài giảng yếu đi và sau đó thì mất hẳn. Và rõ ràng là, trớc hết những sinh viên khá nhất và sau đó mới đến những sinh viên kém không tập trung nghe giảng. Nghiên cứu các hiện tợng tơng tự nh vậy đã cho thấy không một chút nghi ngờ rằng nguyên nhân của hiện tợng đó là do việc trình bày bài giảng quá giản đơn, thiếu sự phân tích sâu sắc các hiện tợng và quá trình, có sự phá vỡ mối liên hệ lôgic và sự phụ thuộc các phạm trù và khái niệm. Nhìn bề ngoài, bài giảng dờng nh rõ ràng và dễ hiểu, nhng thực ra nó đã bị đơn giản hóa đến mức thô thiển. Song, vấn đề lãnh đạo quá trình học tập có mối liên hệ ngợc không chỉ là việc "lựa chọn phơng án bài giảng không quá phức tạp hay quá đơn giản". Một giảng viên có kinh nghiệm có thể đạt đợc việc đó mà không cần có hiểu biết nhiều về sinh viên, họ có thể sử dụng ngay luồng hiểu biết gián tiếp, ví dụ nh điểm kiểm tra học kỳ. Chính khả năng nhận thức không đồng đều của sinh viên làm cho giảng viên khó định hớng trong khi truyền đạt kiến thức. Trong một lớp học có thể phân chia làm 3 loại: khá (chiếm số ít), loại trung bình (chiếm đa số) và loại yếu kém (cá biệt). Giảng viên cần phải định hớng vào loại nào khi truyền đạt kiến thức? Chắc chắn là loại trung bình vì loại này chiếm đa số trong sinh viên. Nhng mối liên hệ ngợc đó còn có một chức năng quan trọng khác: mở rộng phạm vi công tác cá biệt với mỗi sinh viên. Đây là một điều kiện không thể thiếu để đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao. Mỗi giảng viên có kinh nghiệm đều đặt cho mình mục tiêu cụ thể. Đại thể có thể diễn đạt nh sau: nâng số học sinh kém lên trung bình, nâng trình độ chung của toàn thể sinh viên, làm tăng (về mặt số lợng) số sinh viên khá giỏi, tăng cờng sự chú ý của họ đối với bộ môn mình dạy và làm cho họ nắm sâu kiến thức. Nhng không thể đạt đợc điều đó nếu không sử dụng hình thức phân loại sinh viên để có biện pháp giúp đỡ sinh viên yếu kém. Chính vì vậy, mối liên hệ ngợc với t cách là một trong những hình thức phân loại sinh viên là phơng tiện để đạt mục đích đó. Cuối cùng, mối liên hệ ngợc càng cần thiết đối với chính sinh viên. Chúng ta, ai cũng biết rằng mỗi một lớp học đều có một số sinh viên cần cù, nhng họ lại có những nhầm lẫn trong kiến thức. Có rất nhiều ví dụ trong thực tiễn để chứng minh điều đó. Khi giảng môn Kinh tế chính trị, trong đề thi có câu: Phân tích nguyên nhân hình thành chủ nghĩa t bản độc quyền, thì sinh viên lại trình bày về nguyên nhân hình thành về chủ nghĩa t bản độc quyền nhà nớc. Trong đề thi phân tích các phơng pháp sản xuất giá trị thặng d thì chỉ hạn chế ở sự đa ra khái niệm v.v Đáng tiếc là tất cả những cái đó chỉ bộc lộ trong kỳ thi, khi mà không thể "sửa sai" đợc nữa. Trong khi đó thì chính những sinh viên cần cù học tập là ngời nghe giảng tốt và phát biểu tại các cuộc thảo luận có chất lợng, nhng lúc nào đó, mối liên hệ trực tiếp bị trục trặc và dẫn tới kết quả "xấu" mà cả giảng viên lẫn sinh viên đều không nhận thấy trong thời gian học tập. Điều đó có thể không xảy ra nếu thiết lập tốt mối liên hệ ngợc. "Nh vậy, mối liên hệ ngợc linh hoạt l bộ phận cấu thnh của quá trình học tập, l một khâu cần thiết của quá trình đó. Khâu ny dùng lm tiêu chuẩn phơng pháp luận để kiểm nghiệm việc nắm thông tin tối u qua mối liên hệ trực tiếp, l một ph ơng tiện quan trọng của việc kiểm tra v tự kiểm tra hiệu quả" [2]. Trong các hình thức dạy học hiện nay, mối liên hệ ngợc đã đạt đợc đến mức nào ? Trong phần lớn các trờng đại học ở nớc ta, khi các hình thức dạy học truyền thống đang thống trị thì mối liên hệ ngợc còn bị hạn chế ở mức tối thiểu. Thực ra, hoạt động quản lý các quá trình học tập của các trờng đại học hiện nay đợc thực hiện theo cái gọi là "kết quả cuối cùng" (kết quả kỳ thi hoặc kiểm tra) bởi vì hình thức dạy học cổ điển không có những phơng tiện thông tin ngợc đầy đủ và linh hoạt. Thực ra có một số nguồn mà qua đó, giảng viên trong suốt cả học kỳ, tìm hiểu đợc mức độ nắm kiến thức của sinh viên (bài kiểm tra, bài tập lớn, các buổi thảo luận v.v ). Nhng sự hiểu biết nh vậy không thể coi là đầy đủ, toàn diện và liên tục. Giảng viên mất khả năng can thiệp vào quá trình học tập từng phần, hoặc theo liều lợng kiến thức, nh chúng tôi đã nói, có ý nghĩa là không thể quản lý một cách linh hoạt đợc toàn bộ quá trình học tập. Chẳng hạn, ở Bộ môn Lý luận Mác - Lênin tại các buổi thảo luận một bài học trong hai giờ, nhiều nhất là có từ 5 đến 7 sinh viên phát biểu. Mối liên hệ ngợc đó đối với giảng viên thật là ít ỏi. Đó là thiếu sót cơ bản. ở mức độ lớn hơn, tình hình về các bài kiểm tra lại càng nh thế. Lợng thông tin nhận thức đợc theo tuyến này, do không đầy đủ và không nhanh nhậy nên giảng viên không thể dùng làm "cơ sở điều chỉnh" để lựa chọn phơng án tối u của bài giảng. Vì rằng những bài tập kiểm tra không đợc tiến hành theo những liều lợng kiến thức nhỏ mà lại theo cả từng chơng, từng học phần. Hiện nay trờng Đại học GTVT đang đẩy mạnh đổi mới phơng pháp giảng dạy phát huy tính tích cực của sinh viên trong giờ học, giảm bớt số giờ thực giảng mà vẫn đảm bảo cung cấp thông tin, kiến thức đầy đủ cho sinh viên theo yêu cầu của bài giảng. Bộ môn Mác - Lênin trờng Đại học GTVT đang nghiên cứu áp dụng giảng dạy môn Kinh tế chính trị theo sơ đồ, với phơng pháp này số lợng tin truyền từ giảng viên tới sinh viên và từ sinh viên tới giảng viên nói chung cần theo tỷ lệ cân đối. Đó là điều kiện chủ yếu để quản lý toàn diện và có hiệu quả các quá trình học tập. Bởi vì, lợng thông tin mà giảng viên thu nhận đợc càng đầy đủ thì giảng viên càng tích cực can thiệp vào quá trình học tập, quản lý nó một cách sáng tạo, tăng lợng tin này hay lợng tin kia, điều chỉnh kịp thời v.v Và ngợc lại, lợng thông tin mà giảng viên thu nhận đợc càng ít thì giảng viên càng thụ động hơn trong việc quản lý các quá trình, do thiếu những tín hiệu về những điểm yếu trong kiến thức của sinh viên. Tuy nhiên, trong các phơng pháp dạy học hiện nay, số lợng thông tin truyền qua mối liên hệ trực tiếp nhiều gấp hàng chục lần số l ợng thông tin truyền qua tuyến liên hệ ngợc. Mối liên hệ ngợc trong các hình thức dạy học, truyền thống không bảo đảm: đầy đủ, liên tục, nhạy bén. Do vậy, việc quản lý quá trình học tập một cách khoa học trong điều kiện các hình thức giảng dạy và học tập đó bị hạn chế. Thực tế hiện nay nhiều cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm và tài năng có thể quản lý quá trình học tập ngay trong tiến trình của chính bài giảng, khi nhận đợc luồng thông tin trở lại, chẳng hạn bằng cách đặt vấn đề khéo léo, sử dụng yếu tố tâm lý, nhanh chóng điều chỉnh khi mối liên hệ lôgic với sinh viên bị đứt đoạn và v.v Giảng viên cũng có thể nhận đợc tín hiệu về "sự nhầm lẫn" không phải khi ngừng mối liên hệ trực tiếp (bài giảng) mà do biết quan sát về mặt tâm lý. Muốn thế, một câu hỏi cũng đợc nêu ra, nhng không phải với mục đích nhận đợc câu trả lời bằng miệng của sinh viên mà chỉ để động viên sinh viên trả lời trong óc về câu hỏi đó. Việc đó có thể đạt đợc kết quả, thứ nhất, sinh viên huy động một cách tích cực những kiến thức đã tiếp thu đợc từ trớc để lĩnh hội tốt hơn thực chất của kiến thức mới và thứ hai, tạo cho giảng viên có khả năng xác định xem sinh viên có thể trả lời đợc câu hỏi đó hay không, bằng sự quan sát sinh viên trong thời điểm nêu ra câu hỏi. Bằng sự quan sát nét mặt của sinh viên, giảng viên luôn luôn có thể biết đợc rằng sinh viên hiểu biết các vấn đề ấy có đầy đủ không. Và phải chăng, việc mất liên hệ lôgic với sinh viên lại không phải là tín hiệu chứng tỏ cần sửa đổi phơng pháp truyền đạt thông tin, lại không phải là phơng hớng để quản lý quá trình học tập hay sao ? Song, việc phát hiện đúng đắn và chú ý đến các phơng hớng đó đòi hỏi sự nỗ lực lớn của các giảng viên, nó thờng đợc thực hiện một cách trực giác với sự cố gắng lớn mà chỉ các giảng viên có kinh nghiệm mới làm đợc. Vì vậy, cần phải căn cứ vào các công trình nghiên cứu về phơng pháp rộng rãi để tìm tòi những hình thức liên hệ trở lại mới, những hình thức này giúp cho việc quản lý linh hoạt và đầy đủ các quá trình học tập. Kết luận, theo chúng tôi, việc tổ chức tự kiểm tra của sinh viên bằng các phơng tiện kỹ thuật, việc tiến hành kiểm tra miệng và làm bài kiểm tra là hình thức có triển vọng nhất để hoàn thiện việc quản lý các quá trình học tập bằng cách thu nhận thông tin đầy đủ từ phía sinh viên. Tài liệu tham khảo [1], [2]. "Về quản lý học tập", NXB SGK Mác-Lênin 1991, trang 178 - 183 Ă . đủ số giờ quy định, mối liên hệ lôgic giữa giảng viên và sinh viên thể hiện trong 2 tiết giảng. Trong số 50 sinh viên chỉ có 4 sinh viên tạm thời mất mối liên hệ đó (chiếm 8% tổng số sinh viên) đòi hỏi Mối liên hệ trực tiếp của giảng viên với sinh viên và Mối liên hệ ngợc từ sinh viên tới giảng viên& quot; [1]. ở bài viết này không nói về vai trò, phơng pháp và hình thức liên hệ trực. Một số suy nghĩ về sự thiết lập mối liên hệ ngợc từ sinh viên tới giảng viên Th.S. Phạm Văn ThơI Bộ môn Mác Lênin - ĐH GTVT Tóm tắt: Mối liên hệ ngợc l một đòn bẩy