1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học: "Một vài suy nghĩ về khái niệm Hài hoà trong mỹ học và sự hài hoà trong cuộc sống" ppt

8 548 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 135,39 KB

Nội dung

Một vi suy nghĩ về khái niệm Hi ho trong mỹ học v sự hi ho trong cuộc sống CN. Nguyễn thị thanh hải Bộ môn Triết học Khoa Mác Lênin, t tởng Hồ Chí Minh Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: Bi báo ny trên cơ sở phân tích khái niệm hi ho trong mỹ học đặc biệt l mỹ học Mác - Lênin đã chỉ ra một số biểu hiện cụ thể của nó trong hiện thực, từ đó gợi mở những hớng suy nghĩ mới về những giải pháp tạo lập sự hi ho trong đời sống nhằm khắc phục sự mất cân đối trong cuộc sống con ngời Việt nam hiện nay. Summary: This article is based on analysis of harmony concept in aesthetics, especially Marxist - Leninist aesthetics have shown some of its specific exxpressions in reality. From that, new opinions on solutions which can create the harmony in life so as to overcome the imbalance in existing Vietnamese human life are raised. i. đặt vấn đề KT-ML Trong những năm gần đây, bên cạnh những chuyển biến tích cực làm tiên tiến hoá, hiện đại hoá đời sống tinh thần của con ngời do sự nghiệp Đổi mới đem lại thì những ảnh hởng tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trờng, từ những phản giá trị do xu thế quốc tế hóa đem lại đã dẫn đến sự xáo trộn, phá vỡ sự hài hoà trong mối quan hệ giữa con ngời với tự nhiên và con ngời với con ngời. Vì vậy việc nghiên cứu khái niệm hài hoà trong mỹ học và vận dụng quan niệm đó để gợi mở những hớng suy nghĩ mới về những giải pháp tạo lập sự hài hoà trong cuộc sống là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. ii. nội dung 1. Hài hoà - một khái niệm trong mỹ học a. Quan niệm về sự hi ho trong mỹ học trớc Mác Ngay từ thời cổ đại, các nhà t tởng, văn hoá, triết học nh Hêraclit, Đemôcrit, Platôn, Aritxtôt đã đề cập nhiều tới quan niệm về sự hài hoà trong các khái niệm nh "tính trật tự", "tính hợp lý", "tính đối xứng", " tính tỷ lệ", "tính mực thớc", "thiết diện vàng", "sự hài hoà vũ trụ" Platôn là ngời đầu tiên xây dựng phạm trù cái đẹp. Theo ông cái đẹp bao gồm cả cái đáng khen lẫn cái hợp lý, cả cái có lợi lẫn kỹ năng làm chúng hài hoà với tự nhiên, tuân theo quy luật của tự nhiên. Với ông, hài hoà là cái hợp lý, nghệ thuật là mẫu mực về cái hợp lý, phải đạt tới sự " hài hoà với giới tự nhiên". Với Aritxtot, cái đẹp kể cả động vật hay bất kể đồ vật gì đều phải gồm những phần hợp thành, không những cần có một trật tự sắp xếp mà còn phải có kích thớc nhất định. Ông nói: Một vật bé quá không thể trở thành đẹp vì thoắt nhìn đã qua không kịp thu nhận, một vật lớn quá không thể trở thành đẹp vì một lúc không thể nhìn chung vật đó ngay đợc. Nh vậy, cái đẹp phải hài hoà, phải mang tính trật tự và kích thớc. Hêraclit thì cho rằng màu đen, màu trắng, màu đỏ đứng riêng một mình thì không đẹp nhng nếu sắp xếp các màu theo 1 trật tự nhất định thì sẽ có một mảng màu đẹp. Còn theo quan niệm của ngời Babilone và Ai Cập cổ đại thì cái đẹp là sự hoà hợp giữa sức mạnh vật chất, tài năng, trí tuệ của con ngời với sự hoàn thiện, ý chí cao cả của thế lực siêu nhiên, thiêng liêng tuyệt đối. Ngời Trung Hoa cổ đại thì lại coi "mỹ" là sự hoà hợp chặt chẽ của "hành", "ý", "lý", "tình", "tâm", "vật", "hình", "thần". Nh vậy, đối với các nhà mỹ học cổ đại thì cái đẹp luôn gắn với sự hoà hợp, hài hoà, tỷ lệ, mực thớc. Đó cũng là quan niệm về sự hài hoà thẩm mỹ của họ khi mà nhận thức loài ngời còn ở trình độ sơ khai. Vợt xa hơn nhận thức của các nhà t tởng mỹ học cổ đại, hài hoà thẩm mỹ cần đợc hiểu không chỉ là sự hoà hợp một chiều, không chỉ dừng lại ở sự đo lờng cân xứng, không bó hẹp trong phạm vi, kích thớc, thậm chí không dừng lại ở giới hạn thời gian không gian nào cả. Có những sự đối xứng, cân bằng nếu không đem lại cho con ngời những rung cảm thẩm mỹ thì nó không hài hoà. Trong bớc đờng phát triển t tởng mỹ học, các nhà duy vật mỹ học thế kỷ XVII - XVIII nh Etmun Bơccơ, Đidrô vv Cũng đã đề cập đến những khía cạnh của sự hài hoà thẩm mỹ tuy nhiên do hạn chế bởi t duy siêu hình nên họ chỉ nêu lên đợc những dấu hiệu bề ngoài hoặc sự hài hoà giữa các yếu tố, thuộc tính riêng lẻ của sự vật. Ví dụ nh tính nhỏ nhắn và tơng đối của đối tợng, sự mịn màng của bề mặt đối tợng. Các nhà triết học cổ điển Đức nh Kant, Heghen vv đã có công rất lớn khi xây dựng một cách hệ thống những tiêu chí để thẩm định cái đẹp trong mỹ học. Tuy vậy, do mắc phải sai lầm duy tâm nên những quan niệm về sự hài hoà của Kant, Heghen cha trở thành một tiêu chí đúng đắn để đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật cũng nh trong đời sống. Phải chờ đến sự ra đời của mỹ học Mác - Lênin thì khái niệm hài hoà mới đợc hiểu đầy đủ, trọn vẹn và khoa học. b. Quan niệm của mỹ học Mác - Lênin về sự hi ho thẩm mỹ Theo quan niệm mỹ học của Mác - Lênin: Hài hoà thẩm mỹ là khái niệm phản ánh tính toàn vẹn, hợp lý, thống nhất của các mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc nội dung, kết cấu của một chỉnh thể, khách thể thẩm mỹ hoặc sự tơng hợp giữa sự vật hiện tợng thẩm mỹ này với sự vật hiện tợng thẩm mỹ khác trong tính muôn màu, muôn vẻ của chúng. Hài hoà thẩm mỹ đợc biểu hiện trong sự nẩy sinh và giải quyết mâu thuẫn của tất cả các hiện tợng, quá trình trong tự nhiên, xã hội, tinh thần. Hài hoà chính là thuộc tính cơ bản của cái đẹp và hài hoà phát triển tới đỉnh cao là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Sự hài hoà giữa đối tợng khách thể thẩm mỹ không phải là sự cân bằng, hoà hợp một chiều mà là sự thống nhất trên cơ sở khác biệt về lợng và về chất, của sự nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn tự thân. Sự vật đợc gọi là đẹp phải có sự thống nhất và đấu tranh giữa cái đẹp và cái cha đẹp, cái hợp lí và cha hợp lí, sự cân bằng và cha cân bằng, cái tỉ lệ và không tỉ lệ vv Song nó luôn có khuynh hớng giải quyết các mâu thuẫn ấy để đạt tới sự hài hoà. Nh vậy, KT-ML hài hoà theo quan niệm mỹ học Mác - Lênin không chỉ là dấu hiệu thuần tuý hình thức mà bao giờ nó cũng mang tính nội dung. Một gơng mặt, một cơ thể đẹp phải tơng xứng với sự phát triển của trí tuệ, sự phong phú nhuần nhuỵ trong tâm hồn, năng lực hoạt động thực tiễn tốt, lối sống đẹp vv Đó mới thực sự là sự hài hoà thẩm mỹ. Nội dung đầy đủ của sự hài hoà thẩm mỹ nh vậy mới là tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp của con ngời. Không chỉ thế mỹ học Mác - Lênin còn khẳng định sự hài hoà luôn có nguồn gốc khách quan. Chính sự phong phú của các hiện tợng thẩm mỹ trong tự nhiên hài hoà với các khía cạnh đa dạng của cuộc sống con ngời nói lên sự tồn tại phong phú, muôn vẻ của sự hài hoà và nó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự đa dạng trong thế giới của cái đẹp. Điều này chống lại quan điểm duy tâm trong mỹ học mang tính duy tâm của Kant và Heghen. Bên cạnh đó, mỹ học Mác - Lênin cũng khẳng định hài hoà mang bản chất xã hội. Thực tiễn và các quan hệ giá trị là chuẩn mực quy định cái đẹp. Hài hoà trong lĩnh vực xã hội đợc xác định từ thớc đo văn hoá - xã hội. Thớc đo ấy đợc hình thành lâu đời trong các chuẩn mực xã hội thông qua thực tiễn lao động sản xuất và đấu tranh. Sự cân xứng, hài hoà thẩm mỹ là sự phù hợp giữa các thuộc tính, các yếu tố trong bản thân sự vật, trong quan hệ giữa các sự vật với nhau và với hoàn cảnh xung quanh nó. Đó còn là sự phù hợp giữa sự vật với các nhu cầu tinh thần và thực tiễn của con ngời, xã hội trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Hình tợng hài hoà thẩm mỹ là sự tổng hợp tác động qua lại giữa các giá trị và phản giá trị tạo thành một xu hớng phát triển, gắn bó với quá trình hoàn thiện, với lý tởng xã hội tích cực, với sức sống và sự phát triển toàn diện của cuộc sống. Với nghĩa nh thế sự hài hoà không chỉ đợc quy định bởi quá trình hình thành (lao động) mà còn đợc khẳng định do bản chất xã hội của con ngời, bởi con ngời sống không chỉ quan hệ với tự nhiên mà còn quan hệ lẫn nhau, quy định lẫn nhau. Khi đánh giá khách thể thẩm mỹ, tiêu chí hài hoà thẩm mỹ còn gắn liền với hoàn thiện thẩm mỹ. Bởi hoàn thiện thẩm mỹ là sự hài hoà của khách thể đạt tới mức độ cao, trọn vẹn và đầy đủ nhất trong một bối cảnh xác định nào đó. Khi đó các thuộc tính thẩm mỹ của đối tợng coi nh đạt tới sự hài hoà tối u. Hoàn thiện thẩm mỹ đợc xem là sự hài hoà ở mức độ lý tởng, tiếp cận với lý tởng thẩm mỹ của con ngời và xã hội. Vì lẽ đó hoàn thiện thẩm mỹ luôn tồn tại với t cách là chuẩn mực để đánh giá cái đẹp Trong hệ thống các tiêu chí đánh giá cái đẹp, hài hoà thẩm mỹ và hoàn thiện thẩm mỹ có quan hệ biện chứng với nhau. Hài hoà là tiền đề, điều kiện của hoàn thiện thẩm mỹ và hoàn thiện thẩm mỹ là biểu hiện của sự hài hoà đạt đến mức cao nhất, mang ý nghĩa tích cực nhất. Hài hoà thẩm mỹ và hoàn thiện thẩm mỹ cũng có quan hệ mật thiết với các tiêu chí khác trong đánh giá cái đẹp (tính nhân văn, tính biểu cảm tính, hình tợng, tính sáng tạo ). Chúng tạo nên một hệ tiêu chí tồn tại đồng hành trong thẩm định, nhận diện cái đẹp của sự vật hiện tợng theo hệ chuẩn Chân - Thiện - Mỹ. KT-ML Tóm lại, quan niệm về cái đẹp vận động và biến đổi trong lịch sử và cùng với nó là sự vận động và biến đổi của tiêu chí hài hoà trong thẩm định cái đẹp. Cái đẹp của ngày hôm qua khác cái đẹp của hôm nay và ngày mai. Sự đa dạng trong quan niệm về cái đẹp luôn tiến triển theo thời gian, xu thế phát triển của xã hội đồng thời phụ thuộc nhiều vào tính phong phú, độc đáo, những đặc trng riêng của bản sắc văn hoá, đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh thởng thức của cá nhân, của các cộng đồng ngời trong lịch sử nhng sẽ không có cái đẹp nếu không có sự hài hoà thẩm mỹ, không đem đến cho con ngời những rung cảm thẩm mỹ. Và, hài hoà thẩm mỹ theo quan điểm Mác - Lênin trở thành cơ sở, định hớng cho con ngời hớng tới cái đẹp chân chính nhất. 2. Một vài khía cạnh biểu hiện của sự hài hoà trong cuộc sống Trong cuộc sống hiện thực, sự hài hoà thẩm mỹ biểu hiện ở nhiều lĩnh vực và cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội mà nội dung của sự hài hoà đợc biểu hiện ngày một sinh động, đa dạng, nhiều chiều hơn. Hài hoà trong đời sống mang ý nghĩa xã hội cao nhất là sự hài hoà trong mẫu hình nhân cách con ngời, hài hoà giữa con ngời với tự nhiên, hài hoà giữa các giá trị văn hoá tinh thần có ý nghĩa chuẩn mực. KT-ML a. Hi ho giữa con ngời v tự nhiên Hài hoà giữa con ngời và tự nhiên là một biểu hiện của sự hài hoà trong cuộc sống. Đạt đến sự hài hoà, sự hoà hợp giữa con ngời và tự nhiên không chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt thẩm mỹ mà còn là một trong những nhân tố quan trọng của phát triển xã hội, là một trong những nội dung cơ bản nhất của triết lý phát triển và phát triển bền vững trong thời đại ngày nay. Xuất phát từ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa con ngời và tự nhiên dựa trên cơ sở tính thống nhất vật chất của thế giới, có thể thấy rằng thế giới cực kỳ phức tạp và đa dạng đợc cấu thành từ nhiều yếu tố song suy cho cùng có ba yếu tố cơ bản là: Giới tự nhiên, con ngời và xã hội loài ngời thống nhất với nhau trong một hệ thống tự nhiên - con ngời - xã hội. Vì rằng chúng đều là những dạng thức khác nhau, những trạng thái, những đặc tính và những quan hệ khác nhau của vật chất đang vận động. Chúng là một chỉnh thể toàn vẹn. Trong Bản thảo kinh tế triết học viết năm 1844. C.Mác khẳng định Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con ngời Con ngời sống dựa vào tự nhiên Sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của con ngời quan hệ khăng khít với tự nhiên Con ngời là một bộ phận của tự nhiên. Nh vậy, con ngời và xã hội loài ngời không thể là gì khác mà chính là con đẻ của giới tự nhiên, một bộ phận đặc biệt của giới tự nhiên, sản phẩm hoàn thiện và phức tạp nhất của giới tự nhiên, có quan hệ khăng khít với giới tự nhiên. Tạo nên sự hài hoà giữa con ngời và tự nhiên là tuân theo quy luật vận động của thế giới vật chất nh một quá trình lịch sử tự nhiên và đó là sự hài hoà có ý nghĩa lớn nhất về mặt thẩm mỹ. Con ngời là sản phẩm của sự phát triển của giới tự nhiên vì vậy mối quan hệ giữa con ngời và tự nhiên đợc thiết lập, biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội loài ngời. Xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì loài ngời càng có cơ hội khám phá, tìm hiểu, chinh phục thiên nhiên. Song cũng chính mục đích kiếm tìm lợi nhuận của con ngời mà con ngời với nền văn minh công nghiệp của mình đã làm phá vỡ mối quan hệ hài hoà giữa con ngời và tự nhiên. Ăng ghen từng cảnh báo rằng: văn hoá nếu khai thác một cách bừa bãi sẽ để lại đằng sau nó những hoang mạc khi bàn về quan hệ giữa nền văn minh công nghiệp với quá trình chinh phục tự nhiên. Việt Nam là một thành viên của ngôi nhà chung thế giới vì vậy tạo đợc sự hài hoà trong quan hệ giữa con ngời và tự nhiên trong ý thức của mỗi ngời là một điều cần làm và nên làm. Hàng ngàn năm dựng nớc và giữ nớc, con ngời Việt Nam luôn có ý thức gắn bó với môi trờng tự nhiên, dựa vào tự nhiên để sinh tồn. Truyền thống hoà hợp với tự nhiên của dân tộc ta là một lối sống, lối nghĩ có từ xa xa và đợc củng cố trong quá trình phát triển. Ngời Việt Nam xa đã từng có quan niệm về sự hài hoà giữa con ngời và tự nhiên nh thiên - địa - nhân, trong quá trình hoạt động thực tiễn mà hình thành quan niệm thiên thời - địa lợi - nhân hoà. Tuy vậy mối quan hệ giữa con ngời và tự nhiên, sự hài hoà giữa con ngời và tự nhiên ở Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung hiện nay đang bị phá vỡ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ảnh hởng những mặt trái của cơ chế thị trờng của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế trong các xã hội công nghiệp đòi hỏi nguồn nguyên liệu, nhiên liệu nhất là trong điều kiện: xu thế quốc tế hoá đang nghiêng về các nớc t bản u trội về khoa học - kỹ thuật càng đẩy tới nguy cơ phá vỡ sự cân bằng, hoà hợp của môi trờng tự nhiên. Chúng ta có thể thấy kinh tế thị trờng với quy luật giá trị, quy luật cung- cầu và quy luật cạnh tranh đang tấn công dữ dội vào cả 2 mối quan hệ cơ bản: quan hệ giữa con ngời với con ngời và quan hệ giữa con ngời với tự nhiên. Để giải quyết những nhu cầu cấp thiết về kinh tế - xã hội và thoả mãn những lợi ích trớc mắt, con ngời sẵn sàng khai thác, sử dụng tài nguyên bừa bãi. Sự hối thúc khai thác tài nguyên thên nhiên càng ráo riết hơn trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Hơn thế, bài toán hoà nhập mà không hoà tan để không là bóng mờ của các nớc u trội về kinh tế - kỹ thuật đang đặt ra cho môi trờng sinh thái Việt Nam những thách đố lớn. Đó là cha kể đến ảnh hởng của sự phát triển công nghiệp để lại rác thải, ô nhiễm nguồn nớc, nguồn không khí. Nếu con ngời thực hiện việc chinh phục làm chủ thiên nhiên một cách cực đoan, trái quy luật thì tất yếu đến lợt mình thiên nhiên sẽ trừng phạt trở lại con ngời. Về phơng diện mỹ học thì đó là kết quả của sự phản hài hoà trong mối quan hệ của con ngời và tự nhiên. Sự suy thoái của môi trờng sinh thái hiện nay đang kêu gọi cả nhân loại (không chỉ riêng Việt Nam) phải cùng nhau tìm ra giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng đó. Truyền thống hoà hợp giữa con ngời và tự nhiên là bài học quý báu, vốn liếng không thể thiếu, trong quá trình thực hiện tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cần hình thành cho con ngời cách sống hài hoà với tự nhiên. Để làm đợc điều đó trớc hết phải xây dựng ý thức sinh thái trong nhân dân ở tất cả mọi phơng diện: t duy kinh tế, ý thức chính trị, đạo đức, đặc biệt là quan niệm đúng đắn về văn hoá thẩm mỹ. Đây là nhóm giải pháp có tính khả thi. Có nh vậy mới tạo cho con ngời có thói quen sống hài hoà, sống đẹp trong quan hệ với tự nhiên - thân thể vô cơ của chính con ngời. Đồng thời, cần nâng cao chất lợng và hiệu quả của giáo dục đào tạo trong xây dựng ý thức sinh thái. Đổi mới nhận thức, cơ chế tổ chức kĩ thuật quản lý, hình thành và xây dựng ý thức sinh thái. Tất cả các dự án, chơng trình kinh tế - xã hội, các nhà máy, khu công nghiệp phải đợc luận chứng đầy đủ và chính xác về mặt tác động tới môi trờng sống. Đặc biệt, Nhà nớc ta cần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh tế - xã hội - môi trờng. Bảo vệ và cải thiện môi trờng sống theo hớng kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trờng mà nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu ra thể hiện sự sáng suốt của Đảng ta trong thực hiện sự hài hoà giữa con ngời và tự nhiên. KT-ML b. Hi ho trong cấu trúc nhân cách Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, lịch sử xã hội loài ngời là lịch sử của con ngời, do con ngời và vì con ngời. Một trong những thớc do sự phát triển xã hội, bản chất tốt đẹp của xã hội chính là sản xuất ra những con ngời phát triển toàn diện, đa con ngời từ vơng quốc tất yếu sang vơng quốc tự do. Bản chất của con ngời là luôn vơn tới cái đẹp,vì vậy mà con ngời không ngừng vơn tới sự hoàn thiện nhân cách, vơn tới sự hài hoà bên trong cấu trúc của nhân cách. Đó là sự hài hoà trong từng bộ phận cũng nh toàn bộ nhân cách (phẩm chất - tài năng, sự phong phú nhuần nhuỵ của tâm hồn, khả năng hoạt động thực tiễn) Sự hài hoà này càng cao càng khăng định là một nhân cách đẹp. Và vì thế, cấu trúc một nhân cách đẹp cần thần phép của sự hài hoà. Chủ nghĩa Mác cũng khẳng định: con ngời tiềm tàng trong nó khả năng của một cá nhân, tức là của cái tôi mang nhân cách. Nhng cái tôi nhân cách đó thực sự hình thành và phát triển gắn với những điều kiện xã hội đã đạt trình độ hiện đại. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, do đặc điểm cụ thể về điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội mà sức mạnh u trội luôn thuộc về sức mạnh chi phối của cộng đồng chứ cha phải là sự phát triển của các nhân. Con ngời trong xã hội truyền thống là con ngời của cộng đồng, hoà vào mọi cấp độ của cộng đồng từ quốc gia đến làng xã, gia tộc, gia đình. Con ngời chỉ thấy hài lòng, thanh thản, hạnh phúc khi làm tròn trách nhiệm với gia đình, vợ con, làng nớc. Và chỉ nh vậy họ mới đợc tôn trọng và ngợi ca. Hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ khốc liệt với bao khó khăn chồng chất, Việt Nam cha có điều kiện để khắc phục hạn chế của xã hội truyền thống về mối quan hệ giữa cá nhân và công đồng. Đó là hạn chế cơ bản của chuẩn mực hài hoà trong đánh giá thẩm mỹ về nhân cách. Đờng lối đổi mới của Đảng thực sự đã đem lại cách nhìn nhận, đánh giá mới về sự hài hoà trong mẫu hình nhân cách mới và trên thực tế tạo cơ sở hiện thực cho sự hài hoà này. Trung tâm của triết lý phát triển hài hoà trong thời đại hiện này nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng là sự hài hoà trong mẫu hình nhân cách mới, là chất lợng phát triển con ngời (Human developmet). Chất lợng phát triển con ngời đang là mối quan tâm hàng đầu và lâu dài của Đảng và Nhà n ớc ta, là cơ sở cho mọi đề án, dự án phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở Việt Nam. Phát triển con ngời theo hớng nhân văn, nhân đạo là hớng tới mẫu hình nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà. Sự hài hoà ấy chỉ có đợc khi cái tôi đợc khẳng định trong xu thế phát triển của xã hội. Nghĩa là mọi nhu cầu vật chất - tinh thần của cá nhân đợc xã hội đáp ứng và ngợc lại. Cá nhân phát triển thúc đẩy xã hội phát triển. Đó là sự hài hoà không chỉ trong từng bộ phận của nhân cách mà trong toàn bộ nhân cách, là hài hoà mọi giá trị trong con ngời đợc biểu hiện cụ thể ở sự phát triển về tinh thần, trí tuệ, thể chất, ở năng lực sáng tạo, ở sự phong phú nhuần nhuỵ của đời sống tinh thần, tình cảm và ở cả các quan hệ xã hội đa dạng của con ngời. Định hớng phát triển con ngời Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay đã đợc nhấn mạnh ở Đại hội Đảng toàn quốc lần IX cũng chính là định hớng theo chỉ tiêu về một nhân cách phát triển hài hoà. KT-ML Bên cạnh những nhân tố tích cực do xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá và cơ chế thị trờng đem lại thì những nhân tố tiêu cực vẫn len lỏi và tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống, ảnh hởng không tốt đến nhân cách một bộ phận không nhỏ ngời Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Thực trạng đó đang dẫn tới sự suy giảm chất lợng phát triển nhân cách thậm chí có nguy cơ làm biến dạng nhân cách. Đó cũng là biểu hiện của sự mất hài hoà trong bộ phận và toàn bộ nhân cách. ở đâu mất sự hài hoà thì ở đó không còn cái đẹp. Nhân cách cũng vậy, một khi mất đi sự phát triển hài hoà thì đó là dấu hiệu của sự mai một và suy thoái. Để có sự phát triển hài hoà trong mẫu hình nhân cách đòi hỏi có biện pháp đồng bộ: phát triển kinh tế -văn hoá - xã hội, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần cho nhân dân đồng thời phải tăng cờng thực hiện các giải pháp khác, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục đào tạo, coi đó là con đờng trực tiếp, ngắn nhất, có hiệu quả lâu dài nhất. Thực tiễn giáo dục những năm gần đây còn nhiều bất cập, nhất là việc coi nhẹ công tác giáo dục chính trị, t tởng, đạo đức, truyền thống cho học sinh - sinh viên nh Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã tổng kết. Đã đến lúc cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về thực trạng giáo dục hiện nay và có giải pháp tích cực để khắc phục sự mất cân đối, thiếu hài hoà trong việc hình thành nhân cách cho con ngời Việt Nam. Tạo sự cân bằng trong giáo dục, nâng cao chất lợng đội ngũ, chất lợng đào tạo, đổi mới nội dung và phơng pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực của ngời học, áp dụng khoa học công nghệ vào nhà trờng để hớng tới sự phát triển toàn diện của con ngời trong giai đoạn hiện nay là giải pháp khả thi để tạo sự hài hoà trong phát triển nhân cách. Chỉ có nh vậy mới có thể thúc đẩy đợc sự phát triển toàn diện con ngời theo định hớng phát triển con ngời Việt Nam hiện đại nh Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã đề ra. KT-ML c. Hi ho giữa kinh tế - chính trị - văn hoá Mối quan hệ giữa 3 yếu tố kinh tế - chính trị - văn hoá là biểu hiện mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của triết học Mác - Lênin. Về phơng diện Mỹ học tạo nên sự hài hoà giữa kinh tế - chính trị - văn hoá là tiêu chuẩn, thớc đo đánh giá trình độ và bản chất của một chế độ xã hội tốt đẹp. Phát triển kinh tế theo hớng bền vững, nhân văn chính là tạo cơ sở vật chất, nền tảng vật chất đảm bảo cho sự ổn định chính trị và phát triển nền văn hoá của mỗi quốc gia. Ngợc lại phát triển văn hoá cũng chính là tạo ra động lực, xác định mục tiêu cho phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những thời cơ và thách thức mới. Đảng và Nhà nớc ta chủ trơng phát triển thể chế kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Có những quan điểm cho rằng kinh tế thị trờng không đồng hành với chế độ xã hội chủ nghĩa mà nó là sản phẩm của nền kinh tế t bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong xu thế của thời đại này, một khi hội đủ các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, một khi kết hợp đợc các yếu tố dân tộc - quốc tế - thời đại thì hoàn toàn có thể kế thừa đợc những thành tựu, giá trị của nền văn minh nhân loại và nâng chúng lên một trình độ mới. Đối với việc phát triển thể chế kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng vậy, với sự tập trung, nỗ lực trí tuệ của Đảng, Nhà nớc và của toàn dân chúng ta có thể xây dựng phát triển nền kinh tế thị trờng với sự hài hoà giữa các yếu tố kinh tế - chính trị - văn hoá. Cơ chế thị trờng hoàn toàn có thể phát huy mặt tích cực, hạn chế đợc các mặt tiêu cực nếu có sự định hớng của đờng lối chính trị xã hội chủ nghĩa và đảm bảo lu giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Chủ trơng xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đã đợc lu giữ qua hàng ngàn năm lịch sử và tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Lịch sử đã chứng kiến sự gặp gỡ giao thoa của nhiều luồng văn hoá đem lại hiệu quả thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội. Sự gặp gỡ giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa yêu nớc Việt Nam, sự áp dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam ở từng giai đoạn cách mạng đem lại thắng lợi to lớn cho cách mạng Việt Nam ở thế kỷ XX, tạo tiền đề to lớn cho Việt Nam tiến vào thế kỷ XXI chính là những minh chứng đầy sức thuyết phục. KT-ML ở giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh (với ý nghĩa là những giá trị văn hoá, tinh hoa của nhân loại và của dân tộc) đợc xác định là nền tảng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và Nhà nớc trong đề ra chủ trơng, chính sách phát triển kinh tế văn hoá, đảm bảo sự ổn định chính trị. Chính chủ nghỉa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đờng cho mọi hoạt động tạo nên sự hài hoà giữa kinh tế - chính trị - văn hoá của Việt Nam trong giai đoạn cách mạng này. iv. Kết luận Hài hoà là một khái niệm mỹ học phản ánh một thuộc tính, một nội dung cơ bản của cái đẹp đồng thời là một tiêu chí để đánh giá cái đẹp. Bất kỳ cái đẹp nào trong sự tồn tại của nó cũng phải có sự hài hoà giữa các yếu tố, thuộc tính của sự vật và sự hài hoà với sự vật, hoàn cảnh chung quanh. Khái niệm hài hoà chứa đựng trong nó nội hàm phong phú ở nhiều cung bậc, cấp độ và ý nghĩa khác nhau. ở mỗi lĩnh vực, mỗi quan hệ, hài hoà thẩm mỹ đợc biểu hiện rất sinh động và nhiều chiều. Trong lịch sử phát triển t tởng mỹ học của nhân loại với sự ra đời của mỹ học Mác - Lênin, khái niệm hài hoà thẩm mỹ lần đầu tiên đợc xem xét 1 cách trọn vẹn và khoa học. Nó trở thành cơ sở để con ngời hớng tới cái đẹp chân chính. Trong đời sống xã hội, duy trì sự hài hoà trong mối quan hệ giữa con ngời với tự nhiên, quan hệ giữa con ngời và con ngời là một đòi hỏi cấp thiết có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của con ngời đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Đó là việc khó khăn nhng rất quan trọng và cần thiết vì có hài hoà là có cái đẹp và tiến bộ. Tài liệu tham khảo [1]. C. Mác - F. Anghen. Toàn tập, tập 3. NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 1995. [2]. C. Mác - F. Anghen. Toàn tập, tập 20. NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 1995. [3]. Trần Lê Bảo (chủ biên). Văn hoá sinh thái nhân văn. NXB văn hoá thông tin, 2001. [4]. Lê Duẩn: Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa. NXB thanh niên 1978. [5]. Lê Bá Hán, H Minh Đức: Cơ sở lý luận văn học, tập 2. NXB giáo dục Hà nội 1973. [6]. Học viện chính trị quốc gia HCM. Giáo trình mỹ học Mác - Lênin. NXB chính trị quốc gia 2000. [7]. Hội bảo vệ môi trờng GTVT. Môi trờng. NXB GTVT 1994. [8]. Đỗ Văn Khang: Lịch sử mỹ học nguyên thuỷ - Hy lạp cổ đại. NXB văn hoá 1983. [9]. Viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin, phần IV. NXB sự thật Hà nội 1963. [10]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. [11]. Nguyễn Hữu Vui. Lịch sử triết học. NXB chính trị quốc gia Hà nội 2004 . chờ đến sự ra đời của mỹ học Mác - Lênin thì khái niệm hài hoà mới đợc hiểu đầy đủ, trọn vẹn và khoa học. b. Quan niệm của mỹ học Mác - Lênin về sự hi ho thẩm mỹ Theo quan niệm mỹ học của. hớng suy nghĩ mới về những giải pháp tạo lập sự hài hoà trong cuộc sống là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. ii. nội dung 1. Hài hoà - một khái niệm trong mỹ học. nhiên Hài hoà giữa con ngời và tự nhiên là một biểu hiện của sự hài hoà trong cuộc sống. Đạt đến sự hài hoà, sự hoà hợp giữa con ngời và tự nhiên không chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt thẩm mỹ mà

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w