THẢM HOẠ VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG pot

12 730 2
THẢM HOẠ VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THẢM HOẠ VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG I. THẢM HOẠ LÀ GÌ? Thảm hoạ là những hiện tuợng biến cố bất ngờ gây tổn thất lớn về người và của cải vật chật, môi trường vượt lên khả năng tự bù đắp của địa phương nơi xảy ra thảm họa. Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: thảm hoạ là các hiện tượng gây các thiệt hại, các đảo lộn về kinh tế, các tổn thất về sinh mạng, các hư hại đến sức khoẻ, đến cơ sở y tế với một mức độ lớn đòi hỏi sự huy động cứu trợ đặc biệt từ ngoài đến vùng bị thảm họa. Ngày 7-4-1991: tổ chức y tế thế giới ra lời kêu gọi: “ các thảm họa xảy ra không hề báo trước. Chúng ta phải sãn sàng ”. Trong thông tư liên bộ y tế – Quốc phòng ngày 4-3-1994 có nêu định nghĩa: thảm hoạ là những rủi ro hoặc biến cố bất ngờ xảy ra, gây ra những tổn thất lớn về người và của cải vật chất. Về y tế, các thảm họa thường gây ảnh hưởng lớn đến con người như tổn thất về sinh mạng, bị thương, bị bệnh, bị nhiễm độc- nhiễm trùng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và đời sống người dân vùng bị nạn đòi hỏi sự đáp ứng y tế khẩn cấp và sự huy động cứu trợ đặc biệt từ các nơi đến vùng bị thảm họa. II.PHÂN LOẠI THẢM HOẠ. - Theo nguyên nhân gây ra thảm họa. - Thiên tai: Lũ, bão, nước biển dâng, sạt lở đất, động đất, sóng thần, lốc, xoáy. - Do yếu tố kỹ thuật: Yếu tố vất lý (nước, dầu lửa, khí đốt ) Yếu tố hoá học, vi trùng, tai nạn giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không, ) - Thảm họa kinh tế – xã hội: Chiến tranh, dịch bệnh, đói, hoả hoạn. - Thảm hoạ hỗn hợp. 1.Theo mức độ thảm hoạ, theo số người bị tác động trục tiếp của thảm họa. - Mức 1: Từ 30 – 100 nạn nhân (20 – 50 người phải nằm viện) - Mức 2: Từ 101 -500 nạn nhân (51 -200 người phải nằm viện) - Mức 3: Từ 501 – 2000 nạn nhân (201 – 300 người phải nằm viện) - Mức 4: Trên 2000 nạn nhân (trên 300 người phải nằm viện) 3. Theo yêu cầu can thiệp của ngành y tế. - Thảm họa gây ra tổn thất về người ngay tức khắc: tai nạn giao thông, động đất, các đám cháy trong thành phố, xung đột gây thương vong lớn - Thảm hoạ gây ra những hậu quả về sau: - Lũ lụt, đói kém kéo dài dẫn đến phát sinh dịch bệnh. - Thảm hoạ vừa gây ra những tổn thất về người ngay tức khắc, vừa gây ra những hậu quả về sau: Các trận bão lớn, lũ lụt lớn vừa làm đổ nhà, đổ cây cối gây thương vong, vừa gây hậu quả phất sinh dịch bệnh . Qua các số liệu nhiều năm về thiên tai, tai nạn, dịch bệnh, nhiễm độc, tệ nạn gây ra thảm họa thiệt hại cho cộng đồng tại Việt Nam bao gồm: 1. Bão nhiệt đối và áp xuất nhiệt đối. 2. Lũ, lụt. 3. Giông, lốc, mưa đá, sét. 4. Sụt lở đất. 5. Hạn hán. 6. Cháy nổ. 7. Tai nạn giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường biển, hàng không). 8. Tai nạn lao động (xây dựng, hầm mỏ, công nghiệp các loại). 9. Dịch bệnh (bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá, dịch bệnh do các loại côn trùng là vectơ trung gian truyền bệnh, dịch bệnh do virus do khí sinh trùng, vi khuẩn, nấm bệnh các loại ) 10.Nhiễm độc các loại (nhiễm thuốc trù sâu, diệt chuột, dùng các loại thuốc có hại, ăn uống nhầm các chất độc ). 11. Nạn phá rừng (kể cả hậu quả của các chất độc gây rụng lá rừng trong chiến tranh). 12. Các tệ nạn xã hội( ma tuý, nhiễm HIV, mại dâm, tham nhũng, sống vị kỷ ). 13. nạn côn trùng, sâu bọ, loài gậm nhấm (phá hại mùa màng, hoa mầu, cây trồng gây mất mùa ). 14. nạn đói, thiếu lương thực + thực phẩm (do nhiều nguyên nhân). 15. Nạn gây ô nhiễm và phá hoại môi trương, sinh thái, sinh quyển. III. KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG VÀ CỨU CHỮA. Mục tiêu chính về phòng chống thiên tai và thảm hoạ kỹ thuật. 1. Chuẩn bị sãn sàng cho toàn quốc gia, toàn cộng đồng và thực hiện các biện pháp tổ chức phòng chống hữu hiệu phù hợp với từng địa phương để đáp ứng với các loại hình thiên tai và thảm họa kỹ thuật có thể xảy ra. Có lực lượng dự trữ đáp ứng khẩn cấp để chi viên cho các địa phương. 2. Trong quy hoạch phát triển, xây dựng kiến trúc cơ sở hạ tầng thể hiện được các quy hoạch an toàn lâu dài trong công đồng cho con người, cho tài sản và môi sinh trong phòng chống thiên tai và các thảm họa kỹ thuật. 3. Thường xuyên giáo dục cộng đồng, thông tin rộng rãi trong đại chúng về các yếu tố tiềm ẩn và các nguy cơ có thể xẩy ra về thiên tai, thảm họa, về các biện pháp phòng chống và đaps ứng tại cộng đồng trong cả 5 giai đoạn. Chuẩn bị sãn sàng, cảnh báo, đáp ứng khẩn cấp, phục hồi đời sống – sản xuất, phát triển trở lại, để từng người dân, từng gia đình, từng cộng đồng và toàn xã hội tự giác và tự mình sống chung với thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại đến mức thấp nhất. 4. Tổ chức ban phòng chống thảm họa, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai tại các cấp: Trung ương, tỉnh, thành, huyện quận thị, trên nguyên tắc thống nhất: dưới sự lãnh đạo của đảng và sự điều hành – chỉ huy của chính quyền các cấp, hoạt động liên ngành, huy động các lực lượng thuộc nhà nước, các đoàn thể nhân dân và toàn thể cộng đồng. 5. Điều hành công tác phòng chống thảm họa, giảm nhẹ thiên tai theo các nguyên tắc :” Nhanh chóng về thời gian, ,hiệu quả thiết thực nhất cho người bị nạn và địa phượng bị nạn, triển khai các biện pháp thực thi được tại nơi đang bị nạn và tìm cách giảm bơts tốn kém các khoản để ngành phần giúp đỡ cứu trợ cho người bị nạn và địa phương bị nạn”. 6. ý nghĩa nhân đạo: trong giúp đỡ người bị nạn, vùng bị nạn với mục dích làm giảm nhẹ thiệt hại, làm đau khổ không làm được làm việc gì gây thêm khó khăn thậm chí gây thêm “thảm hoạ mới” cho các hoạt động cứu trợ đáp ứng thảm hoạ (như gửi thực phẩm kem phẩm chất, thuốc đã hết hạn, phương tiện không thể dùng được ), cứu giúp phải đến tận tay người nhận, không để một ai, một tổ chức nào lợi dụng việc “thiện chung” dành cho lợi ích riêng của họ. A. TỔ CHỨC CỨU CHỮA VÀ CHĂM SÓC. 1. Theo nguyên nhân: - Nếu thảm họa gây ra tổn thất về người ngay tức khắc: phải có ngay lực lượng để kịp thời cứu và vận chuyển người bị nạn về các cơ sở điều trị. - Nếu thảm hoạ gây ra những hậu quả về sau: phải khôi phục lại vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ để nhanh chóng ổn định cuộc sống cho nhân dân . 2. Theo chức năng của mình. - Tổ chức tìm kiếm, cấp cứu vận chuyển người bị nạn các bênh viện gần nhất cứu chữa. - Hướng dẫn nhân dân thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh xử trí khi có dịch bệnh xảy ra. - Bảo đảm thuốc và trang bị dụng cụ y tế. - Huy động kịp thời các lực lượng khác tại chỗ kết hợp với lực lượng quân dân y chống hảm hoạ. 3. Xây dựng các tổ cơ động: Tổ cấp cứu vận chuyển, đội phòng chống dich bệnh, đội phẫu thuật. Khi cần, tổ chức các tổ chuyên khoa tăng cường: - Tổ phẫu thuật bụng ngực, tổ phẫu thuật thần kinh, tổ chuyên khoa, tổ gây mê – hồi sức, tổ cấp cứu nhiễm độc, tổ chuyên khoa truyền nhiễm, tổ truyền máu. 4. Những nhiệm vụ cần làm khi xảy ra thảm họa: Khi thảm họa từ mức 2 trở lêncần phải. a) Đánh giá tình hình nhằm: - Tìm hiểu tình hình khu vực bị thảm họa và xung quanh, đường giao thông, địa điểm có thể đặt các trạm y tế cơ đọng. - Dự đoán mức độ thảm họa, giới hạn và phạm vi ảnh hưởng. - Dự báo khả năng phát triển của thảm hoạ. b) Xây dựng kế hoạch xử trí chống thảm hoạ: - Các lực lượng y tế cần huy động - Các trang bị và thuốc men, các phương tiện cần thiết để cơ động lực lượng y tế đến khu vực có thảm họa. - Bảo đảm ăn, ở, đi lại cho các lực lượng y tế. - Thời gian hoạt động của các lực lượng . - Tài chính cho hoạt động. - Biện pháp thống nhất tổ chức chỉ huy chống thảm hoạ. c) Điều động lực lượng: Khi có thương vong lớn tại một khu vực, cần điều ngay các tổ cấp cứu vận chuyển tới nơi đó và các bệnh viện gần nhất sãn sàng thu dung nạn nhân. Trường hợp cần thiết có thể điều các đội phẫu thuật tới gần khu vực thảm hoạ làm nhiệm vụ tập trung người bị nạn phân loại và xử trí những trường hợp khẩn cấp. IV. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1. Phòng chống bão lụt: Lụt bão gồm lũ, ngập lụt, nước biển dâng, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sạt lở đất do mưa lũ, bão và sóng biển gây ra. a) Công tác chuẩn bị: -Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm năm trước, sau đó chuẩn bị cho công tác chống lụt bão, khoanh vùng và khống chế các ổ dịch, huấn luyện các kỹ thuật cấp cứu vận chuyển người bị nạn. b)Tổ chức thực hiện khi có lụt bão. - Các đội cấp cứu vận chuyển đến ngay khu vực bị thiệt hại để cấp cứu vận chuyển những trường hợp nặng về tuyến sau. - Các đội phòng chống dịch bệnh làm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, trực tiếp khám chữa bệnh tại chỗ. - Các đội phẫu thuật cứu chữa tại chỗ người bị thương, khi điều kiện vận chuyển về bậnh viện khó khăn. 2. Tai nạn giao thông. Khi có tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường thuỷ gây thương vong lớn. - Các lực lượng cấp cứu vận chuyển phải nhanh chóng có mặt ở khu vực xảy ra tai nạn để cấp cứu và vận chuyển nạn nhân về các bệnh viện gần nhất. - Các tổ cấp cứu vận chuyển ở nơi xảy ra tai nạn phải tới ngay khu vực bị tai nạn để lam nhiệm vụ cùng với các lực lượng tại chỗ. - Khi xảy tai nạn ra trên biển: cần phối hợp giữa lực lượng hải quân và địa phương để tìm kiếm, cấp cứu và vận chuyển nạn nhân về các bệnh viện trên bờ. 3- Khi có xung đột gây thương vong lớn: [...]... 4 .Thảm hoạ đặc biệt Khí độc, phóng xạ, các vụ cháy nổ gây thương vong lơn , thảm hoạ cần có những biện pháp cứu chữa đặc biệt Cần nhanh chóng xử trí theo khả năng của tuyến mình và báo các lên các tổ chuyên khoa ở tuyến trên khi cần thiết cũng tri viện để khắc phục hậu quả thảm hoạ 5.Bảo đảm thuốc trang bị y tế và tài chính Các tổ cấp cứu vận chuyển, đội phẫu thuật, tổ chuyên khoa tăng cường, đội phòng. ..Phải dự kiến được số người bị thương vong, tổ chức các tổ cấp cứu và vận chuyển nạn nhân, xác định nhiệm vụ thu thập nạn nhân cho các bệnh viện trong khu vực Các bệnh viện quân dân y đều có nhiệm vụ thu nhận nạn nhân và cứu chữa theo khả năng của mình, không phân biệt là quân hay là dân Khi vượt khả năng cứu chữa cần yêu cầu kịp thời chi viện... viện để khắc phục hậu quả thảm hoạ 5.Bảo đảm thuốc trang bị y tế và tài chính Các tổ cấp cứu vận chuyển, đội phẫu thuật, tổ chuyên khoa tăng cường, đội phòng chống dịch bệnh cần chuẩn bị đầy đủ cơ số trang bị của mình để khi có lệnh là triển khai và sử dụng được ngay . THẢM HOẠ VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG I. THẢM HOẠ LÀ GÌ? Thảm hoạ là những hiện tuợng biến cố bất ngờ gây tổn thất lớn về người và của cải vật chật, môi trường. nhân). 15. Nạn gây ô nhiễm và phá hoại môi trương, sinh thái, sinh quyển. III. KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG VÀ CỨU CHỮA. Mục tiêu chính về phòng chống thiên tai và thảm hoạ kỹ thuật. 1. Chuẩn bị sãn. mức độ thảm họa, giới hạn và phạm vi ảnh hưởng. - Dự báo khả năng phát triển của thảm hoạ. b) Xây dựng kế hoạch xử trí chống thảm hoạ: - Các lực lượng y tế cần huy động - Các trang bị và thuốc

Ngày đăng: 06/08/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan