NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DEVELOPMENT TRADE VILLAGE BANK Cam kết cùng phát triển DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 1.. Cùng với sự phát triển của đất nước, có nhiều làng nghề phát tr
Trang 1NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DEVELOPMENT TRADE VILLAGE BANK
Cam kết cùng phát triển DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
1 Nguyễn Thị Hương Trà
2 Nguyễn Thị Thanh Huyền
3 Đào Thái Thu
4 Lê Hoài Thu
5 Đỗ Thị Mến
6.An Thị Thoan
7 Nguyễn Thị Hồng Nhung
8 Đào Thị Thắm
9 Ngô Thị Vân
10 Nguyễn Thị Yến
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
Phần 1:
THÀNH LẬP MỘT NGÂN HÀNG
Các làng nghề có mặt khắp nơi trên đất nước Việt Nam, chủ yếu tập trung ở ngoại thành và vùng nông thôn với gần 3000 làng nghề chạy dài từ Bắc vào Nam Cùng với sự phát triển của đất nước, có nhiều làng nghề phát triển mạnh và có nhiều sản phẩm, nhiều thương hiệu nổi tiếng có sức hấp dẫn như : gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, làng đan chiếu Lâm Xuân, dát vàng Kiêu Kỵ,… Các làng nghề truyền
Trang 3thống là một biểu tượng văn hoá bền bỉ đậm đà bản sắc riêng Duy trì sự phát triển làng nghề đã có những đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của nền kinh tế Theo
Bộ Nông nghiệp và nông thôn, các làng nghề đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 13 triệu lao động với thu nhập từ 700.000 đồng đến 3.000.000 đồng/ người/ tháng Hiện nay có 30/63 tỉnh thành xây dựng và phê duyệt quy hoạch và phát triển ngành nghề nông thôn Dù đã được Chính phủ hỗ trợ rất nhiều kinh phí để duy trì và phát triển làng nghề nhưng hiện nay nhiều làng nghề vẫn thiếu vốn và có nguy cơ mai một Hơn nữa việc vay vốn ngân hàng của các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn do vậy hoạt động của các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, tài sản đảm bảo không nhiều Bên cạnh
đó, để duy trì sản xuất họ phải vay các nguồn tín dụng “chợ đen” với lãi suất “cắt cổ”
Trước tình hình đó, Ngân hàng phát triển làng nghề đã ra đời nhằm mục đích chủ yếu là hỗ trợ vốn cho các làng nghề Việt Nam tiếp tục duy trì sản xuất và phát triển tạo điều kiện nâng cao sản xuất các mặt hàng truyền thống góp phần giữ gìn và bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc
Tên ngân hàng: Ngân hàng phát triển làng nghề
Tên tiếng anh : Development Trade Village Bank
Tên viết tắt : DTVBank
Trụ sở ngân hàng đặt tại: Phố Hoàng Văn Thụ - Quận Hà Đông – Hà Nội
Lý do chọn địa điểm trên vì: Hà Đông là một quận thuộc Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 10km về phía Tây nằm dọc theo quốc lộ 6 Đây là một vùng đất giàu truyền thống văn hoá với hơn 200 làng nghề và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất Hà Nội Với địa thế thuận lợi là nơi giao thương của nhiều quận, huyện lân cận, đặt trụ sở tại đây DTVBank sẽ là nơi giao dịch thuận tiện và dễ dàng đối với tất cả các khách hàng
Logo của DTVBank: là hình ảnh bông sen hồng đang nở ôm trọn lấy đồng tiền
cổ, dưới chân là tên viết tắt của ngân hàng DTVBank và được bao bọc bởi khối hình thoi
Trang 4Ý nghĩa của logo:
Đồng tiền cổ: thề hiện giá trị cốt lõi trong hoạt động tài chính - ngân hàng, đồng
tiền còn mang tính linh động nhanh nhạy với sự luân chuyển liên tục của nền kinh tế Màu vàng của đồng tiền cổ thể hiện sự sung túc, ấm no là điều mong muốn cho tất cả khách hàng của ngân hàng
Hoa sen màu hồng: là quốc hoa của Việt Nam, thể hiện mong muốn của
DTVBank đóng góp và việc giữ gìn bản sắc của dân tộc Đồng thời hình ảnh hoa sen còn tượng trưng cho “hoa tay” của các nghệ nhân
Chữ viết tắt bằng tiếng Anh: thể hiện sự hiện đại của ngân hàng, màu xanh của
chữ DTVB là niềm hy vọng của ngân hàng về sự phát triển làng nghề Việt Nam nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc Màu xanh cũng thể hiện sự tận tuỵ và nhiệt huyết làm việc của nhân viên ngân hàng để đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất
Đồng tiền được nâng đỡ và bao bọc bởi hình ảnh hoa sen thể hiện sự che chở của một quốc gia có nhiều làng nghề tạo nền tảng vững bền trong hoạt động kinh doanh của DTVBank Hình thoi bao bọc bên ngoài biểu tượng cho tính thống nhất, đoàn kết, chung sức, chung lòng của tập thể lãnh đạo, công nhân viên của DTVBank Tất cả những hình ảnh trên nổi bật trên nền màu trắng thể hiện tính minh bạch, rõ ràng điều mà DTVBank muốn xây dựng trong hoạt động kinh doanh
Slogan của DTVBank: “Cam kết cùng phát triển”
Ý nghĩa của slogan:
Trang 5Hai chữ “cam kết” như một lời hứa chắc chắn của DTVBank khiến bất cứ ai khi mới đọc được slogan cũng thấy được sự tin tưởng, an toàn và điều này được DTVBank chứng minh:
- Đối với khách hàng: DTVBank cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, đưa đến khách hàng những dịch vụ hiệu quả lớn nhất và niềm tin cao nhất
- Đối với nhân viên: là ngôi nhà chung mang tới từng thành viên sự quan tâm về
cả đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo mức thu nhập ổn định và cạnh tranh, nhân viên được nâng cao trình độ nghiệp vụ đảm bảo phát triển về quyền lợi chính trị và xã hội
- Đối với cộng đồng: là tổ chức có trách nhiệm với tài chính của Ngân sách Nhà
nước, tích cực chủ động tham gia hoạt động cộng đồng xã hội và từ thiện góp phần làm hưng thịnh đất nước
“Cam kết cùng phát triển”: Trách nhiệm sánh vai cùng với khách hàng phát triển cụ thể là lấy lợi ích và sự phát triển của Làng nghề làm động lực để thúc đẩy hoạt động ngân hàng góp phần vào sự phát triển bền vững, thịnh vượng của đất nước Việt Nam mà vẫn giữ gìn và bảo tồn các giá trị truyền thống dân tộc
Phần 2:
SẢN PHẨM MỚI CỦA DTVBANK
Cho vay phát triển làng nghề bằng tín chấp
Trang 61 Sử dụng mô hình 3 cấp độ giá trị để phân tích:
a Giá trị cốt lõi:
- Tạo ra lợi nhuận ổn định và phát triển cho DTVBank
- Đưa vốn đến những làng nghề nhằm tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế và góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc
b Giá trị thực tế:
- Thời gian cho vay: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
- Mức cho vay: theo thoả thuận ( khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% trên tổng nhu cầu vốn)
- Lãi suất: cố định hoặc thả nổi
- Bảo đảm tiền vay: khách hàng có một phần bảo đảm bằng tài sản và có tín chấp của bên thứ 3 (ủy ban nhân dân tỉnh, huyện,…)
- Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần
- Trả nợ gốc và lãi vốn vay: trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận
- Điều kiện vay vốn:
+ Khách hàng có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp chính sách tín dụng và định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ
+ Phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả, phù hợp pháp luật
+ Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của DTVBank
+ Bên đứng ra tín chấp phải có uy tín và có trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát tình hình hoạt động của các làng nghề hoạt động hiệu quả nhất như:
Quản lý việc xử lý rác thải, các làng nghề không gây ô nhiễm môi trường Đồng bộ về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm
Trang 7 Hỗ trợ tạo điều kiện cho việc tìm kiếm thị trường để các làng nghề tiêu thụ sản phẩm…
c Giá trị mở rộng:
- Có thể sử dụng tín chấp để vay đủ vốn khi mà số lượng tài sản đảm bảo không có nhiều
- Gia hạn nợ cho khách hàng
- Tài trợ kinh phí cho khách hàng khi diễn ra triễn lãm, hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm
2 Sử dụng mô hình SWOT để phân tích:
a Điểm mạnh:
- Lãi suất cạnh tranh
- Linh hoạt hơn bằng việc cho vay tín chấp (các làng nghề không có nhiều tài sản thế chấp, đây là cơ hội tốt để họ vay vốn)
- Thủ tục nhanh chóng, thuận tiện
- Trước mắt chi nhánh ngân hàng đặt tại các địa điểm có nhiều làng nghề sẽ dễ dàng cho việc tiếp cận vốn của các làng nghề
b Điểm yếu:
- Chưa có nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành
- Ngân hàng mới thành lập nên chưa tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hàng
-Đây là lần đầu tiên mà ngân hàng áp dụng hình thức cho vay này nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phục vụ khách hàng cũng như trong việc quản lý khoản vay do đó không thể tránh khỏi rủi ro
c Cơ hội:
- Việt Nam có gần 3000 làng nghề, là nền tảng để ngân hàng duy trì sản phẩm này cũng như tạo ra lợi nhuận ổn định cho ngân hàng
Trang 8- Trên thị trường chưa có ngân hàng nào thực sự chuyên cho vay bằng hình thức tín chấp để phát triển làng nghề
- Nhu cầu vốn trong các làng nghề lớn ( do sự hỗ trợ từ Ngân hàng Chính Sách còn rất ít)
- Phát triển làng nghề tạo điều kiện tăng việc làm, phát triển kinh tế địa phương do vậy được các câp lãnh đạo ủng hộ và tạo điều kiện
- Càng ngày sản phẩm các làng nghề càng đa dạng phong phú, mẫu mã đẹp nên dễ tiêu thụ, khách hàng thu hồi được vốn còn ngân hàng thu hồi được nợ
- Các làng nghề phát triển kèm theo các hoạt động du lịch và hiện nay du lịch làng nghề là một định hướng mà nước ta đang thực hiện, điều này giúp quảng bá được sản phẩm ra nước ngoài, khách hàng mở rộng sản xuất, kết quả kinh doanh tốt đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.Ngân hàng cũng có cơ hội được bạn bè quốc tế biết đến
d Thách thức:
- Có một số ngân hàng chuyên hỗ trợ nông dân với lái suất rất thấp, thách thức đặt
ra cho ngân hàng là cân đối doanh thu và chi phí để đưa ra mức lãi suất cạnh tranh
- Để tạo uy tín và hình ảnh của ngân hàng với các làng nghề phải bỏ ra chi phí quảng cáo ban đẩu lớn
- Hoạt động trong các làng nghề còn manh mún nhỏ lẻ, quy trình sản xuất chưa đồng bộ nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó tiêu thụ và xuất khẩu
- Chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định và các làng nghề đang gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh từ những mặt hàng cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại
- Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, quảng bá sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu
Phần 3:
HÌNH THỨC QUẢNG CÁO
Trang 9Hình thức quảng cáo: trên truyền hình
Độ dài quảng cáo là 45s gồm 3 phân cảnh chính mỗi phân cảnh 15s
làng nghề: Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội, Bến Tre
được bầu chọn năm 2010
Phần 1: Làng nghề gốm ở Vĩnh Long
Phần 2: Làng nghề đèn lồng ở Hội An
Phần 3: Làng nghề mộc Vạn Điểm - HN
Phần 4: Hình ảnh bán hàng tại hội chợ có khách hàng trong nước và ngoài nước tham gia
đó là cảnh em bé thả diều trên bờ đê, trên cánh diều in logo của ngân hàng Kết thức quảng cáo bằng câu nói “DTVBank cam kết cùng phát triển”
Hình thức quảng cáo tiếp theo của sản phẩm này là trên trang web của Tỉnh ( vì chi phí quảng cáo được Tỉnh hỗ trợ 50% - 100%), của Ngân hàng và trên báo, đài địa phương
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Lớp: Ngân hàng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14/8/2011
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Trang 10Thời gian: 14h, ngày 14 tháng 8 năm 2011
Địa điểm: Ký túc xá trường ĐH Phương Đông
Nội dung chính: Đánh giá kết quả làm việc nhóm
1 Nhật ký công việc
Ngày 30/7: Các thành viên nêu ra ý tưởng của mình cùng bản phân tích cụ thể
và nhóm đồng ý với ý tưởng của bạn Vân về Ngân hàng phát triển làng nghề, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên như sau:
- Đào Thị Thắm
- Nguyễn Thị Hương Trà
Thiết kế logo
- Đào Thái Thu
- Lê Hoài Thu
Thiết kế hình thức quảng cáo
- Ngô Thị Vân
- Nguyễn Thị Hồng Nhung
Phân tích mô hình SWOT
- Đỗ Thị Mến
- Nguyễn Thị Thanh Huyền
Phân tích mô hình 3 cấp độ giá trị
- An Thị Thoan
- Nguyễn Thị Yến
Thiết kế slogan
Ngày 6/8: Tập hợp các ý kiến của các thành viên, cả nhóm cùng thảo luận và nhất trí đưa ra ý kiến cuối cùng và giao nhiệm vụ đánh máy cho bạn Trà và bạn Huyền
Ngày 14/8: Các thành viên họp lần cuối đánh giá lại bài làm của cả nhóm và kết quả hoạt động của nhóm
Trang 112 Kết quả hoạt động của nhóm
Thành viên Tham gia nhiệt tình