Tài liệu Bài thuyết trình nhóm: Lịch Sử Phát Triển Máy Tính ppt

11 5.8K 75
Tài liệu Bài thuyết trình nhóm: Lịch Sử Phát Triển Máy Tính ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

* Nhóm Thuyết Trình : 1 ( @Ranger) - Nguyễn Thế Anh - Võ Minh Hoàng Ân - Nguyễn Huy Hoài Bảo - Phan Văn Bảo - Nguyễn Thành Chí * Lớp : MT0905 I. Nhu Cầu Xã Hội & Sự Ra Đời Của Máy Tính - XH ngày càng phát triển , của cải hàng hóa ngày nhiều, trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển vì thế khối lượng công việc tính toán ngày lớn. Con người phải làm việc với những con số rất lớn, việc tính toán bằng phương pháp thủ công ngày càng phức tạp, mất thời gian và khó thực hiện. Vấn đề đặt ra lúc này là cần một phương tiện phù hợp giúp con người giải quyết các phép tính số học phức tạp, với những con số đồ sộ….  Đứng trước nhu cầu đó, những thế hệ “máy tính” đầu tiên đã ra đời, và một trong những chiếc “máy tính “ đầu tiên là bàn tính abacus của người Trung Quốc ( khoảng 300 năm trước công nguyên ). II . Sự ra đời của máy tính số - Sự phát triển của máy tính - Vào năm 1623, Wilhelm Schickard đã tạo ra chiếc máy tính cơ khí kỹ thuật số đầu tiên và trở thành cha đẻ của kỷ nguyên máy tính. Vì chiếc máy của ông sử dụng nhiều kỹ thuật như răng và bánh răng được phát triển đầu tiên dành cho đồng hồ, nên còn có tên 'đồng hồ tính toán'. Nó được sử dụng vào thực tế nhờ người bạn của ông, Johannes Kepler, người đã tạo ra cuộc cách mạng về thiên văn học Tiếp sau đó là những bộ máy do Blaise Pascal (Pascaline, 1642) và Gottfried Wilhelm von Leibniz (1671) sáng chế. - Máy tính đầu tiên đúng theo nghĩa "máy" là của Blaise Pascal (1623-1662), gọi là Pascaline, chế tạo từ hồi ông mới có 19 tuổi, năm 1642. Lúc đó ông đã là bác học, triết gia và nhà văn. Tiếc thay ông mất quá sớm, mới 39 tuổi. Pascaline với chữ ký của Pascal(20/05/1642). Mẫu này gồm 4 số + đồng xu + đồng denier ABACUS – Một trong những chiếc máy tính sơ khai đầu tiên "Thật là không đáng khi những con người xuất sắc lại mất hàng giờ để làm công việc tính toán như nô lệ trong khi nó có thể được giao cho bất cứ ai nếu máy móc được sử dụng." — Leibniz - Khoảng năm 1820, Charles Xavier Thomas đã tạo thành công chiếc máy tính cơ học được sản xuất hàng loạt đầu tiên. Máy kế toán Thomas có thể cộng, trừ, nhân, và chia. Nó dựa chủ yếu vào công trình của Leibniz. Những chiếc máy tính cơ học, như máy cộng trừ cơ số 10, máy đếm, Monroe, Curta và Addo-X vẫn còn được sử dụng cho đến những năm 1970. Bên trong máy Pascaline Máy Pascaline, mẫu gồm 6 số + đồng xu + đồng denier (1/12 xu) Pascaline với chữ kí của Pascal (20/05/1642) Mẫu này gồm 4 số + đồng xu + đồng denier Chiếc máy tinh cơ học của Charles Xavier Thomas được chế tạo khoảng năm 1820 - Leibniz cũng đã mô tả hệ thống số nhị phân, một thành phần cốt lõi của mọi máy tính hiện đại. Tuy nhiên, cho đến những năm 1940, nhiều thiết kế sau đó (bao gồm những chiếc máy của Charles Babbage vào những năm 1800 và thậm chí ENIAC năm 1945) vẫn dựa trên hệ thập phân ; Máy đếm vòng của ENIAC đã vượt qua phép tính của các bánh xe số trong máy cộng cơ học. 1. Máy Tính Thưở Sơ Khai - Thời kỳ tính toán hiện đại bắt đầu bằng sự phát triển đột biến trước và trong Chiến tranh thế giới II, khi các thành phần mạch điện đã thay thế các bộ phận cơ khí tương đương và máy tính toán kỹ thuật số đã thay thế máy tính toán kỹ thuật tương tự. Những máy như Z3, máy tính Atanasoff–Berry, các máy tính Colossus, và ENIAC được chế tạo bằng tay sử dụng những mạch điện có chứa rờ-le hay van (ống chân không), và thường dùng thẻ đục lỗ hoặc băng giấy đục lỗ làm Input và dung môi lưu trữ chính (lâu tiêu hao). ZUSE Z3 Máy tính Atanasoff - Berry - Trong thời kỳ này, một số loại máy khác nhau được sản xuất với tính năng ngày càng tiên tiến. Vào đầu giai đoạn này, không thấy một máy nào tương tự như máy tính ngày nay, ngoại trừ những kế hoạch dài hạn của Charles Babbage và những ý tưởng toán học của Alan Turing và những người khác. Vào cuối thời kỳ, những thiết bị như EDSAC đã được chế tạo, và được mọi người thừa nhận là máy tính kỹ thuật số. - Bài báo năm 1936 của Alan Turing đã được chứng minh là có ảnh hưởng vô cùng lớn đến ngành máy tính và khoa học máy tính theo hai cách. Ông cho rằng tồn tại những vấn đề mà chúng ta vẫn thường gọi là bài toán, nó không thể giải được bằng bất cứ quy trình nào. Để làm điều đó, Turing đã cung cấp một định nghĩa về một máy tính phổ quát xử lý chương trình được lưu trên băng giấy -> máy Turing. - Để một máy tính toán trở thành máy tính đa năng, phải có một cơ chế đọc-ghi thuận tiện, ví dụ như băng giấy đục lỗ. Với kiến thức về 'máy tính phổ quát mang tính lý thuyết của Alan Turing, John von Neumann đã định nghĩa một kiến trúc sử dụng cùng một bộ nhớ cho việc lưu trữ chương trình lẫn dữ liệu: hầu như tất cả các máy tính ngày nay đều sử dụng kiến trúc này (hoặc một biến thể nào đó của nó).Về mặt lí thuyết hoàn toàn có thể tạo ra các máy tính dùng cơ học và điện từ học.Những ý tưởng này đóng vai trò không nhỏ trong việc cải tiến về tốc độ cũng như kích thước của máy tính và dần dần các dòng máy tính hiện đại hơn xuất hiện. - Có ba xu hướng phát triển máy tính song song với nhau trong thời gian Chiến tranh thế giới II: Colossus ENIAC + Xu hướng thứ nhất là công trình Konrad Zuse của người Đức nhưng nhanh chóng bị quên lãng. + Thứ hai là việc triển khai máy tính Colossus trong vòng bí mật của Anh.  Cả 2 xu hướng này không phổ biến, nhanh chóng bị quên lãng hay vẫn còn nằm trong vòng bí mật. + Xu hướng thứ ba trong sự phát triển máy tính là ENIAC và EDVAC của Eckert Mauchly, được biết đến rộng rãi và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của máy tính hiện đại bây giờ. ENIAC ENIAC thực hiện phép tính toán quỹ đạo đường đạn với năng lượng 160 kW. - Chiếc máy ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer - Máy tính hợp và tính toán số học điện tử) là chiếc máy tính đa năng điện tử đầu tiên do Mỹ chế tạo dưới sự chỉ đạo của John Mauchly và J. Presper Eckert tại Đại học Pennsylvania. Sự phát triển và chế tạo ENIAC kéo dài từ năm 1943 đến khi có thể hoạt động hoàn toàn vào cuối năm 1945. - Khi bản thiết kế được đưa ra , nhiều người nghĩ rằng những cái “ống chân không” mỏng manh sẽ dễ bị cháy, sẽ khá mất thời gian để sữa chửa và do đó việc sử dụng chiếc máy này không hiệu quả. Thế nhưng kết quả là nó có thể thực hiện được hàng nghìn phép toán trên giây trong thời gian vài giờ, trước các lần bị cháy. - ENIAC chắc chắn là một thiết bị Turing đầy đủ. Tuy nhiên, một "chương trình" trên ENIAC được định nghĩa bởi những trạng thái của cáp nối tạm và chuyển mạch. Lập trình nó có nghĩa là lắp lại dây cho nó. Sự phát triển hoàn tất vào năm 1948 đã giúp nó có thể xử lý các tập chương trình lưu trữ trong bảng bộ nhớ chức năng, khiến cho việc lập trình bớt khó khăn hơn, dễ thực hiện hơn. Nó có thể thực hiện phép tính song song, vì có thể được nối dây để thực hiện nhiều bộ cộng tích lũy cùng lúc. Do đó phép tính tuần tự là đặc trưng của máy von Neumann diễn ra sau ENIAC. 2. Các Thế Hệ Tân Tiến Của Máy Tính Số a. Máy Von Neumann thế hệ đầu tiên - Khi nghiên cứu và hoàn thành ENIAC, Eckert và Mauchly đã nhận thấy được những điểm hạn chế của nó và nghĩ đến việc bắt tay vào thiết kế một chiếc máy có khả năng lưu chương trình, đó là EDVAC (Electronic Discrete Variable Automatic Computer - Máy tính tự động biến rời rạc điện tử ). Năm 1945, Von Neumann đã viết một bài báo có tính bước ngoặc với tựa: "Bản thảo đầu tiên về máy tính EDVAC " ("The First Draft of a Report on the EDVAC "), chứa đựng những ý tưởng về cầu trúc cơ bản mà một máy tính cần có.Đó là kiến trúc Von Neumann, kiến trúc đã đóng vai trò quan trọng, làm nền móng cho sự phát triển của các máy ENIAC thế hệ sau trên toàn cầu . Bài báo này được Von Neumann trao đổi giới hạn với các thành viên trong nhóm làm việc, tuy nhiên đã được phổ biến rộng rãi và ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của máy tính ở Mỹ và thế giới. - Cấu trúc của máy Von Neumann gồm có: + Arithmetic-logic unit (ALU) + Memory (RAM) + Von Neumann Control Unit + Input and output devices “- Một điểm đáng chú ý nhất trong kiến trúc Von Neumann là khái niệm "Chương trình được lưu trữ" (stored- program). Khái niệm này chỉ ra rằng: “Dữ liệu (data) cùng với lệnh (instruction) được dùng để xử lí dữ liệu đó có thể được lưu giữ trên cùng một vùng nhớ của máy tính.” - Dữ liệu và lệnh được lưu trữ trên vùng nhớ( Ram ) với các giá trị 0,1.Cần phải có một công cụ với cách thức làm việc cụ thể để có thể phân biệt được, xác định được đâu là lệnh đâu là số. Khối điều khiển Von Neumann - Von Neumann Control Unit sẽ thực hiện nhiệm vụ này - Khi khối điều khiển Von Neumann bắt đầu gọi một lệnh để xử lí, nó gọi tới bộ đếm chương trình (program counter) để trỏ tới địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ, rồi thì lệnh này sẽ được nạp và thực thi bởi vi xử lí. Địa chỉ của dữ liệu cần xử lí được chứa trong chính lệnh cần thực thi. - Đang lúc tìm nạp và thực thị lệnh, bộ đếm chương trình sẽ tăng lên để trỏ tới lệnh tiếp theo cần thực thi. Quá trình này là tuần tự, nghĩa là các lệnh được thực thi một cách tuần tự, tại mỗi thời điểm chỉ có một lệnh được thực thi. Đây là đặc điểm tiêu biểu của máy Von Neumann.” ( Theo GooGle.Com.Vn - Nguyên Lí Von Neumann) - 1948, Machester “Baby” – chiếc máy Von Neumann hoạt động đầu tiên được ra đời tại Đại Học Manchester do C.Williams và Tom Kibum phát triển. Tiếp theo, 1949, Manchester Mark I – một hệ thống Von Neumann tương đối hoàn chỉnh sử dụng ống Williams và bộ nhớ “trống từ” (Magnetic Drum) ra đời. ( Đồng thời cũng ra mắt “Thanh ghi chỉ mục” ( Index Register ) ). - Tại đại học Cambrige EDSAC – Một đối thủ đáng gùm cho danh hiệu “ Chiếc máy tính lưu trữ chường trình bằng kĩ thuật số đầu tiên’’ cũng được thiết kế và chế tạo.Nó được đưa vào hoạt động chưa đầy một năm sau Manchester “Baby” và có thể giải được các bài toán thật sự, và có lẽ cũng có những chức năng tương tự như Man “BaBy”. Chính xác là việc chế tạo EDIVAC lấy cảm hứng từ những kế hoạch của EDVAC. EDVAC sử dụng một đơn vị xử lí đơn với thiết kế khá đơn giản, đánh dấu một cột mốc đầu tiên cho làn sóng mini hóa và cũng góp phần tăng độ tin cậy của các thế hệ máy sau nảy. - Chiếc máy tính lập trình được phổ thông đầu tiên ở Liên Xô được một nhóm các nhà bác học chế tạo dưới sự chỉ đạo của Sergei Alekseyevich Lebedev đến từ Viện Công nghệ điện Kiev, Liên Xô (Ukraina ngày nay). Đó là MESM (МЭСМ, Máy tính toán điện tử nhỏ). Vào năm 1950 nó bắt đầu được vận hành với khoảng 6.000 ống chân không, tiêu thụ 25 kW năng lượng và có thể thực hiện xấp xỉ 3.000 phép tính một giây. Năm 1949, một chiếc máy đời đầu khác cũng được nghiên cứu và chạy thử nghiệm. Đó là chiếc CSIRAC của người Úc. Nó chiếc máy tính cũ nhất còn tồn tại và là chiếc đầu tiên được dùng để chơi nhạc kỹ thuật số. - Vào 10-1947, những ứng dụng của kĩ thuật máy tính được nghĩ đến trong việc quản lí văn phòng. Điều này đã đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sự phát triển thương mại của máy tính. Năm 1950, lần đầu tiên trên thế giới máy tính được sử dụng và hoạt động với các công việc văn phòng hằng ngày, đó là chiếc LEO I – Chiếc máy tính văn phòng đầu tiên. Vào tháng 11-1951, công ty J.Lyons bắt đầu thực hiện công việc tính giá bánh mì trên LEO ( Lyons Electronic Office ), đánh dấu một bước phát triển quan trọng của máy tính – Lần đầu tiên công việc kinh doanh được thực hiên trên một chiếc máy tính lưu trữ chương trình. Đặc tính của một số máy tính kĩ thuật số thời sơ khai Tên Hoạt động lần đầu Hệ thống số học Cơ chế tính toán Lập trình Z3 ( Đức ) 5-1941 Nhị Phân Cơ Điện Điều khiển chương trình bằng cuộn phim đục lỗ Máy tính Atanasoft – Berry (US) Hè 1941 Nhị Phân Điện Tử Mục đích đơn không lập trình Colossus (UK) 1-1944 Nhị Phân Điện Tử Điều khiển chường trình bằng cáp nối tạm và chuyển mạch ENIAC 11-1945 Thập phân Điện Tử Điều khiển chương trình bằng cáp nối tạm và chuyển mạch Manchester “BaBy” (UK) 6-1948 Nhị Phân Điện Tử Lưu trữ chương trình trong Bộ nhớ ống tia ca-tốt Williams ENIAC cải tiến (US) 9-1948 Thập phân Điện Tử Điều khiển chươnh trình bằng cáp nối tạm vả chuyển mạch cộng với một cơ chế lập trình lưu trữ chỉ đọc sơ khai sử dụng Bẳng chức năng như ROM chương trình EDSAC (UK) 5-1949 Nhị Phân Điện Tử Lưu trữ chương trình trong bộ nhớ mạch trễ bằng thủy ngân Manchester Mark I (UK) 10-1949 Nhị Phân Điện Tử Lưu trữ chương trình trong Bộ nhớ ống tia ca-tốt Williams và bộ nhớ trống từ CSIRAC (Úc) 11-1949 Nhị Phân Điện Tử Lưu trữ chương trình trong bộ nhớ mạch trễ bằng thủy ngân - Vào tháng 6 năm 1951, UNIVAC I (Máy tính tự động phổ thông) ra đời và là chiếc máy tính được sản xuất hàng loạt đầu tiên. Máy này sử dụng 5.200 ống chân không và tiêu thụ 125 kW năng lượng. Nó sử dụng một đường dây trễ (delay line) bằng thủy ngân có thể chứa 1.000 word của 11 chữ số thập phân cùng với dấu (word 72-bit) dùng làm bộ nhớ. Input của máy là băng từ kim loại theo kiểu những năm 1930, khiến cho nó không tương thích với một số bộ lưu trữ dữ liệu hiện có bán vào thời gian đó ( Trong khi đó,băng giấy đục lỗ tốc độ cao và băng từ được dùng làm ngõ nhập/xuất cho những máy tính khác vào thời kỳ này). Nó đã bán được 46 chiếc với trị giá hơn 1 triệu USD một chiếc. - Vào năm 1952, IBM công bố chiếc Máy xử lý dữ liệu điện tử IBM 701, chiếc máy đầu tiên trong dòng máy 700/7000 thành công và là máy tính trạm IBM đầu tiên của hãng. Chiếc IBM 704, được công bố vào năm 1954, sử dụng bộ nhớ lõi từ, đã trở thành tiêu chuẩn cho những chiếc máy cỡ lớn. Ngôn ngữ lập trình cấp cao đa mục đích đầu tiên, Fortran, cũng được phát triển tại IBM để dùng cho 704 trong năm 1955 và 1956 và phát hành vào đầu năm 1957. Một nhóm người dùng tình nguyện được thành lập năm 1955 để chia sẻ phần mềm và kinh nghiệm của họ với IBM 701; nhóm này, vẫn còn tồn tại đến ngày nay, là tiền bối của mã nguồn mở sau này. - 1954, IBM cho ra mắt chiếc máy tính “nhỏ” và rẻ hơn.Chiếc máy này đã đón nhận được sự chú ý của nhiều người. Đó là chiếc IBM 650 nặng trên 900 kg, bộ cung cấp điện đi kèm nặng khoảng 1350 kg và cả hai được đựng trong những tủ rời nhau với kích thước 1,5 x 0,9 x 1,8 mét. Nó trị giá 500.000 USD hoặc cho thuê với giá 3.500 USD một tháng. Bộ nhớ trống (drum memory) của nó nguyên thủy chỉ có 2000 word 10 chữ số, và cần phải lập trình rất phức tạp thì mới tính toán được hiệu quả. Những giới hạn về bộ nhớ như vậy vẫn là vấn đề đối với ngành lập trình cho đến nhiều thập kỷ về sau, cho đến khi có một cuộc cách mạng về khả năng của phần cứng và một mô hình lập trình phù hợp với sự phát triển của phần mềm. - Vào năm 1955, Maurice Wilkes đã sáng chế ra vi lập trình, sau đó được sử dụng rộng rãi trong các CPU như dòng IBM 360. Vi lập trình cho phép tập lệnh nền được định nghĩa hoặc mở rộng bằng các chương trình tích hợp sẵn (ngày nay gọi là firmware hoặc microcode). - Vào năm 1956, IBM đã bán hệ thống đĩa từ đầu tiên, RAMAC (Random Access Method of Accounting and Control - Phương pháp truy cập ngẫu nhiên của Tính toán và điều khiển). Nó sử dụng 50 đĩa kim loại 24 inch (609,6 mm), với 100 rãnh mỗi mặt. Nó có thể lưu trữ 5 megabyte dữ liệu và có giá là 10.000 USD mỗi megabyte (vào năm 2008, bộ lưu trữ từ tính, ở dạng đĩa cứng, có giá dưới 1 phần 50 cent mỗi megabyte). b. T hế hệ thứ hai: Tranzito - Vào nửa sau thập niên 1950 tranzito lưỡng cực (BJT) đã thay thế ống chân không. Những chiếc máy tính của “thế hệ thứ 2” xuất hiện . - Thời gian đầu,trước khi Tranzito ra đời người ta nghĩ rằng sẽ có rất ít máy tính được tạo ra vì kích thước, giá cả và kiến thức tối thiểu để vận hành cũng như đọc kết quả. - 1947, sự ra đời của Tranzito tạo ra một bước nhảy vọt đáng kể.Nó giúp làm giảm kích thước, giá thành ban đầu và chi phí vận hành của các máy tính “thế hệ thứ 2” so với các máy ra đời trước đó. Nếu không có dòng điện chạy qua đường cực B-E của tranzito lưỡng cực, đường cực C – E của tranzito sẽ chặn dòng điện (tranzito khi đó gọi là "tắt hoàn toàn"). Nếu có dòng điện đủ lớn đi qua đường cực B – E của một tranzito, đường cực C - E của tranzito đó cũng cho dòng điện đi qua (và tranzito được gọi là "mở hoàn toàn"). Việc cho đi qua hay ngăn lại dòng điện là cách biểu diễn hai số 1 (true) và 0 (false) của số thập phân. - So với ống chân không, tranzito có nhiều lợi điểm: + Sản xuất ra chúng rẻ hơn mà nhanh hơn gấp 10 lần. + Thay đối giá trị từ 1 đến 0 chỉ mất có một phần triệu hoặc một phần tỷ giây. + Dung tích tranzito được đo bằng milimét vuông so với centimét vuông của ống chân không. Các máy tính được trang bị tranzito có thể chứa mười ngàn mạch luận lý nhị phân trong một không gian rất nhỏ hẹp. + Nhiệt độ vận hành thấp hơn của tranzito đã làm tăng độ tin cậy của chúng so với ống chân không. - Nhanh, rẻ, chi phí thấp và độ an toàn tăng lên đáng kể khi sử dụng Tranzito so với ống dẫn chân không ( diện tích lớn, thời gian sử dụng thấp, tốn nhiều thời gian, chi phí cao). - Thông thường, các máy tính thế hệ thứ hai bao gồm rất nhiều mạch in , mỗi mạch có chứa từ một đến bốn cổng luận lý hoặc flip-flop. Một máy tính thế hệ thứ hai, IBM 1401, đã giành được đến khoảng một phần ba thị phần thế giới. IBM đã cài đặt hơn một trăm ngàn máy 1401 trong khoảng năm 1960 đến 1964 - Khoảng thời gian này cũng chứng kiến nỗ lực duy nhất của người Ý: chiếc ELEA của Olivetti, sản xuất được 110 máy. - Các thiết bị điện tử được tranzito hóa không chỉ phát triển riêng ở CPU, mà còn ỏ cả các thiết bị ngoại vi.1956, Ramac IBM 350 ra đời và là chiếc máy tính đầu tiên có Ổ Đĩa. Với việc lưu trữ dạng đĩa, ta có thể lưu được một lượng dữ liệu khá lớn với hàng chục triệu kí tự và số. Bên cạnh đó, việc có nhiều thiết bị ngoại vi khác nhau có thể kết nối với CPU cũng giúp tăng tổng dung lượng bộ nhớ đến hàng trăm triệu ký tự và chữ số. - Theo sau việc lữu trữ bàng các ổ đĩa cố định là đơn vị lưu trữ ở dạng đĩa tháo lắp. Một chồng đĩa này có thể được thay bởi chồng đĩa khác trong vòng vài giây. Thâm chí ngay cả khi dung lượng đĩa tháo lắp thấp hơn đĩa cố định thì khả năng cơ động trong việc thay thế cũng đảm bảo khả năng lưu trữ dữ liệu vô hạn trong tâm tay, ở một thời gian không xa.  Nhưng có một loại cũng có khả năng lưu trữ dữ liệu nhưng giá thành thấp hơn dĩa, đó là Băng Từ. - Nhiều CPU thế hệ thứ hai giao phó việc giao tiếp với các thiết bị ngoại vi cho một vi xử lý thứ hai. Ví dụ, trong khi vi xử lý giao tiếp điều khiển việc đọc và đục lỗ thẻ, CPU chính sẽ xử lý việc tính toán và các câu lệnh rẽ nhánh. Một băng dữ liệu sẽ duy trì dữ liệu giữa CPU chính và bộ nhớ lõi mới theo tỷ lệ chu kỳ nạp-xử lý, và những băng dữ liệu khác sẽ chỉ phục vụ cho các thiết bị ngoại vi. - Trong thế hệ thứ hai này chứng kiến việc sử dụng rất nhiều đơn vị đầu cuối đầu xa (thường ở dạng Máy telex như Friden Flexowriter). Các kết nối điện thoại đã cung cấp tốc độ hợp lý cho những đầu cuối đầu xa đầu tiên và cho phép chia tách hàng trăm kilômét giữa các thiết bị đầu cuối đầu xa và trung tâm tính toán. Cuối cùng những mạng máy tính độc lập này sẽ được tổng hợp vào một tổ hợp mạng liên kết với nhau – Tiền đề cho sự hình thành Internet. III. Thế hệ thứ ba: IC – Giai đoạn phát triển đỉnh cao của máy tính số (1960) - 1960, Jack St Clair Kilby và Robert Noyce đã chế tạo ra những chiếc máy tính dựa trên các phát minh độc lập về mạch tích hợp (IC hay microchip).Điều đó đã dẫn đến việc phát minh ra vi xử lý Intel của Ted Hoff,Federico Faggin và Stanley Mazor - Trong suốt thập niên 1960, đã có những bước đột phá trong công nghệ chế tạo máy tính.1964, IBM đã chế tạo các mô-đun Công nghệ Logic rắn IBM trong mạch lai dành cho hệ thống IBM/360. Đến cuối năm 1975,Sperry Univac vẫn tiếp tục phát triển các loại máy thuộc thế hệ thứ II như UNIVAC 494 - Các hệ thống lớn Burriughs như B5000 cho phép việc lập trình trở nên đơn giản hơn và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thiết kế ngôn ngữ lập trình.Các vi máy tính được dùng để bán cho ngành công nghiệp,kinh doanh, trường học với giá thấp. Nó có thể thực hiện giống như những mạch tương tự bằng “chương trình mô phỏng tập trung vào mạch tích hợp” (simulation program with integrated circuit emphasis ),hay SPICE (1971). Việc phát triển của vi xử lý đã kéo theo sự phát triển của vi máy tính - Các vi máy tính lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào thập niên 1970.Chúng nhanh chóng dược mọi người chấp nhận và sử dụng vì giá cả thấp và có hình dáng nhỏ gọn.Đến năm 1980,chúng có mặt ở khắp mọi nơi.Người được vinh danh trong việc phát triển những chiếc máy tinh gia đình dành cho đại chúng đầu tiên đó chính là Steve Wozniak ,1 người đồng sang lập nên APPLE Computer - Tuy nhiên, chiếc máy tính đầu tiên của ông là Apple I lai xuất hiện trên thị trường sau các máy KIM-1và Altair 8800.Không lâu sau đó chiếc máy tính Apple II đầu tiên có khả năng đồ họa âm thanh,Commodore PET, đã xuất hiện trên thi trường .Việc tạo ra những vi máy tính co kiến trúc đẹp với những tính năng đã có của những máy tính có kích thước lớn ngày càng chiếm lĩnh hầu hết các phân khúc thị trường. - Những hệ thống phức tạp như vi máy tính đòi hỏi phải có độ tin cậy rất cao.ENIAC đã được duy trì từ năm 1947 đến năm 1955 trước khi lui vào quá khứ.Từ viêc thay thế những ống chân không bị hỏng trong máy ENIAC mà không cần tắt máy đã tạo ra một ý tưởng mới đó là những ổ cứng gắn trên máy vẫn có thể sử chữa trong khi đang vận hành liên tục. - Ngày nay các các thiết bi càng phải có độ tin cậy cực cao ,chặt chẽ hơn Google đã nảy ra ý tưởng sử dụng phần mềm chịu lỗi để phục hồi khi có lỗi về phần cứng thậm chí có thể thay thế hoàn toàn cụm máy chủ trong khi vẫn hoạt động binh thường - Ngày nay,CPU đa nhân đã có mặt rộng rãi ở khắp mọi nơi. Từ x2 như Dual Core, Core2Dou đến x4 như Core2Quad và gần đây nhất là x4 với công nghệ siêu phân luồng ( tương đương x8 ) như ở Core i5, Core i7.Trong thời gian không xa, các dòng Core i9 cao cấp cũng sẽ được sản xuất hàng loạt với các tính năng vượt trội hơn so với các anh em của nó . Tuy nhiên, với các dung CPU mới thì cũng đòi hỏi những thiết bị phần cứng phù hợp. Một mặt nó giúp sư tương thích giữa các thiết bị, giúp quá trình xử lí tinh toán nhanh hơn, nhưng mặt khác nó cũng khá tốn kém vì không phải dòng CPU nào cũng xài cùng loại MainBoard. Bên cạnh đó, những thiết bị đi kèm cũng khá tốn kém như quạt mát chẳng hạn…. - Bộ nhớ có thể ghi lai nội dung ( Content-addressable memory-CAM) đã được dung rộng rãi trong các mạng lưới mặc dù không có máy tính hiện thực phần cứng để dùng cho việc lập trình.Ví dụ: Flash Ram,EPROM……. - Hiện nay, chất bán dẫn đã được ứng dụng rộng rãi trong việc chế tao ra các mảng ô nhớ .Điều này đã làm cho giá các sản phẩm bộ nhớ giảm xuống.Khi các cổng luận lý dựa trên tranzito được sử dụng rộng rãi đa làm giảm mức tiêu thụ điện 1 cách đáng kể .Tất cả những điều trên đã làm cho máy vi tính trở thành 1 thứ hàng hóa thông dụng có mặt khắp mọi nơi, được tích hợp nhiều dạng .  Trong thời gian không xa, công nghệ máy tính sẽ vô cùng phát triển hơn nữa với các tiến bộ vượt bậc và áp dụng trong tất cả các ngành Khoa Học Kỹ Thuật. Và máy tính sẽ trở nên gần gũi hơn với mọi người, mọi đối tượng và ai cũng có thể tiếp cận được nó. * Nguồn : Bộ vi xử lý Core i7 Extreme 965 có đến 4 nhân cùng 8 vi xử lý. Bộ quạt tản nhiệt cho Core i7 Extreme 965 . là bài toán, nó không thể giải được bằng bất cứ quy trình nào. Để làm điều đó, Turing đã cung cấp một định nghĩa về một máy tính phổ quát xử lý chương trình. mang tính lý thuyết của Alan Turing, John von Neumann đã định nghĩa một kiến trúc sử dụng cùng một bộ nhớ cho việc lưu trữ chương trình lẫn dữ liệu: hầu như

Ngày đăng: 25/01/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan