1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên

11 1,9K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 332,96 KB

Nội dung

Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên

Trang 1

79

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

Nguyễn Thị Thu Hà Ban Đào tạo Đại học, Đại học Huế

TÓM TẮT

Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS), duy trì nòi giống càng được quan tâm, đặc biệt là GDSKSS cho thanh thiếu niên và SV Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề này, bởi hiện nay, SKSS thanh thiếu niên trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang rơi vào tình trạng báo động đáng lo ngại

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế tuy mới thành lập nhưng đã có sự phát triển và

đã đạt được những thành công đáng kể Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cần phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay

Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV mà chúng tôi đề xuất là: 1) Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và SV

về quản lý công tác GDSKSS; 2) Thực hiện tốt kế hoạch hóa quản lý công tác GDSKSS; 3) Tổ chức, triển khai tốt việc thực hiện kế hoạch quản lý công tác GDSKSS: 4) Phối hợp quản lý chặt chẽ giữa quá trình giáo dục của nhà trường với gia đình, cộng đồng, xã hội và sự tự giáo dục của cá nhân sinh viên; 5) Động viên, tổ chức hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để SV tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài có liên quan

1 Đặt vấn đề

Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người Xã hội càng phát triển thì vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS), duy trì nòi giống càng được quan tâm, đặc biệt là GDSKSS cho thanh thiếu niên, vì đây là đối tượng có tiềm năng to lớn, quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước

Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản (SKSS) trong giai đoạn 2001 - 2010: "Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục về giới, về SKSS" [ 1, tr 14] Đây là bước đi rất có

ý nghĩa, vì hiện nay, SKSS thanh thiếu niên trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang rơi vào tình trạng báo động đáng lo ngại Chiến lược này càng có ý nghĩa đối với sinh viên trong xu thế hội nhập, mở rộng giao lưu giữa các quốc gia, các luồng văn hóa,

Trang 2

bởi bên cạnh những yếu tố văn hóa tích cực, có không ít những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là đối tượng SV

Là một trong những trường mới thành lập, công tác giáo dục đào tạo của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế (Trường ĐHKT - ĐH Huế) có sự phát triển về cả quy mô,

số lượng và chất lượng Sau một thời gian hoạt động, công tác GDSKSS cho SV đã có những thành công đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Do đó, việc nghiên

cứu thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay là một vấn đề luôn có tính

thời sự

2 Thực trạng công tác GDSKSS cho SV Trường ĐHKT - ĐH Huế

Để tìm hiểu thực trạng quản lý công tác GDSKSS cho SV Trường ĐHKT - ĐH Huế, chúng tôi đã phối hợp các phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát, phân tích và đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia, Từ đó sử dụng phương pháp thống

kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu

Đặc biệt trong phương pháp điều tra chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra với 340 SV 4 khóa thuộc 4 khoa (Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng) thuộc Trường ĐHKT - ĐH Huế, trong đó:

+ SV năm thứ nhất: 92, chiếm 27%

+ SV năm thứ hai: 85, chiếm 25%

+ SV năm thứ ba: 87, chiếm 26%

+ SV năm thứ tư: 76, chiếm 22%

+ SV nam: 166, chiếm 49%

+ SV nữ: 174, chiếm 51%

+ SV thành thị: 197, chiếm 58%

+ SV nông thôn: 143, chiếm 42% + SV nữ ở nông thôn: 73, chiếm 21%

+ SV nữ ở thành thị: 103, chiếm 31% + SV nam ở nông thôn: 70, chiếm 20% + SV nam ở thành thị: 94, chiếm 28%

- 76 cán bộ (CB) giảng dạy, CB quản lý (Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Ban chấp

hành Công đoàn, Phòng chức năng, Ban chủ nhiệm khoa ), cán bộ Hội sinh viên và cán

bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường ĐHKT- ĐH Huế

- Trực tiếp phỏng vấn một số đối tượng và trao đổi với những đơn vị đã được công nhận có thành tích tốt trong công tác quản lý GDSKSS cho SV nhằm thu thập thêm những thông tin cần thiết có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia (cán bộ Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế) để tìm hiểu các nội dung, phương pháp, phạm

vi và hiệu quả hoạt động, hệ thống các vấn đề lớn trong công trình nghiên cứu

Nội dung của phiếu điều tra tìm hiểu về:

- Thực trạng nhận thức về SKSS của SV, gồm: nhận thức theo các chủ đề, nguồn

Trang 3

81

thông tin và kiến thức về những nội dung chủ yếu của SKSS

- Thực trạng công tác GDSKSS cho SV, gồm: nhận thức, thái độ của SV về công tác GDSKSS; nội dung, hình thức, phương pháp và kết quả GDSKSS cho SV

- Thực trạng quản lý công tác GDSKSS, gồm: công tác kế hoạch hóa, tổ chức, công tác chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá

Kết quả nghiên cứu qua phương pháp điều tra cho thấy, công tác GDSKSS cho

SV ở trường ĐHKT - ĐH Huế có những đặc điểm sau:

2.1 Nội dung GDSKSS

Nội dung GDSKSS đã và đang được nhà trường thực hiện phong phú, đa dạng,

có mối quan hệ thiết thực với đời sống Tuy nhiên, những nội dung được chú trọng trong hoạt động lại thiếu tính bao quát và chưa đồng bộ (thể hiện ở bảng 1)

Bảng 1 Nội dung công tác giáo dục SKSS cho SV

Nội dung

Tỉ Lệ %

Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và tư vấn dịch vụ SKSS 89,1 79,3 87,3

Kế hoạch hóa và phòng tránh thai ngoài ý muốn 57,5 56,8 57,4

Phòng ngừa nạo phá thai và quản lý hậu quả nạo phá thai 9,0 7,8 8,8 Phòng tránh nhiễm khuẩn sinh sản, các bệnh lây qua đường

Thông tin - Giáo dục và Tư vấn thích hợp về bản năng tình

dục của con người và trách nhiệm làm cha mẹ 42,2 31,5 40,2 Kết quả khảo sát cho thấy:

- Những nội dung được chú trọng nhiều nhất là: Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và tư vấn dịch vụ SKSS chiếm 87,3%, phòng tránh nhiễm khuẩn sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (kể cả HIV/AIDS) là 65,5%, kế hoạch hóa và phòng tránh thai ngoài ý muốn là 57,4%

- Những nội dung ít được quan tâm là: Thông tin - Giáo dục và Tư vấn thích hợp

về bản năng tình dục của con người và trách nhiệm làm cha mẹ chỉ có 40,2%, làm mẹ

an toàn chỉ có 14,0%, phòng ngừa nạo phá thai và quản lý những hậu quả nạo phá thai chỉ có 8,8%, còn phòng ngừa và điều trị vô sinh là 7,4%

Điều này phản ánh khá đúng thực tế, bởi hiện nay, những nội dung này chỉ được

Trang 4

lồng ghép vào các môn học chung khi giảng dạy cho SV Những nội dung cơ bản về chăm sóc SKSS nêu trên đều rất cần thiết cho SV, kể cả những nội dung về quan hệ tình dục và khả năng làm cha mẹ Vì vậy, Đại học Huế nói chung, trường ĐHKT nói riêng cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, tăng cường những nội dung GDSKSS vào một số môn học, đặc biệt là những môn có liên quan đến việc tìm hiểu tâm, sinh lý đối tượng tiếp cận trong các chuyên ngành của trường để SV được tiếp thu đầy đủ những kiến thức trong nội dung chăm sóc SKSS cho con người Các tổ chức đoàn thể xã hội (Tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên…) cần ý thức rõ hơn vai trò của mình để tổ chức sân những sân chơi với chủ đề GDSKSS cho SV

2.2 Hình thức GDSKSS

Hình thức chủ yếu mà nhà trường đã tiến hành là lồng ghép vào những môn học chung (Giáo dục học, Tâm lý học…) và tuyên truyền, vận động, tổ chức giao lưu, văn nghệ Việc sử dụng các hình thức hoạt động trong công tác được thể hiện ở biểu đồ 1,

nhìn chung là khá phiến diện

1 Thông qua những hoạt động xã hội, từ thiện

2 Thông qua những buổi sinh hoạt lớp, Đoàn, Hội.

3 Tuyên truyền, vận động, tổ chức giao lưu, văn nghệ…

4 GDSKSS qua việc lồng ghép vào những môn chung.

Biểu đồ 1 Những hình thức hoạt động chủ yếu đã và đang được tiến hành

GDSKSS là một vấn đề nhạy cảm và tế nhị Nó đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải đan xen nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đặc biệt phải thật tế nhị mới có tác dụng khích lệ, tạo môi trường thân thiện để mỗi sinh viên có thể tìm hiểu, thổ lộ những

điều thầm kín nhất Qua khảo sát, hình thức hoạt động lồng ghép vào những môn học chung chiếm tỷ lệ 100%, tuyên truyền, vận động, tổ chức giao lưu, văn nghệ chiếm tỷ

lệ 65,4% Chứng tỏ hoạt động GDSKSS của nhà trường còn đơn điệu, mang tính hình thức Vì thế, hiệu quả công tác GDSKSS cho SV chưa đạt được những thành công như mong muốn Như vậy, lãnh đạo nhà trường cần sớm có kế hoạch xây dựng những chương trình hành động đẩy mạnh công tác GDSKSS cho SV, cần chỉ đạo tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV tăng cường tổ chức các hoạt động với những hình thức thật sự hấp dẫn, thu hút đông đảo SV tham gia, từ đó mới tạo điều kiện gặp gỡ, trao đổi,

Trang 5

83

tăng sự đồng cảm, gắn bó, tương thân tương ái, gạt bỏ sự mặc cảm, e ngại giữa SV với nhau, giữa nhà quản lý với đối tượng quản lý

Tham khảo ý kiến của cán bộ và sinh viên về nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác GDSKSS tại nhà trường, kết quả có sự tương đồng trong đánh giá của

cán bộ và sinh viên Chúng tôi xin nêu 10/19 nguyên nhân có tỉ lệ cao (thể hiện ở bảng 2)

Bảng 2 Những khó khăn khi tiến hành công tác giáo dục SKSS cho SV

Khó khăn

Cán bộ Sinh viên Chung

(%)

1 Tâm lý e ngại của sinh viên 69 90,8 314 92,4 92,1

3 Hình thức tổ chức còn nghèo nàn 55 72,4 304 89,4 86,8

4 Ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh có nội

5 Phong trào thi đua mang tính hình thức 48 63,2 303 89,1 85,6

6 Thiếu phương tiện, CSVC hỗ trợ công tác

7 Chưa phát huy sức mạnh và ảnh hưởng của

8 Tính tự giác rèn luyện, tự giác giáo dục chưa

9 Sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã

Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết cán bộ (CB) và SV được hỏi đều cho rằng những nguyên nhân trên đây đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và hiệu quả của công tác GDSKSS Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV ở trường ĐHKT - ĐH Huế

2.3 Công tác kế hoạch hoá

Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác GDSKSS cho SV ở trường ĐHKT - ĐH

Huế, chúng tôi được biết công tác kế hoạch hóa của nhà trường chưa đầy đủ, chưa

thường xuyên, thiếu kịp thời và đồng bộ (thể hiện ở bảng 3)

Trang 6

Bảng 3 Kế hoạch công tác GDSKSS cho SV

Kế hoạch

Mức độ (%) Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Phát sinh

Không

Có thể nhận thấy, nhà trường chưa thật sự chú ý và chưa quan tâm đúng mức

đến khâu kế hoạch hóa cho công tác GDSKSS cho SV Do đó hiệu quả chưa cao, chưa

đáp ứng yêu cầu chung Trong thời gian tới, nhà trường cần dành sự quan tâm đúng mức cho khâu kế hoạch hóa để định hướng cho công tác này thật sự hiệu quả

2.4 Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá

Qua khảo sát ý kiến, chúng tôi còn nhận ra thực trạng công tác kiểm tra & đánh giá việc thực hiện công tác GDSKSS cũng chưa được nhà trường quan tâm, chú ý và đang được thực hiện một cách chiếu lệ, nếu không nói là bị bỏ qua (thể hiện ở bảng 4)

Bảng 4 Mức độ tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện

Có 94,7% CB và SV cho rằng khâu này chỉ Thỉnh thoảng được thực hiện; 5,3%

CB và GV cho rằng khâu này Không có Kiểm tra, đánh giá công tác GDSKSS cho SV

chưa được nhà trường quan tâm một cách đúng mức Đây cũng chính là một trong những yếu tố làm cho công tác GDSKSS mang tính hình thức, kém hiệu quả Do đó, thời gian tới, nhà trường cần phải tăng cường kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên

và bài bản hơn nữa Bởi có đánh giá và kiểm tra mới nắm bắt được tiến độ công việc và

có những điều chỉnh thích hợp

Từ quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy công tác GDSKSS cho SV ở trường ĐHKT - ĐH Huế có những đặc điểm chính như sau:

- Ưu điểm và thuận lợi

Có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đặc biệt là sự

Trang 7

85

quan tâm của lãnh đạo Đại học Huế; phần lớn cán bộ và SV đạt nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của công tác GDSKSS, tầm quan trọng của chăm sóc SKSS trong cuộc sống con người, SV nhận thức được đối tượng chăm sóc SKSS và về một số khái niệm

và nội dung CSSKSS của SV ở mức độ khả quan, đa số SV hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục thông thường, các con đường lây truyền và phòng tránh

HIV/AIDS; kế hoạch hoạt động đã được quan tâm xây dựng cho cả khóa và năm học

- Tồn tại, khó khăn

Kiến thức mà SV có được chưa thật sự toàn diện và chuyên sâu; SV nắm bắt nguồn thông tin về SKSS phần lớn từ nhà trường nhưng lại chưa thật sự đáp ứng yêu cầu đặt ra nên hiểu biết rõ về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng của nó trong đời sống con người còn hạn chế; một số CB, SV chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này nên chưa có sự quan tâm đúng mức; hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng; cán bộ có chuyên môn, trang thiết bị chưa đầy đủ; kế hoạch chưa được quan tâm đúng mức; hiệu quả giáo dục và hiệu quả quản lý công tác này chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu mà xã hội đặt ra

- Nguyên nhân khách quan

Kinh tế hội nhập, mở cửa, giao lưu có nhiều tác động tiêu cực đến toàn xã hội và ngành giáo dục - đào tạo

Thiếu sự chỉ đạo tập trung, sâu rộng từ trên xuống Chính sách của nhà nước về

DS - KHHGĐ chưa quan tâm nhiều đến SV Chỉ gần đây, công tác tuyên truyền về chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên mới bắt đầu được triển khai rộng rãi, nhưng chưa có văn bản pháp quy đưa GDSKSS vào chương trình thành môn học chính khóa

SV trường Đại học Kinh tế còn phải tạm trú ngoài nhà dân nên công tác quản lý còn gặp nhiều trở ngại Việc phát động các phong trào về nếp sống văn minh, ý thức sinh hoạt tập thể còn một số hạn chế Tỷ lệ SV tham gia các phong trào hoạt động xã hội còn thấp

Thiếu đầu tư cho trang thiết bị, phương tiện, tài liệu và nhất là thiếu các sân chơi

về SKSS cho SV

- Nguyên nhân chủ quan

Tuy đã nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác GDSKSS cho SV, song trong chỉ đạo thực hiện chưa thật sự có chiều rộng, chiều sâu và chưa có được sự quan tâm đầy đủ đến những nội dung cơ bản trong chăm sóc SKSS, thiếu đổi mới nội dung

và hình thức triển khai cho thật phù hợp, chưa sử dụng tối đa và phối hợp linh hoạt giữa những phương pháp giáo dục Vì vậy, công tác GDSKSS chưa thật sự gây ảnh hưởng, chưa thật hấp dẫn, lôi cuốn và thu hút tính tự giác tham gia của SV

Việc định hướng mang tầm vĩ mô còn bị xem nhẹ, công tác kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm đúng mức và kịp thời, chưa bám sát yêu cầu nhiệm vụ đổi mới trong giáo dục Nhà trường chưa xây dựng dược cơ cấu tổ

Trang 8

chức quản lý, chưa có bộ phận chuyên trách quản lý công tác… Vì vậy thực hiện công tác GDSKSS cho SV, nhà trường chưa huy động được sức mạnh tổng hợp, chưa tạo nên phong trào thường xuyên, thật sâu rộng và có hiệu quả thiết thực

Vẫn còn một bộ phận cán bộ và SV nhận thức và đánh giá chưa đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDSKSS cho SV Hầu hết SV còn e ngại, coi SKSS là vấn đề riêng tư, cá nhân của mỗi người nên không chủ động tìm hiểu thấu đáo

3 Biện pháp quản lý công tác GDSKSS cho SV trường ĐHKT - ĐH Huế

3.1 Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và SV về quản lý công tác GDSKSS

Biện pháp này nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và Nhà nước, tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác GDSKSS cho SV Để tiến hành biện pháp này, cần phải thực hiện những công việc sau:

- Phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, lấy đó làm cơ sở cho việc thực hiện công tác

- Tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn, hội nghị, hội thảo về SKSS cho CB và

SV nữ để mọi người cùng thảo luận, nắm bắt vấn đề và tìm ra những biện pháp cụ thể

- Tập huấn, bổ túc kiến thức, bồi dưỡng niềm say mê, tinh thần trách nhiệm, hướng dẫn cách khai thác thông báo cho cán bộ chuyên trách một cách thường xuyên

- Tổ chức tư vấn trực tiếp và gián tiếp một cách có hiệu quả và đa dạng về hình thức cũng như về các chủ đề liên quan Thường xuyên gặp gỡ SV để tạo môi trường thân mật và cởi mở, gần gũi và gắn bó, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế

- Phát động các phong trào thi đua nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm về công tác chăm sóc SKSS, quản lý công tác GDSKSS cho SV

3.2 Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch hóa quản lý công tác GDSKSS, đồng thời tổ chức triển khai tốt việc thực hiện kế hoạch quản lý công tác GDSKSS

Biện pháp này nhằm xây dựng kế hoạch lâu dài và ngắn hạn cho sinh viên ĐHKT – ĐH Huế để vừa phù hợp với đặc trưng của đối tượng giáo dục đang chịu nhiều tác động trong thời kinh tế hội nhập, vừa đảm bảo tính hệ thống, hợp lý và khả thi cao Biện pháp này cần được thực hiện như sau:

- Tiến hành lập kế hoạch chung, dài hạn cho toàn khóa học, cho năm học Từ kế hoạch chung, mỗi đơn vị và cá nhân có kế hoạch phù hợp Mọi kế hoạch đều phải được lấy ý kiến đóng góp từ các tổ chức đoàn thể, các phòng, các khoa, bộ môn và SV

- Trên cơ sở đó, các lớp, chi đoàn tổ chức thảo luận, vạch ra kế hoạch chi tiết và từng bước đi cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý GDSKSS

Đồng thời tạo điều kiện cho việc phối hợp, hiệp đồng một cách nhịp nhàng, đồng bộ

Trang 9

87

- Tăng cường các tổ chức hoạt động ngoại khóa với những quy mô khác nhau (lớp, chi đoàn, khoa, khóa…) như thi viết bài sáng tác, đóng tiểu phẩm kịch, treo pano, bandroll, áp phích, chiếu video, phát hành các tạp chí chuyên san có tư liệu thật… Tổ chức câu lạc bộ về tình bạn, tình yêu, giới tính, sức khỏe tình dục… Mở hòm thư tư vấn, Trung tâm tư vấn (trực tiếp, gián tiếp qua điện thoại hoặc qua trang Web của trường…),

tổ chức tọa đàm, giao lưu liên trường, Hội thảo, Hội nghị…

- Tích cực tổ chức cho SV tham gia các hoạt động xã hội (chương trình từ thiện: giao lưu, thăm hỏi những người nghiện hút, bị AIDS hay các cháu ở Trung tâm nuôi dạy trẻ bị nhiễm HIV…), hiến máu nhân đạo…

3.3 Động viên, tổ chức hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để SV tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài có liên quan đến GDSKSS

Biện pháp này nhằm động viên, khuyến khích SV tham gia nghiên cứu khoa học với những đề tài có liên quan Để triển khai thực hiện biện pháp này, cần phải:

- Bồi dưỡng những vấn đề liên quan đến phương pháp luận nghiên cứu khoa học cho SV Có văn bản hướng dẫn thực hiện, phân cấp quản lý, thường xuyên giám sát, kiểm tra tiến độ, cách tiếp cận vấn đề và thái độ của SV

- Có sự phối kết hợp với giảng viên thỉnh giảng trong quá trình thực hiện

- Định hướng để SV bắt đầu từ những đề tài nghiên cứu nhỏ, vừa sức đến những

đề tài có tầm lớn hơn dần SV thực hiện đúng quy trình hướng dẫn và thường xuyên liên

hệ, trao đổi với giảng viên hướng dẫn

- Tổ chức và triển khai nhiều hình thức hoạt động thật sự đa dạng, thiết thực, phù hợp đặc trưng riêng của sinh viên trường ĐHKT, tạo sức hấp dẫn và lôi cuốn SV tự giác tham gia

3.4 Thanh tra - Kiểm tra

Kết thúc quy trình hoạt động, cần có những hình thức động viên, khen thưởng cũng như trách phạt để góp phần làm tốt công tác GDSKSS

Nhà trường cần thành lập một tổ chức chuyên trách thuộc Phòng Đào tạo Đại học và phòng Công tác SV, đại diện Đoàn thanh niên và Hội SV để giúp lãnh đạo trường thường xuyên theo dõi, giám sát, triển khai, phối hợp, hiệp đồng giữa các đơn vị trong quá trình tiến hành mọi hoạt động

- Kiểm tra đánh giá cần được tổ chức vào các dịp sơ và tổng kết năm học, hoặc

tổ chức các hội nghị sơ và tổng kết các chuyên đề dành riêng cho công tác GDSKSS

- Để có cơ sở kiểm tra đánh giá, cần xây dựng chuẩn đánh giá, chuẩn đánh giá phải xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn Qua kiểm tra đánh giá, cần có những hình thức khen thưởng, trách phạt phù hợp, tế nhị để có tác dụng thúc đẩy phong trào chung

- Trong kiểm tra đánh giá, cần có kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện những sự cố trong guồng máy để điều chỉnh kế hoạch kịp thời

Trang 10

3.5 Phối hợp chặt chẽ giữa quá trình giáo dục của nhà trường với gia đình, cộng đồng, xã hội và sự tự giáo dục của cá nhân sinh viên

Biện pháp này nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc tăng cường quản lý chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình, cộng đồng, xã hội và tự giáo dục của cá nhân SV Mỗi tổ chức cần quán triệt, thực thi những việc sau:

- Về phía nhà trường: đóng vai trò hướng dẫn kỹ năng, hình thành định hướng

giá trị cho SV, tăng cường và chủ động làm cầu nối liên kết với các lực lượng khác

- Về phía gia đình: quan tâm, chủ động trao đổi, khuyến khích, tạo điều kiện và

cơ hội để SV có thể thổ lộ những điều thầm kín với thái độ hợp lý Tham gia các hoạt động xã hội, sinh hoạt văn hóa tổ dân phố tại nơi cư trú Duy trì những hình thức sinh hoạt văn hóa gia đình mang tính truyền thống của dân tộc

- Về phía cộng đồng và các tổ chức xã hội: có sự thống nhất về nhận thức và thái

độ đối với tầm quan trọng của công tác GDSKSS cho SV Tuyên truyền kiến thức, tổ chức các mô hình hoạt động hấp dẫn để thu hút SV

- Về phía sinh viên: tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình hình thành

kế hoạch chung Không ngừng trau dồi, tu dưỡng phẩm chất đạo đức Chủ động thổ lộ

để có những lời khuyên bổ ích

Nhìn tổng thể, các biện pháp trên đây có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại

lẫn nhau, bởi chúng cùng có chung một điểm xuất phát, đó là nguyên tắc sử dụng phối hợp các biện pháp quản lí Sử dụng các biện pháp theo quy trình quản lí và linh động

trong quá trình thực hiện phụ thuộc vào tài năng, bản lĩnh và nghệ thuật quản lí các nhà quản lí giáo dục

4 Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng một cách khách quan, chúng tôi đề xuất năm giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV trường ĐHKT - ĐH Huế với chủ trương xây dựng trường thành một trong những trường đại học có chất lượng cao, có uy tín trong nước và khu vực Để có những đổi mới trên mọi lĩnh vực Trường ĐHKT - ĐH Huế cần phải không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện Không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực có trí tuệ, có năng lực, có đạo đức, có sức khỏe, biết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, có khả

năng dự đoán, đón đầu nguy cơ, vượt qua thử thách xứng đáng là đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại, “vừa hồng, vừa chuyên” trong thời kỳ đổi mới như Nghị quyết

Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã khẳng định

Các giải pháp đã đề xuất được thực hiện một cách đồng bộ, hợp lý, linh hoạt sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo con người một cách toàn diện cho nhà trường, giúp nhà trường cho ra những sản phẩm theo định hướng của Đảng và Nhà nước ta

Ngày đăng: 20/03/2013, 13:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w