Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ĐH KHXNNV. Đi làm công nhân
Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ĐH KHXHNV Đi làm công nhân! Báo Thanh Niên ngày 03/01/2012 Trái với những hình ảnh đẹp đẽ từng được xây dựng trong thời gian học tập; khi ra trường, nhiều sinh viên (SV) phải đối diện với cảnh thất nghiệp, thấm thía nỗi ê chề của người học cao mà không có việc làm. Công nhân, phụ hồ K.D, từng tốt nghiệp loại giỏi khoa Ngữ văn, Trường ĐH KHXHNV hiện đang làm công nhân may giày da xuất khẩu ở khu công nghiệp Việt Nam - Singapore tỉnh Bình Dương với mức lương khoảng 2 triệu đồng/tháng. Sau khi tốt nghiệp, D. được gia đình hỗ trợ kinh phí đi xin việc làm. Trong suốt một năm, nộp bao nhiêu hồ sơ xin việc nhưng cũng không có kết quả. Đã có lúc D. tuyệt vọng và định tìm đến cái chết. Nhưng sau đó D. quyết định đứng lên, chấp nhận làm công nhân để trang trải cho cuộc sống hằng ngày và quan trọng nhất là không để mình vô dụng. T.H (học ngành văn hóa học) và T.T (học ngành xã hội học), cùng tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Hiện tại cả hai đều đang làm công nhân tại khu công nghiệp Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Làm lao động phổ thông, thu nhập thấp, nhưng H. và T. đành phải chấp nhận để trang trải tiền ăn, tiền nhà… K.D (giữa), là cử nhân tốt nghiệp loại giỏi nhưng phải đi làm công nhân vì không kiếm được việc làm - Ảnh: Nguyễn Oanh Tốt nghiệp ngành điện - điện tử tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, A.T bôn ba khắp nơi với đủ thứ nghề: bán hàng, tiếp thị sản phẩm… vì không thể xin được việc. Sau một thời gian dài, vì quá nản chí, T. đã bỏ về quê để làm… rẫy, trồng cây ăn trái. LÀM VIỆC TRÁI NGÀNH & THẤT BẠI Số lượng SV học tại các trường ĐH, CĐ địa phương khó tìm việc khi ra trường cũng khá đông. Trên mạng xã hội Yume, thành viên Candy đã kể những câu chuyện mình biết ở địa phương khiến nhiều người ngỡ ngàng: “Tôi biết có một quán cà phê trên đường Tôn Đức Thắng, thành phố Rạch Giá. Quán có 4 nhân viên, hai nam, hai nữ, cả bốn người đều là SV tốt nghiệp ngành kế toán, nhưng đến nay đã hơn một năm vẫn chưa tìm được việc làm, đành phải tiếp tục công việc bán thời gian trước kia. Xót xa hơn nữa là tình trạng một nhóm SV tốt nghiệp cử nhân ngành công nghệ thông tin (Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Kiên Giang) phải đi phụ hồ vì không tìm được việc làm”. Làm trái ngành, lương thấp SV ra trường phải đi làm trái ngành, thu nhập thấp vì không tìm được việc làm đúng chuyên môn ngày càng đông. Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu và thông tin thị trường lao động TP.HCM, chỉ có 50% HS-SV sau khi được đào tạo có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt. 50% làm trái ngành nghề thu nhập thấp, việc làm chưa thực sự ổn định và có thể chuyển việc khác. M.Quân, cựu SV Trường ĐH Văn Hiến cho biết, do không xin được việc làm phù hợp Quân đi tour tự do cho các hãng lữ hành. Thu nhập bấp bênh tùy vào mùa cao điểm hay thấp điểm, không thể sống được, Quân quyết định bỏ nghề và xin việc khác. Nhưng không có chuyên môn, trong 3 tháng trời Quân đành phải tìm những việc có thu nhập khá thấp và mới đây nhất, nhờ người quen giới thiệu mới tìm được việc quản lý tại chung cư với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Quân cho biết trong lớp cũng như trong khoa, số lượng SV bỏ nghề cũng phải lên tới khoảng 80%. Người đi làm phát hành báo chí, người nhờ người quen xin làm tín dụng ngân hàng và cũng có người vẫn đang thất nghiệp sau 2 năm ra trường. Q.K, tốt nghiệp ngành kinh tế gia đình Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, sau nhiều tháng vác hồ sơ đi xin việc khắp nơi nhưng không chỗ nào nhận nên đành xin vào làm công nhân tại một công ty chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp tại quận Bình Thạnh. Nhiều SV ngành kinh tế gia đình Trường CĐ Mẫu giáo Trung ương TP.HCM thường đi làm bảo mẫu ở các nhà trẻ hoặc phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn. Tốt nghiệp để . thất nghiệp Theo thống kê, mỗi năm trên địa bàn cả nước có hơn 70% sinh viên ra trường không có việc làm ổn định hoặc không theo đúng ngành nghề mình chọn. Sự mất cân đối giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành vẫn đang tiếp tục là rào cản đối với sinh viên trên hành trình xin việc. Nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía: nhà trường và sinh viên. Hiện tại, khi thị trường lao động ngày càng thay đổi mạnh, đòi hỏi người lao động đáp ứng nhanh yêu cầu thực tế công việc thì chương trình học tại các trường đại học vẫn cơ bản theo lối mòn: nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Một số trường đã có những thay đổi nội dung đào tạo sát với thực tế hơn nhưng do thiếu điều kiện, phương tiện để sinh viên thực hành, thiếu sự liên kết trong đào tạo giữa nhà trường và cơ sở sản xuất, kinh doanh nên khoảng cách học và hành vẫn còn xa vời. Khi ra trường, mớ kiến thức sinh viên có được khác xa với thực tế công việc. Và đương nhiên, thời gian để thích ứng với công việc tương đối dài. Trong khi đó, hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp đều muốn tuyển dụng những người có khả năng làm việc tức thì, thậm chí là phải có kinh nghiệm vài năm. Về phía sinh viên, phần lớn còn thiếu ý thức về việc cập nhật kỹ năng thực hành. Họ chủ yếu chú trọng đến bằng tốt nghiệp, kết quả học tập, mà ít quan tâm các yếu tố thực hành, kỹ năng ngành nghề, và các kỹ năng khác như khả năng giao tiếp, thảo luận, đóng góp ý kiến, thuyết trình trước đám đông; hay tìm hiểu về công ty, việc làm mà mình định nhắm đến . Vì thế, nhiều sinh viên ra trường có bằng khá, giỏi, thậm chí hai, ba bằng nhưng vẫn thất nghiệp. “Học đi đôi với hành”, là khẩu hiệu bấy lâu nay của ngành giáo dục. Tuy nhiên, việc phấn đấu thực hiện khẩu hiệu đó chưa đạt được hiệu quả đáng kể. Vì thiếu kỹ năng thực hành, hằng năm, số sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc phải làm trái ngành, trái nghề vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao. Nếu các sinh viên không tự cập nhật kiến thức cuộc sống, kiến thức ngành học của mình, thì chính họ sẽ phải đối mặt với viễn cảnh tốt nghiệp rồi thất nghiệp. Cầu ít, cung nhiều Thị trường lao động năm 2011 tiếp tục có sự chênh lệch cung cầu (nhu cầu ít, nhân lực nhiều) các ngành: dệt - may - giày da, cơ khí, công nghệ thông tin, điện - điện công nghiệp - điện lạnh… Đặc biệt, ngành tài chính - kế toán là ngành nghề có số lượng người tìm việc làm luôn luôn vượt so với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên 30%. Dự báo trong năm 2012, nhu cầu nhân lực ngành tài chính - ngân hàng chỉ còn 0,75%. Đây là cơ cấu nhu cầu thấp thứ 7 trong tổng số 36 ngành nghề được thống kê. 27% SV không tìm được việc vì ngành học không phù hợp Một khảo sát do Trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) và dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa - Luxemburg của CHLB Đức thực hiện, công bố vào tháng 12.2011 cho thấy: Trong số gần 3.000 SV đã tốt nghiệp được hỏi, có 73% tìm được việc sau khi tốt nghiệp, song có tới 58,2% SV không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng; 27% không xin được việc vì lý do ngành học không phù hợp thị trường, 18% SV không tìm được việc vì nhà tuyển dụng không biết đến ngành đào tạo. Gần 50% SV nghĩ sẽ làm trái ngành Đó là một kết quả trong đề tài nghiên cứu Eureka 2011 “Tìm hiểu những dự định về việc làm của các bạn SV sau khi học xong và các yếu tố ảnh hưởng”, của Nguyễn Ngọc Đô - khoa Xã hội học và công tác xã hội Trường ĐH Mở TP.HCM. Khảo sát từ 250 SV năm cuối thuộc 5 trường ĐH, CĐ, TC trên địa bàn TP.HCM, cho thấy: gần 50% số SV được hỏi nghĩ sẽ làm trái với ngành được học và trên 80% cho rằng chuyện làm trái với ngành được học là điều bình thường. Ngành “ăn” không hết, ngành “lần” không ra Ở một số ngành nghề, nhà tuyển dụng tìm “đỏ con mắt” cũng không đủ ứng viên. Ngược lại, có những lĩnh vực hồ sơ xin việc chất chồng nhưng lại ít được ngó ngàng. Chỉ vào dãy bàn chứa những tập hồ sơ xin việc dày cộp, chị Kim Phụng, cán bộ Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm Thanh niên TP.HCM (Yes Center) nói: “Đây là số hồ sơ của ứng viên tồn đọng, đa số liên quan đến những ngành nghề: kế toán (đặc biệt bậc trung cấp), bán hàng, văn phòng, hóa thực phẩm…”. Trong khi đó, cũng tại Yes Center, những lĩnh vực đang có nhu cầu cao nhưng nguồn cung luôn luôn bị thiếu là: thiết kế đồ họa, thiết kế mỹ thuật, thợ cơ khí - điện, nhân sự cao cấp . Bà Hà Huệ Chi, Giám đốc Marketing và Operations của VietnamWorks, chia sẻ thông tin: “Theo báo cáo nhân lực trực tuyến gần đây, những ngành như nhân sự, hành chính/thư ký, xuất - nhập khẩu luôn có mức độ cạnh tranh cao nhất. Có nghĩa là số lượng hồ sơ dự tuyển trung bình cho mỗi vị trí trong ngành này luôn cao nhất trong tất cả các ngành nghề. Điều này cho thấy nguồn cung cho thị trường nhân lực trực tuyến trong những ngành này luôn phong phú”. Phó trưởng Trung tâm đào tạo và cung ứng lao động Votec, bà Vũ Thị Lan Anh nhìn nhận: “Lao động ở ngành cơ khí và điện công nghiệp (bậc nghề) luôn bị thiếu hụt”. Bà Lan Anh cho hay vào khoảng tháng 6, tháng 7 hằng năm, Trung tâm Votec nhận điện thoại tới tấp từ những đơn vị tuyển dụng về hai ngành trên. Thậm chí, có những doanh nghiệp đề nghị học viên chưa tốt nghiệp qua công ty họ thực tập, sau đó nhận vào làm luôn. Thế nhưng, cung vẫn không đáp ứng nổi cầu. Tại Văn phòng giới thiệu việc làm Thanh niên (thuộc Hội LHTN VN) ở TP.HCM, chúng tôi gặp Ngọc Hạnh, tỉnh Tiền Giang, đang tìm việc thời vụ cuối năm. Hạnh rầu rĩ kể rằng hơn 5 tháng sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin (CNTT) ở một trường ĐH lớn, cô vẫn chưa tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Hạnh cho hay, một số người bạn của cô cũng bị “vỡ mộng” vì lúc đăng ký học không nắm rõ thông tin, cứ tưởng nghề này vẫn còn “thời thượng”. Theo ông Dương Xuân Giao, Giám đốc điều hành Công ty phát triển nguồn nhân lực NetViet, rất nhiều ngành ở VN không có đào tạo chuyên sâu nên rất khan hiếm lao động. Chẳng hạn, ở lĩnh vực quản trị sản xuất, thị trường lao động hiện khó tìm thấy những ứng viên là chuyên viên chuỗi cung ứng (supply chains - tìm nguồn hàng, mua hàng, vận chuyển hàng đến nơi sản xuất, lưu kho nguyên vật liệu và thành phẩm, vận chuyển thành phẩm đến nơi bán). Ngay cả ngành CNTT, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng đội ngũ CNTT ở mức độ trung - cao như kỹ thuật viên hệ thống CISCO, lập trình viên Oracle… Cử nhân “Thầy” học làm . thợ - Sinh viên cử nhân Cao đẳng Kế toán đi bán vé số - Tuổi trẻ 05/11/2011 Tốt nghiệp ĐH, CĐ nhưng không xin được việc làm, nhiều cử nhân đã ngậm ngùi “làm lại từ đầu” bằng con đường học nghề để tìm cho mình một lối khác trong cuộc mưu sinh. Buổi sáng thứ ba cuối tháng 9-2011, Nguyễn Quang Trung đến Trường trung cấp nghề Việt Giao (Q.10, TP.HCM) để học nghiệp vụ nhà hàng khách sạn. Buổi học hôm ấy, chàng cử nhân ĐH chính quy loại khá ngành VN học Trường ĐH An Giang cùng các học viên của lớp thực hành sắp xếp bàn tiệc Á, Âu. Học viên ngành cơ điện tử Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương trong giờ thực hành. Đa số học viên lớp này là sinh viên đã tốt nghiệp ĐH, CĐ - Ảnh: Như Hùng Thực tế cuộc sống đang điều chỉnh việc ai cũng muốn làm thầy, không màng làm thợ nên không phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Nền kinh tế chỉ cần một người thầy, 10 người thợ chứ không phải ngược lại. Nếu như xã hội làm tốt việc định hướng, tổ chức phân tầng khuyến khích học nghề ngay từ đầu sẽ không phí thời gian, tiền bạc của bản thân người học, gia đình, xã hội để học ĐH rồi phải quay lại học nghề”. Học xong rồi học lại Chàng trai quê An Giang này cho biết bạn trúng tuyển Trường ĐH An Giang 2007. Sau bốn năm học, Trung mang hồ sơ lên TP.HCM xin việc với hi vọng sẽ phụ giúp được cha mẹ. Ba tháng trôi qua, 10 bộ hồ sơ mang theo Trung đã “rải” gần hết nhưng đến nay vẫn phải nhận “trợ cấp” từ gia đình. “Quá thiếu thốn, mình nộp hồ sơ xin làm phục vụ ở một khách sạn bình thường nhưng phỏng vấn xong người ta lại lắc đầu - Trung bộc bạch - Họ nói thẳng ở đây không cần người tốt nghiệp ĐH, chỉ cần những người thạo nghề. Họ cũng nói muốn tìm người làm việc lâu dài, những người tốt nghiệp ĐH làm được ít hôm, thấy chỗ tốt hơn là “bay mất” nên phải tuyển lại”. Thực tế phũ phàng đó khiến Trung quyết định “đầu tư” một khóa học nghề với ý nghĩ sẽ dễ xin việc hơn. Trung cho biết một người bạn của mình rơi vào tình cảnh tương tự cũng đang “làm lại” với nghề bếp. Trường hợp khác là bạn Trần Minh Triết, tốt nghiệp ngành điện tử Trường ĐH Hồng Bàng, “rải” hồ sơ xin việc khắp nơi không thấy hồi âm cũng theo học một khóa đào tạo nghề cơ điện tử ngắn hạn tại Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương (TP.HCM). Tương tự, tại Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, thầy Trần Văn Hiếu - giáo viên trung tâm cơ điện tử - cho biết khóa đào tạo ngắn hạn cơ điện tử tại trường có 80% là sinh viên các trường ĐH, CĐ muốn nâng cao tay nghề và những bạn đã tốt nghiệp ĐH, CĐ không xin được việc quay lại học thêm để lấy chứng chỉ. Hệ quả của đổ xô đi học ĐH Những cử nhân mới ra trường theo học nhưng hổng kiến thức nghiêm trọng. “Đi xin việc không nơi nào nhận nên họ chấp nhận học nghề lại - thầy Hiếu nói - Nhiều người đã tốt nghiệp ĐH tâm sự rằng họ không biết gì và sẵn sàng học lại như một công nhân đi học nghề. Có người thẳng thắn thừa nhận nhiều môn học ở ĐH họ không hiểu nhưng cũng được trường cho qua, đến khi làm luận văn tốt nghiệp thì . thuê người khác làm”. Trong khi đó, tiến sĩ Đặng Thanh Vũ (Trường trung cấp nghề Việt Giao) cho rằng hiện nhà tuyển dụng chỉ ưu tiên tuyển những người thợ có thể làm việc ngay, chứ không chọn người tốt nghiệp ĐH, CĐ. Tiến sĩ Phạm Thị Ly - Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ĐH Quốc gia TP.HCM - cho rằng việc cử nhân phải vào trường nghề học lại xuất phát từ hai nguyên nhân: đào tạo ĐH không có chất lượng và quy hoạch tổng thể chưa tốt dẫn đến lượng cử nhân quá nhiều. Ngoài ra, theo tiến sĩ Ly, cử nhân buộc phải quay trở lại trường nghề là hệ quả của việc đổ xô đi học ĐH, mà học lại không có chất lượng. Nhận định về vấn đề trên, GS.TSKH Lâm Quang Thiệp (nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) cho rằng đó là “lỗi do ngành giáo dục và ở cả những người không có năng lực lắm cũng cố lấy cho được bằng ĐH, CĐ”. GS Thiệp nói: “Yếu kém của nhiều trường ĐH là chương trình đào tạo chưa rõ ràng về sinh viên ra trường làm gì, không thiết kế chuẩn đầu ra như chương trình, môn học như thế nào, dạy ra sao, bao nhiêu phần lý thuyết, bao nhiêu phần thực hành . nên người học cứ loay hoay khi ra trường”. “Thừa thầy không ra thầy” Tiến sĩ Phạm Thị Ly cho rằng việc quy hoạch tổng thể nguồn nhân lực không tốt dẫn đến vấn đề tồn tại trong xã hội là thừa thầy thiếu thợ. “Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý ở đây là thừa thầy thiếu thợ nhưng thầy lại không ra thầy. Đến khi thầy không tìm được việc làm buộc phải quay trở lại các trường nghề - học ở bậc thấp hơn - để làm thợ. Cử nhân Bùi Văn Phai (phải) bán vé số tại khu vực cây xăng Bình Thọ (Q.Thủ Đức) trưa 2-11 Đi bán vé số Tốt nghiệp ngành kế toán loại trung bình khá một trường CĐ (hiện đã lên ĐH) tại TP.HCM nhưng hiện Bùi Văn Phai phải . đi bán vé số để mưu sinh. Ba tháng nay, mỗi ngày “địa bàn” hoạt động của chàng cử nhân cao đẳng này là ở các quán cà phê, quán ăn tại khu vực đường Thống Nhất, cây xăng Bình Thọ (Q.Thủ Đức), đường Lê Văn Việt, ngã tư Bình Thái (Q.9, TP.HCM). “Mỗi ngày mình bán được 100 vé, lời được 114.000 đồng, cũng tạm chi tiêu để chờ xin việc tiếp. Hôm nào bán không hết, trả lại không kịp cho đại lý, phải “ôm” vé là coi như làm không công” - Phai kể. Nhận bằng tốt nghiệp đầu tháng 11-2010, chàng cử nhân quê Lâm Đồng cho biết đã nộp khoảng 30 hồ sơ xin việc nhưng chưa nơi nào nhận. HƠN 12 THÁNG SAU KHI RA TRƯỜNG VẪN KHÔNG CÓ VIỆC LÀM – PHẢI ĂN BÁM CHA MẸ HAY CHẾT ĐÓI … ? Sinh viên ít cọ xát thực tế Việc cử nhân phải đi học lại trường nghề cho thấy xã hội, doanh nghiệp đang tiến đến xu thế tuyển người không dựa vào bằng cấp mà căn cứ vào thực lực của ứng viên. Trước đây có thể tuyển người dựa vào bằng cấp nhưng bây giờ doanh nghiệp coi trọng khả năng về nghề hơn. Hiện tượng này sẽ khiến các trường ĐH nhìn lại cách đào tạo của mình nếu không muốn xã hội đào thải. Một điều dễ nhận thấy hiện nay là sinh viên các trường ĐH rất ít cọ xát với thực tế. Lâu nay nhiều người cho rằng những ngành học đòi hỏi sinh viên thực hành nhiều là liên quan đến kỹ thuật, công nghệ . nhiều trường dạy “chay” . để tiết kiệm chi phí nên sinh viên thiếu kỹ năng thực tế. Bên cạnh đó, những kỹ năng cần thiết trong môi trường làm việc như kỹ năng giao tiếp, quản lý công việc, thuyết trình, làm việc nhóm .sinh viên phải “tự bơi” nên nhiều em chưa tự tin. Khi ra trường, sinh viên vừa làm quen công việc vừa tích lũy kỹ năng, trong khi doanh nghiệp cần người làm việc ngay. Điều này khiến nhiều SV mới ra trường khó xin được việc. Chưa thấy học là sự đầu tư Sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH nhận thấy nhà tuyển dụng đòi hỏi các kỹ năng, thực hành thì sẽ phải tìm những nơi học thêm để đáp ứng yêu cầu đó. Nếu không học thêm, họ không được tuyển dụng. Ngoài ra, học sinh chưa thấy học là sự đầu tư nên học cái gì cũng được, miễn là ĐH. Bên cạnh đó, xét về tâm lý xã hội, phụ huynh muốn con đi học ĐH là xong một nghĩa vụ. Cha mẹ mà để con học nghề thì thấy “thiếu thiếu” gì đó. Nếu lo được một bằng ĐH để con “lận lưng” thì yên tâm hơn, chứ không quan tâm con mình tốt nghiệp trường đó ra rồi có đi làm việc đó hay không, thu nhập như thế nào. * Bà Lê Thị Thùy Dung (giám đốc nhân sự khách sạn Duxton Saigon): Nhiều trường ĐH đào tạo kém chất lượng - Theo tôi, đây là hệ quả của việc các trường ĐH đang chạy theo số lượng mà không chú trọng chất lượng đào tạo và thiếu hướng nghiệp cho sinh viên. Ngay cả những sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành nhưng kiến thức chuyên môn vẫn rất lỗ chỗ. Đối với các khách sạn quốc tế, điều kiện đầu tiên để vào làm việc là tiếng Anh, trong khi năng lực tiếng Anh của nhiều sinh viên rất kém. Tôi từng phỏng vấn một cử nhân Anh văn nhưng người này không giao tiếp được bằng tiếng Anh. Trong quá trình tuyển dụng chúng tôi tiếp nhận nhiều hồ sơ những người tốt nghiệp ĐH ngành công nghệ thông tin, nông lâm, công nghệ . xin vào làm việc bộ phận tiếp tân, phục vụ. Có người tốt nghiệp ngành bác sĩ thú y xin làm bảo vệ. Hiện tại khách sạn chúng tôi có những người tốt nghiệp ĐH chấp nhận làm vị trí nhân viên hành lý với mức lương tương đương người tốt nghiệp trung cấp. NHỮNG NGƯỜI TRẺ LƯỜI BIẾNG & SUY NGHĨ TẦM THƯỜNG SẼ TỰ GIẾT MÌNH TRONG TƯƠNG LAI NGHÈO ĐÓI KHÓ KHĂN Tìm việc theo từng vòng xe SGTT.VN - Huỳnh Ngọc Thành, 22 tuổi, tân cử nhân đại học Tài chính marketing TP.HCM đã đạp xe suốt một ngày trời trên các đường phố Sài Gòn để “tự tiếp thị” mình, mong tìm được một công việc trong tình hình ngành chứng khoán đang rất khó khăn. Trong lúc 105 công ty chứng khoán đang phải giải bài toán làm sao tồn tại, thì cơ hội có việc làm cho người mới tốt nghiệp trong ngành có vẻ hẹp hơn. Ảnh: Vĩnh Nguyên “Tôi cần một công việc. Tôi có bằng đại học ngành tài chính ngân hàng, có các chứng chỉ UBCKNN (uỷ ban Chứng khoán Nhà nước); biết lập trình MATLAB, C++, VBA for EXCEL. Liên hệ: .” Bằng chính nét chữ của người tự giới thiệu, những nội dung trên được ghi vào hai tấm giấy carton gắn vào mặt trước ghi đông và mặt yên sau xe đạp để người đi đường có thể đọc được. “Tôi ra trường vào tháng 7.2011. Từ đó đến nay đã nộp hồ sơ vào nhiều công ty nhưng vẫn chưa được gọi. Có công ty đăng quảng cáo trên mạng nhưng đến nơi lại gặp môi giới đa cấp, phải đóng 100.000 đồng nhưng vẫn không có việc. Có nơi gọi phỏng vấn nhưng chưa thấy trả lời. Không thể nằm chờ mãi, tôi đã chọn hình thức tự tiếp thị cá nhân thế này để mong có nhà tuyển dụng nào đó tình cờ để mắt đến”, Thành quệt mồ hôi trán, nói. Suốt bốn năm học ngành tài chính ngân hàng, chàng sinh viên quê Cam Ranh có khuôn mặt sáng sủa này tự hào vì gia tài cuối cùng là một tủ sách chuyên ngành mà anh mày mò nghiên cứu photo được từ các thư viện. “Kiếm được bao nhiêu tiền từ nghề gia sư, tôi dành đổ xăng để lặn vào các kho sách thư viện đại học Khoa học tự nhiên, đại học Bách khoa, đại học Sư phạm kỹ thuật và nhóm thư viện làng đại học ở Thủ Đức để nghiên cứu. Tôi học thêm các phần mềm lập trình, kiểm toán, phân tích dữ liệu, báo cáo để làm chủ kiến thức chuyên môn trong chương trình học”, chàng cử nhân trẻ say sưa nói về các đầu sách kinh tế lượng, các phương pháp chuyên môn thống kê, hồi quy và đa trị dùng cho việc phân tích các chỉ số, báo cáo tài chính ngân hàng. Những kiến thức về kỹ thuật, công cụ, hoặc chứng chỉ của uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, hầu hết là do Thành tự tìm hiểu, học thêm vì say mê ngành học. Thành không ngại ngần bày tỏ ước mơ một thời là mong có dịp sang Mỹ để có điều kiện nghiên cứu sâu thêm về chuyên ngành tài chính ngân hàng. ƯỚC MƠ VĨ ĐẠI CỦA 1 CHÚ CHIM SẺ - HÀNH ĐỘNG THỰC TẾ LUÔN KHÓ KHĂN SO VỚI ẢO TƯỞNG Nhưng bài toán đơn giản nhất là kiếm được một việc làm để “tồn tại trong lúc hết tiền trả tiền trọ và chi tiêu hàng ngày”, thì chàng tân cử nhân tài chính ngân hàng này lại chưa giải được. “Nói thật, tôi cũng hết cách mới chọn đến hình thức “tiếp thị bản thân” theo kiểu này. Ban đầu, tôi cũng hơi e ngại, mặc cảm lắm. Chiến thắng được sự mặc cảm đó để bắt tay làm quả thật rất khó khăn”. Thành cũng cho biết thêm, anh đã suy nghĩ nhiều khi chọn lựa đi bằng xe đạp hay xe máy: “Xe máy vừa khó làm chủ tốc độ, vừa tốn xăng. Tôi chọn đi xe đạp sẽ gây sự chú ý cho mọi người, vì tốc độ vừa phải, người ta có thể đọc thấy kỹ thông tin, số điện thoại để nếu cần thì liên lạc”. Trong giỏ xe của Huỳnh Ngọc Thành, còn có một tập hồ sơ, là bản photo văn bằng, chứng chỉ cần thiết để nếu có người quan tâm, sẽ cung cấp tận tay. “Nếu tôi không có khả năng thì chắc chắn cũng không dám chọn hình thức “tự giới thiệu” thế này đâu. Thật tình tự tin vào khả năng có thể đáp ứng tốt nhất về lao động ở chuyên ngành mình được đào tạo”, Thành khẳng định. Hiện tại Thành đang thuê phòng trọ ở chung với cậu em trai làm ngành bất động sản, cũng đang gặp khó khăn. Người mẹ già 70 tuổi ở quê nhà thì không còn khả năng để lao động, nên: “Ra trường, bằng mọi cách, tôi chỉ mong sớm có việc để tự lo và giúp người thân. Nếu lúc này có ai kêu tôi làm một nghề gì khác chuyên môn nhưng vẫn trang trải được chi tiêu, thì tôi vẫn sẵn sàng làm”, Thành nói. Những vòng xe đạp của cậu tân cử nhân ngành tài chính ngân hàng lại lăn bánh chậm chạp. Trên đường phố đông, nhiều người tò mò về hình thức tiếp thị độc đáo này. Một buổi sáng trôi qua, chưa có cuộc điện thoại bất ngờ nào. Tín hiệu hy vọng hãy còn nằm đâu đó phía trước những dòng người xe vội vàng. Sinh viên đại học ra trường: Khó như tìm việc Rời giảng đường ĐH, nhiều sinh viên đã phải đối diện với muôn vàn gian khó khi đi xin việc. Thiếu kinh nghiệm, chuyên môn… những tân cử nhân, kỹ sư đã bị các nhà tuyển dụng từ chối. Khó xin làm đúng nghề, nhiều người đã buộc phải lựa chọn làm trái nghề hoặc thất nghiệp. Sau tốt nghiệp là thất nghiệp Nguyễn Huy Hoàng tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội đã phải làm việc trái nghề sau khi ra trường. Tốt nghiệp chuyên ngành Tin học – Điện tử viễn thông (ĐH Bách khoa Hà Nội), hơn 1 năm qua, Nguyễn Huy Hoàng (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) rất vất vả khi đi xin việc. Đặc biệt, tìm một công việc đúng chuyên ngành đã học lại càng khó khăn đối với Hoàng. Kể từ lúc ra trường, Hoàng đã “gõ cửa” khắp nơi ở Hà Nội nhưng mọi nỗ lực đều trở nên vô vọng, mỗi lần nộp hồ sơ là mỗi lần Hoàng bị các nhà tuyển dụng “chê” vì thiếu kinh nghiệm, kiến thức không đủ… Bất đắc dĩ, Hoàng phải “liều” với các công việc trái ngành, chấp nhận vừa làm, vừa học hỏi thêm ở ngành mới. Hoàng tâm sự: “Lúc mới ra trường, để theo nghề tin học, một số bạn lớp em đã phải học thêm ở trường nghề Aptech, hoặc đạt vài chứng chỉ mới đủ kiến thức đi làm. Nhưng cũng chỉ làm nhân viên bán hàng, tư vấn khách hàng trong các công ty bán máy tính. Còn em, phải xin làm nhân viên kinh doanh cho một công ty in phun bạt. Công việc trong lĩnh vực mới, nên mọi thứ với em đều bỡ ngỡ, vất vả… đã thế giám đốc lại tìm đủ mọi cách để trừ lương, cắt thưởng. Tháng nào doanh thu cũng trên 40 triệu đồng, nhưng thu nhập chỉ khoảng 2,6 triệu đồng. Cực quá, em xin sang công ty tổ chức sự kiện. Thời gian đầu công việc cũng không khác gì so với lao động phổ thông, thậm chí còn vất vả hơn vì hay phải đi làm đêm. Đi làm qua mấy công ty mà vẫn ít khi được sử dụng kiến thức đã học”. Đặng Thanh Duy (Quảng Ninh), tốt nghiệp ngành cơ điện ĐH Dân lập Phương Đông hơn 2 tháng nay cũng đang trong tình trạng “mòn mỏi” vì công việc. Duy muốn ở lại Hà Nội với ý nghĩ cơ hội của ngành học sẽ nhiều hơn, nhưng mọi thứ đều không như mong muốn. Duy cho biết: “Em đi phỏng vấn ở nhiều công ty, cửa hàng rồi nhưng ngành cơ điện của em cũng không có nhiều nhu cầu. Những nơi em nộp hồ sơ họ đều yêu cầu phải có kinh nghiệm, kỹ năng tốt… Ngay cả nơi không yêu cầu kinh nghiệm, nhưng lúc thử việc mới thấy chẳng khác nào đi làm lao động phổ thông. Công việc khó xin, lương thấp không đủ tiền ăn, xăng xe và thuê trọ, nên em quyết định về quê xin việc. Em vừa nộp đơn cho một cơ quan nhà nước ở dưới quê, nhưng họ nói phải qua Tết mới giải quyết”. Hoàng và Duy chỉ là hai trong số rất nhiều những tân cử nhân, kỹ sư ĐH đã và đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin việc, dù chấp nhận làm trái nghề nhưng vẫn lửng lơ nỗi lo thất nghiệp. Không ít sinh viên sau khi tốt nghiệp đã phải chấp nhận làm trái nghề, thậm chí chạy cả xe ôm, bán hàng thuê… Tiếp câu chuyện “buôn than” “Số tao nó khổ”, “Tao kém cỏi”,… đó là câu nói cửa miệng của mỗi cử nhân, kỹ sư thất nghiệp trên bàn nhậu, những góc tối trà đá mà các “tân cựu sinh viên” thường trút bầu với nhau. H, sau khi tốt nghiệp loại “trâu bò kéo” (trung bình khá) ĐH GTVT đã lặn lội tìm việc ở khắp mọi nơi, nộp hồ sơ vào các doanh nghiệp tư nhân với mức lương hấp dẫn nhưng đều “out” khỏi vòng phỏng vấn vì nhà tuyển dụng chỉ phỏng vấn bằng tiếng Anh mà khoản này cậu hoàn toàn mù tịt. Được đôi ba lần, H bắt đầu nản, cậu lại tiếp tục các cuộc nhậu nhẹt, trà đá thâu đêm để có thể buôn than với bọn bạn - những người cùng cảnh ngộ. Rồi M, trước học trong trường cậu cũng chỉ học và tối về mải miết tụ tập đám bạn. “Tung tăng” cầm chiếc bằng Kỹ sư loại khá đi xin việc, M mới tá hỏa ra rằng công việc nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm trong khi phần này ở CV xin việc cậu bỏ trống. Giải pháp “chống cháy” – Phao cứu sinh “học Liên thông ĐẠI HỌC hoặc Cao học để tránh nhục nhã với Cha mẹ và xin tiền ăn bám thêm vài năm” Khi “than” đã lên nhiệt thì buộc lòng các cựu sinh viên phải tìm cách “chống cháy”. H sau khi vật vã không xin được việc ở những nơi mong muốn đã quyết định nộp hồ sơ vào những nơi mà trước kia cậu từng tuyên bố: “Có cho tiền tao cũng chẳng thèm”. Đó là những nơi mức thu nhập không đủ sống, lương trả theo hệ số nhà nước mà một tân kỹ sư chỉ có hệ số 2,34. M không thể tìm được một công việc như mong muốn, cậu quyết định ở nhà ôn thi cao học. Giờ đến gặp bạn bè M cũng tránh vì câu hỏi thường gặp của đám bạn bây giờ là: “Mày làm ở đâu rồi?”, “Lương lậu cao không?”… M bức xúc: “Biết thế ngày xưa mình cứ xin đi làm tạm cái gì đấy, có lần thầy giáo tổ chức một nhóm làm nghiên cứu khoa học và tham gia cộng tác với công ty của thầy, mình là đứa học cũng kha khá, thầy gọi đầu tiên. Thế mà mình cứ tặc lưỡi: Sinh viên chỉ cần học và chơi thôi, làm sớm mất vui”. Học cao học lúc này trở thành một thứ giải pháp chống cháy đỡ “mang tiếng” nhất. Làn sóng tự tử của sinh viên thất nghiệp Trung Quốc Chìm trong sự chán nản vì không tìm được việc làm và cảm thấy tội lỗi vì đã phung phí bao nhiêu tiền của bố mẹ hy sinh cho cô được học hành, Liu Wei chọn cách kết thúc tất cả bằng cách nhảy xuống dòng nước sâu lạnh giá. Tháng 7 được xem là điểm mốc quan trọng đánh dấu cánh cửa bước vào đời của Liu Wei. Cùng hơn 6 triệu sinh viên khác trên đất Trung Quốc, đáng lẽ ra cô sẽ tốt nghiệp đại học vào tháng này. Với Liu Wei, con gái của một nông dân nghèo, bằng đại học là tấm vé duy nhất giúp cô thoát khỏi cuộc sống trên cánh đồng hay lăn lộn trong một nhà máy nào đó tại miền nam Trung Quốc. Liu Wei, sinh viên đã tự kết thúc cuộc đời mình do bị khủng hoảng tâm lý vì áp lực việc làm. Anhr: BBC "Liu Wei đã hết sức lo lắng khi không tìm được việc làm. Con gái chúng tôi sợ rằng sẽ không kiếm ra tiền để trả ơn bố mẹ nó đã nuôi ăn học", Liu Shangyun, người cha hiện đã suy kiệt của Liu Wei nói. Đôi mắt ông đầy nỗi tê tái khi nhắc lại thời khắc ông gặp con gái lần cuối. "Lúc đưa nó về trường, nó vẫn bình thường và còn nói rằng bố yên tâm, con ổn cả". Tuy nhiên, lần tiếp Liu Shangyun được gặp cô là khi cảnh sát gọi ông đến nhận diện xác con. Lựa chọn của Liu Wei tiêu cực, nhưng không hiếm trong thời buổi hiện nay. Hồi tháng 4, báo cáo từ Ủy ban Giáo dục Thượng Hải cho thấy tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong tầng lớp sinh viên. Theo số liệu do Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra tuần trước, cứ 3 sinh viên mới tốt nghiệp năm nay thì có một người không tìm được việc làm. Tất cả sinh viên cho biết họ có chung tâm trạng lo lắng như Liu Wei đà từng trải qua. "Tôi sợ cảnh thất nghiệp", Chen Meijun, người vừa tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế và Kinh doanh Bắc Kinh nói. "Có rất nhiều áp lực vì gia đình tôi cũng lo lắng. Dù họ có an ủi bao nhiêu thì tôi cũng cảm thấy căng thẳng. Tất cả những sinh viên vừa mới ra trường đều hy vọng sẽ tìm được việc làm sau 4 năm dùi mài kinh sử". Với 6 triệu sinh viên tốt nghệp năm nay và 1,5 triệu người ra trường từ năm ngoái vẫn chưa có việc làm, có vẻ như sẽ không có đủ chỗ cho tất cả ngay lập tức. Tình hình càng trở nên u ám hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tại một đất nước khoảng cách giàu nghèo ngày càng rõ rệt, bằng đại học được xem là yếu tố tiên quyết cho một tương lai tươi sáng. Với con cái của hơn 700 triệu nông dân Trung Quốc như Liu Wei, đó là con đường duy nhất đưa họ thoát kiếp nghèo, đến với công việc được trả lương ổn định. Cô bắt đầu đi tìm việc từ cuối năm học thứ hai. Như những sinh viên khác, Liu Wei tham gia hội chợ việc làm, thường tập trung từ tháng 2 đến tháng 6. Tuy nhiên, tại đây, lượng người đi xin còn nhiều gấp 10 lần số chỗ trống. Đến tháng 6/2008, Liu Wei vẫn chưa tìm được việc. Cô bắt đầu cảm thấy áp lực. Đến tháng 10 năm ngoái, bạn bè quá lo lắng cho Liu Wei và quyết định thông báo với bố cô. Khi ông tức tốc từ quê ra thăm con gái, cô đã quá hốc hác và tiều tụy khiến ông không thể nhận ra. "Lúc đó con tôi chỉ còn da bọc xương. Chắc nó đã phải ăn uống hết sức kham khổ. Chỉ đến lúc đó tôi mới biết nó đang thất vọng như thế nào", bố Liu Wei nói. Sau chuyến về thăm nhà vài ngày, Liu Wei có vẻ đã khá hơn. Khi ông Liu Shangyun đưa con quay lại trường, Liu Wei nói với bố: "Bố yên tâm. Con ổn cả". Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, Liu Wei biến mất. Đến ngày 23/1 đầu năm, trước Tết âm lịch, cô nhảy xuống dòng nước gần bến xe buýt tự kết thúc cuộc đời mình. Còn không, tự học ngày nay? Trong thời đại của công nghệ thông tin, chưa bao giờ điều kiện tự học phong phú như hôm nay. Thế nhưng, ý nghĩa của sự tự học lại ngày càng bị xem nhẹ. Con người ngày nay thích trang sức bằng những chứng chỉ danh tiếng, chứ không còn nhu cầu tự thân trang bị một nền tảng văn hoá, trí tuệ vững chắc? Trong bài viết dưới đây, tác giả đưa ra một hiện tượng đáng lo, nhưng chưa lý giải hết nguyên do của hiện tượng này. Mời bạn đọc tham gia tìm căn nguyên của chứng bệnh đang cản trở sự hình thành một xã hội học tập như mong ước. SGTT.VN - Có người nói sự học ngày nay thay đổi rồi, đến đi học chính quy có thầy, có kỷ luật trường lớp hẳn hoi, mất tiền học phí mà có ai muốn học đâu, nói gì đến tự học, nghe xa vời quá! Có thể học cả đời, nếu biết lấy sách làm thầy. Ảnh: Hồng Thái Người thiết thực hơn thì bảo: có, có tự học đấy, nhưng chỉ là chuyện của mấy nhà trí thức, dân chuyên môn sâu. Còn lại thì tuổi trẻ muốn học lấy một nghề nào nhanh kiếm tiền là được. NHỮNG KẺ NGU DỐT TẦM THƯỜNG Đấy, nhiều ngôi trường lớn không có lấy một em nộp đơn thi vào khối C, là vì lý do gì? Nhiều ý kiến phân tích, nào là mở trường ồ ạt, chất lượng giảng dạy này nọ . mà chưa chỉ ra nguyên nhân muốn giỏi khoa học xã hội phải [...]... truyền thông, nhiều thanh niên bây giờ thích làm PR hơn là thành nhà báo Làm PR hay làm báo muốn giỏi đều phải bỏ công phấn đấu, chuyện này không cần tranh cãi, nhưng rõ ràng trở thành người làm PR trung bình thì nhanh hơn là thành một nhà báo có khả năng hành nghề Tất nhiên còn các yếu tố hấp dẫn khác của từng nghề Có xu hướng tâm lý và lối sống: thích làm người bình thường, sống hạnh phúc, hơn là... bài Và học sinh, sinh viên của chúng ta còn yếu trong khả năng tự học là bởi chúng không được khuyến khích tự học, không được dạy cách tự học Không được khuyến khích tự học vì chúng phải học trên lớp quá nhiều (có những trường dạy nguyên ngày, rồi còn học thêm ở trung tâm, học với giáo viên ở nhà) Không được khuyến khích tự học vì làm toán theo mẫu, làm văn theo mẫu nên tự học sẽ không được đi m cao... HƠN, ĐỘC LẬP KỶ Lương Nhân viên mãi mãi không mua được nhà!? Trong 24,5 đến 26,6 năm – so với các nước châu Á khác là: 4 - 6 năm Với đi u kiện là không XÀI, nếu dùng ¼ thì mất 100 năm (Báo Thanh niên) Chỉ số giá nhà/thu nhập của người dân Việt Nam ở mức từ 24,5 đến 26,6, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới là nguyên nhân chính khiến hầu hết những viên chức làm công ăn lương hầu như... Nó làm cho tư duy tôi luôn mới và kích thích sáng tạo Trong nghề nghiệp kiến trúc của mình, ngoài việc sáng tạo thẩm mỹ, đi m mấu chốt là phải tư duy được các giải pháp cho công trình Để đưa ra được những giải pháp phù hợp, tôi nghĩ mình cần có nhiều vốn sống Và như vậy tôi cần phải va chạm nhiều với những giới hạn khác nhau Tôi cần phải quan sát nhiều Những đi u đó không ai có thể chỉ bảo hoặc làm. .. Trong quá trình làm việc, tôi tiếp xúc rất nhiều với các sinh viên và các kiến trúc sư trẻ mới ra trường Tôi nhận thấy họ có nhiều đi u kiện thuận lợi hơn trong việc học hành so với thời của mình Phương pháp giảng dạy trong trường cũng có những biến chuyển tích cực Tuy nhiên vẫn còn đó những nhược đi m: sự thụ động, phương pháp suy nghĩ và tiếp cận vấn đề, thiếu khả năng tương tác trong công việc và đặc... phải chăm chỉ như vậy mới nhớ kiến thức được lâu, biết được nhiều Năm đó môn lý không phải sở trường mà tôi được 9,5 đi m Vào đại học thì cách học và thời gian rất khác biệt Nhiều thầy cô hay nhắc nhở là chỉ gợi ý, sinh viên phải tích luỹ kiến thức, đào sâu môn học Đặc biệt là sinh viên làm quen với cách học theo nhóm để thuyết trình báo cáo Nhờ thời gian tự mày mò thời phổ thông nên lên đại học tôi... có ý chí nỗ lực và có kỹ năng vượt qua những khó khăn, thất bại là cha mẹ đã trang bị tốt cho con hành trang sống để trẻ vững bước tự đi trên đôi chân chính mình Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Thị Mỹ Linh Học như là chơi hết mình – ĐẲNG CẤP SGTT.VN - Tôi sinh ra hai năm sau ngày thống nhất và học tại TP.HCM đến khi tốt nghiệp đại học Kiến trúc Sau đó, với một chút may mắn, tôi tiếp tục chương trình thạc... LÝ QUAN TRỌNG ĐỂ GIÀU CÓ, KẺ NGHÈO HÈN LUÔN SỢ HÃI ĐI U NÀY Cuối cùng, về sự học theo nghĩa rộng, chúng ta muốn học được ở đời thì trước hết phải thực sự cầu thị, thực sự muốn học và phải hiểu rằng ở đời có vô vàn thứ cần học Tại ai mà kém trong tự học? Khi còn làm việc tại công ty FPT Software, tôi hết sức ấn tượng về khả năng tự học của một nhân viên phiên dịch người Nhật, cô Yuko Fujita Khi chúng... không có đi u kiện đi học thêm để nghe cô thầy giảng lại lần nữa Tôi sắp xếp tính toán thời gian học, rảnh thì phụ gia đình Anh hai lại học xa nên tôi phải tự “cày” Cũng nhờ vậy mà tôi học được tính tự giác, cái gì không hiểu là nhờ bạn bè chỉ, thiếu sách vở thì mượn bạn học ké Đợt ôn thi lúc đó chỉ dồn vào ba môn toán, lý, hoá, mượn được bộ đề nào mới thì tôi rất vui Mấy bộ đề cũ tôi làm đi làm lại... phỏng vấn thì Yuko biết tiếng Anh khá ít và cũng không hiểu nhiều về công nghệ thông tin Vậy mà sau chừng bốn tháng làm việc, Yuko viết email bằng tiếng Anh rất tốt, hơn nhiều bạn Việt Nam đã có bằng cấp tiếng Anh đàng hoàng Tôi suy nghĩ khá nhiều về vấn đề này và thử đưa ra vài nguyên nhân: họ học nhanh vì có động cơ rõ ràng, có kỷ luật tốt, ham học hỏi và biết cách tự học Chúng ta kém trong tự học trước . cử nhân tốt nghiệp loại giỏi nhưng phải đi làm công nhân vì không kiếm được việc làm - Ảnh: Nguyễn Oanh Tốt nghiệp ngành đi n - đi n tử tại Trường ĐH. Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ĐH KHXHNV Đi làm công nhân! Báo Thanh Niên ngày 03/01/2012 Trái với