Bài giảng tâm thần học: Rối loạn cơ thể hoá

4 771 4
Bài giảng tâm thần học: Rối loạn cơ thể hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

* F45.0 rối loạn cơ thể hoá: Bao gồm các triệu chứng cơ thể phong phú, thường xuyên tái diễn và luôn luôn thay đổi. Người bệnh đã nhiều năm được thăm khám qua nhiều thầy thuốc và cơ sở y tế. Các triệu chứng của bệnh cơ thể quy vào một bộ phận nào đó hay một hệ thống nào đó của cơ thể như các rối loạn đường tiêu hoá: đau ợ, nôn, buồn nôn Các rối loạn ở da như: ngứa, rát bỏng, tê cứng, đau đớn, tê bì, râm ran kèm theo phàn nàn về hoạt động tình dục kém hoặc rối loạn kinh nguyệt. Thường có trầm cảm và lo âu rõ rệt. Các triệu chứng tiến triển kéo dài và dao động, thường kết hợp với một số rối loạn hành vi. Hay gặp ở nữ giới. Bao gồm: - Hội chứng phàn nàn nhiều loại. - Rối loạn tâm thể nhi?u loại. Tiêu chuẩn chẩn đoán: F45.0: 1, Ít nhất 2 năm có các triệu chứng cơ thể nhiều và thay đổi mà không có bằng chứng thực tổn. 2, Dai dẳng từ chối sự thuyết phục của thầy thuốc. 3, Triệu chứng cơ thể gây ra rối loạn hành vi cũng như hoạt động gia đình và xã hội. Chẩn đoán phân biệt: 1, Các rối loạn cơ thể: phân biệt với khả năng phát triển thành bệnh cơ thể thật sự nếu rối loạn cơ thể hoá kéo dài. 2, Rối loạn lo âu, trầm cảm: Dựa vào tuổi khởi phát, thường các triệu chứng cơ thể xuất hiện sau tuổi 40 là biểu hiện sớm của trầm cảm nguyên phát. 3, Rối loạn nghi bệnh: Rối loạn nghi bệnh Rối loạn cơ thể hoá - BN chú ý nhiều hơn vào quá trình bệnh nghiêm trọng. - BN có khuynh hướng đòi hỏi xác định bệnh. - BN sợ thuốc và tìm cách trấn an bằng cách thường xuyên đi khám tại các thầy thuốc khác nhau. - BN chú ý nhiều đến triệu chứng và hậu quả của các triệu chứng đối với BN. - BN đòi hỏi được điều trị để chấm dứt triệu chứng. - BN thường sử dụng thuốc quá mức, không nghe lời thầy thuốc. 4, Các rối loạn hoang tưởng: (tâm thần phân liệt với các hoang tưởng về bệnh cơ thể, các rối loạn trầm cảm với hoang tưởng nghi bệnh). - BN tin vào những điều không có cơ sở thực tế. - Các triệu chứng cơ thể ít cố định hơn. F45.0 R ố i lo ạ n c ơ th ể hóa gửi bởi Dung Huynh » Thứ 5 Tháng 1 12, 2012 5:25 pm F45.0 Rối loạn cơ thể hóa Các nét chính là các triệu chứng cơ thể nhiều loại, tái diễn, luôn thay đổi, chúng thường có nhiêu năm trước khi bệnh nhân đến thầy thuốc tâm thần. Hầu hết bệnh nhân có một lịch sử tiếp xúc lâu dài và phức tạp ở cả dịch vụ y tế ban đầu và chuyên khoa, ở đó nhiều nghiên cứu âm tính hoặc những phẫu thuật không có kết quả đã được tiến hành. Các triệu chứng có thể quy vào một bộ phận hay một hệ thống nào đó của cơ thể, nhưng các cảm giác ở dạ dày ruột (đau, ói, ợ, nôn, buồn nôn, v.v ) và cảm giác da khác thưòng (ngứa, cháy bỏng, ngứa ran, tê cóng, đau đớn, v.v ) và cảm giác dây bẩn là trong số những triệu chứng phổ biến nhất. Các phàn nàn về tình dục và kinh nguyệt cũng phổ biến. Trầm cảm và lo âu rõ rệt thường có và có thể biện minh cho sự điều trị đặc hiệu. Tiến triển cùa rối loạn là mạn tính và giao động, và thường kết hợp với sự gián đoạn lâu dài các hành vi xã hội, tác phong giữa người và người, và tác phong gia đình. Rối loạn phổ biến ở nữ nhiêu hơn nam, và thường bắt đầu ở tuổi thành niên sớm. Nghiện hoặc lạm dụng thuốc (thường là thuốc an dịu và giảm đau) thường do quá trình dùng thuốc nhiều lần. Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán: Một chẩn đoán quyết định đòi hòi có tất cả các tiêu chuẩn sau: (a) ít nhất hai năm có các triệu chứng cơ thể nhiều và thay đổi mà không tìm thấy một giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể; (b) Dai dẳng từ chối chấp nhận lời khuyên hoặc lời trấn an của nhiều bác sĩ rằng không cắt nghĩa được các triệu chứng về mặt cơ thể; (c) Một số mức độ tật chứng của hoạt động xã hội và gia đình có thể quy vào bản chất của các triệu chứng và hành vi đã gây ra. Bao gồm : hội chứng phàn nàn nhiều loại rối loạn tâm thể nhiều loại. Chẩn đoán phân biệt. Trong chẩn đoán, phân biệt với các rối loạn sau là cần thiết. Các rối loạn cơ thể. Những bệnh nhân có rối loạn cơ thể hóa kéo dài đều có khả năng phát triển thành rối loạn cơ thể độc lập như bất kỳ người nào cùng lứa tuổi, và cần phải chú ý nghiên cứu và thăm khám thêm nếu có sự thay đổi về cường độ và tính ổn định của những phàn nàn cơ thể gợi ý bệnh cơ thể có thể có. Các rối loạn lo âu và cảm xúc (trầm cảm) Các rối loạn cơ thể hóa thường kèm theo lo âu và trầm cảm với mức độ khác nhau, nhưng không cần thiết xác định một cách riêng biệt trừ khi chúng đủ rõ rệt và dai dẳng để chứng minh cho quyền có một chẩn đoán riêng. Khởi đầu của các triệu chứng cơ thể nhiều loại sau tuổi 40 có thể là một biểu hiện sớm của rối loạn trầm cảm nguyên phát. Rối loạn nghi bệnh. Trong các rối loạn cơ thể hóa, các triệu chứng và hậu quả của nó đối với cá nhân, được nhấn mạnh trong khi ở hội chứng nghi bệnh, thì chú ý hướng nhiều hơn vào quá trình bệnh nghiêm trọng và tiến triển nằm bên dưới và hậu quả gây rối loạn chức năng hoạt động của chúng. Trong rối loạn nghi bệnh, bệnh nhân có khuynh hướng đòi hỏi được nghiên cứu để định rõ hoặc khẳng định bản chất của bệnh nằm bên dưới, trong khi bệnh nhân với rối loạn cơ thể hóa đòi hỏi được điều trị để chấm dứt các triệu chứng. Trong rối loạn cơ thể hóa thường sử dụng thuốc quá mức, đồng thời không nghe lời thầy thuốc trong một thời gian dài, trong khi bệnh nhân có rối loạn nghi bệnh sợ các thuốc và hiệu quả phụ của chúng và tìm kiếm sự trấn an bằng cách thường xuyên đến khám tại các thầy thuốc khác nhau. Các rối loạn hoang tưởng (như bệnh tâm thần phân liệt với các hoang tưởng về cơ thể và các rối loạn trầm cảm với các hoang tưỏng nghi bệnh). Tính chất lạ kỳ của những điều bệnh nhân tin, cùng vói các triệu chứng cơ thể ít có tính chất cố định hơn, là điển hình nhất của các rối loạn hoang tưởng. Với các mô hình triệu chứng ngắn hạn (ví dụ dưới 2 nám) và ít nổi bật thì tốt hơn là phân loại vào rối loạn dạng cơ thể không phân biệt (F45.1). Ri lo n dng c  th (Bệnh Tâm Thể) Khái niêm rối loạn dạng cơ thể (RLDCT) là khái niệm mới, được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Thực chất là các rối loạn tâm thần đa dạng biểu hiện chủ yếu bằng các triệu chứng cơ thể. Các triệu chứng cơ thể trên bệnh nhân không có cơ sở thực tổn, trong khi bệnh nhân lại không thừa nhận các nguyên nhân tâm lý của các bệnh đó. Bệnh nhân RLDCT thường xuyên yêu cầu khám bệnh, làm tất cả các xét nghiệm khác nhau để tìm bằng được những tổn thương thực thể. Điều này không thày thuốc nào tìm thấy. Khi có một nghi ngờ nào đó, nó được ám thị ngay và khá mãnh liệt đối với người bệnh. RLDCT thường gặp ở những người trẻ tuổi và người trưởng thành, chủ yếu là lứa tuổi dưới 30. Các triệu chứng khởi đầu có liên quan chặt chẽ với các stress tâm lý trong đời sống xã hội và trong sinh hoạt hàng ngày. - Đặc điểm lâm sàng: + RLDCT là các rối loạn biểu hiện bằng sự tái diễn các triệu chứng của một bệnh cơ thể nào đó. Người bệnh yêu cầu dai dẳng về khám chữa bệnh, mặc dù đã nhiều lần được kết luận là âm tính. Người bệnh bị dằn vặt, bận tâm và nhiều khi phải đau khổ vì các rối loạn này. Không bao giờ người bệnh thừa nhận có nguyên nhân tâm lý trong các rối loạn cơ thể, thậm chí còn phản ứng mạnh mẽ với những giải thích của thày thuốc về nguyên nhân tâm lý. + RLDCT là một nhóm các triệu chứng đặc trưng như: than phiền về các bệnh cơ thể đa dạng và luôn thay đổi. Người bệnh có một số hành vi gợi ý cho thày thuốc tin vào bản chất bệnh tật của mình. Họ cố gắng nhấn mạnh rằng: “Đây là một bệnh cơ thể thực thụ cần phải khám xét và nghiên cứu tỉ mỉ hơn”. Những triệu chứng của RLDCT rất khó phân biệt với trầm cảm không điển hình và các hoang tưởng nghi bệnh. Rối loạn bắt đầu từ sau 30 tuổi và kéo dài nhiều năm. Tiến sử ít nhất có triệu chứng đau ở 4 vị trí khác nhau như: đau đầu, đau lưng-ngực-bụng, đau khớp và đau trực tràng. Có thể có rối loạn các chức năng khác như: rối loạn kinh nguyệt, giảm chức năng và ham muốn tình dục… - Các thể bệnh: + Rối loạn đau: Triệu chứng ưu thế là đau mạn tính, gây ra những đau khổ hoặc những tật chứng chức năng rõ rệt. Đau mạn tính là nguyên nhân chính của rối loạn khả năng hoạt động trong cộng đồng, đóng góp phần lớn vào nỗi đau khổ cá nhân và gia đình. + Rối loạn cơ thể hóa: Bệnh nhân phàn nàn với các triệu chứng đa dạng thay đổi về nhiều hệ thống trong cơ thể mà sau một thời gian dài không tìm thấy một giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể. “Cuộc đời của bệnh nhân chỉ còn là bệnh tật và chú ý tìm kiếm bệnh tật”. Trạng thái này phổ biến hơn ở nữ, bắt đầu ở tuổi trưởng thành. + Rối loạn nghi bệnh: Nét đặc trưng của rối loạn nghi bệnh là sợ bị bệnh, tin là có một bệnh nghiêm trọng trong khi không có bằng chứng về lâm sàng. Hầu hết những người có rối loạn nghi bệnh thường có biến chứng trầm cảm, một số có rối loạn lo âu mạn tính. Khác với rối loạn cơ thể hóa: người bệnh rối loạn cơ thể hóa nhấn mạnh vào các triệu chứng cá nhân, bận tâm vào giải quyết các triệu chứng đó. Trong khi đó, ở người rối loạn nghi bệnh, người bệnh có thể bận tâm vào chỉ một hoặc hai rối loạn cơ thể, nhưng cho rằng nằm bên dưới triệu chứng đó là một căn bệnh nặng nào đó đang tiến triển. Đó mới thực sự là nỗi lo của người bệnh. + Loạn chức năng thần kinh thực vật dạng cơ thể: Bệnh nhân trình bày như có rối loạn ở một số hệ thống hay cơ quan dưới sự phân bố và kiểm soát của hệ thần kinh thực vật như: Hệ tim mạch, Hệ thống dạ dày- ruột, Hệ thống hô hấp,một số khía cạnh của hệ thống tiết niệu-sinh dục. Không có cơ sở những tổn thương thực thể ở các hệ thống cơ quan này. . chẩn đoán, phân biệt với các rối loạn sau là cần thiết. Các rối loạn cơ thể. Những bệnh nhân có rối loạn cơ thể hóa kéo dài đều có khả năng phát triển thành rối loạn cơ thể độc lập như bất kỳ người. triệu chứng cơ thể ít cố định hơn. F45. 0 R ố i lo ạ n c ơ th ể hóa gửi bởi Dung Huynh » Thứ 5 Tháng 1 12, 201 2 5:25 pm F45. 0 Rối loạn cơ thể hóa Các nét chính là các triệu chứng cơ thể nhiều loại,. chứng cơ thể gây ra rối loạn hành vi cũng như hoạt động gia đình và xã hội. Chẩn đoán phân biệt: 1, Các rối loạn cơ thể: phân biệt với khả năng phát triển thành bệnh cơ thể thật sự nếu rối loạn cơ

Ngày đăng: 05/08/2014, 17:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • F45.0 Rối loạn cơ thể hóa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan