1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tổ chức lãnh thổ du lịch

137 5,4K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 10,18 MB

Nội dung

TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCHChương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCHI. DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH 1. Khái niệm du lịchThuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được latinh hoá thành tornus và sau đó thành touriste (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Theo Robert Lanquar từ touriste lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800.Trong tiếng Việt, thuật ngữ touriste được dịch thông qua tiếng Hán. Du nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí… Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra. Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá (I.I Pirogionic 1985).2. Vai trò của du lịch Giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho du kháchDu lịch còn đáp ứng được nhu cầu về vui chơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, xã hội, nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng học hỏi của con người. Nhiều công trình nghiên cứu Y – Sinh học cho thấy: nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh hô hấp giảm 40%, bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh về đường tiêu hoá giảm 20% … Đồng thời, du lịch là cơ sở giúp người ta bảo tồn các nền văn hoá, tôn tạo lại các di tích lịch sử, các công trình văn hoá, phục hồi các khu phố cổ, phục chế các di phẩm văn hoá… Qua việc tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, du lịch làm tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp, góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội. Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, chuyển dịch cơ cấu kính tế và cơ cấu lao động. Nhiều quốc gia, khu vực thông qua việc thoả mãn thị trường hàng hoá và dịch vụ du lịch đối với du khách đã có cơ hội làm giàu. Vì vậy, du lịch đã kích thích sự phát triển của sản xuất, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia. Các quốc gia càng phát triển thì vai trò của ngành du lịch càng lớn, chiếm tỷ trọng càng nhiều trong cơ cấu nền kinh tế. Góp phần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhờ sự phát triển của du lịch mà nhiều giá trị về tự nhiên, nhân văn được tái phát hiện, được tôn tạo, được bảo tồn và phát triển, được biến thành các giá trị kinh tế. Rất nhiều vùng núi, ven biển không thuận lợi cho phát triển và phân bố các ngành công nghiệp hay nông nghệp, nhưng cảnh quan thiên nhiên lại rất độc đáo, môi trường không bị ô nhiễm, đó là những địa điểm lý tưởng cho du lịch. Việc làm quen với các danh thắng và môi trường thiên nhiên bao quanh trong quá trình du lịch còn tạo điều kiện cho du khách hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên. Như vậy nó đã góp phần giáo dục cho du khách về mặt sinh thái học. Du lịch như là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia. Thông qua việc giao lưu, tìm hiểu về thiên nhiên, xã hội, các nét đẹp văn hoá… của dân cư ở các vùng, miền khác nhau trên thế giới làm cho con người sống ở các quốc gia, các châu lục khác nhau hiểu biết nhau và xích lại gần nhau hơn.3. Các loại hình du lịchHoạt động du lịch đa dạng và phong phú, có thể chia thành các loại hình sau: Theo nhu cầu của khách: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi, du lịch văn hoá, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao… Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịch quốc tế… Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: du lịch biển, du lịch núi. Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày. Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, du lịch cá nhân. Theo phương tiện sử dụng: du lịch ô tô, du lịch xe đạp, du lịch máy bay, du lịch tàu thuỷ…II. TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tếTheo quan điểm của trường phái địa lý Xô Viết, tổ chức lãnh thổ là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.Theo quan điểm của các trường phái địa lý Phương Tây, tổ chức lãnh thổ (còn gọi là tổ chức không gian kinh tế xã hội) được coi là sự lựa chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn nhằm tìm kiếm một tỷ lệ, quan hệ hợp lý về phát triển kinh tế xã hội giữa các ngành hoặc giữa các vùng trong cùng một quốc gia có xét đến mối liên hệ giữa các quốc gia để tạo ra các giá trị mới. Theo quan điểm này, về mặt địa lý, tổ chức không gian kinh tế xã hội được xem như là một hoạt động có tính chất định hướng tới sự công bằng về không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực với không gian ảnh hưởng nhằm giải quyết việc làm, cân đối giữa nông thôn và thành thị, bảo vệ môi trường sống của con người.Như vậy tổ chức lãnh thổ là sự sắp xếp các đối tượng địa lý trên một lãnh thổ nhất định theo yêu cẩu phát triển kinh tế xã hội do chủ thể quản lý phát triển vùng tổ chức (đó chính là cơ quan quản lý nhà nước được quy định trong hiến phát hiện hành). Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội có thể theo các vùng lớn hoặc theo các khu vực đặc biệt mà các lãnh thổ đó là đối tượng trọng điểm đầu tư. Tổ chức lãnh thổ theo các khu vực đặc biệt có các hình thức chủ yếu: Vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, khu kinh tế phát triển, khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, tam giác tăng trưởng kinh tế.2. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch Tổ chức lãnh thổ xã hội gồm hai hình thức chủ yếu: tổ chức lãnh thổ nền sản xuất xã hội và tổ chức lãnh thổ địa bàn cư trú con người. Tổ chức lãnh thổ nền sản xuất xã hội bao gồm hàng loạt các hình thức tổ chức lãnh thổ cấp thấp hơn với tư cách là các ngành kinh tế như: tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp… Các hình thức này nếu được tổ chức hợp lí thì sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội.Du lịch được hiểu “là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian nhàn rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức và văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên kinh tế và văn hóa” (I.I.Pirôgiônic, 1985). Là một dạng hoạt động của con người, du lịch cũng có các chức năng: chính trị, kinh tế, xã hội, sinh thái.Trong nghiên cứu du lịch, tổ chức lãnh thổ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và quản lí có hiệu quả hoạt động du lịch nếu không xem xét khía cạnh không gian lãnh thổ của nó, để hoạt động du lịch phát triển hiệu quả, vừa mang tính chất nghỉ ngơi, chữa bệnh… vừa là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, tổ chức lãnh thổ du lịch phải hợp lí khoa học. Thực tế, tổ chức lãnh thổ du lịch chính là sự phân hóa không gian của du lịch căn cứ trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động ngành cùng các mối liên hệ với điều kiện phát sinh của ngành với các ngành khác, với các địa phương khác và rộng hơn là mối liên hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.Sơ đồ 1.1: Vị trí tổ chức lãnh thổ du lịch trong tổ chức lãnh thổ xã hội Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan, dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn nhân), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất3. Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịchViệc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch và xây dựng các hình thức tổ chức theo không gian hợp lí giúp cho hoạt động du lịch có điệu kiện để sử dụng hợp lí và khai thác có hiệu quả các nguồn lực vốn có của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Sự hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch phù hợp chính là chìa khoá để sử dụng hợp lí và hiệu quả hơn các nguồn du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch điều kiện cần thiết để phát triển du lịch.Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tạo điều kịên đẩy mạnh chuyên môn hoá du lịch. Khi nền sản xuất đã phát triển, nhu cầu du lịch càng cao thì sự chuyên môn hoá du lịch càng sâu sắc, thông thường ngành du lịch có 4 hướng chuyên môn hoá sau:Chuyên môn hoá theo loại hình dịch vụ.Chuyên môn hoá theo du lịch.Chuyên môn hoá theo giai đoạn của quá trình du lịch.Chuyên môn hoá theo các công đoạn sản xuất dịch vụ du lịch.Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch nói chung và vạch ra các tuyến, điểm du lịch trên một đơn vị lãnh thổ nói riêng, góp phần quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch, nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác và sử dụng có hiệu quả nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch đáp ứng yêu cầu khi có sự tổ chức lãnh thổ du lịch và việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch hợp lý.Việc tổ chức lãnh thổ du lịch tốt không những góp phần làm ra lợi ích, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của mỗi vùng và cộng đồng, mà còn thúc đẩy vấn đề kiểm soát môi trường, bảo tồn di sản văn hoá và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở cả những nơi không phong phú tài nguyên. Tổ chức lãnh thổ du lịch cũng tạo sự thúc đẩy con người và các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau, làm cho du lịch có tính trao đổi xuyên văn hoá.Tuy nhiên, tổ chức lãnh thổ du lịch không có tính thống nhất và khoa học sẽ gây ra nhiều thiệt hại như làm mất đi những lợi ích kinh tế tiềm năng, suy giảm môi trường, làm mất đi sự thống nhất bản sắc văn hoá.Vì vậy, để đạt được lợi ích du lịch và hạn chế tối đa những vấn đề nảy sinh, việc tổ chức tốt và quản lý có hiệu quả du lịch là rất cần thiết.4. Mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịchTổ chức lãnh thổ du lịch có thể cung cấp một sự cải thiện về du lịch nếu như nó hướng trực tiếp đến hàng loạt các mục tiêu chủ yếu. ở đây những mục tiêu được xác định dựa trên sự khác nhau của các đối tượng du lịch. Các đối tượng du lịch đó phải thật sự cụ thể, rõ ràng để công tác tổ chức du lịch được diễn ra một cách thuận lợi và đồng bộ trong một thời gian nhất định. Những mục tiêu này là tiền đề đối với sự hình thành ý tưởng cũng như xác định mục đích và cung cấp một nền tảng thống nhất cho sự xác nhận của các chính sách du lịch. Theo Clare A.Gunn (1993) có 4 mục tiêu cơ bản khi tiến hành công tác tổ chức lãnh thổ du lịch:+ Đáp ứng sự hài lòng và thoả mãn của khách du lịch.+ Đạt được những thành quả về kinh doanh và kinh tế.+ Bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch.+ Sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng.Các mục tiêu trên phải được xem như là những động cơ thúc đẩy đối với tất cả những nhà nghiên cứu, các cơ quan hữu quan tham gia vào dự án phát triển du lịch có tính chiến lược và đối sách cần thiết nhằm thực hiện được chúng, đối với cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng.III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH1.Tài nguyên du lịch 1.1. Quan niệm về tài nguyên du lịchVề thực chất tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người.Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử bởi vì lượng thay đổi cơ cấu và nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động du lich những thành phần mới mang tính chất tự nhiên cũng như mang tính chất văn hóa – xã hội. Nó cũng là một phậm trù động vì khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ kĩ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý về mức độ nghiên cứu. Do vậy khi đánh giá tài nguyên du lịch và xác định hướng khai thác, cần phải tính đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế, kỹ thuật để khai thác các loại tài nguyên du lịch mới. Từ những điều trình bầy trên đây, có thể xác định khái niệm tài nguyên du lịch như sau:Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiênTài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch.Các thành phần tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nước, động thực vật.a.Địa hìnhẢnh hưởng quan trọng của địa hình đến du lịch là các đặc điểm hình thái của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn du khách.Về mặt hình thái của địa hình, với các dạng địa hình cơ bản là: đồng bằng, địa hình đồi và địa hình miền núi. Địa hình đồng bằng do đơn điệu về hình thái, ít hấp dẫn khách du lịch. Nhưng đây lại là địa bàn kinh tế xã hội phát triển và lâu đời. Thông qua các hoạt động sản xuất, văn hóa xã hội của con người, miền địa hình này có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.Địa hình vùng đồi thường là nơi có không gian thoáng đãng thích hợp cho các hoạt động dã ngoại, cắm trại, tham quan, d• ngo¹i..... Nơi đây cũng có truyền thống sản xuất lâu đời, dân cư tập trung đông đúc; thường là nơi có nhiều di tích khảo cổ, tài nguyên văn hóa lịch sử độc đáo, phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề.Miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch. Khu vực này thuận lợi cho nghỉ ngơi, an dưỡng, tổ chức hoạt động thể thao mùa đông. Miền núi còn là tập trung nhiều loài động thực vật, cùng với cảnh quan địa hình tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có giá trị cho phát triển du lịch.Các dạng địa hình đặc biệt hấp dẫn du khách nhất là địa hình karstơ và địa hình ven biển. + Địa hình karstơ là kiểu địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hoà tan (đá vôi, đôlômit, thạch cao…). ở nước ta chủ yếu là đá vôi. Một trong những dạng địa hình karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là các hang động karstơ. Trên thế giới có khoảng 650 hang động với 25 hang dài nhất, 25 hang sâu nhất. Điển hình có: Hang Sistema de Trave (Tây Ban Nha) sâu 1380 m, hang Flint Mammauth Cave System (Hoa Kì) dài 530 km, hang Optimistices Kaya (Ucraina)…Ở nước ta, hang động karstơ tuy không sâu, không dài, nhưng phong cảnh rất đẹp. Động Phong Nha (Bố Trạch Quảng Bình) dài gần 8 km, cao 10 m là hang nước đẹp vào loại bậc nhất thế giới. Ngoài ra phải kể đến Bích động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Tây), hang Bồ Nâu, hang Luồn (Quảng Ninh), vịnh Hạ Long…+ Địa hình ven biển có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch, có thể khai thác để phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát, tắm biển, thể thao dưới nước, tham quan hệ sinh thái đảo ven bờ… Để đánh giá mức độ thuận lợi cho du lịch của các bãi biển, có nhiều tiêu chí như: dài, rộng, độ mịn của cát, độ dốc, độ mặn, độ trong của nước… Du lịch biển là loại hình thu hút du khách đông nhất. ë Việt Nam những bãi tắp đẹp nhất kéo dài liên lục từ Đại Lãnh đến Nha Trang. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển có khả năng cạnh tranh với các nước trong du lịch. b. Khí hậuKhí hậu cũng là một tài nguyên du lịch khá quan trọng. Trong đó hai yếu tố của khí hậu: nhiệt độ và độ ẩm không khí là quan trọng nhất. Ngoài ra gió, áp suất khí quyển, số giờ nắng, sự phân mùa và các hiện tượng thời tiết đặc biệt có tác động đến tổ chức du lịch.Đặc biệt là sự phân mùa của khí hậu làm cho du lịch có tính mùa rõ rệt. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc chỉ một số tháng. Mùa đông: là mùa du lịch trên núi, đặc biệt là loại hình du lịch thể thao. Mùa hè: là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển, trên núi, các loại hình du lịch ngoài trời. Mùa du lịch cả năm: thích hợp với du lịch núi, nước khoáng chữa bệnh. Các vùng khí hậu nhiệt đới và xích đạo mùa du lịch hầu như là cả năm.Đối với tổ chức các dịch vụ du lịch, các tuyến du lịch cần chú ý đến các hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở kế hoạch du lịch như bão, gió mùa, gió phơn, lũ lụt, mùa mưa.Thông thường du khách thường ưa thích những điểm du lịch không quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, quá khô hay nhiều gió.c. Nguồn nướcTài nguyên nước phục vụ du lịch gồm có nước trên bề mặt và nước dưới đất (nước khoáng).Tài nguyên nước trên bề mặt bao gồm mạng lưới sông ngòi, ao, hồ nước ngọt và nước mặn. Nó có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nước cho các khu du lịch, phát triển các loại hình du lịch đa dạng như: hồ, sông nước…Trong tài nguyên nước cần phải nói đến nước khoáng với giá trị chủ yếu cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh.Nước khoáng là nước thiên nhiên có một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hoá học, các khí, các nguyên tố phóng xạ…) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ, độ pH…) có tác dụng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là để chữa bệnh. Các nguồn nước khoáng là cơ sở để phát triển du lịch chữa bệnh, an dưỡng. Phân theo tác dụng chữa bệnh của các nguồn nước khoáng có các nhóm sau: Nhóm nước khoáng cacbonic: là nhóm nước khoáng quý có công dụng giải khát, chữa một số bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về thần kinh ngoại biên. Tiêu biểu trên thế giới là nước khoáng Vichy của Pháp, nước ta có nước khoáng Vĩnh Hảo (Ninh Thuận) . Nhóm nước khoáng silic: có tác dụng chữa một số bệnh về đường tiêu hóa, thần kinh, thấp khớp, phụ khoa. Ở nước ta có nước khoáng Kim Bôi (Hòa Bình), Hội Vân (Bình Định) Nhóm nước khoáng Brom iot bo: Có tác dụng chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa…Việt Nam có nước khoáng Quang Hanh (Cẩm Phả Quảng Ninh) và Tiên Lãng (Hải Phòng). Ngoài ra còn một số nhóm khác: sunfuahydro, asen fluo, liti…cũng có giá trị với du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh.d. Sinh vậtTài nguyên sinh vật là loại hình du lịch sinh thái, trong đó các khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò quan trọng. Có những hệ sinh thái, sinh vật phục vụ cho tham quan du lịch như: các thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình (rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng ngập mặn…) có các loài động vật quý hiếm (chim, thú…), các loài đặc sản phục vụ cho ẩm thực hoặc các loài phổ biến có thể săn bắn… Ngoài ra, sinh vật còn phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học như ở những khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. ở nước ta, điển hình có rừng Cúc Phương, Cát Bà, Cát Tiên, Kẻ Bàng, Bà Nà…Tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất tổng hợp và giá trị cao trong du lịch là các Di sản thiên nhiên thế giới. Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), động Phong Nha (Quảng Bình).Ngày nay thị hiếu về du lịch ngày càng đa dạng, con người hướng về thiên nhiên nhiều hơn, thích du lịch sinh thái hơn. Do vậy tài nguyên du lịch sinh vật có ý nghĩa rất quan trọng.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn1.2.2.1. Khái niệmTài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Trang 1

Trong tiếng Việt, thuật ngữ touriste được dịch thông qua tiếng Hán Du nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải

Du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép Một mặt nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí… Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra

Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình

độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá (I.I Pirogionic - 1985).

2 Vai trò của du lịch

- Giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho du khách

Du lịch còn đáp ứng được nhu cầu về vui chơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, xã hội, nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng học hỏi của con người Nhiều công trình nghiên cứu Y – Sinh học cho thấy: nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh hô hấp giảm 40%, bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh về đường tiêu hoá

Trang 2

giảm 20% … Đồng thời, du lịch là cơ sở giúp người ta bảo tồn các nền văn hoá, tôn tạo lại các di tích lịch sử, các công trình văn hoá, phục hồi các khu phố cổ, phục chế các di phẩm văn hoá… Qua việc tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, du lịch làm tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp, góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.

- Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, chuyển dịch cơ cấu kính tế và cơ cấu lao động.

Nhiều quốc gia, khu vực thông qua việc thoả mãn thị trường hàng hoá và dịch vụ du lịch đối với du khách đã có cơ hội làm giàu Vì vậy, du lịch đã kích thích sự phát triển của sản xuất, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia Các quốc gia càng phát triển thì vai trò của ngành du lịch càng lớn, chiếm tỷ trọng càng nhiều trong cơ cấu nền kinh tế

- Góp phần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

Nhờ sự phát triển của du lịch mà nhiều giá trị về tự nhiên, nhân văn được tái phát hiện, được tôn tạo, được bảo tồn và phát triển, được biến thành các giá trị kinh

tế Rất nhiều vùng núi, ven biển không thuận lợi cho phát triển và phân bố các ngành công nghiệp hay nông nghệp, nhưng cảnh quan thiên nhiên lại rất độc đáo, môi trường không bị ô nhiễm, đó là những địa điểm lý tưởng cho du lịch

Việc làm quen với các danh thắng và môi trường thiên nhiên bao quanh trong quá trình du lịch còn tạo điều kiện cho du khách hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên Như vậy nó đã góp phần giáo dục cho du khách về mặt sinh thái học

- Du lịch như là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao

lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia

Thông qua việc giao lưu, tìm hiểu về thiên nhiên, xã hội, các nét đẹp văn hoá… của dân cư ở các vùng, miền khác nhau trên thế giới làm cho con người sống

ở các quốc gia, các châu lục khác nhau hiểu biết nhau và xích lại gần nhau hơn

3 Các loại hình du lịch

Hoạt động du lịch đa dạng và phong phú, có thể chia thành các loại hình sau:

Trang 3

- Theo nhu cầu của khách: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi, du lịch văn hoá, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao…

- Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịch quốc tế…

- Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: du lịch biển, du lịch núi

- Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày

- Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, du lịch cá nhân

- Theo phương tiện sử dụng: du lịch ô tô, du lịch xe đạp, du lịch máy bay,

du lịch tàu thuỷ…

II TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

1 Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế

Theo quan điểm của trường phái địa lý Xô Viết, tổ chức lãnh thổ là sự sắp

xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường

Theo quan điểm của các trường phái địa lý Phương Tây, tổ chức lãnh thổ

(còn gọi là tổ chức không gian kinh tế xã hội) được coi là sự lựa chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn nhằm tìm kiếm một tỷ lệ, quan hệ hợp

lý về phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành hoặc giữa các vùng trong cùng một quốc gia có xét đến mối liên hệ giữa các quốc gia để tạo ra các giá trị mới Theo quan điểm này, về mặt địa lý, tổ chức không gian kinh tế xã hội được xem như là một hoạt động có tính chất định hướng tới sự công bằng về không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực với không gian ảnh hưởng nhằm giải quyết việc làm, cân đối giữa nông thôn và thành thị, bảo vệ môi trường sống của con người

Như vậy tổ chức lãnh thổ là sự sắp xếp các đối tượng địa lý trên một lãnh thổ nhất định theo yêu cẩu phát triển kinh tế xã hội do chủ thể quản lý phát triển vùng tổ chức (đó chính là cơ quan quản lý nhà nước được quy định trong hiến phát hiện hành) Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội có thể theo các vùng lớn hoặc theo các khu vực đặc biệt mà các lãnh thổ đó là đối tượng trọng điểm đầu tư Tổ chức lãnh thổ theo các khu vực đặc biệt có các hình thức chủ

Trang 4

yếu: Vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, khu kinh tế phát triển, khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, tam giác tăng trưởng kinh tế.

Du lịch được hiểu “là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian nhàn rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình

độ nhận thức và văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên kinh tế và văn hóa” (I.I.Pirôgiônic, 1985) Là một dạng hoạt động của con người, du lịch cũng có các chức năng: chính trị, kinh tế, xã hội, sinh thái

Trong nghiên cứu du lịch, tổ chức lãnh thổ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và quản lí có hiệu quả hoạt động du lịch nếu không xem xét khía cạnh không gian lãnh thổ của nó, để hoạt động du lịch phát triển hiệu quả, vừa mang tính chất nghỉ ngơi, chữa bệnh… vừa

là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, tổ chức lãnh thổ du lịch phải hợp lí khoa học

Thực tế, tổ chức lãnh thổ du lịch chính là sự phân hóa không gian của du lịch căn cứ trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động ngành cùng các mối liên hệ với điều kiện phát sinh của ngành với các ngành khác, với các địa phương khác và rộng hơn là mối liên

hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới

Trang 5

Sơ đồ 1.1: Vị trí tổ chức lãnh thổ du lịch trong tổ chức lãnh thổ xã hội

Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan, dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn nhân), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất

3 Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch

Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch và xây dựng các hình thức tổ chức theo không gian hợp lí giúp cho hoạt động du lịch có điệu kiện để sử dụng hợp lí và khai thác có hiệu quả các nguồn lực vốn có của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng Sự hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch phù hợp chính là chìa khoá để sử dụng hợp lí và hiệu quả hơn các nguồn du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch - điều kiện cần thiết để phát triển du lịch

Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tạo điều kịên đẩy mạnh chuyên môn hoá du lịch Khi nền sản xuất đã phát triển, nhu cầu du lịch càng cao thì sự chuyên môn hoá du lịch càng sâu sắc, thông thường ngành du lịch có 4 hướng chuyên môn hoá sau:

Chuyên môn hoá theo loại hình dịch vụ

Chuyên môn hoá theo du lịch

Nông

lịch

Nông thôn

Thành thị

Trang 6

Chuyên môn hoá theo giai đoạn của quá trình du lịch.

Chuyên môn hoá theo các công đoạn sản xuất dịch vụ du lịch

Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch nói chung và vạch ra các tuyến, điểm

du lịch trên một đơn vị lãnh thổ nói riêng, góp phần quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch, nhằm tăng khả năng cạnh tranh Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác và sử dụng có hiệu quả nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch đáp ứng yêu cầu khi có sự tổ chức lãnh thổ du lịch và việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch hợp lý

Việc tổ chức lãnh thổ du lịch tốt không những góp phần làm ra lợi ích, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của mỗi vùng và cộng đồng, mà còn thúc đẩy vấn đề kiểm soát môi trường, bảo tồn di sản văn hoá và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở

cả những nơi không phong phú tài nguyên Tổ chức lãnh thổ du lịch cũng tạo sự thúc đẩy con người và các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau, làm cho du lịch có tính trao đổi xuyên văn hoá

Tuy nhiên, tổ chức lãnh thổ du lịch không có tính thống nhất và khoa học

sẽ gây ra nhiều thiệt hại như làm mất đi những lợi ích kinh tế tiềm năng, suy giảm môi trường, làm mất đi sự thống nhất bản sắc văn hoá

Vì vậy, để đạt được lợi ích du lịch và hạn chế tối đa những vấn đề nảy sinh, việc tổ chức tốt và quản lý có hiệu quả du lịch là rất cần thiết

4 Mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch

Tổ chức lãnh thổ du lịch có thể cung cấp một sự cải thiện về du lịch nếu như nó hướng trực tiếp đến hàng loạt các mục tiêu chủ yếu ở đây những mục tiêu được xác định dựa trên sự khác nhau của các đối tượng du lịch Các đối tượng du lịch đó phải thật sự cụ thể, rõ ràng để công tác tổ chức du lịch được diễn ra một cách thuận lợi và đồng bộ trong một thời gian nhất định Những mục tiêu này là tiền đề đối với sự hình thành ý tưởng cũng như xác định mục đích và cung cấp một nền tảng thống nhất cho sự xác nhận của các chính sách du lịch Theo Clare A.Gunn (1993) có 4 mục tiêu cơ bản khi tiến hành công tác tổ chức lãnh thổ du lịch:

+ Đáp ứng sự hài lòng và thoả mãn của khách du lịch

+ Đạt được những thành quả về kinh doanh và kinh tế

Trang 7

+ Bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch.

+ Sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng

Các mục tiêu trên phải được xem như là những động cơ thúc đẩy đối với tất cả những nhà nghiên cứu, các cơ quan hữu quan tham gia vào dự án phát triển du lịch có tính chiến lược và đối sách cần thiết nhằm thực hiện được chúng, đối với cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng

III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

1 Tài nguyên du lịch

1.1 Quan niệm về tài nguyên du lịch

Về thực chất tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người

Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử bởi vì lượng thay đổi cơ cấu và nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động du lich những thành phần mới mang tính chất

tự nhiên cũng như mang tính chất văn hóa – xã hội Nó cũng là một phậm trù động vì khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ kĩ thuật,

sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý về mức độ nghiên cứu Do vậy khi đánh giá tài nguyên du lịch và xác định hướng khai thác, cần phải tính đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế, kỹ thuật để khai thác các loại tài nguyên du lịch mới

Từ những điều trình bầy trên đây, có thể xác định khái niệm tài nguyên du lịch như sau:

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người.

1.2 Phân loại tài nguyên du lịch

Trang 8

1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch

Các thành phần tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nước, động - thực vật

Địa hình vùng đồi thường là nơi có không gian thoáng đãng thích hợp cho các hoạt động dã ngoại, cắm trại, tham quan, d· ngo¹i Nơi đây cũng có truyền thống sản xuất lâu đời, dân cư tập trung đông đúc; thường là nơi có nhiều di tích khảo cổ, tài nguyên văn hóa lịch sử độc đáo, phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề

Miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch Khu vực này thuận lợi cho nghỉ ngơi, an dưỡng, tổ chức hoạt động thể thao mùa đông Miền núi còn là tập trung nhiều loài động thực vật, cùng với cảnh quan địa hình tạo nên tài nguyên

du lịch tổng hợp có giá trị cho phát triển du lịch

Các dạng địa hình đặc biệt hấp dẫn du khách nhất là địa hình karstơ và địa hình ven biển

+ Địa hình karstơ là kiểu địa hình được tạo thành do sự lưu thông của

nước trong các đá dễ hoà tan (đá vôi, đôlômit, thạch cao…) ở nước ta chủ yếu

là đá vôi Một trong những dạng địa hình karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là các hang động karstơ Trên thế giới có khoảng 650 hang động với 25

Trang 9

hang dài nhất, 25 hang sâu nhất Điển hình có: Hang Sistema de Trave (Tây Ban Nha) sâu 1380 m, hang Flint Mammauth Cave System (Hoa Kì) dài 530 km, hang Optimistices Kaya (Ucraina)…

Ở nước ta, hang động karstơ tuy không sâu, không dài, nhưng phong cảnh rất đẹp Động Phong Nha (Bố Trạch - Quảng Bình) dài gần 8 km, cao 10 m là hang nước đẹp vào loại bậc nhất thế giới Ngoài ra phải kể đến Bích động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Tây), hang Bồ Nâu, hang Luồn (Quảng Ninh), vịnh Hạ Long…

+ Địa hình ven biển có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch, có thể khai thác

để phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát, tắm biển, thể thao dưới nước, tham quan hệ sinh thái đảo ven bờ… Để đánh giá mức độ thuận lợi cho du lịch của các bãi biển, có nhiều tiêu chí như: dài, rộng, độ mịn của cát, độ dốc, độ mặn, độ trong của nước… Du lịch biển là loại hình thu hút du khách đông nhất ë Việt Nam những bãi tắp đẹp nhất kéo dài liên lục từ Đại Lãnh đến Nha Trang Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển có khả năng cạnh tranh với các nước trong du lịch

b Khí hậu

Khí hậu cũng là một tài nguyên du lịch khá quan trọng Trong đó hai yếu

tố của khí hậu: nhiệt độ và độ ẩm không khí là quan trọng nhất Ngoài ra gió, áp suất khí quyển, số giờ nắng, sự phân mùa và các hiện tượng thời tiết đặc biệt có tác động đến tổ chức du lịch

Đặc biệt là sự phân mùa của khí hậu làm cho du lịch có tính mùa rõ rệt Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc chỉ một số tháng

- Mùa đông: là mùa du lịch trên núi, đặc biệt là loại hình du lịch thể thao.

- Mùa hè: là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại

hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển, trên núi, các loại hình du lịch ngoài trời

- Mùa du lịch cả năm: thích hợp với du lịch núi, nước khoáng chữa bệnh

Các vùng khí hậu nhiệt đới và xích đạo mùa du lịch hầu như là cả năm

Trang 10

Đối với tổ chức các dịch vụ du lịch, các tuyến du lịch cần chú ý đến các hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở kế hoạch du lịch như bão, gió mùa, gió phơn, lũ lụt, mùa mưa.

Thông thường du khách thường ưa thích những điểm du lịch không quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, quá khô hay nhiều gió

Trong tài nguyên nước cần phải nói đến nước khoáng với giá trị chủ yếu cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh

Nước khoáng là nước thiên nhiên có một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hoá học, các khí, các nguyên tố phóng xạ…) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ, độ pH…) có tác dụng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt

là để chữa bệnh Các nguồn nước khoáng là cơ sở để phát triển du lịch chữa bệnh, an dưỡng

Phân theo tác dụng chữa bệnh của các nguồn nước khoáng có các nhóm sau:

- Nhóm nước khoáng cacbonic: là nhóm nước khoáng quý có công dụng giải khát, chữa một số bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về thần kinh ngoại biên Tiêu biểu trên thế giới là nước khoáng Vichy của Pháp, nước ta có nước khoáng Vĩnh Hảo (Ninh Thuận)

- Nhóm nước khoáng silic: có tác dụng chữa một số bệnh về đường tiêu hóa, thần kinh, thấp khớp, phụ khoa Ở nước ta có nước khoáng Kim Bôi (Hòa Bình), Hội Vân (Bình Định)

- Nhóm nước khoáng Brom - iot - bo: Có tác dụng chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa…Việt Nam có nước khoáng Quang Hanh (Cẩm Phả - Quảng Ninh) và Tiên Lãng (Hải Phòng)

- Ngoài ra còn một số nhóm khác: sunfuahydro, asen - fluo, liti…cũng có giá trị với du lịch - nghỉ ngơi, chữa bệnh

Trang 11

d Sinh vật

Tài nguyên sinh vật là loại hình du lịch sinh thái, trong đó các khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò quan trọng Có những hệ sinh thái, sinh vật phục vụ cho tham quan du lịch như: các thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình (rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng ngập mặn…) có các loài động vật quý hiếm (chim, thú…), các loài đặc sản phục vụ cho ẩm thực hoặc các loài phổ biến có thể săn bắn… Ngoài ra, sinh vật còn phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học như ở những khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia ở nước ta, điển hình có rừng Cúc Phương, Cát Bà, Cát Tiên, Kẻ Bàng, Bà Nà…

Tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất tổng hợp và giá trị cao trong du lịch là các Di sản thiên nhiên thế giới Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới

là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), động Phong Nha (Quảng Bình)

Ngày nay thị hiếu về du lịch ngày càng đa dạng, con người hướng về thiên nhiên nhiều hơn, thích du lịch sinh thái hơn Do vậy tài nguyên du lịch sinh vật có ý nghĩa rất quan trọng

1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

1.2.2.1 Khái niệm

Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình phát triển Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch

sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được

sử dụng phục vụ mục đích du lịch

1.2.2.2 Đặc điểm

- Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí

- Việc tìm hiểu diễn ra trong thời ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch có thể đi tham quan nhiều đối tượng tài nguyên

- Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố, ở các điểm quần cư nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng

Trang 12

- Tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa vụ như tài nguyên du lịch tự nhiên

- Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, khách quan tâm là những người có trình độ văn hoá cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng

- Sở thích của người tìm đến tài nguyên du lịch nhân văn phụ thuộc vào

độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn trí thức của họ

( Điều 13, chương II Luật du lịch Việt Nam số 44/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm2005)

1.2.2.3 Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn:

a Các di tích lịch sử, văn hoá

Di tích lịch sử văn hoá là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hoá, nghệ thuật của mỗi quốc gia Nói một cách khác, di tích lịch sử - văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử,

về văn hoá do con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại

Ở Việt Nam theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, công bố ngày 4 tháng 4 năm 1984 được quy định:

“ Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, qua trình phát triển văn hoá –

Trang 13

quốc gia và cấp địa phương, những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới.

- Các di tích lịch sử - văn hoá nói chung được phân chia thành:

+ Di tích khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa,

thuộc về thời kì lịch sử xa xưa

+ Di tích lịch sử: là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển

của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Loại hình này gồm di tích ghi dấu về dân tộc học, di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược, di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội

ác của các thế lực phản động

+ Di tích văn hoá nghệ thuật: Là các di tích gắn với các công trình kiến

trúc, có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật Nó chứa đựng giá trị kiến trúc và giá trị văn hoá tinh thần

Ví dụ: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), toà thánh Tây Ninh

+ Các loại danh lam thắng cảnh: Phong cảnh đẹp hòa quyện với các công

trình mang tính chất văn hóa - lịch sử Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên

mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc

+ Các bảo tàng: bảo tàng là nơi lưu giữ các tài sản văn hoá dân tộc,

truyền thụ tri thức chấn hưng tinh hoa truyền thống.

- Các di tích nhân văn có giá trị đặc biệt được xếp vào di sản của thế giới:

7 kỳ quan thế giới (kim tự tháp Ai Cập; vườn treo Babilon; tượng khổng lồ Heliôt - trên đảo Rôt; lăng mộ vua Mozon ở Halicacnasơ; đền thờ Actemic ở Ephedơ; tượng thần Dớt ở Olempia và ngọn hải đăng Alexandria)

Ở Việt Nam có các di sản văn hoá được công nhận là di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc Cung Đình Huế

b Các lễ hội

Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con người hướng về tổ tiên, ôn lại

Trang 14

truyền thống, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ước mơ, khát khao mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.

Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội

Phần lễ: với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể, mở đầu ngày hội,

mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về lịch sử hay một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội Nghi thức lễ hội nhằm bày tỏ tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà và

sự phồn vinh, hạnh phúc

Phần hội: được diễn ra với các hoạt động điển hình, tượng trưng cho tâm

trí cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với lịch sử, xã hội và thiên nhiên Trong lễ hội thường có các trò chơi, thi hát… Đình làng thường là nơi diễn ra các lễ hội, các lễ hội làng thường vào mùa xuân

Từ rất lâu ngôi đình đã dựng mốc cho các chuẩn mực văn hóa, định hình cho đời sống tâm linh và đạo đức của từng thành viên trong làng Mỗi làng đều

có đình thờ Thành Hoàng làng Những ngày mất, ngày sinh của Thành Hoàng trở thành ngày hội để người dân nhớ ơn, tưởng niệm

c Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống

- Thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động

- Thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người

- Nước ta là nước có nhiều nghề thủ công truyền thống: chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt… mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo

(1) Nghề chạm khắc đá

+ Là một trong những nghề có lịch sử lâu đời nhất thế giới

+ Thời kỳ đồ đá, con người đã chế tác ra những vòng đeo tay, hạt chuỗi, khuyên tai, tượng bằng đá

+ Tại Việt Nam đã tìm thấy di chỉ xưởng chế tác đá Bái Tự (Bắc Ninh), Tràng Kênh (Hải Phòng), Bái Tê (Thanh Hoá), Kinh Chủ (Hải Dương), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)

Trang 15

Ngoài ra còn rải rác ở nhiều nơi khác như Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Biên Hoà.

(2) Nghề đúc đồng

Nghề đúc đồng của nước ta xuất hiện rất sớm - từ thời kỳ dựng nước Những sản phẩm được đúc từ đồng thau của nền văn hoá Đông Sơn như trống đồng đã chứng tỏ một trình độ kỹ thuật điêu luyện, một tư duy nghệ thuật phong phú

Nghề đúc đồng phát triển nôit tiếng nhất là ở làng Ngũ Xá (Hà Nội ), làng Trà Đúc (Thanh Hoá) và làng Điện Phương (Quảng Nam)

(3) Nghề kim hoàn (còn gọi là nghề mỹ nghệ vàng bạc)

Nước ta có nhiều làng làm nghề kim hoàn, như làng Đình Công (Thanh Trì – Hà Nội) và được coi là cái nôi của nghề kim hoàn ở nước ta

(4) Nghề gốm

Nước ta là một trong những nơi có kỹ nghệ gồm phát triển sớm nhất ở châu Á Nhiều địa phương đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước về kỹ thuật làm gốm thủ công thô sơ rất độc đáo có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách như: Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Lò Chum (Thanh Hoá), Phương Tích (Huế), Biên Hoà (Đồng Nai)

Vùng Thuận Hoá (Huế) là kinh đô của cả nước, nơi tập trung nhiều nghệ nhân nghề mộc và chạm trổ

(6) Nghề dệt thiêu ren truyền thống

Theo truyền thuyết thì công chúa Thiều Hoa, con gái thứ sáu của vua Hùng Vương thứ nhất, chính là người tìm ra con tằm và phát minh ra nghề dệt

Trang 16

lụa Những địa danh gắn với truyền thuyết đó ở nước ta có rất nhiều như: Bưởi, Nghi Tàm, Nghĩa Đô (Hà Nội), Trinh Tiết, Kiều Trúc, La Khê (Hà Tây).

(7) Nghề sơn mài và điêu khắc

Nghề sơn mài ở Việt Nam có từ đời Lê Hiến Tông, có ông tiến sĩ Trần Lưu tên thật là Lương (1470) ở làng Bình Vọng, huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, đỗ tiến sĩ năm 1502, là ông tổ của nghề sơn Việt Nam Kế thừa và phát huy nghề truyền thống đó, năm 1925 ở nước ta, trường CĐ Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập Những hoạ sĩ nổi tiếng về sơn mài là Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn

(8) Nghề khảm trai, khảm xà cừ

Theo truyền thuyết do ông Nguyễn Kim ở làng Thuận Nghĩa - Thanh Hoá thành lập Về sau ở làng Chuôn huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây (thời Lê Hiển Tông 1740-1786) Sau đó ra Thăng Long, lập nên phố hàng Khay và lập đền thờ ông Kim Ngày nay, nổi tiếng nhất của Việt Nam là Hà Tây, Hà Nội và Nam Định

c Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Mỗi dân tộc có một điều kiện sống, đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng và có địa bàn cư trú nhất định Khi khoảng cách về không gian địa lý được rút ngắn rất nhiều nhờ những thành tựu trong lĩnh vực giao thông, viễn thông và internet, trên Trái Đất không còn những nơi bí ẩn, những nơi chưa được khám phá Nhưng về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau Đó chính là sức hút trong du lịch dân tộc học

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa du lịch là các tập tục

lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…

Trên thế giới, mỗi dân tộc đều thể hiện những sắc thái riêng của mình để thu hút khách du lịch Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hải với nền văn hóa Phlamango và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lchj ở Châu Âu Các đất nước Italya, Hy lạp là những cái nôi của nền văn minh Châu

Trang 17

Âu Kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.

Việt Nam với 54 dân tộc vẫn giữ được những phong tục tập quán, hoạt động văn hoá văn nghệ đặc sắc, những làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng mang tính chất nghệ thuật cao, đặc biệt là các nghề trạm khắc, đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, gốm sứ Các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nướng

d Các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác

Các đối tượng du lịch văn hoá - thể thao thường tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn, đó là trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các trung tâm thường xuyên diễn ra liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thể thao…

Đối tượng văn hoá - thể thao thu hút không chỉ khách tham quan nghiên cứu mà còn lôi cuốn nhiều khách du lịch với mục đích khác Khách du lịch có trình độ văn hóa trung bình trở lên đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá của đất nước mà họ đến tham quan Do vậy, tất cả các thành phố có các đối tượng văn hoá, hoặc tổ chức các hoạt động văn hoá - thể thao đều trở thành những trung tâm du lịch văn hoá

2.6 Nhân tố chính trị

Bất cứ một sự xáo động chính trị, xã hội nào dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch Ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa to

lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng du lịch Theo Bậc thang nhu cầu của

Maslow thì nhu cầu được an toàn (không phải lo lắng, sợ hãi điều gì) là nhu cầu

cơ bản xếp thứ hai sau nhu cầu sinh học Vì vậy, khi có một thông tin bất ổn về chính trị, xã hội xảy ra tại một điểm du lịch nào đó thì khó có thể thu hút được khách du lịch tới điểm đó Không khí chính trị hoà bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa chính trị giữa các dân tộc Một khu vực, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ có bầu không khí chính trị hòa bình và ổn định kết hợp với các tài nguyên du lịch sẵn có của lãnh thổ sẽ tạo nên sức hấp dẫn với đông đảo quần chúng nhân dân- các khách du lịch tiềm

Trang 18

năng Tại những vùng không có những biến cố về chính trị, quân sự họ cảm thấy yên ổn, tính mạng được coi trọng và họ có điều kiện đi lại tự do mà không có cảm giác lo sợ, có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương mà không bị cản trở bởi sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo nào Do vậy, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, gần gũi nhau hơn và có khuynh hướng hòa bình hơn Điều này giải thích tại sao các tổ chức quốc tế phát động năm 1987 là năm du lịch quốc tế dưới khẩu hiệu “Du lịch là giấy thông hành của hòa bình”.

Ngược lại, sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu tại phạm vi một lãnh thổ nào đó xảy ra các sự kiện (như đảo chính, bất ổn chính trị, nội chiến, khủng bố…) làm xấu đi tình hình chính trị, hòa bình và ổn định thì sẽ trực tiếp

và gián tiếp làm giảm sức hút du lịch, ảnh hưởng xấu đến lượng khách du lịch cũng như các công trình du lịch, lưu thông và cả môi trường tự nhiên Nam Tư,

Ai Cập hay đất nước Thái Lan trong nhưngc năm gần đây là những ví dụ về tác động của tình hình an ninh chính trị đến du lịch Trước thập kỷ 90, Nam Tư là một điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới nhưng do tình trạng bất ổn chính trị, chiến tranh nên đến nay hoạt động du lịch ở Nam Tư hoàn toàn trở nên mờ nhạt Thái Lan, đất nước hàng năm thu hút một lượng khách du lịch lớn với những dịch vụ du lịch độc đáo nhưng hiện nay do sự xung đột giữa các đảng phái khiến cho lượng khách du lịch giảm một cách đáng kể Ngành du lịch của Thái Lan chiếm 5% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra 2 triệu việc làm, chiếm tới 7% trong tổng số lực lượng lao động của cả nước Theo chủ tịch Hiệp hội các công ty du lịch Thái Lan Apichart Sankary, nhiều đoàn khách đã hủy chuyến đến Thái trong khi những du khách đang ở Bangkok hối hả rời khỏi nơi này Ông Kongkrit Hiranyakit, chủ tịch Hội đồng du lịch Thái Lan, khẳng định tình hình căng thẳng trong những ngày qua cùng với việc hai sân bay đóng cửa trước đây

đã khiến doanh thu từ du lịch sụt giảm 1/3, tương đương 4,2 tỉ USD Tình trạng này có thể kéo theo 200.000 người trong lĩnh vực khách sạn bị mất việc và các công ty kinh doanh liên quan đến ngành du lịch - lĩnh vực tạo công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu người Thái - bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Trang 19

Như vậy, rõ ràng nhân tố chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch và đến lượt mình du lịch thực sự là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới, hiểu hơn về giá trị văn hóa, giúp các dân tộc xích lại gần nhau hơn Và hơn hết, thông qua hoạt động du lịch quốc tế con người thể hiện khát vọng tạo lập và chung sống trong hòa bình.

2.7 Đường lối, chính sách

Trong những thập kỷ gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn chiếm vị trí quan trọng trên quy mô toàn cầu và ở nhiều quốc gia Thực tế cho thấy, ở mỗi địa phương, vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia du lịch có trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả cao hay không thì ngoài tài nguyên du lịch sẵn có, nhân tố quyết định là nhân tố con người và cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp cho sự phát triển du lịch Đường lối chính sách ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch một quốc gia hoặc một đơn vị hành chính cụ thể Ở các nước có ngành du lịch phát triển đứng hàng đầu thế giới là những nước có nhiều chính sách quan tâm đầu tư phát triển du lịch, có hệ thống văn bản pháp luật, quy phạm hoàn thiện làm hành lang pháp lý cũng như sự điều chỉnh linh hoạt để thích ứng trong những điều kiện, hoàn cảnh mới là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển

Cơ chế chính sách phát triển du lịch có tác động đến tất cả các hoạt động

du lịch từ khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch, đầu tư quy hoạch du lịch, các hoạt động kinh doanh du lịch Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt đọng du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được một

số nước ở Đông Nam Á từ thập niên 80 củ thế kỷ XX như Thái Lan, Malayxia, Xingapo… đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách phù hợp, đúng đắn, quan tâm đầu tư phát triển du lịch nên ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả về nhiều mặt Ngược lại, ở nhiều nước có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, đặc sắc thuận lợi cho phát triển du lịch song

Trang 20

do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp như Ấn Độ, Braxin… nên ngành du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng

2.8 Một số nhân tố khác

Ngoài các nhân tố trên thì tình hình thiên tai, dịch bệnh hay các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực và quốc tế… có tác động xấu đến sự phát triển du lịch Đặc biệt các nhân tố này xuất hiện ngoài dự tính và tầm kiểm soát của con người gây khó khăn không nhỏ đối với sự phát triển của ngành du lịch

Nó đe dọa đến sức khỏe, an toàn tính mạng, tâm lý hay khả năng tài chính của người dân, là vấn đề rất nhạy cảm với hoạt động du lịch, kìm hãm sự phát triển của du lịch ở một quốc gia, một vùng lãnh thổ

3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

*Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển và phân vùng du lịch

trên cả hai phương diện: số lượng, chất lượng của các loại hình và phương tiện giao thông vận tải Do đặc thù của hoạt động du lịch là sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định vì vậy nó phụ thuộc nhiều vào giao thông Chiều dài của mạng lưới giao thông vận tải chứng tỏ mức độ dễ hay khó trong việc tiếp cận điểm du lịch, số lượng phương tiện giao thông vận tải chứng tỏ khả năng vận chuyển hành khách Số lượng loại hình vận chuyển gia tăng sẽ làm cho hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và linh hoạt, có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của du khách Về mặt chất lượng vận chuyển cần xét đến 4 khía cạnh là tốc

độ, an toàn, tiện nghi và giá cả

- Tốc độ vận chuyển: việc tăng tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiệm thời gian đi lại và kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch

Trang 21

- Đảm bảo an toàn vận chuyển: ngày nay, sự tiến bộ kỹ thuật đã làm tăng tính an toàn trong vận chuyển hành khách và điều này sẽ thu hút được nhiều người tham gia vào hoạt động du lịch.

- Đảm bảo tiện nghi của các phương tiện vận chuyển nhằm làm vừa lòng hành khách

- Vận chuyển có giá rẻ: giá cước vận tải có xu hướng giảm, hợp lý thì nhiều tầng lớp nhân dân có thể tham gia vào hoạt động du lịch

Nhìn chung mỗi loại hình giao thông có những ưu điểm riêng nên có những ảnh hưởng nhất định phù hợp với địa điểm du lịch cũng như đối tượng du khách Đặc biệt sự phối hợp các loại phương tiện vận chuyển có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển du lịch ở cả mức độ quốc gia và quốc tế

* Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt

động du lịch, là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế Đối với hoạt động du lịch, thông tin liên lạc không những đảm nhận việc chuyển các tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng, các quốc gia mà còn đóng vai trò quan trong việc quảng bá du lịch Thông tin, hình ảnh của các điểm du lịch được quảng bá rộng khắp sẽ tạo một lực hút, kích thích nhu cầu của khách du lịch tiềm năng muốn khám phá vẻ đẹp và các giá trị của điểm du lịch đó Nhân tố này ngày càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là trong thời đại thông tin hiện nay

* Hệ thống điện, thiết bị xử lý cấp thoát nước, xử lý rác thải vừa góp phần tạo ra những điều kiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho du khách và các hoạt động

du lịch vừa tạo ra môi trường trong sạch hấp dẫn du khách

3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSVCKTDL) bao gồm toàn bộ các phương tiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch

CSVCKTDL là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra

và cung cấp các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách như lưu trú, ăn uống, đi

Trang 22

lại, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, mua sắm Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKTDL của mỗi vùng, mỗi quốc gia được xem như một trong những biểu hiện cho sự phát triển cũng như hiệu quả của việc khai thác tài nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động du lịch tại vùng, quốc gia đó Sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên du lịch và CSVCKTDL giúp cho sự hoạt động có hiệu quả của

cơ sở phục vụ du lịch, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm Chính vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý CSVCKT trên các vùng lãnh thổ

và là tiền đề căn bản để hình thành các trung tâm du lịch Ngược lại, cơ sở phục

vụ du lịch cũng có tác động nhất định tới mật độ sử dụng tài nguyên du lịch, giữ gìn bảo vệ chúng và đến lượt mình, CSVCKTDL lại có thể tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch

CSVCKTDL bao gồm nhiều thành phần với những chức năng và ý nghĩa khác nhau, bao gồm: cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp; các cơ sở thể thao; cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa và cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác Có 3 tiêu chí để đánh giá hiệu quả của CSVCKTDL đó là: Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch; Hiệu quả kinh tế tối ưu trong xây dựng và khai thác; Thuận tiện cho du khách

* Cơ sở phục vụ ăn uống lưu trú: là thành phần đặc trưng nhất trong toàn

bộ hệ thống CSVCKTDL gồm những công trình đặc biệt nhằm đảm bảo nơi ăn nghỉ và giải trí cho khách du lịch Đó là các cơ sở lưu trú du lịch xã hội, nhà hàng, khách sạn…

* Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp: đáp ứng về nhu cầu hàng hóa của

khách du lịch thông qua việc bày bán các mặt hàng đặc trưng của du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hóa khác

* Cơ sở thể thao: tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách, làm

tăng hiệu quả sử dụng của các cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch

* Cơ sở y tế: các cơ sở y tế nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp

dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch

Trang 23

* Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa phục vụ du lịch

nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hóa xã hội cho du khách cũng như giúp họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình Đó là các trung tâm văn hóa- thông tin, phòng chiếu phim, phòng triển lãm, câu lạc bộ, nhà hát…

* Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng dầu, thiết bị cấp

cứu, hiệu ảnh, bưu điện… là điều kiện bổ sung giúp cho du khách sử dụng triệt

để hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những thuận tiện khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du lịch

Như vậy, quá trình phát triển của ngành du lịch nói chung và tổ chức lãnh thổ du lịch nói riêng chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố khác nhau Du lịch chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi nhất định Trong số các nhân tố trên có những nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình thành nhu cầu du lịch và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có những nhân tố mang tính phổ biến nằm trong các mặt của đời sống xã hội và cũng có những điều kiện gắn liền với đặc điểm của từng khu vực địa lý Tuy nhiên tất cả các nhân tố này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành môi trường cho sự phát sinh, phát triển du lịch Mặt khác, bản thân sự có mặt, sự phát triển của du lịch cũng trở thành một nhân

tố của môi trường đó và do vậy nó có thể tác động hoặc tích cực hoặc ngược lại

Trang 24

Chương 2: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

Tổ chức lãnh thổ du lịch là một dạng của tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội

vì vậy cùng với sự phát triển của xã hội đã dần xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch Có ba hình thức chủ yếu: Hệ thống lãnh thổ du lịch; Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và Vùng du lịch trong đó vùng du lịch là hình thức có ý nghĩa hết sức quan trọng.

2.1 Hệ thống lãnh thổ du lịch

2.1.1 Một số quan niệm và đặc điểm của lãnh thổ du lịch

a, Một số quan niệm

- Theo I.I Pirogionhich trong cuốn Cơ sở địa lý và dịch vụ tham quan thì

“Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống kinh tế- xã hội bao gồm các yếu tố

có quan hệ tương hỗ với nhau như các luồng khách du lịch, tổng thể tự nhiên và tổng thể văn hóa, lịch sử, các công trình kỹ thuật, nhân viên phục vụ và cơ quan điều hành

Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo toàn vẹn về chức năng và lãnh thổ, có cả một loạt các chức năng chính là phục hồi, tái sản xuất mở rộng sức khỏe và khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người Về phương diện này, hệ thống lãnh thổ tương đương với các tổng thể lãnh thổ sản xuất, đồng thời cả với các hệ thống giao thông và các hệ thống định cư”

- Theo nhà khoa học du lịch Ngô Tất Hổ (Trung Quốc) trong cuốn Phát

triển và quản lý du lịch địa phương, Ông quan niệm: “Cấu tạo của hệ thống du

lịch gồm 4 bộ phận: hệ thống thị trường nguồn khách, hệ thống quá cảnh, hệ thống điểm đến và hệ thống bảo trợ Trong đó thị trường nguồn khách, hệ thống quá cảnh, hệ thống điểm đến du lịch hợp thành một hệ thống bên trong có kết cấu chặt chẽ Ngoài ra còn có các yếu tố như chính sách, chế độ, môi trường, nhân lực hợp thành một hệ thống bổ trợ Trong hệ thống bổ trợ này, Chính phủ

là một đơn vị đặc biệt quan trọng Ngoài ra cơ cấu giáo dục cũng là một bộ phận quan trọng Hệ thống bổ trợ không tồn tại độc lập mà phải dựa vào ba hệ thống kia, cùng ba hệ thống kia đồng thời phát huy tác dụng”

Trang 25

Như vậy, hai quan niệm trên có sự tương đồng về nội hàm, phản ánh đầy

đủ đặc điểm và các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của hệ thống lãnh thổ du

lịch, đồng thời cũng gần gũi với định nghĩa được đưa ra trong Từ điển Bách

khoa Địa lý- các khái niệm và thuật ngữ Theo đó: “Hệ thống lãnh thổ du lịch

thường được coi như là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu tố có quan

hệ qua lại mật thiết với nhau, đó là: nhóm người đi du lịch, các tổng thể tự nhiên, văn hóa DL, văn hóa lịch sử, các công trình kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lí Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ”

b, Đặc điểm

- Đặc tính về chức năng và lãnh thổ: hệ thống lãnh thổ địa lý như một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh thổ có sự lựa chọn các chắc năng nhất định Một trong những chức năng quan trọng được lựa chọn là phục hồi và tái sản xuất sức khỏe, khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người

- Là hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài

- Là một dạng đặc biệt của địa hệ thống mang tính chất hỗn hợp, nghĩa là

có đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều loại quy luật cơ bản

2.1.2 Cấu trúc bên trong của hệ thống lãnh thổ du lịch

a, Cấu trúc

Xét trên quan điểm hệ thống, HTLTDL được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau Đó là các phân hệ khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hoá; công trình kỹ thuật, cán bộ phục vụ và điều khiển

+ Phân hệ khách du lịch: đóng vai trò trung tâm, quyết định những yêu

cầu đối với các thành phần khác của hệ thống, bởi vì các thành phần này phụ thuộc vào đặc điểm (xã hội - nhân khẩu, dân tộc…) của khách du lịch Các đặc trưng của phân hệ khách du lịch là lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa, tính

đa dạng của các luồng khách du lịch Các đặc điểm cần quan tâm ở phân hệ này là: Số lượng khách (khách nội địa, khách quốc tế); Số ngày lưu trú bình quân;

Trang 26

Chi tiêu bình quân của du khách; Thị trường khách; Tâm lý du khách Phân hệ khách du lịch quyết định sự hoạt động của các thành phần khác trong hệ thống.

+ Phân hệ tổng thể tự nhiên - lịch sử - văn hoá: tham gia hệ thống với tư

cách là tài nguyên, là một trong những cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được

sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành

hệ thống Tổng thể này có sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp, tính ổn định và tính hấp dẫn Nó đặc trưng bởi lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác Vì vậy,số lượng, chất lượng tài nguyên, sự phân bố và khả năng kết hợp tài nguyên theo lãnh thổ, khả năng khai thác, sức chứa du lịch, là các chỉ tiêu cần quan tâm khi hình thành sản phẩm du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch

+ Phân hệ công trình kỹ thuật: đảm bảo cuộc sống bình thường cho du

khách, cho nhân viên phục vụ (đáp ứng việc ăn, ở, đi lại), và các nhu cầu giải trí đặc biệt là chữa bệnh, tham quan, du lịch Toàn bộ công trình kỹ thuật tạo nên

cơ sở hạ tầng của du lịch Nét đặc trưng của phân hệ là sức chứa, tính đa dạng, tính hấp dẫn, mức độ chuẩn bị khai thác Cùng với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật góp phần tạo nên sản phẩm, dịch vụ du lịch Số lượng, chất lượng,

sự phân bố các cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ

du lịch và tạo điều kiện để phục vụ tốt phân hệ khách, đảm bảo toàn bộ hệ thống tồn tại và phát triển bình thường

+ Phân hệ cán bộ phục vụ: hoàn thành chức năng dịch vụ cho khách, đảm

bảo các công trình kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật hoạt động bình thường Đặc trưng của phân hệ này và mức độ hoàn thành chức năng của nó phụ thuộc vào số lượng, trình độ chuyên môn - nghề nghiệp, phẩm chất của đội ngũ cán bộ nhân viên, mức độ đảm bảo lực lượng lao động Các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng,

sự phân bố của đội ngũ nhân viên có ảnh hưởng đến hoạt động của một khu vực

du lịch Cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật, phân hệ cán bộ phục vụ đóng góp phần quan trọng tạo nên sự hài lòng của du khách

+ Phân hệ cơ quan điều khiển: có nhiệm vụ giữ cho toàn bộ hệ thống nói

chung và từng phân hệ nói riêng hoạt động tối ưu Đây là phân hệ có ảnh hưởng

Trang 27

trực tiếp đến tất cả các phân hệ trong hệ thống thông qua bộ máy tổ chức quản

lý, hệ thống những quy định, chế tài và cách thức quản lý

Toàn bộ các phân hệ và mối liên hệ của chúng được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch của Buchovarop

b, Mối liên hệ giữa các phân hệ trong hệ thống

* Mối quan hệ giữa phân hệ khách và các phân hệ khác được mô tả thông qua những hoạt động du lịch và qua tính lựa chọn cấu trúc không gian và thời gian của hệ thống.

- Mối quan hệ giữa phân hệ khách với tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử được xác định bởi sự lựa chọn của các nhóm du khách với đặc điểm kinh tế- xã hội và nghề nghiệp khác nhau Chúng được phản ánh bằng sự hấp dẫn, sức chứa,

độ bền vững, độ thích hợp Nếu tập trung một lượng du khách quá lớn trên một lãnh thổ có quy mô nhỏ, không những dẫn tới sự hủy hoại tổng thể tự nhiên mà còn gây ra áp lực với du khách Vì vậy, phải xác định mức độ chịu tải với tổng thể tự nhiên, phải lựa chọn những hoạt động du lịch không gây tổn thất cho cân bằng sinh thái và khả năng phục hồi của cảnh quan tự nhiên và văn hóa- xã hội

Sự thích hợp của của tổng thể du lịch và khách du lịch phản ánh thông qua những điều kiện thuận lợi thích hợp với trạng thái sức khỏe của du khách Hơn nữa, tính hấp dẫn của tổng thể tự nhiên và văn hóa, lịch sử tới du khách thể hiện

Trang 28

ở sự kỳ thú, tính độc đáo (tần số lặp lại hay không bao giờ lặp lại của đối tượng

và hiện tượng)

- Mối quan hệ giữa du khách với các công trình kỹ thuật và nhân viên phục vụ Các nhóm du khách không giống nhau về thành phần và lãnh thổ đi và đến do đó họ đòi hỏi những kiểu công trình và lãnh thổ tương ứng đồng thời đòi hỏi ở nhân viên phục vụ có trình độ và chất lượng phù hợp với nhu cầu

- Mối quan hệ giữa du khách với bộ máy tổ chức quản lý du lịch Mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch có bộ máy tổ chức với chất lượng nhân lực tốt, có cơ cấu phù hợp, cùng với cách tổ chức quản lý đồng bộ, hiệu quả sẽ góp phần quan trọng để tạo cho hoạt động du lịch có hiệu quả, tạo ra môi trường hấp dẫn du khách

* Mối quan hệ giữa tổng thể tự nhiên, văn hóa- xã hội với các phân

hệ khác.

Tổng thể tự nhiên, văn hóa, khách du lịch, cán bộ phục vụ có tác động đến chất lượng đến chất lượng và quy mô phân bố của phân hệ các công trình kỹ thuật Do vậy, các hoạt động kỹ thuật thuộc dịch vụ du lịch cần phải mang tính sinh thái để không gây ra những sự hủy diệt các giá trị quý báu của tự nhiên, văn hóa, lịch sử với du lịch Mối quan hệ này còn thể hiện ở tài nguyên du lịch quy định về quy mô, kiểu dáng và các đặc điểm kỹ thuật của các điểm du lịch

* Tổng thể tự nhiên ảnh hưởng đến cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Tài nguyên du lịch thông qua cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ ảnh hưởng tới đặc điểm và số lượng của phân hệ cán bộ phục vụ Tại những hệ thống lãnh thổ phát triển du lịch có diện tích, có giá trị du lịch với mật độ và chất lượng tài nguyên du lịch cao sẽ có khả năng thu hút một số lượng du khách lưu trú, tham quan lớn dẫn đến cần số lượng nhân viên phục vụ đông Tài nguyên du lịch còn quy định đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên Ví dụ những

hệ thống lãnh thổ du lịch có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đặc sắc thì đội ngũ nhân viên phải có am hiểu sâu sắc về những kiến thức văn hóa lịch sử và văn hóa du lịch nhiều hơn trong khi tại các vườn quốc gia thì đòi hỏi

Trang 29

nhiều về kiến thức sinh thái và du lịch sinh thái Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch còn có mối quan hệ với bộ máy tổ chức quản lý điều hành du lịch.

* Mối quan hệ giữa phân hệ công trình kỹ thuật và kết cấu hạ tầng với các phân hệ khác.

- Phân hệ công trình kỹ thuật ngoài mối quan hệ với khách du lịch và tài nguyên du lịch còn có mối quan hệ với phân hệ cán bộ phục vụ du lịch Số lượng, chất lượng và đặc điểm kỹ thuật khác nhau của các công trình kỹ thuật đã dẫn đến số lượng và chất lượng đội ngũ nhân viên khác nhau Ở những điểm, khu du lịch có các cơ sở lưu trú ăn uống đạt tiêu chuẩn quốc tế xếp hạng cao đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất cao

- Phân hệ công trình kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với bộ máy

tổ chức quản lý du lịch, đồng thời bộ máy tổ chức quản lý du lịch còn có mối quan hệ chặt chẽ với đội ngũ cán bộ nhân viên

Như vậy, trong hệ thống lãnh thổ du lịch bao gồm nhiều phân hệ, các phân hệ có vai trò riêng, nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau và có quan hệ với môi trường và các điều kiện phát sinh cũng như với các hệ thống khác (hệ thống lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nói chung) Nếu một trong các phân hệ thay đổi sẽ dẫn đến các phân hệ khác cũng thay đổi theo và làm thay đổi toàn bộ hệ thống lãnh thổ du lịch

2.2 Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch

a, Khái niệm:

Theo E.A.Kotliarov 1978 thì “Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng được liên kết với nhau bằng các mối liên hệ kinh tế, sản xuất và cùng sử dụng chung vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế của lãnh thổ” Thể tổng hợp lãnh thổ

du lịch bắt nguồn từ học thuyết về các thể tổng hợp về các thể tổng hợp sản xuất- lãnh thổ do N.N Koloxovxki đưa ra từ những năm 40 của thế ký XX Về

cơ bản, nó được hiểu như khái niệm để chỉ một thể tổng hợp từ cấp lớn nhất đến cấp nhỏ nhất

b, Các giai đoạn hình thành thể tổng hợp lãnh thổ du lịch

Trang 30

Có ba giai đoạn hình thành thể tổng hợp lãnh thố du lịch:

Giai đoạn đầu tiên chỉ là một cách tập trung đơn giản các cơ sở, xí nghiệp

du lịch dựa trên tài nguyên du lịch sẵn có của một địa điểm

Giai đoạn thứ hai là phát triển các cơ sở du lịch theo hướng chuyên môn

hóa và tập trung các cơ sở du lịch theo dấu hiệu ngành và lãnh thổ Ở giai đoạn này các cơ sở xí nghiệp du lịch không còn đơn thuần là khai thác trực tiếp tài nguyên du lịch mà đã có sự kết hợp với phân hệ cơ sở vật chất kỹ thuật, phân hệ cán bộ phục vụ và điều khiển để tạo ra sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch

Giai đoạn cuối cùng hình thành cấu trúc lãnh thổ của thể tổng hợp, các cơ

sở du lịch, các xí nghiệp du lịch ngoài các mối liên hệ chặt chẽ với nhau còn có mối liên hệ kinh tế sản xuất khác trong lãnh thổ

2.3 Vùng du lịch

a, Quan niệm vùng du lịch

Vùng du lịch bao gồm hai thành phần tương hỗ là hệ thống lãnh thổ du lịch và không gian kinh tế- xã hội bao quanh đảm bảo cho hoạt động hữu hiệu của nó Như vậy, vùng du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch không đồng nhất, bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường nuôi dưỡng nó, do vậy có nhiều quan niệm về vùng du lịch

Theo Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam

(1995- 2010) thì vùng du lịch được quan niệm như sau: “Vùng du lịch là một hệ

thống lãnh thổ kinh tế xã hội bao gồm tập hợp các lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có quan hệ với nhau và các cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của các lãnh thổ du lịch”

Theo E.A Kôlliarop (1978): “vùng du lịch được hiểu là một lãnh thổ hoàn chỉnh với sự kết hợp các điều kiện, đối tượng và chuyên môn hóa du lịch; không chỉ là lãnh thỏ có thể chữa bệnh, nghỉ ngơi – du lịch mà còn là một cơ chế kinh

tế, hành chính phức tạp; có các xí nghiệp nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, xây dựng và các cơ sở văn hóa Vùng du lịch được hình thành do phân công lao động theo lãnh thổ trong lĩnh vực phi sản xuất”

Trang 31

Theo quan niệm của N.X.Mironico và I.T Tirodokholebok (1981): “vùng

du lịch là một cộng đồng lãnh thổ của các xí nghiệp du lịch chuyên môn hóa phục vụ du khách có quan hệ về mặt kinh tế nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách trên cơ sở sử dụng tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử hiện có và các điều kiện kinh tế của lãnh thổ”

Theo định nghĩa của V.P Xtauxkas: “Vùng du lịch là một vùng lãnh thổ

mà ở đó chức năng tổ chức du lịch hay chữa bệnh trở thành một chức năng cạnh tranh với một hình thức sử dụng lãnh thổ khác, nơi mà chức năng này đóng hoặc

sẽ đóng vai trò chủ đạo”

Theo I.I.Pirojinik (1985) “vùng du lịch là toàn bộ các hệ thống lãnh thổ

du lịch thuộc tất cả cấp, các kiểu và các cơ sở cấu trúc thượng tầng đảm bảo chức năng của hệ thống lãnh thổ du lịch và có đặc điểm chung của ngành chuyên môn hóa du lịch và những điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển du lịch”

Có thể thấy có nhiều quan niệm về vùng du lịch, mỗi quan niệm có những

ưu nhược điểm nhất định nhưng sau khi xem xét và phân tích, chúng tôi thấy

quan niệm về vùng du lịch của I.I.Pirojinik và quan niệm trong Báo cáo tóm tắt

quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (1995- 2010) về nội hàm có

nhiều đặc điểm giống nhau, phản ánh khách quan và xác thực về đặc điểm, đảm

bảo tính chất đày đủ và hợp lý của vùng du lịch Như vậy, vùng du lịch là hệ

thống lãnh thổ kinh tế xã hội, một tập hợp của các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có chung chuyên môn hóa và các điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển du lịch.

Trên quan điểm hệ thống, có thể coi vùng du lịch như một tập hợp các hệ thống lãnh thổ được tạo bởi 2 yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau: hệ thống lãnh thổ du lịch và không gian kinh tế - xã hội xung quanh nhằm đảm bảo cho cả hệ thống hoạt động có hiệu quả Mối quan hệ giữa các yếu tố tạo thành hệ thống lãnh thổ du lịch mang tính chất liên hệ công nghệ có tác dụng thực hiện đầy đủ các khâu công nghệ của quá trình du lịch Còn các mối liên hệ của hệ

Trang 32

thống lãnh thổ du lịch với không gian kinh tế - xã hội xung quanh là mối liên hệ kinh tế.

Hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân tạo nên vùng du lịch Từ hạt nhân này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển vùng du lịch trong mối liên

hệ với môi trường kinh tế- xã hoi, chính trị Vì vậy hệ thống lãnh thổ du lịch và vùng du lịch là các khái niệm rất gần gũi với nhau, đồng thời lại có những khác biệt cơ bản Nói một cách chung nhất, sự khác biệt giữa chúng là ở chỗ hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân của vùng du lịch Các yếu tố của môi trường “nuôi dưỡng” hạt nhân, giúp nó hoạt động và cùng với bản thân hạt nhân trở thành vùng du lịch

- Tính cấp bậc: Mỗi vùng du lịch có vị trí được xác định trong không

gian, có quy mô lãnh thổ, nguồn tài nguyên, nhu cầu du lịch, dân cư, lực lượng sản xuất nhất định, thuộc hệ thống phân vị nhất định, có vị trí nhất định trong hệ thống phân vùng cả nước

- Tính đặc thù: Mỗi vùng du lịch đều có những đặc điểm về điều kiện tự

nhiên, nguồn tài nguyên, điều kiện kinh tế xã hội riêng nên ảnh hưởng đến việc

tổ chức sản xuất lãnh thổ du lịch khác nhau, hình thành nên những ngành chuyên môn hóa riêng

- Tính tổ chức: Vùng du lịch là hệ thống kinh tế xã hội và toàn bộ hệ

thống du lịch nên việc phân vùng, định hướng sự phát triển ngành du lịch của vùng phải hòa nhập với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng

- Tính tổng hợp: Bên cạnh những tiềm năng du lịch mang tính đặc sắc để

phát triển những ngành chuyên môn hóa, các vùng du lịch thường có nhiều nguồn lực và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều loại hình du lịch

Trang 33

Dựa trên các đặc điểm trên, vùng du lịch có thể được phân chia theo nhiều cấp bậc như vùng du lịch lớn, vùng du lịch cấp II, vùng chuyên môn hóa…

Qua phân tích, có thể thấy mỗi hình thức có quá trình hình thành và phát triển riêng, có các đặc trưng riêng nhưng giữa các hình thức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.Và nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch

1 Khái quát chung

Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ du lịch trong phân vùng luôn là đề tài gây nhiều tranh luận Hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại nhiều cách phân vị khác nhau

Trong điều kiện của Liên Xô (cũ), E.A Kotliarov (1978) đề nghị hệ thống phân vị 4 cấp: nước cộng hòa (vùng, biên khu, tỉnh) – vùng du lịch – địa phương

cơ bản (1973) M.Buchvarov (1982) xây dựng hệ thống phân vị 5 cấp: điểm du lịch – hạt nhân du lịch – tiểu vùng – á vùng – vùng du lịch

Từ nhiều kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể đưa ra 1 hệ thống phân vi 5 cấp, phù hợp với nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, bao gồm: điểm du lịch – trung tâm du lịch – tiểu vùng du lịch – á vùng du lịch – vùng du lịch

2 Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam

2.1 Điểm du lịch

2.1.1 Khái niệm

Theo nghĩa chung nhất, điểm du lịch là những chỗ hoặc cơ sở mà khách

du lịch hướng đến và lưu trú, điểm du lịch có thể là những chỗ không có dân cư

Trang 34

Trong kinh tế du lịch, điểm du lịch là một nơi, một vùng hay một đất nước

có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên

Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên du lịch nào đó (tự nhiên, văn hóa – lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục

vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở mức quy mô nhỏ Vì thế, điểm du lịch được chia làm 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng (điểm du lịch) Điểm tài nguyên là nơi mà ở đó có một hay nhiều nguồn tài nguyên (tự nhiên cũng như nhân văn) có sức hấp dẫn với du khách song chưa được tổ chức khai thác Điểm chức năng (điểm du lịch) là nơi có tổ chức khai thác để phục vụ khách du lịch Điểm tài nguyên có thể chưa phải là điểm du lịch, song nó có thể trở thành điểm

du lịch khi có việc tổ chức khai thác Ngược lại, điểm du lịch có thể trở thành điểm tài nguyên khi sản phẩm du lịch đi vào giai đoạn thoái trào, hoạt động kinh doanh du lịch ngưng trệ

Thời gian lưu lại của khách du lịch ở điểm du lịch tương đối ngắn (không quá 1 – 2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một số trường hợp ngoại

lệ (ví dụ điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nghỉ dưỡng,…)

Các điểm du lịch thường được nối với nhau bằng các tuyến du lịch Các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng)

2.1.3 Phân loại điểm du lịch

Điểm du lịch có thể chia làm 4 nhóm: điểm du lịch thiên nhiên, điểm du lịch văn hóa, điểm du lịch đô thị và điểm du lịch đầu mối giao thông vận tải

Trang 35

Điểm du lịch thiên nhiên: gồm những điểm du lịch mà hoạt động của nó

chủ yếu dựa vào việc khai thác giá trị các tài nguyên du lịch tự nhiên Đối với những vùng có nguồn tài nguyên này, người ta thường tổ chức xây dựng các trung tâm điều dưỡng và thể thao

Điểm du lịch văn hóa: là những điểm du lịch phát triển các thể loại du lịch

văn hóa (các trung tâm lịch sử, trung tâm khoa học, trung tâm nghệ thuật, trung tâm văn hóa,…)

Trung tâm lịch sử là những nơi có công trình được xây dựng từ xa xưa

Đó là những thành phố cổ, đô thị hoặc làng cổ Đây là những nơi vân còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như kiến trúc nhà ở, các công trình tôn giáo tín ngưỡng,…

Trung tâm khoa học: có nhiều cơ sở dạy học nổi tiếng như các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học, thư viện, bảo tàng… Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Bảo tàng Dân tộc học,… là những nơi hấp dẫn khách du lịch rất lớn

Điểm du lịch dựa trên các sinh hoạt văn hóa là các địa phương có lối sống truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc Tại những nơi này thường tổ chức các buổi vũ hội tập quán ca nhạc, dân gian, bale, khiêu vũ… để thu hút khách Ví dụ: SaPa với chợ tình, Mai Châu với các vũ điệu dân tộc… là những hình ảnh

mà du khách có được sau các chuyến đi

Điểm du lịch tôn giáo: là những nơi nổi tiếng với các trung tâm tôn giáo của thế giới Nơi đây có thể có những vật từ cổ xưa có ý nghĩa tôn giáo hoặc mang màu sắc tôn giáo

Điểm du lịch đô thị: gồm các điểm du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển các

loại hình du lịch liên quan đến các nhân tố kinh tế và chính trị Đó là các đô thị, các trung tâm kinh tế và chính trị của thế giới, quốc gia hay khu vực

Điểm du lịch đầu mối giao thông: như nơi có ga xe lửa, cảng sân bay, nơi

giao cắt cảu các trục đường lớn thường trở thành nơi dừng chân tạm thời của du khách Tại các đầu mối giao thông này thường có các hệ thống lưu trú đặc trưng nằm trong cơ cấu của ngành giao thông vận tải như khách sạn ga, cửa hàng ăn

và chỗ vui chơi giải trí, cửa hàng lưu niệm, tạp hóa,… của nhà ga

Trang 36

Theo cách phân loại trên, điểm du lịch thường được phân loại theo tính chất của tài nguyên du lịch Trong thực tế, các nhân tố này có những ảnh hưởng đồng thời, không tách rời nhau do vậy ít gặp các cơ sở trung tâm du lịch nàm thuộc đơn thuận một loại điểm du lịch Ví dụ: thủ đô Hà Nội thu hút nhiều khách du lịch trước hết là vì đó là trung tâm chính trị, thứ hai là trung tâm kinh

tế và thứ ba là trung tâm văn hóa,… của nước ta

Có thể chia điểm du lịch theo ý nghĩa của nó: có 2 loại điểm du lịch có ý

nghĩa hạn chế và điểm du lịch có ý nghĩa tuyệt đối Điểm du lịch hạn chế là

những điểm du lịch có sức hút đối với dố người hạn chế ở một vài địa phương, một vài vùng hay đất nước Điểm du lịch có ý nghĩa tuyệt đối là điểm du lịch thu hút số lượng không hạn chế khách du lịch

3.1.4 Điều kiện và nhân tố hình thành điểm du lịch

Những điều kiện cần thiết phải thỏa mãn để hình thành điểm du lịch

- Phải có điều kiện tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, độc đáo và có sức hấp dẫn với khách du lịch

- Phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh cần thiết

- Phải đươc xây dựng tốt, có lối đi lại thuận tiện và luôn được duy trì tốt

- Phải có cơ sở lưu trú như khách sạn, motel, nhà nghỉ, camping, bungalow

- Phải có cửa hàng và các quầy bán hàng, đặc biệt hàng thực phẩm

- Phải được trang bị đa dạng và đầy đủ như nơi tập luyện trang thiết bị y tế, nơi chơi thể thao, bể bơi,…

Thực tế, điểm du lịch được hình thành dưới tác động của ba nhóm nhân

tố, những nhóm nhân tố đó quyết định vai trò và sự phát triển của điểm du lịch Những nhân tố đó là:

- Nhóm nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của điểm du lịch: Vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, các nhân tố kinh tế, xã hội và chính trị (không khí chính trị hòa bình, chính sách nhà nước, tiến bộ khoa học công nghệ, chất lượng dịch vụ, quảng cáo du lịch,…)

- Nhóm nhân tố đảm bảo giao thông cho khách đến điểm du lịch (điều kiện đã và có khả năng xây dựng, phát triển mạng lưới và phương tiện giao thông khác nhau)

Trang 37

- Nhóm nhân tố liên quan đến việc đảm bảo cho khách lưu lại ở điểm

du lịch Đó là các cơ sở ăn uống (cửa hàng ăn uống, điểm tâm, giải khát, các nhà

ăn, tiệm uống,…), các cơ sở lưu trú (hotel, motel, camping,…), các cơ sở phục

vụ vui chơi giải trí

Nhóm nhân tố thứ nhất thể hiện sức hấp dẫn của điểm du lịch Nhóm nhân

tố thứ hai và thứ ba có ý nghĩa quyết định cho việc hình thành điểm du lịch vì chúng tạo ra khả năng cho việc đi đến và lưu lại ở điểm du lịch

3.1.5 Xác định vị trí điểm du lịch

Thoạt nhìn, vị trí điểm du lịch được xác định chủ yếu dựa trên điều kiện

tự nhiên Tuy nhiên, các nhân tố kinh tế xã hội lại có vai trò quan trọng hơn rất nhiều Ví dụ: trên thế giới có rất nhiều nơi có biển, có núi, có nguồn nước khoáng,… sức hấp dẫn của chúng ngang nhau nhưng mức độ sử dụng ở những nơi đó lại khác xa nhau

Ngày nay, với sự phát triển mạnh của các phương tiện giao thông xông cộng, số các điểm du lịch mới xuất hiện ngày càng nhiều

2.2 Trung tâm du lịch

Trung tâm du lich là một cấp hết sức quan trọng Về đại thể, đó là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại, nơi có nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác mạnh mẽ, có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng thu hút khách, đón khách, lưu khách ở mức độ cao Cụ thể:

- Trên lãnh thổ trung tâm du lịch có nhiều điểm du lịch, mật độ điểm du lịch tương đối dài

- Nguồn tài nguyên du lịch có thể không thật đa dạng về loại hình nhưng phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách du lịch, được khai thác một cách cao độ

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phong phú để đón, phục vụ và lưu khách trong thời gian dài

- Có quy mô nhất định về diện tích (có thể tương đương với một tỉnh) ở đó bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh

Trang 38

-Có khả năng tạo vùng du lịch rất cao.Về cơ bản, trung tâm du lịch là một

hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt có khả năng tạo vùng rất cao Có thể nói trung tâm du lịch là hạt nhân của vùng du lịch, là các cực để thu hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi tác động của vùng Trung tâm du lịch là cấp hết sức quan trọng trong hệ thống phân vị (nước ta có 2 trung tâm du lịch: trung tâm du lịch Hà Nội

và trung tâm du lịch TP.Hồ Chí Minh)

2.3 Tiểu vùng du lịch

Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và trung tâm

du lịch (nếu có) có nguồn tài nguyên đa dạng Cụ thể:

Trong tiểu vùng du lịch có thể có nhiều điểm du lịch, nhiều trung tâm du lịch kết hợp với nhau

- Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một vài tỉnh Nhưng

sự giao động về diện tích giữa các tiểu vùng có khác nhau

- Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng

và đa dạng về chủng loại Trong thực tế, ở nước ta có thể phân biệt hai loại tiểu vùng du lịch: tiểu vùng du lịch đã hình thành và tiểu vùng du lịch đang hình thành (tiểu vùng du lịch tiềm năng) ở nước ta có 11 tiểu vùng du lịch

Giữa hai loại tiểu vùng du lịch có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển Loại tiểu vùng thứ nhất tập trung nhiều tài nguyên và được khai thác mạnh

mẽ Loại hình thứ hai có thể có tài nguyên, song do những lí do nhất định, tiềm năng chưa có điều kiện để trở thành hiện thực

2.4 Á vùng du lịch

- Á vùng du lịch là tập hợp các điểm, các trung tâm, tiểu vùng du lịch (nếu có) thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn và quy mô lãnh thổ rộng hơn

- Á vùng du lịch bao gồm những địa phương không có các điểm tài nguyên du lịch, nên các mối quan hệ trong á vùng thường đa dạng hơn

- Trong á vùng du lịch thường có nhiều loại tài nguyên Trong chừng mực nhất định chuyên môn hóa đã bắt đầu được thể hiện, mặc dù có thể chưa đậm nét

Sự hình thành và phát triển của á vùng du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Trang 39

- Trong một số vùng du lịch, sự phân hoá lãnh thổ chưa dẫn đến sự hìh thành á vùng du lịch Hệ thống phân vị lúc này chỉ còn 4 cấp: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, vùng du lịch

2.5 Vùng du lịch

2.5.1 Khái niệm

Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị Đó là một kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng

Nói cách khác, vùng du lịch là một tổng thể thống nhất của các đối tượng

và hiện tượng tự nhiên, nhân văn - xã hội … bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch

và môi trường kinh tế - xã hội bao quanh với chuyên môn hoá nhất định trong lĩnh vực du lịch

2.5.2 Đặc điểm

- Chuyên môn hoá chính là bản sắc của vùng du lịch, nó làm cho vùng này khác hẳn với vùng khác ở nước ta, tính chuyên môn hoá của các vùng du lịch còn đang trong quá trình hình thành nên chưa thể hiện rõ nét

- Các mối lien hệ nội, ngoại vùng đa dạng dựa trên nguồn tài nguyên, cơ

sở hạ tầng và cơ sở vật chất- kĩ thuật sẵn có của vùng Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh Ngoài ra, với hoạt động du lịch mạnh mẽ, nó còn bao chiếm cả các khu vực không du lịch ( điểm dân cư, các khu vực không có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch)

- Cũng như các tiểu vùng, người ta chia ra thành vùng du lịch đang hình thành ( vùng du lịch tiềm năng ) và vùng du lịch đã hình thành ( vùng du lịch thực

tế ) Ở nước ta, có thể có tiểu vùng du lịch thực tế và tiểu vùng du lịch tiềm năng Song trên bình diện vùng du lịch, chúng ta chưa có vùng du lịch đã hình thành Vì vậy, vùng du lịch Việt Nam là vùng du lịch đang hình thành Quan niệm này phù hợp với thực tế khách quan đang diễn ra ở nước ta về phương diện du lịch Chỉ có trên cơ sỏ quan niệm như vậy thì mới có thể cắt nghĩa một số hiện tượng rất khó lí giải trong thực tế sinh động và đa dạng của hoạt động du lịch

Trang 40

Vùng du lịch là một thực thể khách quan, tồn tại ngoài ý muốn của con người Nói như vậy không có nghĩa là con người không cóa vai trò gì trong việc hình thành và phát triển các vùng Con người thông qua công tác phân vùng du lịch, có thể thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các vùng du lịch nếu như việc nghiên cứu của họ tôn trọng các quy luật và thực tế khách quan Ngược lai, nếu nghiên cứu hoàn toàn chủ quan, không chú ý đến thực tế khách quan thì họ sẽ phải trả giá đắt cho hoạt động của mình.

2.6 Vùng du lịch và vấn đề phân vùng du lịch

2.6.1 Vùng du lịch

Có nhiều quan niệm về vùng du lịch

- Theo E.A.Koliarov (1978), vùng du lịch được hiểu là: một lãnh thổ hoàn chỉnh với sự kết hợp các điều kiện, đối tượng và chuyên môn hóa du lịch; không chỉ là lãnh thổ để chữa bệnh, nghỉ ngơi, du lịch mà còn là một cơ chế kinh tế, hành chính phức tạp; có các xí nghiệp nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, xây dựng và các cơ sở văn hóa; hình thành do phân công lao động theo lãnh thổ trong lĩnh vực phi sản xuất

- Theo N.X Mironeko và I.T Tirođokholebok (1981), vùng du lịch là một cộng đồng lãnh thổ của các xí nghiệp du lịch chuyên môn hóa phục vụ du khách

có quan hệ về mặt kinh tế nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách trên cơ sở

sử dụng tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử hiện có và các điều kiện kinh tế của lãnh thổ

- Quan niệm của I.I Pirojnik (1985) được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay nhờ tính đầy đủ và hợp lí của nó Theo ông, vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội, một tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có chung chuyên môn hoá và các điều kiện kinh tế xã hội để phát triển du lịch

Theo quan điểm hệ thống, có thể hiểu vùng du lịch là một tập hợp hệ thống lãnh thổ tạo nên bởi hai yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau: hệ thống

Ngày đăng: 04/08/2014, 08:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Vị trí tổ chức lãnh thổ du lịch trong tổ chức lãnh thổ xã hội - tổ chức lãnh thổ du lịch
Sơ đồ 1.1 Vị trí tổ chức lãnh thổ du lịch trong tổ chức lãnh thổ xã hội (Trang 5)
Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch của Buchovarop - tổ chức lãnh thổ du lịch
Sơ đồ h ệ thống lãnh thổ du lịch của Buchovarop (Trang 27)
Hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp do các hiện tượng giao - tổ chức lãnh thổ du lịch
Hình th ành và phát triển trên một địa bàn phức tạp do các hiện tượng giao (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w