Sụp đổ tài chính và khủng hoảng nợ

52 312 0
Sụp đổ tài chính và khủng hoảng nợ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những sự kiện lịch sử phát triển gần đây về nợ công cùng với các dữ liệu hiện tại về nợ nước ngoài cho phép phân tích sâu hơn về chu kì cơ bản của chuỗi nợ và khủng hoảng ngân hàng. Các bằng chứng xác nhận có sự liên quan chặt chẽ giữa khủng hoảng ngân hàng và nợ chính phủ trong lịch sử kinh tế của các nước phát triển, đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi là giống nhau. Trọng tâm của sự phân tích này là ba giả thuyết liên quan với mức độ tổng hợp toàn Thế giới và trên cơ sở mỗi quốc gia. Đầu tiên, sự tăng nhanh của nợ tư là “tiền đề” định kỳ của khủng hoảng ngân hàng; chính phủ cũng đã tác động một phần vào thời kỳ bùng nổ của việc vay nợ này. Thứ hai, khủng hoảng ngân hàng (kể cả trong nước và những khủng hoảng xuất phát từ các trung tâm tài chính) thường xảy ra trước hoặc đi kèm với khủng hoảng nợ chính phủ (chủ yếu về trái phiếu). Trên thực tế, chúng tôi thấy được khủng hoảng ngân hàng đã giúp dự đoán khủng hoảng nợ công. Thứ ba, việc vay nợ công tăng nhanh rõ rệt dẫn đến khủng hoảng nợ công; chính phủ thường có các khoản “nợ ẩn” vượt xa mức giới hạn an toàn của nợ nước ngoài. Các khoản nợ ngầm này cũng bao gồm cả nợ công trong nước (trước tài liệu của chúng tôi, điều này hầu hết chưa được ghi chép gì).

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI (FROM FINANCIAL CRASH TO DEBT CRISIS) MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA THÀNH VIÊN NHÓM: Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI (FROM FINANCIAL CRASH TO DEBT CRISIS) MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA THÀNH VIÊN NHÓM: 1. Phạm Thị Khánh Dư TC6 2. Nguyễn Thị Thu Yến TC6 3. Phan Thị Đài Trang TC3 4. Ngô Thị Ngọc Diễm TC6 5. Phan Thị Diễm Hương TC6 6. Vũ Viễn Phương TC5 7. Lê Thị Mỹ Loan QT4 8. Phạm Ngọc Hải TC5 2 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ TÓM TẮT Những sự kiện lịch sử phát triển gần đây về nợ công cùng với các dữ liệu hiện tại về nợ nước ngoài cho phép phân tích sâu hơn về chu kì cơ bản của chuỗi nợ và khủng hoảng ngân hàng. Các bằng chứng xác nhận có sự liên quan chặt chẽ giữa khủng hoảng ngân hàng và nợ chính phủ trong lịch sử kinh tế của các nước phát triển, đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi là giống nhau. Trọng tâm của sự phân tích này là ba giả thuyết liên quan với mức độ tổng hợp toàn Thế giới và trên cơ sở mỗi quốc gia. Đầu tiên, sự tăng nhanh của nợ tư là “tiền đề” định kỳ của khủng hoảng ngân hàng; chính phủ cũng đã tác động một phần vào thời kỳ bùng nổ của việc vay nợ này. Thứ hai, khủng hoảng ngân hàng (kể cả trong nước và những khủng hoảng xuất phát từ các trung tâm tài chính) thường xảy ra trước hoặc đi kèm với khủng hoảng nợ chính phủ (chủ yếu về trái phiếu). Trên thực tế, chúng tôi thấy được khủng hoảng ngân hàng đã giúp dự đoán khủng hoảng nợ công. Thứ ba, việc vay nợ công tăng nhanh rõ rệt dẫn đến khủng hoảng nợ công; chính phủ thường có các khoản “nợ ẩn” vượt xa mức giới hạn an toàn của nợ nước ngoài. Các khoản nợ ngầm này cũng bao gồm cả nợ công trong nước (trước tài liệu của chúng tôi, điều này hầu hết chưa được ghi chép gì). 3 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ I. GIỚI THIỆU Thật không may, các nhà kinh tế có xu hướng xem xét những sự kiện gần đây qua một góc nhìn hẹp được cung cấp bởi các tập hợp dữ liệu tiêu chuẩn. Điều đáng lo lắng là rất nhiều phân tích xuyên quốc gia về khủng hoảng tài chính đã dựa trên dữ liệu nợ và vỡ nợ chỉ lấy từ năm 1980 trở lại đây, khi mà các chu kỳ cơ bản có thể kéo dài đến nửa thế kỷ hoặc hơn thế nữa, chứ không chỉ là 30 năm. Bài nghiên cứu này cố gắng giải quyết sự thiếu hụt trên bằng cách sử dụng một cách toàn diện cơ sở dữ liệu lịch sử lâu dài để nghiên cứu về nợ và khủng hoảng ngân hàng, lạm phát và sự sụp đổ tiền tệ. Dữ liệu này bao gồm 70 quốc gia ở châu Phi, Á, Âu, Mỹ Latinh, Bắc Mỹ và châu Đại Dương. Một loạt các biến số bao gồm nợ nước ngoài và nợ trong nước, thương mại, GNP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá cả hàng hóa. Phân tích của chúng tôi kéo dài hơn hai thế kỷ, quay trở lại về thời kỳ độc lập hay thời kỳ thuộc địa của một số quốc gia. Việc xây dựng bộ dữ liệu của chúng tôi dựa trên những kết quả của nhiều học giả; nó cũng bao gồm một số lượng đáng kể những tài liệu mới từ các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Việc khai thác dữ liệu qua nhiều thế kỷ, chúng tôi nghiên cứu được vai trò của tính lặp lại kéo dài của chu kỳ nợ trong việc giải thích các mô hình đã được quan sát về một loạt các cuộc vỡ nợ và khủng hoảng ngân hàng đặc trưng trong lịch sử kinh tế của nhiều nước phát triển và thị trường mới nổi là giống nhau. Trọng tâm của sự phân tích là dựa trên ba giả thuyết mà chúng tôi đã dẫn chứng bằng tài liệu đã được thực nghiệm một cách chính thức ở cả cấp độ tổng hợp Thế giới và trên cơ sở từng quốc gia. Đầu tiên, nợ tư nhân tăng lên được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng tín dụng ngân hàng trong nước và vay nợ nước ngoài, là tiền đề dẫn đến khủng hoảng ngân hàng trong nước; chính phủ các nước cũng thường đóng góp vào giai đoạn bùng nổ của 4 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ nợ vay này. (Khủng hoảng ngân hàng tại các trung tâm tài chính có lịch sử lâu đời đã giúp dự đoán những cuộc khủng hoảng ngân hàng trong nước và ở những nơi khác). Thứ hai, cuộc khủng hoảng ngân hàng (trong nước và cả những trung tâm tài chính quốc tế khác) thường đi trước hoặc đi kèm với khủng hoảng nợ. Thứ ba, nợ công tăng lên một cách rõ rệt và có hệ thống sẽ dẫn đến khủng hoảng nợ chính phủ (vỡ nợ ngay lập tức hoặc dẫn đến tái cấu trúc), chính phủ thường có các khoản “nợ ẩn” đã vượt mức tỉ lệ nợ nước ngoài cho phép. Những khoản nợ ẩn bao gồm nợ công trong nước (những khoản nợ trước dữ liệu của chúng tôi phần lớn là không có tài liệu) và nợ tư đã chuyển thành nợ công (và biết đến như nợ công) đã mở ra cuộc khủng hoảng. Việc định lượng trách nhiệm pháp lý của đội ngũ công nhân viên chức nằm ngoài phạm vi của bài viết này. Một giả thuyết thứ tư liên quan (mà chúng tôi không đề cập đến trong đây) là trong giai đoạn cuối của vay nợ tư nhân và nợ công mạnh mẽ vào thời gian trước khủng hoảng nợ - ngân hàng và bùng nổ siêu lạm phát, các thành phần của nợ vay đã thay đổi rõ rệt trong ngắn hạn. Bài nghiên cứu này bao gồm các phần sau: Phần II mô tả phương pháp của chúng tôi theo mục lục, ngày tháng và liên kết những biểu hiện khác nhau của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Các khái niệm về sự vỡ nợ hàng loạt, nợ bất khả kháng, và lần này là “hội chứng lần này là khác nhau” - tất cả đều đóng vai trò trọng tâm trong phân tích của chúng tôi – đều được định nghĩa. Trong phần III, chúng tôi trình bày một “bức tranh vĩ mô” về chu kỳ nợ toàn cầu, khủng hoảng tài chính và sự vỡ nợ chính phủ. Chúng tôi sử dụng đại diện lịch sử của một quốc gia để xây dựng và bổ sung một số mô hình được tìm thấy trong tập hợp toàn Thế giới. Tính thực tế của sự phân tích mô tả này là căn cứ vào bảng số liệu liên quan kéo dài hơn hai thế kỷ của dữ kiệu và tài liệu về khủng hoảng và lịch sử nợ của mỗi quốc gia trong 70 quốc gia mẫu mà chúng tôi đã chọn. 5 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ Trọng tâm là mô tả các giai đoạn mở rộng của chu kỳ nợ, trình tự của các cuộc khủng hoảng và một số đặc điểm nổi bật của chúng, chẳng hạn như thời gian và tần số của các chu kỳ vỡ nợ. Lịch sử cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách không nên quá vui mừng bởi sự vắng mặt của những cuộc vỡ nợ nước ngoài lớn nào từ 2003 đến 2009 sau làn sóng của vỡ nợ trong hai thập kỷ trước đó. Căn cứ cho thấy, làn sóng quốc tế của vỡ nợ thông thường được chia làm nhiều năm, nếu không nói là nhiều thập kỷ, không có lý do gì để giả định rằng sự vỡ nợ hàng loạt đã kết thúc. Phần IV thảo luận về một số khuôn khổ lý thuyết khác, điều đó có thể giúp giải thích các mô hình được quan sát đã thảo luận trong phần trước với sự nhấn mạnh đặc biệt về vỡ nợ hàng loạt, và “This time is different - Hội chứng lần này là khác nhau”. Phần V bổ sung cho việc phân tích mô tả “bức tranh vĩ mô” trong phần III bằng cách khai thác các bảng dữ liệu phong phú của chúng tôi để thử nghiệm các mô hình hồi quy theo thời gian qua các cuộc khủng hoảng, và vai trò của những khoản nợ công và nợ tư trong sự tăng nhanh của khủng hoảng nợ và khủng khoảng tài chính. Trong phần kết luận, chúng tôi nêu lên vấn đề làm thế nào để các quốc gia có thể vượt qua được các vấn đề kéo dài của sự vỡ nợ hàng loạt. II. KHỦNG HOẢNG, ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC KHÁI NIỆM KHÁC Chúng ta bắt đầu từ việc triển khai các định nghĩa của những gì cấu thành nên cuộc khủng hoảng tài chính, cũng như các phương pháp – định lượng nếu có thể - xác định ngày bắt đầu và kết thúc của một cuộc khủng hoảng. Các phạm vi được rút ra nói chung là phù hợp với các tài liệu kinh tế thực nghiệm hiện có, mà được phân loại dựa trên các cuộc khủng hoảng đa dạng đã được xem xét (ví dụ như nợ công, tỷ giá hối đoái). Hai phương pháp được sử dụng để xác định các giai đoạn khủng hoảng. Một là thông qua phương pháp định lượng 6 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ về tính chất, và bàn luận, hai là dựa trên việc thực nghiệm các sự kiện trong một niên đại. 1. Siêu lạm phát, lạm phát và những cuộc khủng hoảng tiền tệ Sự mất quyền sở hữu có các hình thức khác nhau, xa hơn là sự vỡ nợ hoàn toàn, trốn nợ, hoặc chuyển dịch cơ cấu nợ trong và ngoài nước. Các con đường gián tiếp này cùng đi đến một kết thúc, đó là lạm phát và sự giảm giá tiền tệ, và từ đó có thể làm giảm giá trị của một số loại nợ hiện có. Vì vậy, chúng tôi xác lập thời kỳ bắt đầu của cả lạm phát và làn sóng khủng hoảng tiền tệ và khoảng thời gian tồn tại của nó. Đa số các đợt lạm phát cao có thể được mô tả tốt nhất bằng việc lặp đi lặp lại, kéo dài qua nhiều năm. Reinhart và Rogoff (2004) phân loại sự xắp xếp tỷ giá cho giai đoạn Chiến tranh thế giới II, sử dụng một ngưỡng lạm phát trong mười hai tháng là 40% hoặc cao hơn để xác định thời kỳ “rơi tự do”. Công việc này của chúng tôi kéo dài trong một thời gian lâu hơn nữa, trước khi chính sách tiền tệ trở nên phổ biến. Tỷ lệ lạm phát trung bình trước chiến tranh thế giới I đều thấp hơn dạo gần đây: 0.5% trong những năm 1500-1799 và 0.7% trong những năm 1800-1913 so với khoảng 5% cho giai đoạn 1914-2009. Theo đó, chúng tôi xác định một cuộc khủng hoảng lạm phát bằng cách sử dụng ngưỡng 20% một năm. Lạm phát phi mã, được định nghĩa là thời kỳ mà tỷ lệ lạm phát hàng năm vượt quá 500% 1 . Hungary năm 1946 (khoảng 4,19.10 16% ) đang giữ kỷ lục mặc dù gần đây có thách thức từ Zimbabwe (khoảng 516.10 18% ), nước đang ở vị trí thứ 2 2 . Vào thời kì khủng hoảng tiền tệ, chúng tôi theo dõi một biến thể của Frankel và Rose (1996) và tập trung hoàn toàn vào sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái. Biến thể này là súc tích nhất vì nó không phụ thuộc vào các biến khác, chẳng hạn 1 Lưu ý rằng định nghĩa siêu lạm phát (không giống định nghĩa cổ điển của Cagan về tỷ lệ lạm phát hàng tháng là 50% hoặc cao hơn) không cần nghiên cứu lạm phát theo hàng tháng, mà ít khi được tìm thấy vào thế kỉ 20 2 Xem hình 70 (Zimbabwe) trong bảng tài liệu để so sánh về các thời kỳ siêu lạm phát. 7 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ như thiệt hại dự trữ (dữ liệu được nhiều ngân hàng quốc gia luôn giữ khư khư) và mức lãi suất cao. Phản ánh trong việc xử lý của chúng tôi đối với những giai đoạn lạm phát, một giai đoạn được tính cho toàn bộ thời gian mà hàng năm sự giảm tỷ giá hối đoái vượt quá ngưỡng 15%/ năm. Hầu như không có gì đáng ngạc nhiên, khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng do lạm phát cùng diễn ra đồng thời. Hình 1 biểu diễn tác động của 2 cuộc khủng hoảng “tiền tệ” hoặc hiểu theo cách khác là khủng hoảng “tiền danh nghĩa” – tỷ giá hổi đoái và lạm phát. Kỷ lục khủng hoảng tiền tệ hàng năm thuộc về Hy Lạp năm 1944, cũng là năm của siêu lạm phát (xem Reinhart và Rogoff, 2009). Hình 1. Mối tương quan chặt chẽ giữa sự sụp đổ tiền tệ và khủng hoảng lạm phát ở các thị trường mới nổi, 1865 - 2009 8 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ Ghi chú: Một cuộc khủng hoảng lạm phát được định nghĩa là một năm mà lạm phát vượt quá 20%, trong khi 1 cuộc sụp khủng hoảng tiền tệ là do phá giá bằng hoặc lớn hơn 15% một năm. Cuộc khủng hoảng lạm phát và tỷ giá có mối tương quan đồng thời. 2. Các loại nợ và khủng hoảng nợ Những cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài liên quan đến khủng hoảng nợ trong việc chi trả các nghĩa vụ nợ theo quy phạm pháp luật nước ngoài, trốn tránh nghĩa vụ nợ, hoặc cơ cấu lại nợ trở thành những điều kiện ít thuận lợi đối với người cho vay so với văn bản gốc 3 . Những sự kiện này đã và đang được sự chú ý đáng kể trong các tài liệu nghiên cứu của các nhà kinh tế học hiện đại hàng đầu, như Michael Bordo, Barry Eichengreen, Marc Flandreau, Lindert và Morton, và Alan Taylor 4 . Liên quan đến những cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây, phần lớn được biết đến nhiều như là nguyên nhân và hậu quả của những thời kỳ khá ấn tượng. Sau năm 1824, một số tiếp cận đến từ một vài nghiên cứu của Standard and Poor. Tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ và còn thiếu rất nhiều hậu quả của việc tái cấu trúc và những khoản nợ ban đầu. Nguồn này đã được bổ sung thêm từ Lindert và Morton (1989), Suter (1992) và Tomz (2006). Dĩ nhiên, người đọc có thể tham khảo thêm về lĩnh vực này trong Winkler (1933) và Wynne (1951). Trong khi thời gian vỡ nợ được phân loại chính xác như là một năm khủng hoảng, thì có một số lớn trường hợp mà sự giải quyết cuối cùng với các chủ nợ dường như là kéo dài bất tận. Sự vỡ nợ của Nga sau cuộc cách mạng nắm giữ kỷ lục, kéo dài 69 năm. Sự vỡ nợ của Hy Lạp vào năm 1826 tách đất nước ra khỏi thị trường vốn quốc tế trong 53 năm liên tiếp, trong khi sự vỡ nợ của Honduras 1873 3 Phụ lục Bảng 1 cung cấp một bảng chú giải ngắn gọn về các loại nợ chính của nghiên cứu trong bài viết này. 4 Đây chỉ là một số ít trong bảng danh sách dài các học giả đã nghiên cứu về những cuộc vỡ nợ quốc gia trong lịch sử 9 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ cũng có một quãng thời gian tương tự. Xác định toàn bộ thời kì vỡ nợ, tất nhiên, rất hữu ích để mô tả đặc điểm của việc cho vay/chu kỳ vỡ nợ, tính toán tỷ lệ rủi ro,etc. Nhưng hầu như là rất khó để tin rằng một dấu hiện của 53 năm cũng có thể được coi là một cuộc khủng hoảng. Như vậy, ngoài việc xây dựng một quốc gia – cụ thể là những biến giả trong suốt các thời kỳ, chúng tôi cũng sử dụng 1 quốc gia, nơi mà năm đầu tiên của sự vỡ nợ đã được xem như là một cuộc khủng hoảng. Thông tin về những cuộc khủng hoảng nợ trong nước là khan hiếm, nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra. Thật vậy, theo Reinhart và Rogoff (2008) đã cho thấy, những cuộc khủng hoảng nợ điển hình trong nước đã xảy ra nhiều hơn mức trung bình vỡ nợ nước ngoài trong một nền kinh tế tồi tệ. Khủng hoảng nợ trong nước thường không liên quan đến các chủ nợ bên ngoài, điều này giúp giải thích vì sao có nhiều thời kì không được chú ý. Đặc trưng khác tiêu biểu cho sự vỡ nợ trong nước đó là xem xét đến những khoản nợ còn sót lại hay sự ngưng trệ của việc trả nợ trong nước thường được để riêng ra như một chú thích. Cuối cùng, một số khoản nợ trong nước liên quan đến áp lực chuyển đổi tiền gửi ngoại tệ sang nội tệ đã diễn ra trong suốt các cuộc khủng hoảng ngân hàng, lạm phát phi mã, hoặc là một sự kết hợp của cả hai; việc đóng băng tiền gửi cũng rất nhiều. Cách tiếp cận hướng tới việc xây dựng các biến phân loại phụ thuộc vào những mô tả trước về sự vỡ nợ nước ngoài. Giống như những cuộc khủng hoảng ngân hàng và không giống như những cuộc vỡ nợ nước ngoài, điểm kết thúc của sự vỡ nợ trong nước không phải lúc nào cũng được biết. 3. Khủng hoảng ngân hàng Trong thời kì khủng hoảng ngân hàng, phân tích của chúng tôi nhấn mạnh các trường hợp cung cấp một lượng nhỏ các thông tin định lượng. Lấy ví dụ, giá tương đối của các cổ phiếu ngân hàng (hoặc các tổ chức tài chính liên quan với thị trường) sẽ là một chỉ số hợp lý để kiểm tra, nhưng phần lớn những chuỗi thời gian như vậy là không có sẵn, đặc biệt là ở ví dụ phần trước của chúng tôi cũng như đối 10 [...]... trong phần V 29 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ Hình 14 Sự vỡ nợ trái phiếu chính phủ trong tổng nợ, tổng nợ công (trong nước cộng ngoài nước) và khủng hoảng hệ thống ngân hàng ở các nền kinh tế tiên tiến, 1880-2010 (nợ trên phần trăm so với GDP) 30 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ Hình 15 Tỉ lệ phần trăm nợ ngắn hạn nước ngoài (nợ công và nợ tư) tại các... học đơn giản của tỷ lệ nợ/ GDP của những quốc gia riêng lẻ 17 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ Hình 5 Brazil: Nợ nước ngoài, phá sản, lạm phát phi mã và khủng hoảng nhà băng, 1824-2009 (nợ được tính thành phần trăm của kim ngạch xuất khẩu) 18 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ Hình 6 Hy Lạp: Tổng nợ công của chính phủ (quốc doanh và ngoại quốc doanh), Phá... tục tăng 14 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ sau khi vỡ nợ, như là những khoản nợ còn thiếu chồng chất và những thỏa thuận rõ ràng về GDP5 Hình 3 Sự khủng hoảng nợ vay của chính phủ trên nợ nước ngoài, tổng nợ công (bao gồm cả nợ trong nước và nước ngoài), và khủng hoảng lạm phát: Tổng hợp toàn Thế giới, 1826 – 2010 (Nợ được tính theo phần trăm của GDP) Tổng số nợ công / GDP,... La-tinh: các dòng vốn tư và công từ Anh chảy vào, sự vỡ nợ và cuộc khủng hoảng ngân hàng, 1865-1914 (các dòng vốn tính theo phần t so với xuất khẩu Anh) 26 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ Chú ý: Năm đầu của cuộc khủng hoảng (đường màu đen) và sự vỡ nợ (đường màu sáng) được chỉ ra trong số liệu ở bảng trên Còn bảng dưới đếm số lượng khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng tiền tệ cho... cuộc khủng hoảng ngân hàng đã tăng lên 21 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ Hình 8 Nước Bỉ: Nợ chính phủ (trong nước cộng ngoài nước) và các cuộc khủng hoảng ngân hàng, 1835-2009 (nợ trên phần trăm của GDP) Trước cuộc khủng hoảng ngân hàng, nợ tư (nợ nước ngoài, dòng vốn tư nhân chảy vào rộng hơn, nợ ngân hàng trong nước) cũng hiển thị một chu kỳ lặp đi lặp lại của sự bùng nổ và. .. tính theo phần trăm so với xuất khẩu Anh) 27 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ Hình 13 Nauy: Tín dụng cá nhân trong nước, 1990-2004 (số dư vào cuối năm được hiểu theo phần trăm so với GDP) 3 Khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ Phần lớn các cuộc khủng hoảng ngân hàng thường đi trước hoặc đồng thời với những cuộc khủng hoảng nợ chính phủ Những lý do cho một chuỗi thời kỳ này... thảo luận tăng nợ trước các của cuộc khủng hoảng chúng tôi đang đề cập tới sự tăng lên trong dòng vốn vào (được phát triển bởi Reinhart và Reinhart, 2008) hoặc, nói chung, bất kỳ loại nợ nào (trong 22 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ nước hoặc ngoài nước) Mô hình phi tuyến tính này thể hiện nợ vay trước khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ (thường chồng chéo lên nhau) được... với nghiên cứu của 34 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ Morris và Shin (2001), nhưng kết quả có thể là dể bị ảnh hưởng từ việc khó khăn trong việc xác nhận các giả định cơ bản, chẳng hạn như tầm quan trọng của quan hệ công tới các thông tin cá nhân 35 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ 2 Các xu hướng ngắn hạn cho phép rủi ro trong khủng hoảng để phát triển... Tinh và Hoa Kỳ, tương ứng, cho 1865-1914 Cũng như trước đây, năm đầu tiên của một cuộc khủng hoảng ngân hàng được thể hiện bởi một thanh màu đen ), kinh nghiệm của Mỹ trong thời gian 1865-1913, thể hiện trong hình 12 25 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ Rút ra từ thảo luận trước đây về điều tra khoản nợ nước ngoài theo thời gian, trước, trong và sau khủng hoảng nợ và khủng hoảng. .. 5 và 6 cho ta thấy rõ trường hợp của Brazil và Hy Lạp Lịch sử 70 quốc gia được ghi trong biểu đồ này cung cấp bằng chứng về thảm hoạ phá sản qua từng khu vực và qua từng mốc thời gian 16 Tài Chính Quốc Tế Từ sụp đổ tài chính đến khủng hoảng nợ Dấu hiệu gia tăng nợ tạo ra khủng hoảng nợ, khủng hoảng hệ thống ngân hàng hoặc cả hai cùng một lúc được cho thấy rõ trong các khoảng thời gian của Brazil và . Sau một lần nợ được tái cơ cấu, các nước nhanh chóng tái đầu tư (xem Reinhart, Rogoff, và Savastano, 2003, bằng chứng thực nghiệm về mô hình này). 20

Ngày đăng: 03/08/2014, 09:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan