V. NỢ, CUỘC KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG VÀ VỠ NỢ: BẰNG CHỨNG XUYÊN QUỐC GIA
1. Ngân hàng và cuộc khủng hoảng nợ: Mô hình hồi quy.
Mối qua hệ nhân quả giữa khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ có khả năng tác động qua lại ở một hoặc cả hai chiều. Như đã nói trước đó, các mô hình phổ biến trong lịch sử ở các quốc gia cho thấy rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra trước khi khủng hoảng nợ. Những cuộc kiểm tra để tìm kiếm nguyên nhân được đưa ra ở đây dựa theo mô hình hồi quy chuẩn. Cả hai biến giả (khủng
hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ) đang được coi là biến nội sinh, mà có thể
được giải thích (hoặc không) bởi chính giá trị trễ của riêng nó hoặc giá trị trễ của biến còn lại. Chúng tôi đưa thêm vào những biến hồi quy độc lập (biến ngoại sinh) như là biến giả về khủng hoảng tài chính cho các trung tâm tài chính toàn cầu và các hệ số chặn khác nhau tùy thuộc vào đó là các nước phát triển hoặc các thị trường mới nổi.
Bước đầu tiên của mô hình VAR là cả 2 biến đều riêng lẻ, vì vậy phương pháp ước lượng thích hợp là logit đa thức; bước thứ hai dùng để giảm đa cộng tuyến thay vì đưa vào thêm độ trễ, ta chỉ cần dùng phương pháp trung bình di động của 3 năm.
Từ đó, ta có hệ 2 phương trình đơn giản:
Trong đó BCt và DCt tương ứng là biến giả nhận giá trị là một trong năm đầu tiên của khủng hoảng ngân hàng trong nước và năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ chính phủ. BCt-1 to t-3 và DCt-1 to t-3 là số trung bình di động 3 năm của 2 biến khủng hoảng (DCt và BCt). βk, k= AE, EM là hệ số chặn tùy thuộc vào nền kinh tế phát triển (AE) và thị trường mới nổi (EM). Cuộc khủng hoảng tài chính trung tâm được đưa ra bởi FCt và u1t & u2t là các sai số.
Các biến của mô hình được trình bày trong phương trình (2) mà giới hạn hệ số chặn để tất cả các quốc gia đều giống nhau, cho phép hệ số chặn có thể thay đổi
được ước tính nhưng không được báo cáo để tiết kiệm không gian8. Bên cạnh phương pháp logit, (1)-(2) đã được ước tính bằng việc sử dụng OLS và OLS với các sai số. Kết quả được mô tả trong những điều sau đây là nhất quán trên các bảng chi tiết và ước lượng.
Bảng 4 báo cáo kết quả của các phân tích kỹ thuật đưa ra từ phương trình (1) - (2) với đầy đủ các mẫu (1804-2009), 1900-2009 và 1947-2009. Các hệ số quan trọng được đánh dấu dưới dạng đậm và nghiêng (giá trị p-value) được báo cáo trong tất cả các trường hợp. Các kết quả chính mà không quan tâm đến mẫu ở thời kỳ nào hay các phương pháp ước lượng được chọn, thì cho thấy rằng khủng hoảng hệ thống ngân hàng trong các trung tâm tài chính giải thích các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong nước và khủng hoảng ngân hàng trong nước giúp giải thích khủng hoảng nợ chính phủ.