Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu, thời tiết thay đổi và quá trình sinh trưởng, phát triển của từng cây không giống nhau, nên cây mai trong tự nhiên sẽ ra hoa không đúng thời điểm mong muố
Trang 1ản tin
KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA VÀ
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY MAI
I Xử lý ra hoa:
1.1 Biện pháp lặt lá:
Trong điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ tự động rụng lá vào cuối mùa Đông, khi bắt đầu lập Xuân Sau khi lá rụng, các mầm sinh thực phát động, bung lớp vỏ trấu Nụ xanh sẽ nở
rộ sau 6 hoặc 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu
Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu, thời tiết thay đổi và quá trình sinh trưởng, phát triển của từng cây không giống
nhau, nên cây mai trong tự nhiên sẽ ra hoa không đúng thời điểm mong muốn Để mai ra hoa đúng dịp tết, biện pháp lặt
lá mai được sử dụng Biện pháp lặt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hàng năm trong khoảng thời gian giữa
tháng 12 âm lịch Vấn đề đặt ra là làm sao xác định được thời điểm lặt lá để vỏ trấu bung đúng ngày 23 tháng 12
âm lịch
*Căn cứ vào hình dạng mầm sinh thực:
Trang 2Mầm sinh thực hay còn gọi là nút, phát sinh từ nách lá vào tháng 5-6, kích thước lớn dần đến tháng 12 âm lịch Mầm sinh thực đủ thời gian sinh trưởng có hình dạng như quả trứng, với 2-3 vỏ trấu bao bên ngoài thì lặt lá cách tết 13-14 ngày Mầm sinh thực chưa phát triển đầy đủ có dạng hình thoi nhọn, với 3-4 vỏ trấu bao bên ngoài, lặt lá trước ngày 15 tháng 12 âm lịch để mầm có thời gian phân hoá
*Căn cứ vào diễn biến thời tiết:
Điều kiện nắng tốt, nhiệt độ không khí cao làm quá trình
ra hoa diễn ra nhanh hơn Ngược lại, điều kiện lạnh khiến quá trình này chậm lại
*Căn cứ vào sự sinh trưởng và phát triển của cây:
Cây sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá xanh tốt thường có quá trình ra hoa chậm Do đó, cần tiến hành lặt lá sớm hơn Mỗi giống mai có đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên thời điểm lặt lá cũng khác nhau: Mai cam, mai 100 cánh nở hoa sớm hơn mai giảo 2-3 ngày Mai huỳnh tỷ nở sớm hơn mai giảo 2-3 ngày Mai trắng nở trể hơn mai giảo là 1-2 ngày
Vì vậy, đối với những cây mai ghép nhiều giống, khi lặt lá phải chọn những giống trổ muộn lặt lá trước, giống trổ sớm
Trang 3lặt lá sau
1.2 Xử lý mai ra hoa sớm:
Trong trường hợp lặt lá trể, cây ra hoa không đúng dịp tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm
-Phun ướt những nút hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung trấu
-Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh
-Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc
-Tưới rửa nụ, búp vào sáng sớm
-Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm
-Dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7-8 g tối hàng đêm có thể thúc mai nở sớm 2-3 ngày
-Sử dụng hóa chất, thời điểm sử dụng sau khi lặt lá 2-3 ngày Một số chế phẩm thường dùng là Miracle-gro,
Yogen, HVP, Aron, Decamon… liều lượng 10-20ml/bình 8 lít nước, phun 1 lần
1.3 Xử lý hoa muộn:
Trường hợp chưa đến ngày 23, cây mai đã bung trấu, cần
xử lý ra hoa muộn:
Trang 4-Đặt cây nơi râm mát
-Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ
-Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ cám
Có thể nói việc xử lý mai ra hoa đúng dịp tết đòi hỏi người trồng hoa có nhiều kinh nghiệm Do thời điểm từ lặt lá đến
ra hoa ngắn, chỉ 13-15 ngày nên các biện pháp tác động ra hoa sớm hay muộn chỉ là biện pháp bất đắc dĩ Sự tác động thường không có kết quả rõ ràng
II Phòng trừ sâu bệnh:
2.1 Các bệnh hại chủ yếu:
*Bệnh thán thư (Collectotrichum sp.)
Gây hại nặng từ tháng 5 đấn tháng 8 âm lịch Bệnh chủ yếu hại lá già và lá bánh tẻ Vết bệnh có màu nâu, không có hình dạng nhất định Trên vết bệnh có các hình tròn đồng tâm, giữa vết bệnh lá bị khô có màu xám tro Xung quanh vết bệnh biểu bì lá bị sưng lên, dễ thấy Bệnh nặng làm lá
bị khô và rụng hàng loạt Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao Trong mùa mưa bệnh thường phát sinh gây hại nặng
*Biện pháp phòng trừ:
Trang 5-Dọn sạch lá khô rụng bằng cách thu gom, vùi chôn hoặc đốt
-Bón phân cân đối, đầy đủ, không bón quá nhiều phân đạm
-Dùng thuốc hóa học: Topsin-M, Score, Carbenzim…
* Bệnh tảo đỏ:
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá Lúc đầu vết bệnh chỉ là 1 chấm tròn màu vàng nâu, sau lớn dần thành vết tròn hoặc
vô định Vết bệnh hơi lồi, trên có lớp nhung mịn Bệnh thường phát sinh ở những vườn mai ẩm thấp, mật độ dày, không thông thoáng Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc trừ bệnh có gốc đồng như : Đồng oxychlorua 30BTN…
Lưu ý: Tuyến trùng (Meloidoigyne sp.)
Cây mai bị tuyến trùng sinh trưởng rất yếu, phiến lá vàng
và nhỏ hơn bình thường Nhổ gốc quan sát rễ thấy những nốt tròn trên rễ Bộ rễ bị tuyến trùng nặng sẽ mất khả năng hút dinh dưỡng cung cấp cho cây Nếu để lâu cây sẽ sinh dưỡng kém và chết
Biện pháp phòng trừ:
Trang 6-Tăng cường bón phân hữu cơ, vì phân hữu có rất nhiều vi khuẩn và nấm ký sinh có thể tiêu diệt tuyến trùng
-Nhổ bỏ những cây bị chết, thu gọn sạch rễ trong đất
-Có thể dùng thuốc: Mocap, Sincocin…
2.2 Một số sâu hại thường gặp:
* Rệp (Aphids sp.):
Có nhiều dạng khác nhau: tròn, vảy ốc, bầu dục, … màu sắc rất phong phú: vàng, trắng, nâu…đặc trưng của rệp sáp
là thường có 1 lớp sáp hoặc lớp phấn bao phủ cơ thể Các loại rệp sáp thường sống thành tập đoàn, từng đám bám dính trên cành, thân, các vết thương, vết tróc vỏ cây Chúng chích hút nhựa làm cây sinh trưởng kém, dẫn đến việc yếu
và gãy cành Nếu quan sát thấy kiến và muội đen trên cây thì thường do rệp gây hại
Biện pháp phòng trừ:
-Thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa cây mai, phát hiện sớm rệp sáp, dùng tay bóp chết rệp
-Sử dụng thuốc hóa học Purinex, Sumicidin, Decis…
* Nhện đỏ (Panonychus citri):
Hút chất dinh dưỡng chủ yếu trên lá già, làm lá vàng dễ
Trang 7rụng, cây sinh trưởng kém Khi bị nhện hại, mặt trên lá có
tơ và những chấm đỏ, dễ nhận ra khi lá bị ướt Nhện phát sinh gâây hại nặng vào những tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch Mùa mưa mật số nhện thấp do bị nước cuốn trôi
Biện pháp phòng trừ: tưới phun trong mùa khô, sử dụng thuốc hoá học Comite Nissorun, Bi-58…
* Bọ cánh tơ:
Chích hút dinh dưỡng ở lá non, triệu chứng thể hiện dưới mặt lá non là 2 vệt màu xám song song với gân chính Đọt non bị hại thường sần sùi, cứng và dòn, hai mép lá và chóp
lá cong lên Khi bị hại nặng lá bị rụng, nhất là lá non Bọ non sống tập trung ở đọt non, gân lá non, ít di chuyển Bọ gây hại nặng vào mùa khô Mùa mưa mật số bọ giảm
Biện pháp phòng trừ:
-Tưới ướt lá và bề mặt đất để tiêu diệt nhộng trong đất -Cắt tỉa liên tục để hạn chế nguồn thức ăn của bọ
-Sử dụng thuốc: Pyrinex, Confidor, Admire, Sherpa…
* Bọ xít (Helopeltis theivora W.):
Triệu hứng gây hại: Bọ xít thường chích hút nhựa cây bằng
Trang 8cách chích vào các cành non của cây, tạo thành vết u nổi sần sùi, gây hại nặng có thể làm chết cành, chết cây
Bọ xít thường đẻ trứng ở nách 2 nhánh giao nhau
Các loại thuốc được dùng như Bi58 40 EC (15 – 20 ml/bình 8 lít), Supracide 40 EC (5 – 7 ml/bình 8 lít)
KS Lê Thị Nghiêm