Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ở mọi quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam Vốn đầu tư nước ngoài góp một phần không nhỏ vào tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế xã hội Trong điều kiện hiện nay, đặc biệt sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chú ý tới thị trường Việt Nam và triển vọng về một dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn Vì vậy, vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nói trên, việc nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết và hợp lí Chính
vì vậy, em đã chọn nghiên cứu đề tài “Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam” cho
bài tiểu luận của mình
Bài tiểu luận của em tập trung vào nghiên cứu những thành tựu và những mặt hạn chế trong vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2006 nhằm mục đích làm rõ thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở việt Nam từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay và đề ra những giải pháp nâng cao sức thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài sau khi Việt nam ra nhập WTO
Đề tài được nghiên cứu dựa trên những phương pháp nghiên cứu kinh tế cơ bản như: phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng khoa học và các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh và tổng hợp
Đề tài gồm có ba phần:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về đầu tư nước ngoài.
Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ
năm 1986 đến năm 2006
Chương III: Các giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài
sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Trang 2CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI.
I, khái niệm về vốn đầu tư nước ngoài.
FDI là một trong hai hình thức đầu tư quốc tế gồm: đầu tư nước ngoài gián tiếp(PFI viết tắt của portfolien Foreign Investment) và đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI viét tắt của Foreign Direct Investment ) Trong hai hình thức đầu tư, hình thức đầu tư nước ngoài trực tiếp được các nhà đầu tư chú trọng hơn
Xoay quanh khái niệm FDI, có nhiều quan điểm đưa ra:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: “FDI là khoản đầu tư nước ngoài vào một doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư nắm giữ một phần nhất định trong doanh nghiệp Theo đó, các công ty con của một công ty đa quốc gia là một dạng đặc biệt của FDI.”
- Trong luật đầu tư được quốc hội thông qua trong kì họp thứ VIII ngày29/11/2005, khái niệm cụ thể về FDI không được đưa ra nhưng có thể khái quát qua các khái niệm liên quan: đầu tư là gì?, đầu tư nước ngoài là gì?, đầu tư trực tiếp là gì?
+ “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này."
+ “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành các hoạt đọng đầu tư.” + “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia quản lí hoạt động đầu tư.”
Qua ba khái niệm nêu trên, FDI có tthể được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình, hợp pháp để tiến hành hoạt động đầu tư và có tham gia hoạt động quản lí đầu tư
Qua những khái niệm đã trình bày, FDI thực chất là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, tài sản, công nghệ, kinh nghiệm quản lí vào một quốc gia khác và tham gia trực tiếp vào hoạt động tổ chức, điều hành, quản
lí dự án nhằm thu lợi ích kinh tế
Trang 3II,Quan điểm của nhà nước Việt Nam đối với vốn đầu tư nước ngoài qua các Văn Kiện Đại Hội Đảng từ năm 1986 đến nay.
1.Quan diểm của nhà nước về vai trò của vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh việc coi nội lực là yếu tố quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, vai trò quan trọng của ngoại lực đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài liên tục được nhấn mạnh và nêu cao qua các văn kiện đại hội đảng từ năm 1986 đến nay:
- Vai trò tích cực của vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện trong văn kiện đại hội đảng VI năm 1986: “Chúng ta hoan nghênh những tổ chức kinh
tế của nước ngoài quan hệ trực tiếp với các tổ chức kinh tế Việt Nam để
mở rộng quy mô hợp tác, thoả mãn lợi ích của cả hai bên, theo chính sách và luật pháp nước ta.”
- Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được nhấn mạnh Văn kiện đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển và là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.”
- Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài một lần nữa được khẳng định trong văn kiện đại hội đảng X năm 2006: “các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh.”
Như vậy, cùng với quá trình phát triển của đất nước, vai trò của vốn đầu
tư nước ngoài dần được khẳng định trong nhận thức và đường lối lãnh đạo của đảng và nhà nước Việt Nam
2 Quan điểm của nhà nước Việt Nam và hệ thống pháp luật về thu hút và
sử dụng vốn đầu tư nước ngoài.
a, quan điểm của nhà nước về thu hút và sử dụng vốn đâù tư nước ngoài
Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài, nhà nước việt nam luôn nêu cao việc tranh thủ và sử dụng triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài Văn kiện đại hội đảng VIII năm 1991 dã khẳng định: “Tranh thủ mọi khả năng và dùng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài.”
Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả tốt văn kiện đại hội đảng IX năm
2001 chỉ rõ nỗ lực của nhà nước nhằm xoá bỏ sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài: “ nghiên cứu để tiến tới áp dụng một khung pháp luật thống nhất chung cho doanh nghiệp trong nước
và doanh nghiệp nước ngoài.”
Trang 4Văn kiện đại hội đảng X năm 2006 tiếp tục khẳng định thiện chí của chính phủ việt nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài: “tạo điếu kiện cho đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ phù hợp với cam kết quốc gia của ta Đa dạng hoá hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút mạnh nguồn lực các nhà đầu tư nước ngoài bảo đảm tính thống nhất, ổn định, minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách đầu tư nước ngoài.”
Việc thu hút và sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư nước ngoài nằm trong chính sách đối ngoại của chính phủ Việt Nam Đại hội đảng X tháng 4 năm
2006 khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,hoà bình, hợp tác và phát triển Chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc
tế Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác Việt Nam là bạn, là đối tác tin câỵ của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc
tế và khu vực.”
Nhìn chung, trong những năm gần đây nhà nước Việt Nam luôn coi trọng việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài
b, hệ thống pháp luật của Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu
tư nước ngòai
Nhất quán với chủ trương sử dụng triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản luật về vốn đầu tư nước ngoài kể từ năm 1986 tới nay
Hệ thống luật về đầu tư nước ngoài liên tục được hoàn thiện qua các luật được ban hành: luật đầu tư nước ngoài năm 1987, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài năm 2000, luật khuyến khích đầu tư năm 1998 và luật đầu tư được quốc hội thông qua ngày 29/11/2005
Những luật này thể hiện nhiều chính sách mới và sự thay đổi quan điểm phù hợp với tình hình thực tế của chính phủ Việt Nam :
- Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 khuyến khích các nhà đầu tư khai thác dịch vụ, đầu tư theo chiều sâu, chú trọng các dự án sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu
- Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 thể hiện sự tiến bộ hơn khi ưu tiên các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các nghành xuất khẩu, các vùng sâu vùng xa, các vùng gặp nhiều khó khăn Đặc biệt luật này cho phép thực
Trang 5hiện phân cấp cho các uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số ban ngành quản lí cấp giấy phép đối với các
dự án đầu tư
- Luật đầu tư được quốc hội thông qua vào ngày 29/11/2005 đưa ra các điều khoản ưu đãi hơn, mở rộng hơn các lĩnh vực cho phép đầu tư nước ngoài và đặc biệt luật này tiến hành phân cấp triệt để ở các tỉnh thành, địa phương mà không phải là một số thành phố, ban ngành như luật đầu
tư nước ngoài năm 1996 quy định
Trang 6CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM
2006.
I Những thành tựu VN đạt được trong việc thu hút và sử dụng vốn đàu tư nước ngoài.
1 Những thành tựu trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI.
Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1987 nhưng chỉ sau năm 1988, dòng vốn FDI mới bắt đầu đổ vào Việt Nam Vì vậy, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những thành tựu vốn FDI đạt được trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2006
Thứ nhất, FDI vào Việt Nam tuy có nhiều biến động nhưng nhìn chung
là có xu hướng tăng lên đặc biệt là trong những năm gần đây Tính đến tháng 10 năm 2006, Việt Nam đã mở rộng hợp tác với 76 quốc gia và vùng lãnh thổ.Tình hình thu hút và sủ dụng vốn FDI được khái quát trong bảng dưới đây:
Năm
1988-1990
1991-1995
1996-2000
2001-2005 2006
Số vốn cam
kết(tỷ
USD)
Số vốn
thực hiện
(tỷ USD)
không đáng kể
Bảng 1.1 tình hình thu hút và thực hiện vốn FDI từ năm 1988 đến năm
2006
( số liệu tổng hợp từ nguồn bộ kế hoạch và đầu tư và cục đầu tư nước ngoài)
Phân tích bảng 1.1 cho thấy:
- Trong giai đoạn đầu từ năm 1988 đến năm 1990, các nhà đầu tư còn xa
lạ với Việt Nam nên số vốn đăng kí thấp, số vốn thực hiện hầu như không đáng kể
- Giai đoạn 1991-1995: số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng cả về vốn đăng kí lẫn vốn thực hiện
Trang 7- Giai đoạn 1996-2000: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á năm 1997, vốn FDI đăng kí và thực hiện liên tục giảm ở các năm sau Năm 1998, tổng vốn FDI đăng kí chỉ bằng 50% so với năm 1996
- Giai đoạn 2001-2005: Nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi, tổng số vốn thực hiện tăng 13,6% so với 5 năm trước
- Trong năm 2006: tổng số vốn FDI đăng kí đạt kỉ lục kể từ năm 1999, doanh nghiệp có vốn nước ngoài đóng góp 10% ngân sách nhà nước
Thứ hai, doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận hữu cơ năng động của nền kinh tế Việt Nam Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiliên tục đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước, tính đến nay ước đạt khoảng 7-8% Nếu không kể cả dầu khí, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 27% kim ngạch xuất khẩu cả nước Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp khoảng 14%GDP cả nước và tạo việc làm cho khoảng 1,12 triệu lao động trực tiếp cũng như hàng triệu lao động gián tiếp
Thứ ba, các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng về quy mô gắn với chuyển giao công nghệ cao Trước kia, số vốn đầu tư trung bình cho một dự án là trên 1 triệu USD thì đến năm 2006, số vốn này tăng lên đạt 9 triệu USD trên một dự án Hiện nay, nhiều tập đoàn công nghệ lớn như tập đoàn Intel, tập đoàn Sonion và 95 công ty xuyên quốc gia đang đầu
tư tại Việt Nam Cơ cấu đầu tư nước ngoài đang chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực dịch vụ
2 Nguyên nhân
- Hệ thống luật về đầu tư nước ngoài từ năm 1987 đến nay liên tục được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình việt Nam trong các giai đoạn Các chính sách thể hiện nhiều ưu đãi hơn, các chính sách không phù hợp và gây khó khăn cho nhà đầu tư giảm đi đáng kể, tạo cho Việt Nam môi trường pháp lí thông thoáng hơn
- Nền kinh tế Việt Nam chứa nhiều yếu tố nội tại hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Tình hình chính trị Việt Nam ổn định hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Campuchia Nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, trung bình 8,5% Vị thế của Việt Nam được cải thiện và nâng cao khi Việt Nam được quốc hội Mĩ thông qua PNRT, Việt Nam tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Bên cạnh đó, lao động ở Việt Nam rẻ hơn so với các nước khác trong khu vực: Bình quân lương một người công nhân ở Việt Nam một năm là 1266 USD, ở Trung Quốc là 1992USD và ở Thái Lan là 2792USD
Trang 8- Chính phủ Việt Nam nỗ lực nâng cấp kết cấu hạ tầng, cải cách chính sách hành chính, tích cực chống tham nhũng và nâng cao thể chế kinh tế thị trường
II Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
1 Hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam.
Hạn chế đầu tiên là sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư:
- Về cơ cấu theo đối tác, các nhà đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các nước thuộc châu Á, vốn đầu tư từ các nước này chiếm khoảng 67% vốn đăng kí Trong đó năm đối tác đứng đầu là: Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng kông, số vốn đầu tư của năm nhà đầu tư này chiếm 59,25% số vốn đăng kí Các nhà đầu tư thuộc châu Âu và châu
Mĩ La Tinh chiếm tỉ lệ rất ít
- Về cơ cấu đầu tư theo ngành, vốn FDI ở Việt Nam tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng ( hai ngành này chiếm 61,8% tổng số vốn đăng kí), còn ngành dịch vụ chỉ chiếm 31,3% số vốn đăng kí Cơ cấu đầu tư theo ngành này không phù hợp với cơ cấu đầu tư tập trung vào ngành dịch vụ trên thế giới và không phù hợp với định hướng phát triển đất nước ở Việt Nam
- Về cơ cấu đầu tư theo vùng, tuy vốn FDI có được phân bố ra nhiều tỉnh nhưng vẫn tập trung ở hai khu vực chủ yếu là đồng bằng Sông Hồng và vùng Nam Bộ Như vậy, định hướng thu hút FDI vào các vùng khó khăn vẫn chưa được thực hiện
Hạn chế thứ hai là việc thực hiện FDI còn chậm Tính đến tháng 9 năm
2006, có khoảng 7000 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng kí trên
60 tỉ USD nhưng chỉ có 36 tỉ USD được thực hiện Việc thực hiện vốn FDI chậm dẫn đến hậu quả là một số dự án kém hoạt động bị rút giấy phép hoặc các nhà đầu tư tự rút giấy phép để đầu tư vào các thị trường tiềm năng hơn
Hạn chế thứ ba là Việt Nam chưa thu hút được nguồn FDI từ các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia và chưa thu hút được FDI vào các dự án công nghệ cao
Trang 92 Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn
đầu tư nước ngoài trực tiếp.
Nguyên nhân đầu tiên của những hạn chế nêu ở trên là rào cản trong
pháp lí luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã có nhiều điểm tiến bộ nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điều cần khắc phục:
- Hình thức đầu tư FDI ở Việt Nam chưa thực sự đa dạng Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại bốn hình thức đầu tư FDI chính: hình thức liên doanh, hình thức 100% vón đầu tư nước ngoài, hình thức xây dựng kinh doanh chuuyển giao BOT( BOT là hình thức đầu tư được đăng kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu
tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam ), hình thức cổ phần hoá các doanh nghiệp nước ngoài Trong bốn hình thức này, hình thức liên doanh là hình thức phổ biến nhất ở Việt Nam và được hưởng nhiều ưu đãi nhất, hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài hiện nay đang có xu hướng gia tăng Hình thức BOT ít được ưa chuộng nhưng hầu hết các kết cấu hạ tầng cần được xây dựng lại chủ yếu dưới dạng BOT Tuy chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi nhưng việc đầu tư bằng hình thức này còn gặp nhiều khó khăn Hình thức cổ phần hoá được áp dụng ở Việt Nam vào năm 2003 nhưng quá trình thực hiện chậm, hiệu quả kinh tế chưa cao
- Các chính sách ưu đãi trong luật đầu tư nước ngoài tuy đã được mở rộnghơn nhưng vẫn còn bị bó hẹp trong một số ngành, lĩnh vực và một
số vùng Chính vì vậy, cơ cấu ngành nghề và nhiều địa phương tồn tại nhiều bất cập
- Tính nhất quán và minh bạch trong chính sách đầu tư nước ngoài và hệ thống luật chưa thoả đáng Trong khi chính phủ Việt Nam dưa ra chính sách tạo điều kiện tối đa cho thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thì các quy định về xuất nhập khẩu và tỉ lệ nội địa hoá lại được thắt chặt hơn
- Trong hệ thống luật đầu tư nước ngoài tai Việt Nam còn thể hiện sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Trong khi nhà đầu tư trong nước chỉ cần đăng kí dự án thì nhà đầu tư nước ngoài phải trải qua quá trình thẩm định về hiệu quả dự án Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam
- Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Namchưa chú ý đến khâu giám sát dự án sau khi cấp giấy phép gây ra hiện tượng ứ đọng vốn Các tỉnh, ngành địa phương chỉ có thể đưa ra được con số dự báo khả năng thu hút mà không dự báo được khả năng thực hiện gây hiệu ứng ngược, các tỉnh kéo dài thủ tục hành chính
Trang 10Nguyên nhân thứ hai là thủ tục hành chính ở Việt Nam chồng chéo, rườm rà, quan liêu Các thủ tục này gồm các thủ tục địa chính, các thủ tục đầu tư và xây dưng cơ bản,các thủ tục về thanh tra,kiểm tra,kiểm toán.Sự thông minh bạch trong việc thực hiện các thủ tục hành chính dẫn đến nạn tham nhũng và việc lãng phí cho sản xuất kinh doanh.Thêm vào đó,năng lực quản lý và trách nhiệm của chính quyền địa phương còn yếu.Chính vì vậy, các thủ tục hành chính của Việt Nam không được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.Theo đánh giá của công ty tài chính quốc tề IFC trung bình một nhà đầu tư vào Việt Nam mất 50 ngày hoàn thành thủ tục doanh nghiệp , để biến ý tưởng thành hiện thực trung bình mất 260 ngày qua thủ tục hành chính, xử lý tranh chấp hợp đồng mất 343 ngày qua 37 thủ tục và chi phí lên đến 30% giá trị được bồi thường tranh chấp.Với một thủ tục hành chính rườm rà, năng lực cạnh tranh vốn FDI của Việt Nam bị giảm.Theo diễn đàn kinh tế thế giới năm 2003,chỉ số cạnh tranh của Việt Nam xếp 60/102, đến năm 2004 giảm xuống 77/104 và năm 2005 giảm xuống vị trí thứ 81
Nguyên nhân thứ ba, là các yếu tố kết cấu hạ tầng của Việt nam chưa đáp ứng được nhu cầu các nhà tài trợ.Kết cấu hạ tầng có thể chia ra làm hai loại: thứ nhất, Kết cấu hạ tầng cứng gồm hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng, điện lực,viễn thông có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư Theo dự đoán của các chuyên gia, Việt Nam dang đối mặt với nguy cơ quá tải hệ thống bến cảng và nguy cơ thiếu năng lượng Thứ hai, Kết cấu hạ tầng mềm gồm chất lượng nguồn nhân lực, dịch vụ tài chính, công nghệ và sinh hoạt Đội ngũ lao động trí thức ở Việt Nam kém cả về chất lượng và số lượng so với các nước trong khu vực va trên thế giơí nên việc áp dụng trình độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp khó khăn Các ngành dịch vụ ở Việt Nam phát triển chậm, chất lượng kém