An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm I- Khái niệm chung Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiế
Trang 1An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm
I- Khái niệm chung
Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh nhằm bảo đảm cho đàn gia cầm được hoàn toàn khỏe mạnh và không bị dịch bệnh
II- Các mục tiêu
1- Ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài trại vào trong trại 2- Không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực trong trại
3- Không để gia cầm trong trại phát bệnh
4- Ngăn cản sự lây lan mầm bệnh từ trong trại (nếu có) ra ngoài trại
III- Các nguyên tắc cơ bản trong thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học 1- Đàn gia cầm phải được nuôi trong một môi trường được bảo vệ 2- Đàn gia cầm phải được chăm sóc nuôi dưỡng tốt
3- Tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại và giữa các khu vực trong trại đều phải được kiểm soát
IV- Yêu cầu trong xây dựng chuồng trại
1- Vị trí xây dựng trại:
- Nên xây dựng trại ở một nơi xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ, đường giao thông, … từ 500m trở lên, càng xa càng tốt
- Tránh xây trại ở những nơi gần sông, suối, kênh, mương, hồ nước tự nhiên
và những nơi có nhiều thú hoang, chim hoang sinh sống hoặc lui tới hoặc nơi chăn thả gia súc, gia cầm khác
- Bảo đảm có nước sạch thường xuyên
2- Qui hoạch của khu trại:
- Nhìn từ ngoài vào trong, khu trại nên được bố trí như sau:
Hàng rào ranh giới trại – vùng đệm – hàng rào bên trong – vùng chăn nuôi – các khu chăn nuôi/ kho thức ăn/ kho vật tư/ kho dụng cụ/ phòng thí nghiệm – các dãy chuồng
- Tại cổng trại (nằm trên ranh giới trại) có hệ thống bơm và vòi nước áp lực
để rửa các loại phương tiện, tiếp đến là hố sát trùng để sát trùng ủng và bánh
xe, rồi đến nhà thay quần áo (trong đó có phòng tắm và các hố sát trùng)
- Đầu mỗi khu vực chăn nuôi và đầu mỗi dãy chuồng có vòi nước để rửa ủng
và có hố sát trùng
- Trại phải có khu hành chính riêng biệt được bố trí trên vùng đệm
Trang 2- Các kho chứa phải bố trí riêng biệt cho từng nhóm:
+ Thức ăn, nguyên liệu thức ăn
+ Dụng cụ chăn nuôi
+ Hóa chất sát trùng độc hại
- Xung quanh mỗi dãy chuồng phải có rãnh thoát nước thải, cuối dãy hoặc cuối mỗi khu vực chăn nuôi phải có hố ga (để xử lý trong trường hợp cần thiết) trước khi ra đường thoát chung của trại
- Có khu nuôi cách ly đàn gia cầm mới nhập
- Có khu vực để xử lý, tiêu hủy gia cầm ốm, chết
- Có khu vực để xử lý phân, rác và nước thải
V- Các biện pháp thực hành an toàn sinh học
1- Thực hiện chế độ nuôi khép kín đối với từng trại Trong trường hợp khó khăn, áp dụng chế độ nuôi này cho từng dãy chuồng
- Đối với trại gia cầm thương phẩm nên nuôi khép kín, có nghĩa là trong mỗi trại chỉ có 1 giống gia cầm và tất cả đều cùng một độ tuổi Như vậy sẽ giảm thiểu số lượng các tác nghiệp chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, xuất nhập vật tư, sản phẩm, … Quan trọng hơn, chế độ nuôi khép kín sẽ làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo giữa đàn gia cầm giống này với đàn gia cầm giống khác, hay giữa đàn ở lứa tuổi này với đàn ở lứa tuổi khác
- Đối với các trại gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau
2- Chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại:
- Tại mỗi khu vực chăn nuôi có thể có một hoặc một số dãy chuồng được dùng để nuôi một đàn gia cầm nào đó khác với khu vực khác ở trong trại
- Tất cả người và phương tiện khi vào khu vực phải đi qua hố sát trùng ở lối vào khu vực
- Tất cả người và phương tiện khi đi vào từng dãy chuồng phải đi qua hố sát trùng ở đầu chuồng
- Cọ rửa ủng và bánh xe ngay khi ra khỏi dãy chuồng và sau đó đi qua hố sát trùng ở đầu dãy
- Dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh chỉ dùng riêng cho từng dãy chuồng Cọ rửa
và phơi khô sau khi sử dụng
- Cố định công nhân theo dãy chuồng hoặc khu vực chăn nuôi
3- Sử dụng con giống an toàn dịch bệnh:
Nhập giống gia cầm từ các cơ sở giống an toàn về bệnh Cúm và các bệnh truyền nhiễm quan trọng như Niu-cát-xơn, Gumboro, Marek, …
Trang 34- Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại:
Trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa trong một trại, những đàn mới nhập trại phải được nuôi cách ly ít nhất trong 2 tuần đầu Trong thời gian này, nếu thấy đàn gia cầm vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện dịch bệnh mới nhập vào khu vực chăn nuôi của trại
5- Phòng bệnh bằng vắc xin:
Tùy theo giống, thực hiện các chương trình tiêm phòng vắc xin khác nhau
- Đối với các giống gà nội, tiêm vắc xin phòng các bệnh:
Cúm gia cầm,
Niu-cát-xơn,
Tụ huyết trùng
- Đối với gà lông màu và gà công nghiệp, tiêm phòng các bệnh:
Cúm gia cầm,
Niu-cát-xơn,
Tụ huyết trùng,
Gumboro,
Marek,
Viêm phế quản truyền nhiễm (IB),
Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (LT),
Hội chứng giảm đẻ (EDS)
CRD, …
6- Xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh
6.1- Đối với gia cầm giống:
- Các cơ sở giống gia cầm phải có hệ thống giám sát dịch bệnh hoạt động theo sự quản lý của cơ quan thú y được phân công và được kiểm tra huyết thanh để xác định gia cầm có bị nhiễm mầm bệnh của các bệnh truyền nhiễm quan trọng hay không
- Số mẫu điều tra huyết thanh học được lấy ngẫu nhiên theo từng dãy chuồng
để phát hiện bệnh được tính toán với tỉ lệ mắc dự đoán là 10%
- Nếu kết quả âm tính, khoảng thời gian giữa các lần xét nghiệm tiếp như sau:
2 tháng - 6 tháng – 6 tháng
- Trường hợp dương tính với bệnh cúm gia cầm thì phải xử lý theo qui định hiện hành của thú y
- Trường hợp dương tính với các bệnh quan trọng khác như Niu-cát-xơn, Gumboro, CRD, Marek, … thì phải áp dụng các biện pháp củng cố đáp ứng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho đàn gia cầm
6.2- Gia cầm thương phẩm:
Trang 4Có hệ thống giám sát dịch bệnh theo sự quản lý của cơ quan thú y được phân công: xét nghiệm huyết thanh hàng tháng đối với trại có 500 con trở lên, 10 mẫu/lần/trại
6.3- Gia cầm nuôi thử:
- Đối với trại đã bị dịch cúm H5N1 hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
và đã tiêu huỷ toàn bộ gia cầm, trước khi nuôi lại đủ qui mô theo dự kiến, phải tiến hành nuôi thử ở mỗi dãy chuồng với số lượng từ 50 – 100 con, sau
21 ngày lấy máu xét nghiệm với tỉ lệ 30% tổng đàn nuôi thử Nếu đàn nuôi thử khoẻ mạnh bình thường, kết quả xét nghiệm huyết thanh âm tính thì mới tiếp tục mở rộng qui mô đàn
- Trong thời gian nuôi thử, nếu bệnh cúm gia cầm xảy ra hoặc kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính bệnh cúm gia cầm trong đàn nuôi thử, thì phải tiến hành tiêu huỷ toàn bộ đàn và vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn trại Sau đó lại tiến hành lặp lại việc nuôi thử để chứng minh chuồng trại đã sạch mầm bệnh
7- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi:
- Vệ sinh, quét dọn hàng ngày đối với các dãy chuồng, khu vực xung quanh chuồng và các lối đi
- Trong điều kiện không có dịch bệnh, định kỳ phun thuốc sát trùng 2 tuần 1 lần đối với toàn bộ khu trại, kể cả khu vực đệm Các loại hóa chất có thể dùng là:
Lodin 1%,
NaOH 2%,
BKA 2%,
Clorin 3%,
Formol 2%,
Nước vôi 10%, …
Lưu ý: tránh phun qua loa, mà phải phun ướt đẫm với lượng 1 lít dung
dịch/1m2
Bên trong những chuồng đang nuôi gia cầm, sử dụng một số thuốc sát trùng
có thể phun trực tiếp lên đàn gia cầm như Virkon, …
- Trong trường hợp trại đang nằm trong vùng dịch hoặc vùng bị dịch uy hiếp thì phải phun thuốc sát trùng mỗi tuần 1 lần như trên
8- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi:
Ngay sau mỗi đợt nuôi, cần phải quét dọn, chùi rửa và sát trùng đối với: Chuồng,
Khu vực xung quanh chuồng,
Các khu vực phụ,
Trang 5Các lối đi,
Khu vực đệm,
Hệ thống rãnh thoát, …
8.1- Kiểm soát côn trùng, sâu bọ:
- Ngay sau khi đưa đàn gia cầm ra khỏi chuồng (hay còn gọi “khi chuồng vẫn còn ấm”), lập tức phun chất diệt côn trùng thuộc nhóm phốtpho hữu cơ vào các góc, ngóc ngách của chuồng, toàn bộ phân và độn chuồng, toàn bộ phần chân tường/vách ở phạm vi từ nền lên 1m
- Để nguyên hiện trạng cho thuốc tác động trong 24 giờ
8.2- Tháo dỡ, di chuyển và xử lý trang thiết bị, độn chuồng:
- Làm sạch nước trong ống và bồn chứa nước uống rồi rửa phía ngoài bằng dung dịch xà phòng, tiếp đến cho dung dịch a-xít loãng vào bên trong ngâm trong 6 giờ, sau đó rửa đường ống 2 lần bằng nước sạch
- Các loại thiết bị như máng ăn, máng uống, ổ đẻ cần được tháo dỡ đưa đến khu rửa dụng cụ
- Các loại thiết bị không chịu nước như hệ thống thông gió, chụp sưởi, … cần được hút bụi và lau chùi khô
- Quét dọn toàn bộ phân và chất độn chuồng đưa đến khu xử lý riêng
8.3- Rửa chuồng và thiết bị:
Phải đảm bảo rằng nước thải từ quá trình rửa thiết bị được dẫn đến hố chứa, không để bị thấm, chảy ra các lối đi hay các khu vực xung quanh chuồng 8.3.1- Rửa chuồng:
- Cọ rửa bằng dung dịch xà phòng diệt khuẩn và để ướt vài giờ
- Phun nước nóng 75oC bằng máy có áp lực > 50kg/cm2 từ trần xuống tường
và xuống sàn, nền
8.3.2- Rửa máng ăn, máng uống và ổ đẻ:
- Cọ rửa và ngâm trong dung dịch xà phòng diệt khuẩn
- Sục rửa kỹ nhiều lần
- Ngâm vào dung dịch sát trùng trong 24 giờ
- Hong trên nền bê tông khô
8.4- Lắp đặt thiết bị trở lại chuồng:
Phương tiện dùng để chở những thiết bị này phải sạch và đã được sát trùng 8.5- Khử trùng:
8.5.1- Khử trùng bên trong hệ thống bồn và ống nước:
Đổ đầy dung dịch Clo nồng độ 200 ppm bồn và ống nước, ngâm 24 giờ rồi
xả
8.5.2- Khử trùng chuồng và trang thiết bị:
Phun dung dịch sát trùng với lượng 1lít/1m2
8.5.3- Silo chứa thức ăn:
Cạo, cọ, rửa toàn bộ silo rồi để khô Sau đó, xông formol
Trang 68.5.4- Khử trùng khu vực xung quanh chuồng, lối đi và khu vực đệm:
Phun dung dịch sát trùng với lượng 1lít/1m2
Hoặc rắc bột natri carbonate: 50 – 100 kg/ 1.000m2
Hoặc rắc bột vôi: 400 kg/ 1.000m2
8.6- Để trống chuồng:
Sau khi thực hiện xong các công việc trên, để trống chuồng ít nhất 10 ngày 8.7- Trước khi nhập đàn mới:
- Trước khi nhập đàn 3 ngày, phun thuốc diệt côn trùng trên toàn bộ bề mặt chuồng
- Phun sát trùng và thuốc diệt côn trùng cho toàn bộ chất độn chuồng mới
- Lắp đặt thiết bị vào khu vực úm
- 24 giờ trước khi nhập đàn mới, bật các nguồn nhiệt
9- Xử lý chất thải:
- Xử lý biogas
- Xử lý bằng vôi: tính dung tích chất thải trong bể chứa rồi bổ sung vôi cục hoặc vôi bột vào bể sao cho đạt nồng độ 10%
10- Xử lý, tiêu huỷ gia cầm ốm và chết:
- Phải có khu vực riêng để xử lý gia cầm ốm Sau mỗi lần xử lý phải phun sát trùng
- Tiêu huỷ gia cầm ốm, chết bằng cách chôn hoặc đốt theo hướng dẫn của thú y
11- Kiểm soát các sự di chuyển ra vào trại:
- Các phương tiện vào trại phải được rửa sạch bằng vòi phun nước áp lực cao Sau đó, đi qua hố sát trùng
- Người vào trại bắt buộc phải vệ sinh theo qui trình sau:
+ Thay quần, áo, mũ, ủng
+ Tắm và gội đầu
+ Mặc quần, áo, mũ, ủng mới của trại đã được giặt và sát trùng
+ Đi qua hố sát trùng để vào trại
12- Chống sự xâm nhập của động vật:
- Hàng rào ranh giới ở ngoài vùng đệm phải đảm bảo chắc chắn và độ dày để ngăn cản sự xâm nhập của gia súc, gia cầm và thú hoang
- Chuồng phải có bộ vách/lưới chống sự xâm nhập của chuột bọ, chim
hoang
- Có biện pháp thích hợp để ngăn cản chim hoang lui tới và xâm nhập khu trại
- Cần đặt hệ thống bẫy chuột quanh các dãy chuồng và vùng chăn nuôi
Trang 713- Huấn luyện nhân viên:
Hướng dẫn mọi cán bộ và công nhân của trại để họ hiểu rõ và có kỹ năng thực hiện tốt tất cả các biện pháp an toàn sinh học áp dụng ở trại