Mục lụcTrang bìa Mục lục Phần mở đầu Tranh 1: Con vịt dễ nuôi, lớn nhanh, có hiệu quả kinh tế cao nếu không có dịch bệnh Hướng dẫn sử dụng Tranh 1 Tranh 2: Dịch bệnh là mối lo chung củ
Trang 1HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI VỊT
QUY MÔ NHỎ THEO HƯỚNG THƯƠNG MẠI
Trang 2Bộ tranh lật do Dự án “Sáng kiến Cúm gia cầm và đại dịch” của USAID phối hợp với Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia xây dựng nhằm Hướng dẫn thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ theo hướng thương mại Xin trân trọng cám ơn các góp ý, chỉnh sửa của các đồng nghiệp và các nhóm đối tượng đích trong suốt quá trình xây dựng, thử nghiệm và các hội thảo kỹ thuật.
Đây là một cuốn trong Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hành chăn nuôi gia cầm An toàn sinh học gồm:
1 Tài liệu tập huấn cho Tập huấn viên nông dân về An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm
theo hướng thương mại.
nhỏ theo hướng thương mại.
5 Truyện tranh: Anh Ba nuôi vịt
Nhóm tác giả: Biên tập:
Võ Ngân Giang Nguyễn Thị Tuyết Minh Phạm Kim Oanh Nguyễn Văn Bắc
Nhữ Văn Thụ Họa sỹ:
Trần Ngọc Trường
Trang 3Mục lục
Trang bìa
Mục lục
Phần mở đầu
Tranh 1: Con vịt dễ nuôi, lớn nhanh, có hiệu quả kinh tế
cao nếu không có dịch bệnh
Hướng dẫn sử dụng Tranh 1
Tranh 2: Dịch bệnh là mối lo chung của người chăn nuôi
và cộng đồng
Hướng dẫn sử dụng Tranh 2
Tranh 3: Dịch bệnh có thể phòng chống được nếu áp
dụng tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn
Tranh 7: Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh là nguồn
lây gián tiếp
Trang 6Con vịt dễ nuôi, lớn nhanh, có hiệu quả kinh tế cao
nếu không có dịch bệnh
2
Trang 7Bà con nhìn thấy gì trong bức tranh?
Trong số bà con ngồi đây, ai nuôi nhiều vịt nhất? Và nuôi vịt theo hướng sản xuất nào: nuôi vịt thương phẩm, vịt đẻ lấy trứng hay ấp vịt con bán giống?
Bà con thấy nuôi vịt thế nào? Có lợi ích kinh tế không?
Có gia đình nào nuôi vịt chạy đồng không? Chạy đồng mấy tháng trong một năm?
Một số gợi ý nội dung:
Nuôi vịt là nghề truyền thống, phổ biến ở nông thôn nước ta nhất là ở đồng bằng Sông Cửu Long
Con vịt dễ nuôi, nhanh được ăn, được bán, có lợi nhuận cao nếu không có dịch bệnh
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 1
Trang 8Dịch bệnh là mối lo chung của người chăn nuôi và cộng đồng
4
Trang 10Dịch bệnh có thể phòng chống được nếu áp dụng tốt các
biện pháp chăn nuôi an toàn
6
Trang 11Giới thiệu chủ đề thảo luận:
Chúng tôi muốn cùng thảo luận với bà con về việc làm thế nào để chăn nuôi an toàn và phòng chống được dịch bệnh
Nội dung sẽ gồm có 2 phần chính:
i) Dịch bệnh có thể từ đâu đến;
ii) Cách phòng tránh dịch bệnh cho vịt bằng các biện pháp thực hành chăn nuôi tốt.
Nhân vật của chúng ta sẽ là gia đình anh Ba, chị Ba, một gia đình chăn nuôi vịt giỏi ở Đồng bằng sông Cửu Long Trong các buổi tới, chúng ta sẽ cùng xem và thảo luận về cách chăn nuôi của
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 3
Trang 14Vịt bệnh, chết và sản phẩm vịt bị nhiễm bệnh
là nguồn lây bệnh trực tiếp
Vịt nhà tui mới bỏ ăn hai ba bữa ni thôi, còn ngon nè, tui để rẻ cho
Bữa rày tui làm thịt đem cho mấy nhà lối xóm mà không ai thèm lấy.
Mèng đéc ơi! Mấy tuần rày vịt trong ấp bịnh hết lượt, hổng bán liền đi thì không chừng lỗ chứ giỡn chơi à!
Vịt bệnh rồi, không làm thịt được đâu!
phải báo thú y thôi
10
Trang 15Bà con nhìn thấy gì trên hai bức tranh này? Theo bà con, những con vịt ốm, chết này có phải là nguồn lây bệnh trực tiếp cho các con vịt trong đàn, và cho đàn khác không? Bệnh có thể lây lan như thế nào?
Ghi nhớ:
Không vứt xác gia cầm chết ra mương
Chỉ bán gia cầm khỏe, chữ tín phải đặt hàng đầu, gia cầm khỏe mạnh buôn lâu bán bền
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 4
Trang 16Chất thải chăn nuôi là nguồn phát tán dịch bệnh
12
Trang 17Các chất thải từ gà vịt bệnh không được thu gom, xử lý sẽ là nguồn lây bệnh rất lớn cho môi trường xung quanh
Ví dụ:
- Khi các trại nuôi kề nhau có hệ thống kênh rạch chung hoặc liền bên vườn nhà, nước thải,
chất thải từ các đàn vịt bệnh ra đồng, ra kênh, ra nguồn nước sẽ làm lây lan dịch bệnh
- Thả đàn vịt trên cánh đồng vừa có đàn vịt ốm đi qua, hoặc dùng ghe chở vịt ốm, không cọ rửa sàn… sẽ có nguy cơ cao bị dịch bệnh
- Xác gà vịt chết vì bệnh đem bỏ kênh rạch là nguồn lây nhiễm lớn cho đàn gà, vịt khác
Vịt trông khỏe mạnh vẫn có thể mang mầm bệnh trong cơ thể và lây truyền bệnh cho vịt khác qua chất thải
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 5
Trang 18Con người là yếu tố trung gian truyền bệnh
Ai sang chơi mà đông dữ ta! Tui mới đi chợ mua thêm mấy con vịt cồ
đẹp dữ nè!
A!!! Ba đã về
14
Trang 19Người chăn nuôi, người trong gia đình, thú y viên, khách tham quan, người thu mua trứng, mua
gà vịt, hàng xóm ra vào trại chăn nuôi đều có thể là đối tượng trung gian truyền bệnh
Ghi nhớ:
Những người thường xuyên tiếp xúc với vịt là những nhóm đối tượng đầu tiên cần chú ý đề phòng
sự lây lan dịch bệnh cho vịt
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 6
Trang 20Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh là nguồn lây gián tiếp
16
Trang 21Bà con nhìn thấy gì trong bức tranh này?
Theo bà con thì bao thức ăn và nguồn nước uống như vậy khi sử dụng cho vịt có thể làm vịt bị lây bệnh không?
Một số gợi ý nội dung:
Bệnh có thể lây lan gián tiếp qua thức ăn thừa từ trại vịt bệnh, máng ăn, máng uống nhiễm chất thải từ đàn gà, vịt ốm hay chim trời và động vật khác bị mắc bệnh
Bệnh có thể lây lan gián tiếp qua nước uống không an toàn (từ nguồn nước sông, suối, ao, hồ, mương, rãnh, ) nơi có thể có xác chết gia súc, gia cầm khác
Thả chung bãi chăn với đàn vịt ốm có nguy cơ lây bệnh cao
Thức ăn không an toàn (thừa, ẩm mốc, quá hạn sử dụng, rơi vãi…) làm giảm sức đề kháng của
gà vịt và làm gà vịt dễ mắc bệnh
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 7
Trang 22Động vật khác có thể là trung gian truyền bệnh
18
Trang 23Bà con nhìn thấy có những con vật nào trong bức tranh này?
Theo bà con, có những loài động vật nào hay ra, vào khu vực nuôi vịt nhà mình? Như vậy có nên không? Tại sao?
Có nên nuôi chung vào đàn vịt vài con gà thả rông hay vài con vịt xiêm không? Tại sao?
Khi bán vịt, có nên giữ lại các con còi cọc, chậm lớn không? Tại sao?
Bà con có biết những dịch bệnh nào có thể lây trực tiếp từ các loài chuột, chim, côn trùng…cho vịt không?
Một số gợi ý nội dung:
Gia cầm thả rông, chó, mèo, chim nhà, chim hoang dã, chuột, côn trùng đều có thể là các tác nhân truyền bệnh và phát tán các chất thải, chất bài tiết như phân, nhớt dãi, chất thải chứa mầm bệnh của gia cầm bệnh hoặc chết đi từ nơi này sang nơi khác;
Gia cầm còn sót lại từ các lứa nuôi khác nhau có khả năng mang mầm bệnh mà không phát bệnh
và có khả năng lây cho các lứa nuôi mới;
Dịch bệnh có thể lây trực tiếp từ các loài khác nhau như chim, chuột, côn trùng cho vịt
Ví dụ:
Chuột truyền bệnh: Tụ huyết trùng, Thương hàn;
Muỗi, mò, mạt truyền bệnh Đậu gà;
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 8
Trang 24Phương tiện chăn nuôi và vận chuyển
có thể là tác nhân truyền bệnh
20
Trang 25Bà con nhìn thấy gì trong hai bức tranh này?
Quan sát bức tranh và liên hệ thực tế chăn nuôi, bà con có thể kể giúp những phương tiện và dụng cụ thường xuyên có mặt hoặc ra vào khu vực chăn nuôi?
Theo bà con, phương tiện vận chuyển có phải là nơi lưu giữ mầm bệnh không? Tại sao?
Một số gợi ý nội dung:
Các phương tiện và dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi: máng ăn, máng uống, xe chở thức ăn, dụng cụ làm vệ sinh, nia mành…
Các phương tiện, dụng cụ sử dụng trong công tác vận chuyển: xuồng, ghe chuyên dụng, xe chở vịt, thùng hoặc khay đựng vịt con, sọt đựng trứng, …
Do thường xuyên tiếp xúc, mầm bệnh có thể được lưu giữ ở các phương tiện vận chuyển và dụng cụ chăn nuôi rồi theo các dụng cụ, phương tiện này phát tán ra môi trường và là nguồn lây bệnh cho vịt
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 9
Trang 28Cách ly là biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất!
Trại vịt nhà Anh Ba làm cách xa làng thế này khó mà lây bệnh từ nhà người khác
24
Trang 29Bà con nhìn thấy gì trong bức tranh này?
Bà con hiểu thế nào là cách ly trong chăn nuôi vịt? Cho ví dụ Tách riêng, nuôi riêng, nhốt riêng, không thả chung bãi chăn… có phải là cách ly không? Ý nghĩa của những việc làm này là gì? Tại sao khu chăn nuôi nên cách biệt với nơi sinh hoạt của người, xa chợ, lò mổ, lò ấp, ?
Một số gợi ý nội dung:
Cách ly về không gian:
- Trại nuôi vịt khép kín hoặc có hàng rào hoặc lưới bao quanh
- Trại Vịt ở cách xa đàn khác, xa nơi ở, xa nơi công cộng; xa trục lộ giao thông chính…Khu chăn nuôi cũng nên xa chợ, lò mổ, lò ấp, nơi công cộng khác
Trang 30Khu chăn nuôi cần có cổng, rào, có hố sát trùng
Tui chưa đi thăm
trại vịt nào cẩn thận
như thế này cả
Kỹ như vầøy thì dịch bệnh
làm sao vào được
Nhà tui mới sắm thêm mấy đôi ủng, anh vô trước,
đi qua hố vôi để sát trùng ủng giúp tôi nghen!
26
Trang 31Cần cọ sạch ủng hoặc đế giày trước khi nhúng vào hố sát trùng;
Thay dung dịch sát trùng định kỳ hoặc sau khi trời mưa;
Sử dụng dung dịch sát trùng theo đúng chỉ dẫn của đơn vị sản xuất
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 11
Trang 32Bố trí khu vực chăn nuôi hợp lý góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm
Sao đã có lưới quây lại còn có các khoảng trống giữa lưới và sân nhà? Giữa lối đi và khu vực nuôi?
28
Trang 33Một khu chăn nuôi được bố trí tốt là khu chăn nuôi như thế nào?
Một số gợi ý nội dung:
Cần bố trí các khu vực sạch, bẩn khác nhau: khu nuôi vịt, khu để thức ăn, khu vực nhốt cách ly gia cầm bệnh;
Sử dụng hàng rào, lưới quây, hoặc lối đi, hay vùng đệm nhằm hạn chế lây nhiễm giữa các khu vực Khu vực đệm là các dải đất trống, được phát quang, không ngập nước và được chú ý vệ sinh thường xuyên, có thể kết hợp làm lối đi cho người chăn nuôi
Việc đi lại, di chuyển nên quy định trong gia đình, ví dụ lối đi cho người chăn nuôi, hạn chế việc di chuyển chéo không cần thiết giữa các khu vực sinh hoạt khác nhau
Khu vực chứa chất thải chăn nuôi cần bố trí ở góc cuối trại, cuối hướng gió, xa nguồn nước, không
bố trí sát lối đi
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 12
Trang 34Yêu cầu đối với chuồng nuôi và bãi chăn thả
30
Trang 35Đảm bảo độ dốc ra ngoài khu chăn nuôi; thường xuyên kiểm tra chống chảy ngược.
Khu vực chứa chất thải cần quây gọn gàng, tránh việc phát tán phân và chất thải sang khu vực khác Hạn chế tối đa gia súc gia cầm thả rông hoặc động vật khác tiếp cận khu chứa chất thải vì có thể làm vương vãi chất thải ra bên ngoài
Bãi chăn nên có lưới quây để kiểm soát ra vào và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân khác;
Không dùng chung bãi chăn với các đàn vịt khác, nhất là các đàn vịt có triệu chứng bệnh
Khi di chuyển các đàn trên bãi chăn, hạn chế việc tiếp xúc với đàn khác
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 13
Trang 36Nuôi riêng vịt con, vịt mới nhập về và vịt bệnh
32
Trang 37Nên bố trí úm vịt con ở một khu vực riêng, tách biệt với vịt lớn do vịt con sức đề kháng yếu, úm riêng
dễ theo dõi, chăm sóc, đồng thời tránh lây bệnh từ vịt lớn
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 14
Trang 38Mô hình chăn nuôi vịt cá là một biện pháp xử lý chất thải
trong chăn nuôi vịt
Tui đã nghe về mô hình này rồi, có hộ làm mô
hình khuyến nông ở Đồng Tháp đã thu cả 100 triệu
đồng tiền bán cá mà không phải cho ăn, sau đợt
tham quan này tui sẽ phải áp dụng mô hình này thôi
Kết hợp chăn nuôi vịt cá là một trong các giải pháp giải quyết xử lý chất thải, đồng thời mang lại hiệu quả
kinh tế cao
34
Trang 39Bà con nhìn thấy gì trong bức tranh này?
Bà con nào biết hoặc có thể chia sẻ về mô hình chăn nuôi kết hợp Vịt - Cá? Ưu điểm của mô hình này trong việc tận dụng thức ăn và xử lý chất thải chăn nuôi là gì?
Gợi ý phương pháp:
Nhắc lại nội dung Chất thải chăn nuôi - nguồn bệnh tiềm ẩn
Một số gợi ý nội dung:
Kết hợp chăn nuôi vịt cá là một trong các giải pháp giải quyết được chất thải, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao
Phân vịt là nguồn thức ăn tốt cho một số loại cá
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 15
Trang 40Kho bảo quản thức ăn và vật dụng chăn nuôi
36
Trang 41Hãy quan sát chị Ba trong bức tranh đang làm gì và cho nhận xét?
Theo bà con, có nên để thức ăn ngay trong gian chuồng nuôi không? Tại sao?
Theo bà con, có nên di chuyển dụng cụ chăn nuôi ra vào khu vực nuôi hoặc cho hàng xóm mượn không? Tại sao?
Một số gợi ý nội dung:
Nên có chỗ riêng để chứa và bảo quản thức ăn để tránh ẩm mốc, tránh chuột, côn trùng xâm nhập làm lây nhiễm mầm bệnh và dễ quản lý
Nên có chỗ riêng để chứa và bảo quản dụng cụ ngăn nắp gần khu chăn nuôi để dễ sử dụng, dễ vệ sinh
Tuyệt đối tránh di chuyển dụng cụ từ khu vực chăn nuôi ra ngoài và ngược lại; hạn chế cho mượn hoặc trả dụng cụ mà không được vệ sinh sát trùng Ví dụ: Nên bố trí cần xé hoặc sọt thu gom trứng riêng trong trại, không đổi dụng cụ thu gom cho người thu gom mà không sát trùng;
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 16
Trang 42Cùng vào cùng ra là nguyên tắc chung để phòng chống dịch bệnh
Phải tranh thủ
vệ sinh để còn
nuôi lứa tiếp
Còn mấy con vịt còi tui thịt luôn cho sắp nhỏ ăn
38
Trang 43Bà con có nhận xét gì về bức tranh trên? Tại sao chị Ba không muốn giữ lại mấy con vịt còi để nuôi cùng với lứa vịt tới?
Bà con đã bao giờ nghe đến “Cùng vào cùng ra” chưa? Theo bà con đây có phải là một biện pháp tốt trong chăn nuôi không? Tác dụng của biện pháp này là gì?
Theo bà con, việc để một thời gian trống chuồng giữa các lứa nuôi có tác dụng gì?
Một số gợi ý nội dung:
“Cùng vào, cùng ra” là nuôi vịt cùng một lứa tuổi, cùng vào một đợt và cùng xuất bán một đợt; đảm bảo có thời gian trống khu vực nuôi ít nhất 3 tuần trước khi nuôi đàn mới
Sau khi xuất bán, cần cạo sạch phân, chất độn chuồng và sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi hoặc để phơi nắng cho khô ráo;
Việc để một khoảng thời gian trống chuồng sẽ giúp tiêu diệt mầm bệnh trước khi nuôi đàn mới
Vịt còn sót lại từ lứa nuôi trước có khả năng mang mầm bệnh và lây cho các lứa nuôi sau do vậy không nên để lại
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 17
Trang 44Để chăn nuôi an toàn dịch bệnh phải bắt đầu ngay từ khâu giống!
Giống phải được mua
từ cơ sở có uy tín
Ồ thế à, thế mà trước kia tui toàn mua từ chợ
40
Trang 45Bà con nhìn thấy gì trong bức tranh này?
Bà con có thể cho biết khi mua vịt giống ta nên chọn thế nào?
Nên mua vịt giống ở đâu? Tại sao chỉ nên mua vịt giống ở các cơ sở chăn nuôi có uy tín và có nguồn gốc rõ ràng?
Một số gợi ý nội dung:
Chỉ chọn mua vịt giống khỏe mạnh
Mua vịt giống có nguồn gốc uy tín rõ ràng để được kiểm dịch, an toàn với dịch bệnh bao gồm cả Cúm gia cầm
Không mua vịt không rõ nguồn gốc, bán trôi nổi từ chợ
Giao nhận vịt bằng xe chuyên dụng từ trại giống, hạn chế các trạm dừng không cần thiết, về trại nhốt riêng ở khu cách ly
Ghi nhớ:
Chỉ mua vịt giống khỏe mạnh từ cơ sở chăn nuôi có uy tín
Không mua giống không có nguồn gốc từ chợ
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 18
Trang 46Vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch bệnh
42
Trang 47Một số gợi ý nội dung:
Người chăn nuôi có thể là trung gian truyền bệnh gián tiếp cho vịt
Hạn chế người không có nhiệm vụ ra vào khu vực nuôi; Ví dụ: người thu gom trứng, giao thức ăn, người bán hàng dạo, …
Những người bắt buộc phải ra vào khu vực chăn nuôi, trước khi vào và ra, cần thiết phải: rửa tay bằng
xà phòng và nước sạch, thay giày dép hoặc ủng, thay quần áo nếu có thể, sát trùng ủng bằng việc lội qua hố sát trùng
Thay ủng và bảo hộ lao động khi vào trại để đảm bảo không đem theo dịch bệnh vào trại
Nên bố trí ủng và BHLĐ sạch ngay tại cửa ra vào; chỉ dùng ủng và BHLĐ tại trại chăn nuôi và vệ sinh định kỳ
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANH 19
Trang 48Vợ chồng anh Ba rửa tay khi nào?
44
Trang 49Một số gợi ý nội dung:
Tay và các vật dụng là vật trung gian lây truyền bệnh Rửa tay là biện pháp khử trùng đơn giản và hiệu quả cần thực hiện thường xuyên
Trang 50Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi
46
Trang 51Theo bà con, chị Ba trong bức tranh đang làm gì?
Vệ sinh hàng ngày và vệ sinh định kỳ ở trại nuôi vịt gồm những công việc gì?
Một số gợi ý nội dung:
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày gồm: