1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghệ thuật trào phúng của vũ trọng phụng

11 2,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 103 KB

Nội dung

A / MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn đầy tài năng. Ông là người đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực tiểu thuyết. Giáo sư Chu Văn Sơn trong so sánh Nâm Cao và Vũ Trọng Phung đã viết “ Nam Cao thường đi từ những cái nhỏ nhặt đời thường, từ một điểm vi mô mà nâng lên, khái quát lên bằng suy tưởng triết lý, đến những vấn đề ở bình diện vĩ mô, có khi liên quan đến vận mệnh của cả đất nước, của cả nhân loại. Vũ Trọng Phụng thì ngược lại: thâu tóm, dồn nén cả một xã hội, cả một thời đại vào trong vài trăm trang sách.”. Vũ Trọng Phụng nói rằng “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời.” Chính vì thế ông đã ra sức viết để chúng tỏ cho cái quan niệm văn chương phải chân xác, phải đạt tới mức tuyệt đối của mình. Ông dùng nghệ thuật trào phúng để mổ xẻ cái hiện thực xã hội mà ông cho là phải viết thật nhất có thể. Nghệ thuật trào phúng trong văn học luôn cho chúng ta cái nhìn sát thực nhất đối với xã hội đương thời hay nói cách khác nó như là một tấm gương phản chiếu cái xã hội đó, với bao nhức nhối, bao ngang trái bất công. Đồng thời là sự tố cáo, lên án sâu cay của tác giả với thời cuộc. Nói đến nghệ thuật trào phúng là nói đến tác giả Vũ Trọng Phụng. Với nghệ thuật trần thuật đặc sắc đầy khả năng biến hoá, với ngôn ngữ và giọng điệu hài hước, trào phúng, ông đã dựng lên hàng loạt chân dung biếm họa có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Thật vậy nhà văn Vũ Trọng Phụng được coi là nhà văn bậc thầy về ngòi bút trào phúng, là người có biệt tài về cách thể hiện cái hài ước, dí dỏm nhưng lại mang nét châm biếm đả kích sâu cay. Ông có một lối viết sắc bén tới mức nhạy cảm. Tất cả những bất công trong xã hội đều được ông vạch trần một cách rõ nét chỉ bằng những cái cười nhẹ nhàng mà thâm sâu đau đớn. Cười như để khóc nhiều hơn cho những bất công của cuộc đời. Cách viết táo bạo, sắc sảo, có khi là sỗ sàng của ông đã tạo nên tiếng cười lạ lùng, như chĩa mũi nhọn, phanh phui cái sự thật đáng gờm của những chân dung trào phúng trong tác phẩm của mình. Vũ Trọng Phụng đã thành công trong nhiều thể loại văn học. Nhưng nghệ thuật trào phúng đặc biệt nổi trội và phát huy hết tác dụng của nó trong lĩnh vực tiểu thuyết. Đó là những tác phẩm lớn của Vũ Trọng Phụng cũng như của cả nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Chính vì thế nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng luôn là đề tài nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Riêng về phần mình ngay từ thời trung học khi được tiếp xúc với đoạn trích “hạnh phúc một tang gia” trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng em đã rất hứng thú tìm hiểu và mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn nữa về tác giả này. Và đây là một cơ hội quý báu để em tìm hiểu thêm về tác gia này và về nghệ thuật trào phúng của ông. Đó là lý do em chọn đề tài “Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng”. Và đặc biệt tôi sẽ đi sâu vào tiểu thuyết Số Đỏ để có một cái nhìn toàn diện hơn về tác giả này và đồng thời để trả lời cho câu hỏi : Tại sao vũ Trọng Phụng lại được coi là bậc thầy về nghệ thuật trào phúng ? 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Đọc lại những trang văn của Vũ Trọng Phụng, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng bởi sự tài hoa, dũng cảm cũng như tính hiện thực cao trong những tác phẩm của ông. Ông đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, nhất là ở lĩnh vực tiểu thuyết. Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là tâm điểm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Số Đỏ là một trong những tiểu thuyết thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đac có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngòi bút nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số Đỏ nhưng mỗi đề tài lại khai thác ở một khía cạnh khác nhau: Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét trong (Kỷ niệm 70 năm ngày mất nhà văn Vũ Trọng Phụng 1939 - 2009) : “Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, về tài năng trào phúng, phải thừa nhận Vũ Trọng Phụng là cây bút số một, một bậc thầy về nghệ thuật châm biếm hài hước”. Vương Trí Nhàn khi nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng đã viết “Ấn tượng sâu sắc nhất mà có lẽ tất cả bạn đọc đều chia sẻ khi đọc Số đỏ, ấy là cái sự nhố nhăng nhảm nhí của đời sống được nhà văn phác hoạ theo lối châm biếm”. Lưu Trọng Lư viết ngòi bút Vũ Trọng Phụng đã “chế nhạo tất cả những cái rởm cái xấu cái bần tiện cái đồi bại của một hạng người một thời đại” . Trong tạp chí khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng – số 2(25).2008. Lê thị Tấn khi viết về Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số Đỏ và Trúng số độc đắc của Vũ Trọng Phụng đã nói “Cái làm nên phần hồn nghệ thuật trào phúng của tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc đó là nghệ thuật ngôn từ. Với lối dùng từ sắc sảo, với giọng điệu đầy tính hài hước, đùa bỡn, tác giả đã phơi bày mặt trái của xã hội đương thời. Và cũng thông qua cách xây dựng nhân vật, cách dùng từ độc đáo, tác giả đã thể hiện niềm khát vọng vô biên của mình về cuộc sống.” Khi bàn về ngôn từ nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng Đinh Trí Dũng đã viết “Vũ Trọng Phụng đã tạo ra được một thứ “nhân loại” độc đáo của riêng mình”. Hay trong Tuyển chọn và giới thiệu (2003), Vũ Trọng Phụng - Về tác giả và tác phẩm hai Nguyễn Ngọc Thiện và Hà Công Tài có nhận xét về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng “Vũ Trọng Phụng tập trung những mũi trào lộng sắc bén vào riêng hai truyện : Số Đỏ và Trúng số độc đắc.” Trong Về tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng tác giả Hoàng Phong Tuấn đã viết : “Số Đỏ là tiểu thuyết trào phúng được viết theo cảm hứng hiện thực phê phán. Đây là hiện thực phê phán quyết liệt theo kiểu Vũ Trọng Phụng. Đây là sự kết hợp có cơ sở. Đặc điểm của trào phúng là thường cười nhạo những thói xấu, tật xấu của những đối tượng. Đặc diểm phê phán là phát hiện bản chất xấu xa của xã hội và con người để phê phán.” Th.s Trần Hà Nam (Giáo viên trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, Bình Định) đã viết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng - hài kịch tha hoá : “Vũ Trọng Phụng là một nhà văn biết cười, khi đặt tiếng cười đúng chỗ, điểm huyệt vào bọn người trưởng giả, vào cả một chế độ thực dân phong kiến – nơi diễn ra đủ thứ trò ma mãnh, đủ kiểu rởm đời và là cội nguồn Số đỏ cho hạng người dâm và đểu” Thụy Khuê viết về Vũ Trọng Phụng và kiệt tác Số Đỏ có nói như sau: “Số đỏ, châm biếm các hình thức cầu tự nửa thánh nửa người, không những đã nhái lại tất cả những sự thánh hoá con người mà còn trình bầy con người bị thánh hoá như một sản phẩm lai căng từ tinh thần đến thể xác.” Không phải chỉ các nhà nghiên cứu trong nước mới quan tâm tới Vũ Trọng Phụng Mà còn các nhà nghên cứu nước ngoài cũng đã chú ý tới tác gia này như. PGS - TS Peter Zinoman người Mỹ đã dịch Số đỏ cùng với người vợ Việt Nam của mình và cuốn sách này được chọn là 1 trong 50 cuốn sách hay nhất xuất bản ở Mỹ theo bảng xếp hạng của tạp chí Los Angeles Times vào năm 2003. Ông đã nhận xét “Chủ nghĩa hiện đại qua những viện dẫn thường xuyên về chủ đề mang cảm quan lịch sử của Vũ Trọng Phụng được củng cố bằng giọng văn châm biếm và tự trào mà ông chọn để lột tả những ám ảnh cảm giác lịch sử về xã hội ông sống.’ Một số nhà phê bình đã gợi ra một số mẫu hình Tây phương cho văn phong và kết cấu độc đáo của Số Đỏ. Vào đầu thập niên 1940, Vũ Ngọc Phan viết rằng : “Hình thức hài kịch khái quát của tiểu thuyết gợi nhớ cái khôi hài pha trò trên màn bạc.” Đây là một cách so sánh liên tưởng vì trong một đoạn hồi tưởng trong tiểu thuyết, ta biết Xuân tóc đỏ đã được thuê để bắt chước Charlie Chaplin, ngôi sao màn bạc phim câm năm 1942. Vào những năm 1950, cả Thiều Quang và Nguyễn Mạnh Tường đều so sánh Số Đỏ với các vở hài kịch châm biếm của Molière. Rất nhiều vở kịch của ông đã được dịch sang tiếng Việt và được trình diễn ở Đông Dương trong những năm và 1930 -1943 Qua việc khảo sát thống kê, chúng tôi nhận thấy rằng có nhiều công trình đi vào nghiên cứu vấn đề này với nhiều mặt khác nhau. Vì vậy tôi mạnh dạn đi tìm hiểu thêm về đề tài này mong đóng góp một phần nhó bé về nghiên cứu nghệ thuật trào phúng trong Số đỏ của tác giả Vũ Trọng Phụng. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu về “Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng” đặc biệt đi sâu vào tiểu thuyết Số đỏ. Tập trung nghiên cứu về nghệ thuật trào phúng bậc thầy của tác giả Qua đó nhận thấy cái hay cái tài trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và ảnh hưởng của nghệ thuật đó tới nền văn học hiện đại Việt Nam. Phạm vi khảo sát chính là hướng tới tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng Nxb Văn học (2003). 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thống kê - tổng hợp: Trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở các nguồn tư liệu người viết sẽ tiến hành khảo sát các hiện tượng, các yếu tố. Thống kê một cách khoa học nhằm phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu. Đồng thời người viết sẽ tổng hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu trước đó có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. 4.2. Phương pháp phân tích – đánh giá: Dựa vào tác phẩm Số Đỏ, người viết sẽ phân tích làm rõ từng chi tiết làm nên nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng. Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá của riêng mình. 4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu: Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các vấn đề liên quan đến đề tài. Làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên cứu. Đồng thời kết hợp với những phương pháp trên để đưa ra được kết luận cho vấn đề. 5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Đề tài góp phần làm cho độc giả hiểu hơn về giá trị của nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng và đặc biệt là trong tiểu thuyết Số Đỏ. Đồng thời để người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về tài năng của Vũ Trọng Phụng 6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Bài viết được chia làm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kế luận. Trong đó phần nội dung gồm hai chương. Chương 1: Những khái quát chung Chương 2: Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng Cuối cùng là thư mục tài liệu tham khảo B/ NỘI DUNG Chương 1 : Những khái quát chung 1.1. Giới thuyết thật ngữ Khái niệm trào phúng Khái niệm nghệ thuật trào phúng 1.2. Vũ trọng Phụng – bậc thầy về nghệ thuật trào phúng 1.2.1. Vài nét về cuộc đời và con người của Vũ Trọng Phụng 1.2.2. Sự nghệp sáng tác ngắn ngủi nhưng vĩ đại của Vũ Trọng Phụng 1.3. Số Đỏ - kiệt tác về nghệ thuật trào phúng 1.3.1. Sơ lược về nội dung của tiểu thuyết Số Đỏ 1.3.2. Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số Đỏ Chương 2 : Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng 2.1. Số Đỏ - Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng kết cấu và cốt truyện của Vũ Trọng Phụng 2.1.1. Nghệ thuật xây dựng các tình huống trào phúng độc đáo 2.1.1.1. Môi trường của tình huống trào phúng 2.1.1.2. Cài kết mang sự bất ngờ đầy yếu tố hài ước 2.1.2. Nghệ thuật trần thuật 2.1.2.1. Nhịp điệu trần thuật mạnh bạo, bất ngờ. 2.1.2.2. Giọng điệu trần thuật hài hước, châm biếm sắc nhọn. 2.1.3. Nghệ thuật trình bày cốt truyện 2.2. Số Đỏ - Nét độc đáo của nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết 2.2.1. Vẻ bề ngoài của những nhân vật trào phúng điển hình trong hoàn cảnh điển hình 2.2.2. Sự lố bịch bên trong tính cách của những nhân vật trong tiểu thuyết 2.3. Số đỏ- nét đặc sắc của nghệ thuật ngôn từ 2.3.1. Cách đặt tên nhan đề, tên nhân vật 2.3.2. Ngôn ngữ bình dân, “vỉa hè” mang đậm nét trào phúng từ các nhân vật 2.4. Hiện thực xã hội hiện lên sinh động qua bút pháp trào phúng. C/ KẾT LUẬN Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc thù. Điều đó đã đặt Vũ Trọng Phụng vào vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Ông xứng đáng là cây bút bậc thầy trong nghệ thuật trào phúng của nền văn học Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về tác phẩm Số đỏ cũng như nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đó em đã khám phá và thấy được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm của ông. Mới thấy đúng được những nhận xét Vũ Trọng Phụng là ngòi bút bậc thầy trong văn học Việt Nam quả là đúng đắn và vô cùng chính xác. Đồng thời thông qua đó em còn thấy được bộ mặt xã hội của tầng lớp thượng lưu thời đó. Với bao bất công, bao ngang trái, để rồi ta phải bật lên những tiếng cười đau xót. Ngôn ngữ trong Số đỏ đã vượt ra khỏi những trang sách để đi đời sống hàng ngày, trở thành những thành ngữ bình dân nhất, mà người Việt dù có đọc Vũ Trọng Phụng hay không, không ai là không biết. Đây là hiện tượng hiếm có trong lịch sử ngôn ngữ, cho thấy sự thành công cũng như tầm ảnh hưởng của tiểu thuyết Số đỏ trong cuộc sống hôm nay Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn đầy tài năng, tiêu biểu giai đoạn văn học 1930 - 1945. Trong tiểu thuyết Số đỏ thông qua bức tranh xã hội đầy rẫy những ngẫu nhiên, vô nghĩa lý của cuộc đời, Vũ Trọng Phụng đã châm biếm sâu cay, đả kích, vỗ vào mặt của những ông chủ, bà chủ, cùng với những kẻ có tiền vô đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Mặt khác dường như ta đồng cảm trước số phận của tác giả, của những con người đương thời. Có thể nói, ngôn từ nghệ thuật trong Số đỏ là một thành công đặc biệt của Vũ Trọng Phụng. Với tài năng xuất sắc của mình, ông đã đưa văn học tiếng Việt đạt một đỉnh cao mới. D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Trí Dũng (2005), Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài (tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Vũ Trọng Phụng - Về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục, TP.HCM. 3. Vũ Trọng Phụng, Tiểu thuyết Số đỏ, NXB Văn học (2003). 4. Tạp chí khoa học công nghệ Đà Nẵng – số 2(25).2008 5. Đinh Lựu (2004), Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, NXB Giáo dục, Đà Nẵng. 6. Trần Đình Sử, Thi pháp học (Bài giảng cao học). 7. Hà Minh Đức Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm Vũ Trọng Phụng NXB Văn học 2003 . 8. Hoàng Ngọc Hiến viết “Trào phúng của Vũ Trọng Phụng” in trong Số đỏ Vũ Trọng Phụng , tài năng và sự thật , NXB Văn học 1998 , tr 110 . 9. Lê Tiến Dũng Báo văn nghệ TP Hồ Chí Minh số năm 1992 10. Nguyễn Đăng Mạnh – Lời giới thiệu Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1 – NXB Văn học, 1987, tr.29. 11. Blog ngochoangduyduy (Vũ Trọng Phụng và kiệt tác Số Đỏ - Thụy Khuê) 12. GS. Trần Hữu Tá (sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu). Vũ Trọng Phụng - Những tác phẩm tiêu biểu (ấn bản tái bản lần thứ nhất). Nhà xuất bản Giáo dục. 13. Peter Zinoman. ed. Dumb luck: a novel. Nguyễn Nguyệt Cầm (biên dịch). Vũ Trọng Phụng (University of Michigan Press. ISBN 0472068040. Truy cập 25 tháng 6 năm 2009.) [...]... 1.2 Vũ trọng Phụng – bậc thầy về nghệ thuật trào phúng .7 1.2.1 Vài nét về cuộc đời và con người của Vũ Trọng Phụng .7 1.2.2 Sự nghệp sáng tác ngắn ngủi nhưng vĩ đại của Vũ Trọng Phụng 7 1.3 Số Đỏ - kiệt tác về nghệ thuật trào phúng 7 1.3.1 Sơ lược về nội dung của tiểu thuyết Số Đỏ 7 1.3.2 Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số Đỏ 7 Chương 2 : Nghệ thuật trào phúng. .. thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng 7 2.1 Số Đỏ - Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng kết cấu và cốt truyện của Vũ Trọng Phụng 7 2.1.1 Nghệ thuật xây dựng các tình huống trào phúng độc đáo 7 2.1.1.1 Môi trường của tình huống trào phúng 7 2.1.1.2 Cài kết mang sự bất ngờ đầy yếu tố hài ước .7 2.1.2 Nghệ thuật trần thuật 7 2.1.2.1 Nhịp điệu trần thuật mạnh bạo,... 2.1.2.2 Giọng điệu trần thuật hài hước, châm biếm sắc nhọn 7 2.1.3 Nghệ thuật trình bày cốt truyện 7 2.2 Số Đỏ - Nét độc đáo của nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết 7 2.2.1 Vẻ bề ngoài của những nhân vật trào phúng điển hình trong hoàn cảnh điển hình 7 2.2.2 Sự lố bịch bên trong tính cách của những nhân vật trong tiểu thuyết 7 2.3 Số đỏ- nét đặc sắc của nghệ thuật ngôn từ ... ĐẦU .1 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2 Th.s Trần Hà Nam (Giáo viên trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, Bình Định) đã viết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng - hài kịch tha hoá : Vũ Trọng Phụng là một nhà văn biết cười, khi đặt tiếng cười đúng chỗ, điểm huyệt vào bọn người trưởng giả, vào cả một chế độ thực dân phong kiến – nơi diễn ra đủ thứ trò ma mãnh, đủ kiểu... 7 2.3 Số đỏ- nét đặc sắc của nghệ thuật ngôn từ .7 2.3.1 Cách đặt tên nhan đề, tên nhân vật 7 2.3.2 Ngôn ngữ bình dân, “vỉa hè” mang đậm nét trào phúng từ các nhân vật .8 2.4 Hiện thực xã hội hiện lên sinh động qua bút pháp trào phúng 8 C/ KẾT LUẬN 9 D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 . trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và ảnh hưởng của nghệ thuật. ngữ Khái niệm trào phúng Khái niệm nghệ thuật trào phúng 1.2. Vũ trọng Phụng – bậc thầy về nghệ thuật trào phúng 1.2.1. Vài nét về cuộc đời và con người của Vũ Trọng Phụng 1.2.2. Sự nghệp sáng tác. về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng Vũ Trọng Phụng tập trung những mũi trào lộng sắc bén vào riêng hai truyện : Số Đỏ và Trúng số độc đắc.” Trong Về tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w