1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA THUỐC SÚC MIỆNG GIVALEXÒ VÀ ELUDRILÒ ĐỐI VỚI MẢNG BÁM, VIÊM NƯỚU VÀ VẾT DÍNH TRÊN RĂNG docx

43 432 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 238,23 KB

Nội dung

SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA THUỐC SÚC MIỆNG GIVALEXÒ VÀ ELUDRILÒ ĐỐI VỚI MẢNG BÁM, VIÊM NƯỚU VÀ VẾT DÍNH TRÊN RĂNG SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA THUỐC SÚC MIỆNG GIVALEXÒ VÀ ELUDRILÒ ĐỐI VỚI MẢNG BÁM, VIÊM NƯỚU VÀ VẾT DÍNH TRÊN RĂNG TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu so sánh hai loại thuốc súc miệng (TSM) Givalex và Eludril với nhóm chúng dùng giả dược, công trình này nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của hai loại TSM Givalex và Eludril đối với mảng bám, viêm nướu và vết dính trên răng. Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đôi, thực hiện trong 2 tháng trên 63 đối tượng. Chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm tương ứng với 3 dung dịch nghiên cứu. Các đối tượng được yêu cầu ngày súc miệng hai lần, mỗi lần 10ml trong vòng 1 phút và không thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Các chỉ số lâm sàng được đành giá vào các ngày 0, 28, 56. 13 đối tượng bị loại khỏi nghiên cứu. Kết quả như sau: Sau 2 tháng TSM Givalex và Eludril đều làm giảm mảng bám và viêm nướu có ý nghĩa thống kê khi so sánh trong cùng một nhóm cũng như so với nhóm chứng dùng giả dược. (p<0,001). Sau 28 ngày hiệu quả giảm viêm ở hai nhóm Givalex và Eludril tương tự, nhóm Givalex giảm mảng bám tốt hơn nhóm Eludril. Sau 56 ngày nhóm Eludril giảm viêm và giảm mảng bám tốt hơn nhóm Givalex. Kết luận: Kết thúc nghiên cứu nhóm Eludril có sự hình thành vết dính rõ rệt, trong khi hai nhóm Givalex và Giả dược tăng ngang nhau và ở mức ít hơn nhóm Eludril. Objectives: The aims of this study are to evaluate and compare the effects of the Eludril mouthrinse with Givalex mouthrinse on plaque growth, gingival response and tooth staining. Method: A double blind clinical study was conducted on 63 subjects. The subjects were randomly devided into three groups corresponding to the three solutions to be tested. Eludril and Givalex mouthrinses and placebo solution. The subjects were asked to rinse twice daily for 1 minute with 10 ml of one of the mouthwashes and to retain their usual oral hygiene. Clinical indices were evaluated on day 0; 28 and 56. 13 sujects were excluded from the study. The results showed that: On day 28: The effect of reducing gingivitis of both the Eludril and Givalex groups were similar. The Givalex group showed less plaque growth than the Eludril group. On day 56: Both Eludril and Givalex groups got significant redution of plaque and gingivitis. They both got even more redution than the G group (p<0.001). The Eludril group showed a greater reducing in plaque and gingivitis than the Givalex group. In addition, the Eludril group inhibited stain. Conclusion: The Givalex and G groups showed increasing of the discoloration index scores at the same level but showed less staining than the Eludril group. ĐẶT VẤN ĐỀ Chlorhexidine (CHX) là một tác nhân kháng khuẩn điển hình, đã được giới thiệu bởi các chuyên gia trong ngành y từ thập niên 1950. Năm 1970 Loe và Schiott báo cáo về sự ức chế toàn thể sự thành lập mảng bám mới và ngăn chặn sự thành lập viêm nướu với dung dịch CHX 0,2% pha trong nước, ngày súc miệng 2 lần. Cho đến nay, sau hơn 20 năm sử dụng, CHX vẫn được coi là “tiêu chuẩn vàng” (Gold standard)(13) dùng để so sánh với các loại thuốc súc miệng khác. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, hiệu quả phụ của CHX là để lại những vết dính màu nâu đen khó chấp nhận, vì vậy chúng chỉ được dùng trong một thời gian ngắn(14). Ngoài ra, CHX làm tăng lắng đọng vôi răng trên nướu và có mùi vị khó chịu khi sử dụng(9)(10)(16). Chính những khuyết điểm này đã thúc đẩy những nhà nghiên cứu tìm kiếm những loại thuốc súc miệng có hiệu quả cao nhưng ít tác dụng phụ hơn. Hexetidine là chất kháng khuẩn có cùng cơ chế tác động về mặt hóa học với CHX(17). Trong nghiên cứu in vitro chất này có hoạt tính giống như CHX nhưng trong nghiên cứu in vivo cho kết quả mâu thuẫn(18). Givalex là thuốc súc miệng có thành phần chính là hexetidine nhưng trong thành phần của Givalex còn chứa salicylate de choline và chlobutol. Tác động phối hợp của 3 chất này làm cho Givalex hơn hẳn hexetidine dùng riêng rẽ (J. Lauper, 1978)(15). Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu so sánh giữa CHX và hexetidine cũng như giữa hexetidine và Givalex. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào so sánh giữa CHX 0,1% (Eludril) với Givalex, mặt khác các nghiên cứu nêu trên thường tập trung ở các đối tượng tình nguyện ngưng chải răng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, để đánh giá thực tế hiệu quả của các tác nhân, chúng cần được đánh giá ở những đối tượng vẫn duy trì thói quen vệ sinh răng miệng bình thường. Cho đến nay, chỉ có một số ít báo cáo đánh giá các chất kiểm soát mảng bám và viêm nướu trong nhóm “chải răng bình thường” (Fischman và cộng sự, 1973)(8). Ở Việt Nam, hiện lưu hành cả 2 loại thuốc súc miệng này (Givalex và Eludril) và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá về tác dụng của chúng. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn và bằng cách tiếp cận mới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh hai loại thuốc súc miệng Givalex và Eludril với nhóm chứng dùng Giả dược, công trình này nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của hai loại thuốc súc miệng Givalex và Eludril đối với mảng bám, viêm nướu và vết dính trên răng trong điều kiện không thay đổi thói quen vốn có về vệ sinh răng miệng hằng ngày của đối tượng nghiên cứu. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều những nghiên cứu về việc dùng các hóa chất để kiểm soát mảng bám và điều trị bệnh viêm nướu nói riêng, nha chu viêm nói chung. Đặc biệt đối với CHX là loại thuốc đã được nghiên cứu tỉ mỉ nhất và nhiều nhất. Phần tổng quan tập trung khai thác những tài liệu nghiên cứu có liên quan đến thuốc súc miệng chứa CHX và thuốc súc miệng chứa hexetidine. Trong đó chú trọng đến các nghiên cứu so sánh giữa thuốc súc miệng CHX 0,1% và hexetidine 0,1%. Các nghiên cứu ngắn hạn về CHX cho thấy sự giảm mảng bám và viêm nướu trung bình đạt 60%. 3 nghiên cứu dài hạn trên 1200 đối tượng cho thấy kết quả giảm mảng bám trung bình là 55% và viêm nướu là 45%(5). Năm 1989 Banting và cộng sự (2) làm nghiên cứu kéo dài 2 năm trên 456 đối tượng súc miệng CHX 0,12% ngày 2 lần trong 2 năm cũng cho kết quả tương tự các tác giả trên. Riêng trong điều trị bệnh nha chu độ sâu của túi giảm trung bình là 9mm/đối tượng. Các nghiên cứu gần đây nhất về CHX đề cập đến vai trò của CHX trong điều trị bệnh nha chu và kiểm soát sâu răng. Hội thảo ở Thái Lan 1997 báo cáo của W.Chid Chuang Chai và cộng sự đưa ra kết quả về việc dùng véc ni 20% thoa trên răng làm ức chế S.Mutans ở trẻ có nguy cơ sâu răng cao (P < 0,05)(3). G.Ciancio 1999 đánh giá hiệu quả của CHX trong việc điều trị bệnh nha chu viêm dưới một dạng sử dụng mới gọi là “Perio Chip” đặt vào túi nha chu làm giảm độ sâu của túi 30% so với chỉ xử lý mặt gốc răng bình thường. Sự khác biệt rất có ý nghĩa (P< 0,0001)(4). Hexetidine là hóa chất chính trong thành phần thuốc súc miệng Givalex. Nó có cùng cơ chế tác động về mặt hóa học với CHX (Shakes plare, 1988)(17). Các nghiên cứu so sánh giữa CHX và hexetidine cho thấy hexetidine có tác dụng diệt khuẩn tương đương với CHX (Ashley 1984)(1). Heflt 1987 đã so sánh nhiều loại công thức của các loại thuốc súc miệng trong đó có hexetidine và CHX, ông kết luận rằng hexetidine và CHX có tác dụng kháng mảng bám cao một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng. Jones 1997 xác nhận khả năng kháng nấm Candida của hexetidine. Ông kết luận khả năng kháng nấm không phải là khả năng duy nhất của CHX. Ashley 1984 nghiên cứu so sánh giữa CHX 0,2% và hexetidine (Oral Dène) cho kết quả hai thuốc này có tác dụng kháng khuẩn tương đương nhau(1). Nghiên cứu so sánh giữa CHX 0,1% và hexetidine của Harper và cộng sự đưa ra kết luận cả hai loại thuốc này đều có hiệu quả kéo dài có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm chứng là nước muối(11). Givalex ngoài thành phần chính là hexetidine còn chứa salicylate de choline và chlorobutol. Sự kết hợp của 3 chất này cho kết quả tác động lớn hơn tác động của từng chất riêng lẻ (J. Laufer 1978)(15). Laufer cũng làm nghiên cứu trên các đối tượng nhổ răng khôn và đưa ra kết luận: Givalex làm giảm viêm, kháng khuẩn 84%, giảm đau 90%, sự hôi miệng 85% các trường hợp. Một nghiên cứu được thực hiện 1993 trên 2500 Bác sĩ nha khoa với 350 câu hỏi, kết quả cho thấy 76% các nha sĩ biết đến và thường ghi toa thuốc súc miệng Givalex sau khi nhổ răng, trong điều trị viêm nướu, viêm miệng, và áp tơ do mang hàm giả(15). Nghiên cứu của Truchaud(19) và Laufer(15) so sánh giữa thuốc súc miệng Givalex và Hexetidine kết luận Givalex có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn Hexetidine đơn thuần. Chưa có báo cáo nào về tác dụng gia tăng vết dính và gây loét ở niêm mạc khi dùng Givalex nhưng các nghiên cứu về Givalex không nhiều cũng như chưa có một công trình nghiên cứu nào trên 6 tháng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 63 đối tượng là sinh viên, kỹ thuật viên, năm thứ 1, Đại Học Y Dược đạt đủ những tiêu chuẩn sau: Tuổi từ 18 đến 22, có ít nhất 20 răng còn hiện diện trên cung hàm. Chỉ số CPI có ít nhất 2 Sextant có chỉ số lớn hơn 1 nhưng tất cả các sextant phải nhỏ hơn 4. Phương pháp lựa chọn này đảm bảo tất cả các đối tượng đều có dấu hiệu viêm nướu nhưng không có ai có túi sâu > 5,5ly Các đối tượng có bệnh toàn thân, bệnh răng miệng đều loại ra khỏi nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân được giải thích, tự nguyện và ký tên tham dự chương trình, cam kết không bỏ nữa chừng. Phương pháp Vật liệu nghiên cứu 2 dung dịch thử nghiệm là: . Thuốc súc miệng EludrilÒ chứa CHX 0,1%, Clorobutanol 0,1% . Thuốc súc miệng Givalexâ chứa hexetidine 0,1%, salicylate de choline 0,5%, chlorobutol 0,25%. [...]... nghiên cứu 13 đối tượng Sau 2 tháng súc miệng và vẫn giữ thói quen vệ sinh răng bình thường các thống kê được đánh giá ở 3 nhóm như sau: · Nhóm Eludril (n = 18): súc miệng với dung dịch CHX digluconate 0,1% · Nhóm Givalex (n = 16): súc miệng với dung dịch hexetidine 0,1%, salicylate de choline 0,1% · Nhóm Giả dược (n = 16): súc miệng với dung dịch có màu sắc và mùi vị giống như thuốc súc miệng Givalex... nướu 1 Mắt thường không thấy được mảng bám nhưng thấy được khi dùng đầu cây đo túi cạo trên bề mặt răng từ khe nướu 2 Vùng nướu được phủ bởi lớp mảng bám từ mỏng tới dày, thấy bằng mắt 3 Mảng bám dày ở nướu viền, nướu kẽ răng và mặt răng * Chỉ số nướu GI (Gingival Index) Bảng 2: Tiêu chuẩn chỉ số nướu GI theo Loe 1967 Điểm số Tiêu chuẩn 0 Nướu bình thường 1 Nướu viêm nhẹ, thay đổi nhẹ về màu sắc,... tăng mảng bám Từ 0,601 ở lần khám đầu tăng 0,688 ở lần khám cuối (tăng 50,8%) Sự tăng này cũng có ý nghĩa thống kê cao (P0,05 -0,130 0,05 0,808 0,605 . SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA THUỐC SÚC MIỆNG GIVALEXÒ VÀ ELUDRILÒ ĐỐI VỚI MẢNG BÁM, VIÊM NƯỚU VÀ VẾT DÍNH TRÊN RĂNG SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA THUỐC SÚC MIỆNG GIVALEXÒ VÀ ELUDRILÒ ĐỐI VỚI MẢNG. giá hiệu quả của hai loại TSM Givalex và Eludril đối với mảng bám, viêm nướu và vết dính trên răng. Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đôi, thực hiện trong 2 tháng trên 63 đối. cứu so sánh hai loại thuốc súc miệng Givalex và Eludril với nhóm chứng dùng Giả dược, công trình này nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của hai loại thuốc súc miệng Givalex và Eludril đối với mảng

Ngày đăng: 01/08/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w