1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững

79 1,5K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 10,17 MB

Nội dung

Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội, 1 – 2010

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

1 Đặt vấn đề 6

2 Mục tiêu nghiên cứu 7

3 Nội dung nghiên cứu 7

CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN 9

1 Khái niệm về du lịch sinh thái 9

2 Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 10

3 Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái 11

CHƯƠNG 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

1 Địa điểm nghiên cứu 12

2 Thời gian nghiên cứu 13

3 Phương pháp nghiên cứu 13

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15

1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại Vườn quốc gia Cát Bà 15

1.1 Vị trí địa lý Vườn quốc gia Cát Bà 15

1.2 Điều kiện tự nhiên 15

1.3 Kinh tế - xã hội 16

2 Tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà 17

2.1 Vị trí 17

2.2 Tài nguyên động, thực vật rừng, biển 18

2.3 Cảnh quan thiên nhiên 22

2.4 Dịch vụ giải trí và nghỉ dưỡng 24

2.5 Văn hoá lịch sử, lễ hội truyền thống 25

2.6 Ẩm thực 27

3 Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà 28

3.1 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vườn quốc gia Cát Bà 29

3.2 Các phân khu chức năng 31

3.3 Thực trạng về du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cát Bà 33

3.4 Những thuận lợi và khó khăn 42

3.5 Dự báo sức chịu tải của Vườn quốc gia 45

Trang 3

1 Đối với VQG Cát Bà 47

2 Đối với chính quyền các cấp 51

3 Đối với người dân địa phương 53

4 Tiến trình thực hiện 53

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 54

1 Kết luận 54

2 Kiến nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 4

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi nhận được sự quan tâm giúp

đỡ, cung cấp số liệu của Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên các Vườn Cát Bà và cán bộ

Uỷ ban nhân dân huyện Cát Hải, Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảoCát Bà và nhân dân các xã vùng đệm tại các vùng triển khai nghiên cứu

Xin trân trọng cảm ơn các Giảng viên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt nhữngkiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp cho nhóm có thêm nhiều kinh nghiệm và kiếnthức để thực hiện nghiên cứu và phục vụ cho công tác sau này

Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn TS Võ Thanh Sơn đã nhiệttình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉnh sửa những thiếu sót, giúp cho nhóm hoàn thànhnghiên cứu này theo đúng thời gian và nội dung chương trình đề ra

Xin trân trọng cảm ơn!

Nhóm nghiên cứu

Trang 5

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

PHST Phục hồi sinh thái

PTBV Phát triển bền vững

TNTN Tài nguyên Thiên nhiên

QLBVR Quản lý bảo vệ rừng

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày nay đã và đang pháttriển nhanh chóng như một trào lưu tại nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng DLST ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớpdân cư trong xã hội Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ranhanh chóng của Việt Nam kể từ khi sau thời kỳ đổi mới năm 1986, khi mà các khucông nghiệp, chế xuất, khu kinh tế được phát triển ồ ạt, dân số không ngừng gia tăng,

đô thị hóa và tập trung dân cư với mật độ dân cư cao, tình trạng ô nhiễm môi trườngdiễn ra ngày càng nghiêm trọng thì việc tìm về với tự nhiên, thăm quan tại những khu

du lịch đã trở thành nhu cầu tất yếu của con người

DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăngtrưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch của Việt Nam Thực tế là, những địaphương nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, khu bảo tồn, ít bị xâm hại bởi quá trình pháttriển các dự án công nghiệp và còn có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềmnăng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định, từ

đó có thể mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân,tạo nhiều cơ hội về việc làm, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộcsống của cộng đồng dân cư ở các địa phương, nhất là ở những nơi có các khu bảo tồnthiên nhiên, các cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa hấp dẫn

Tuy vậy, từ sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tăng cao đối với du lịch sinh thái ởViệt Nam trong những năm gần đây thì các khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn ở ViệtNam đang đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ sự thiếu ý thức tham gia của kháchtham quan trong việc bảo tồn những giá trị vốn có của nó và phát triển, và sự yếu kémtrong công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên… Chính sự phát triển ấy, du lịch sinhtái đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ và những thách thức về vấn đề môi trường – xã hội Rõràng, việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở nước ta hiện nay đang có nhiều tồntại và bất cập cần giải quyết để hướng tới sự phát triển bền vững ngành du lịch của ViệtNam như: hình thức hoạt động du lịch không đúng mục đích; sử dụng tài nguyên mộtcách lãng phí; công tác quản lý yếu kém; nhận thức của khách tham gia về “du lịchsinh thái” còn mơ hồ…Dẫn đến việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở nước takém hiệu quả về kinh tế, thiệt hại về môi trường Nếu trong những năm tới, ngành du

Trang 7

lịch thì những giá trị của chúng có thể sẽ biến mất vĩnh viễn, gây thiệt hại lớn đối vớikhông chỉ riêng Việt Nam mà cả thể giới.

Bên cạnh đó, có một thực trạng rằng các khu Bảo tồn và Vườn quốc gia đang thựchiện xây dựng và phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái, với mục đích chính bảotồn ĐDSH và phát triển môi trường sinh thái, đồng thời tạo sinh kế bền vững chongười dân địa phương Song công tác phát triển du lịch sinh thái ở đây chưa mang lạihiệu quả cao, chỉ mang tính hình thức, do chưa đánh giá đúng thực trạng tiềm năng khuvực, nhu cầu của người dân địa phương cũng như nhu cầu khách tham gia

VQG Cát Bà là nơi có giàu tiềm năng về biển và rừng có thể phát triển thành trungtâm du lịch của cả nước Tuy nhiên, tiềm năng này chưa được khai thác đúng mức, việc

tổ chức các hoạt động du lịch chưa được đồng bộ, nguồn nhân lực và tài chính còn hạnchế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan Đây chính lànhững nguyên nhân chính khiến VQG Cát Bà chưa phát huy được tiềm năng vốn có

Để góp phần phát triển du lịch sinh thái của các Vườn quốc gia đem lại hiệu quảcho kinh tế - xã hội địa phương và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bảo tồn ĐDSH

tại khu vực, việc “Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và giải pháp phát triển

du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà – TP Hải Phòng” đang trở thành vấn đềbức thiết mà xã hội đặt ra trong bối cảnh hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu tổng thể

Xây dựng những giải pháp thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nhằm phục vụcho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và pháttriển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại khu vực VQG Cát Bà

* Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà

- Xây dựng và đề xuất các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phát triển

du lịch sinh thái bền vững ở Vườn quốc gia Cát Bà

3 Nội dung nghiên cứu.

+ Tìm hiểu các tiềm năng thế mạnh cho phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốcgia Cát Bà

Trang 8

+ Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái đang diễn ra tại khu vực VQG Cát

Bà những xu hướng tham gia du lịch sinh thái của khách du lịch hiện nay

+ Tìm hiểu khả năng tham gia hoạt động du lịch sinh thái của người dân địaphương: làm dịch vụ, cung cấp sản phẩm truyền thống, hướng dẫn du lịch…

+ Tìm các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà

Trang 9

CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN

1 Khái niệm về du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái xuất hiện như một khái niệm gây nhiều chú ý vào cuối thập niên

1960, nhiều nhóm khác biệt nhau đã ca ngợi du lịch sinh thái là một phương cách thúcđẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, du lịch sinh thái được nhiềunhóm nghiên cứu đã quan tâm, tìm hiểu theo các khía cạnh khác nhau nên du lịch sinhthái cũng có các cách hiểu, định nghĩa khác nhau

Nhà bảo vệ môi trường người Mêhicô, Hector Ceballos-Lascuráin được nhắc đếnnhiều trong các chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright của Đại học Harvard bởi vìông được cho là đã đặt ra thuật ngữ du lịch sinh thái (Brian P.Irwin, 2001) Khái niệm

du lịch sinh thái đã có bước tiến triển mạnh mẽ khi các nhà bảo vệ môi trường và cácnhà kinh tế học phát triển bắt đầu lo ngại về việc sử dụng không thích hợp các tàinguyên thiên nhiên vào cuối thập niên 1960 Ceballos-Lascuráin định nghĩa khái

niệm này như sau: du lịch sinh thái là “du lịch mà chủ yếu là đi đến những vùng thiên nhiên tương đối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễm với mục đích cụ thể là nghiên cứu, ngưỡng mộ, và thưởng thức phong cảnh cùng với các loại thực vật và động vật hoang dã của nó, cũng như bất cứ biểu hiện về văn hóa nào (cả quá khứ lẫn hiện tại) được tìm thấy trong các vùng này…” Điểm chính yếu là người đi du lịch sinh thái có

cơ hội đắm mình vào thiên nhiên theo một cách thức thường không có sẵn trong môi

trường đô thị Định nghĩa này bao gồm du lịch “văn hóa” lẫn du lịch “thiên nhiên”.

Các định nghĩa khác các nhà bình luận khác đã định nghĩa ngành du lịch này hơi khác.Hầu hết mô tả các hoạt động du lịch được tiến hành hài hòa với thiên nhiên, tươngphản với du lịch "đại chúng" truyền thống Những người khác tập trung vào những lợi

ích cho người bản địa Sau đây là vài ví dụ về khái niệm du lịch sinh thái được

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2007-2008 tổng hợp như sau: a/ Du lịch sinh thái là một cuộc du lịch có trách nhiệm đến những vùng thiên nhiên

mà bảo tồn môi trường và duy trì bền vững phúc lợi của nhân dân địa phương;

b/ Du lịch sinh thái là một trải nghiệm du lịch thiên nhiên mang lại thông tin bổ ích

mà góp phần vào việc bảo tồn hệ thống sinh thái, trong khi đó tôn trọng tình trạng nguyên vẹn của các cộng đồng chủ nhà;

c/ Du lịch sinh thái là đi du lịch đến những vùng hoang sơ, dễ bị hư hại và thường được bảo vệ mà cố gắng gây ra tác động rất thấp và (thường) có qui mô nhỏ Nó giúp giáo dục người đi du lịch; cung cấp nguồn quỹ cho việc bảo tồn; trực tiếp làm lợi cho

Trang 10

việc phát triển kinh tế và việc trao quyền về chính trị của các cộng đồng địa phương;

và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau và các quyền của con người

Như vậy ta có thể hiểu “Du lịch sinh thái” là chuyến đi đến với thiên nhiên, hòamình vào thiên nhiên để tìm hiểu thiên nhiên Đồng thời không gây hại cho thiên nhiên

và đem lại cho thiên nhiên những lợi ích về bảo tồn

2 Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

- Giáo dục nâng cao nhận thức của du khách về môi trường tự nhiên qua đó tạo ýthực tham gia của khách du lịch vào các nhiệm vụ bảo tồn Đây là một trong nhữngnguyên tắc chính của du lịch sinh thái tạo sự khác biệt cơ bản giữa du lịch sinh thái vớicác loại hình du lịch thiên nhiên nhiên khác Với những hiểu biết đó, thái độ của dukhách sẽ thay đổi được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn và pháttriển nhứng giá trị về tự nhiên sinh thái và văn hoá khu vực

- Góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái Đó làmục tiêu cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái, sự hoạt động của du lịch sinh thái gắnliền với việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái tự nhiên

- Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những nguyêntắc quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân theo bởi các giá trị về nhân văn

là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệsinh thái ở một nơi cụ thể

- Tạo thêm công ăn việc làm cho công đồng địa phương vừa được coi là nguyên tắc,vừa được coi là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái Nếu như các loại hình du lịchthiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận du lịch đều thuộc vềcác công ty thì ngược lại, du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạtđộng của mình đóng góp cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương

Ngoài ra, du lịch sinh thái luôn hướng tới huy động tối đa sự tham gia của ngườidân địa phương vào hoạt động của mình như làm vai trò hướng dẫn viên, đảm nhiệmchỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, về hàng lưu niệm chokhách thông qua việc tạo thêm việc làm và mạng lại lợi ích cho cộng đồng địaphương, nỗ lực bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực sẽ được phát huy bởingười dân địa phương, sẽ nhận thức được sự gắn kết hữu cơ giữa việc bảo tồn và cuộcsống của họ, và chính họ sẽ là những người chủ thực sự, người bảo vệ trung thành cácgiá trị tự nhiên và văn hoá nơi diễn ra hoạt động du lịch sinh thái

Trang 11

3 Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái

Báo cáo hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở ViệtNam do IUCN, VNAT và ESCAP phối hợp tổ chức năm 1999 đã tổng kết ra nhữngnguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái để có thể tổ chức được các hoạt động du lịchsinh thái cần phải có các yêu cầu sau (Phạm Trung Lương, 1999):

- Có hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao, các hệ sinh tháinày tập trung chủ yếu tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinhquyển, các trang trại lớn các vùng nông thôn có hệ sinh thái điển hình

- Có sự tổ chức, quản lý chặt chẽ, tôn trọng các nguyên tắc phát triển du lịch sinhthái Các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương phải gópphần tích cực vào sự bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực,tạo việc làm cải thiện đời sống cộng đồng địa phương

- Nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên vàmôi trường, theo đó du lịch sinh thái phải được tổ chức có sự tuân thủ chặt chẽ các quyđịnh về “ sức chứa” của từng khu vực “sức chứa” được hiểu theo 4 khía cạnh: vật lý,sinh học, tâm lý và xã hội

Trang 12

CHƯƠNG 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại Vườn quốc gia Cát Bà Huyện Cát Hải Thành phố Hải Phòng

-VQG CÁT BÀ

Trang 13

2 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 24/12/2009 đến ngày 31/01/2010, trong đó:

- Công tác chuẩn bị diễn ra trong khoảng thời gian từ 24 – 28/12/2009

- Tổ chức nghiên cứu thực địa, thu thập số liệu tại Cát Bà Từ ngày 29/12/2009 –10/01/2010

- Tổng hợp phân tích số liệu điều tra, so sánh kế hoạch từ ngày 10-16/01/2010

- Viết báo cáo từ ngày 16/01/2010 – 25/01/2010

3 Phương pháp nghiên cứu

+ Tham vấn chuyên gia: tham vấn những người có chuyên môn sâu và hiểu biết

rộng đã và đang làm trong lĩnh vực du lịch;

+ Thu thập số liệu: Thu thập tài liệu thứ cấp, số liệu thống kê, các báo cáo nghiêncứu và kết quả nghiên cứu của các dự án bảo tồn, phát triển kinh tế xã hội, du lịch từcác viện nghiên cứu, trường đại học, VQG Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát

Bà, UBND huyện Cát Hải về i) Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa điểmnghiên cứu; ii) Quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; iii) Cáchoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn nghiên cứu

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số đối tượng quan trọng bao gồm cáccán bộ cấp xã, huyện; kết hợp với tham vấn các cán bộ của VQG Cát Bà và nhữngngười dân địa phương làm du lịch và tham gia các hoạt động du lịch sẽ là kênh thôngtin hữu ích;

Chúng tôi đã phỏng vấn 10 cán bộ chính quyền địa phương (trong đó 2 cán bộhuyện Cát Hải, 2 cán bộ của thị trấn Cát Bà, 6 cán bộ của 2 xã đại diện cho 6 xã vùngđệm VQG đó là xã Gia Luận và xã Việt Hải), 20 cán bộ của VQG Cát Bà (gồm Banlãnh đạo và cán bộ làm công tác du lịch ở Vườn), 20 khách du lịch và 40 người dânlàm du lịch, tham gia các hoạt động du lịch Những người được phỏng là những người

am hiểu tình hình của địa phương, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến du lịch trênđịa bàn

+ Những số liệu, thông tin thu thập được phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu nhữngđặc trưng cơ bản về giá trị ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên, văn hoá, ẩm thực, giải trí vàhiện trạng tổ chức, quản lý hoạt động du lịch của Vườn quốc gia Cát Bà

Trang 14

Dựa trên các kết quả điều tra nghiên cứu, các báo cáo tổng kết hàng năm của VQG

từ các năm trước đây cho đến cuối tháng 12 năm 2009, những thông tin thu thập sẽđược phân tích để làm rõ tiềm năng, cơ hội – thách thức trong hoạt động du lịch sinhthái của VQG, từ đó xây dựng các nhóm giải pháp nhằm khắc phục các khó khăn,thách thức trong hoạt động DLST tại vườn Các nhóm giải pháp tập trung chủ yếu vàonhóm giải pháp tổ chức, quản lý các hoạt động và phát triển du lịch sinh thái của VQGCát Bà

+ Phân tích sơ đồ Swot

Việc sử dụng sơ đồ SWOT sẽ giúp làm rõ thực trạng về những điểm mạnh, điểmyếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà.Thông qua việc phân tích sơ đồ SWOT, những nguyên nhân dân đến những điểm yếu,thách thức đối với việc phát triển hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà sẽ được nhân diện

để từ đó có định hướng khắc phục và phát huy những cơ hội, điểm mạnh của vườn

SƠ ĐỒ SWOT

Thể hiện những thuận lợi, ưu thế của

VQG Cát Bà trong việc phục vụ hoạt

động DLST

Hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng,công tác tổ chức DLST của VQG CátBà

Nêu lên được những điều kiện thuận lợi

để VQG Cát Bà có thể phát huy được

DLST

- Dự báo những tác động xấu đến dulịch, cảnh quan, môi trường, tài nguyênthiên nhiên

Trang 15

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ THẢO LUẬN

1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại Vườn quốc gia Cát Bà 1.1 Vị trí địa lý Vườn quốc gia Cát Bà

VQG Cát Bà là hòn đảo lớn nhất của quần đảo, nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ20044’ - 20052’ vĩ độ Bắc và từ 106059’- 107006’ kinh độ Đông

Theo quyết định số 79/CP, ngày 31/3/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay

là Thủ tướng Chính phủ) về việc thành lập Vườn Quốc gia Cát Bà, VQG có diện tích

tự nhiên là 15.200 ha, thuộc địa phận hành chính của các xã sau: xã Gia Luận, xã PhùLong, xã Hiền Hào, xã Xuân Đám, xã Trân Châu, xã Việt Hải và thị trấn Cát Bà, baobọc xung quanh các xã trên và VQG là sông, biển:

+ Phía Đông và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi lạch Ngăn vàlạch Đầu xuôi của tỉnh Quảng Ninh,

+ Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải Phòng,+ Phía Đông và Đông Nam giáp với vịnh Lan Hạ, đây là vùng nằm trong hệ thốngquần đảo vịnh Hạ Long gồm rất nhiều đảo đá vôi lớn nhỏ khác nhau, trong đó Cát Bà

là đảo đá vôi lớn nhất, Vùng này nằm trong vùng địa lý thực vật Bắc bộ có khí hậunhiệt đới ẩm mưa mùa, Như vậy, hệ thực vật ở đây mang tính chất của khu hệ thực vậtbản địa Bắc Việt Nam,

Như vậy, VQG Cát Bà là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát

bà có những tiềm năng lợi thế đó nên VQG Cát Bà, tạo nhiều cơ hội để phát triển dulịch không chỉ mức độ trong nước mà còn cả trong khu vực và tầm cỡ thế giới,

1.2 Điều kiện tự nhiên

VQG Cát Bà là điển hình cho kiểu địa hình, địa chất và vùng sinh thái Miền Bắc

của nước ta Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triểnđịa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh dấu sự kếtthúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua tạo thành nhiểu đảo đá vôinhỏ, có nhiểu kiểu dáng kỳ thú

Về phía Bắc và Tây Bắc đảo Cát Bà còn có một diện tích khá lớn thành tạo đệ tứkhông phân chia (Q) tạo nên dạng đồng bằng ven biển, chúng được thành tạo do phù sasông biển, Lớp trầm tích phủ lên trên khá dày (>2m), dưới sâu hơn là phù sa hạt thô(độ sâu 5 - 10m) chủ yếu là sỏi cuội và cát, hình các bãi cát ven biển rất sạch

Trang 16

Do cấu trúc Sơn văn của địa hình vùng núi đá vôi, nên trong vùng này chỉ có một sốdòng suối có nước quanh năm Nguồn nước ngầm khá sâu tồn tại dưới dạng giếngKarst và sông biển Tuy chưa có số liệu thăm dò nhưng qua dự đoán của các nhàchuyên môn thì nguồn nước ngầm khá phong phú Nước chủ yếu nằm trong lớp phủtrầm tích, khả năng chứa nước của đá gốc là khá lớn Đây có thể nói là nguồn tàinguyên vô tận về nước khoáng mà khu vực chưa tìm hiểu và khai thác.

Thủy triều tại VQG Cát Bà có chế độ nhật triều thuần nhất, mức nước trung bình3,3- 3,5 m, Mùa mưa (tháng 5-tháng 9) thuỷ triều lên cao vào buổi chiều Mùa khô(tháng 10 - tháng 4 năm sau) thuỷ triều lên cao vào buổi sáng Trong năm, biên độ triềulớn vào các tháng 6, 7 và tháng 11, 12, còn nhỏ hơn vào các tháng 3, 4 và tháng 8, 9.Sóng vùng Cát Bà thường nhỏ, chủ yếu theo hướng Đông Bắc và Đông Nam, trungbình 0,5 - 1m, lớn nhất có thể đạt tới 2,8m Dòng chảy vùng đảo Cát Bà khá phức tạp,tốc độ trung bình 8 - 12 cm/s và có thể đến 50 cm/s ở các lạch hẹp Chịu ảnh hưởngcủa dòng chảy mùa, nên có độ đục cao vào mùa hè do dòng nước đục từ Đồ Sơn lên(hướng Tây Nam) Vùng ven bờ Cát Hải dòng triều lên đến Gia Lộc rẽ thành 2 nhánhbao gồm nhánh chảy về bến Gót ở bên phải và nhánh chảy về Hoàng Châu về bên tráivới tốc độ cực đại 90cm/s và dòng triều xuống có hướng ngược lại

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo, khí tượng thủy văn thuận lợi choviệc phát triển kinh tế và dịch vụ du lịch của Quần đảo Cát Bà Trong tương lai đảo Cát

Bà và vịnh Hạ Long có thể trở thành vùng kinh tế - du lịch và môi trường phát triểnmạnh nhất, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế

1.3 Kinh tế - xã hội

Theo số liệu của phòng thống kế huyện Cát Hải (năm 2009) cho thấy, phần lớn cưdân đều sinh sống trong và quanh vùng đệm, hoặc còn một số ít sống trong vùng lõi

VQG Tổng dân số vùng đệm lên tới 16.645 người, tổng số lao động trong các ngành

kinh tế có 7.695 người (thông tin chi tiết tại Phụ lục 1)

Bên cạnh đó, Hải Phòng có lợi thế là đô thị lớn thứ ba của cả nước, trong đó cóVườn quốc gia Cát bà là một phần của Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà nên cơ sở hạtầng, giao thông, cũng như các dịch vụ y tế, giáo dục được Trung ương cũng nhưchính quyền địa phương dành sự quan tâm, đầu tư rất lớn Đặc biệt là cơ sở hạ tầng vàgiao thông luôn được đầu tư phát triển, hầu hết các xã đều được xây dựng đường giaothông thuận lợi Mặt khác, các xã trong vùng đệm VQG Cát Bà có các khu văn phòngđạt tiêu chuẩn, nhiều nhà hàng đặc sản đạt chất lượng cao, khu du lịch và các khu dân

Trang 17

tế, hệ thống các trường học được phân bố ở tất cả các thôn, xã, công tác chăm sóc sứckhoẻ cộng đồng, chất lượng dạy và học luôn được lãnh đạo thị trấn Cát Bà quan tâmđúng mức Với trình độ dân trí tương đối cao nên việc tiếp thu, áp dụng khoa học kỹthuật cũng như nhận thức của người dân đối với công tác bảo tồn TNTN và ĐDSHnhằm phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch sinh thái rất thuận lợi, điều này ảnhhưởng rất lớn đến các hoạt động bảo tồn tại VQG

Rõ ràng, Quần đảo Cát Bà có nguồn nhân lực lao động dồi dào, có khả năng đápứng được nhu cầu phát triển kinh tế của khu vực nói chung và kinh tế dựa vào DLSTnói riêng Với các nghành nghề liên quan và cần thiết cho phát triển DLST như dịch

vụ, nông nghiệp – nuôi trồng Thủy sản, vận tải, xây dựng, thương nghiệp,…, chiếmhơn 70% các nghành nghề có trong khu vực Đây là những thành phần kinh tế quantrọng, giúp cho quá trình phát triển du lịch nói chung và DLST của khu vực nói riêngphát triển một cách hiệu quả và bền vững Từ đó, việc quy hoạch, xây dựng và pháttriển du lịch sinh thái một cách hiệu quả ở VQG Cát Bà sẽ là động lực nhằm tạo sinh

kế, nâng cao đời sống cho người dân địa phương

2 Tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, VQG Cát Bà được ban tặng nguồn tài nguyênđộng thực vật vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên còn mang dáng vẻ tự nhiên,hoang sơ gây hấp dẫn khách thăm quan Không chỉ có vậy, nơi đây còn có một nền vănhóa lịch sử ẩm thực từ lâu đời mà ít có nơi nào có được

2.1 Vị trí

VQG Cát Bà có vị trí vô cùng thuận lợi cho việc phát triển DLST, có vị trí trungtâm, gần với các thành phố lớn như TP Hải Phòng, TP Hà Nội…,cách thành phố HảiPhòng 30km, cách thủ đô Hà Nội 120 km và nằm bên cạnh Vịnh Hạ long - Di sản thiênnhiên thế giới, gần với khu du lịch Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng là đô thị lớn thứ bacủa cả nước, được coi là một cực của tam giác động lực phát triển kinh tế: Hà Nội - HảiPhòng - Quảng Ninh Cùng với sự quan tâm, đầu tư lớn của Trung ương vào hệ thốnggiao thông nối đến VQG Cát Bà trong những năm qua Chính vì vậy, khách thăm quan

du lịch từ nơi khác đến, đặc biệt là những thành phố khu vực phía Bắc sẽ không tốnquá nhiều thời gian để có thể có những chuyến du lịch thưởng ngoạn thiên nhiên tạiVQG Cát Bà, đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp

tự nhiên của thiên nhiên ban tặng cho quần đảo Cát Bà Cát Bà có hệ thống đường giaothông thuỷ, bộ khá thuận lợi Đến VQG Cát Bà với hai sự lựa chọn Đi bằng đườngthủy với tàu cao tốc từ Bến Bính (Hải Phòng) mất khoảng 45 phút Đi qua vịnh Hạ

Trang 18

Long với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp, đây di sản thiên nhiên thế giới được

tổ chức UNESCO công nhận, đến vịnh Lan Hạ tuy nhỏ hơn nhưng có nhiều đảo đávôi, xếp đan xen gần nhau trông rất hùng vĩ Nếu đi bằng đường bộ, xe ô tô từ HảiPhòng đến bến cảng Ðình Vũ, theo tầu cao tốc sang bến Cát Hải rồi xuyên qua VQGCát Bà bằng ô tô trên đường dài 31 km (đường nhựa)

Đáng chú ý, VQG Cát Bà đã có hoạt động du lịch từ những năm 1990 sau đó đến năm

2009 được UBND thành phố Hải Phòng cho phép thành lập Trung tâm dịch vụ DLST trựcthuộc VQG Cát Bà Từ đó, Trung tâm đã lập nên bộ phận chuyên trách về tổ chức hoạt độngđộng DLST, nên việc đón tiếp, hướng dẫn, tổ chức tour trong vườn có phần được cải thiện.Trong những năm qua, Vườn thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước cũng như quốc

tế

2.2 Tài nguyên động, thực vật rừng, biển

Vườn quốc gia Cát Bà là nơi hội tụ nhiều HST khác nhau gồm: HST rừng ngậpmặn, HST rừng trên núi đá vôi, HST biển với các rạn san hô,… Có một hệ động, thựcvật đa dạng, gồm 2.320 loài, trong đó có 282 loài động vật sống trong rừng, 538 loàiđộng vật sống ở đáy biển, 196 loài cá biển, 771 loài thực vật trên cạn, 23 loài thực vậtngập mặn, 75 loài rong biển, 177 loài san hô

đá vôi

Hệ động vật có 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư Đặc biệt cóloài thú mà không có nơi nào có được là voọc đầu trắng (Vọoc Cát Bà) và một số loàikhác được ghi trong Sách đỏ như: Khỉ lông vàng, sơn dương và nhiều loài chim đẹpnhư cao cát, bói cá, hút mật, đầu rìu Ở Cát Bà cũng có chim yến và rùa biển đượcchăm sóc bảo tồn Hệ thực vật có 1561 loài thuộc 495 chi, 149 họ, trong đó có 250 loàicây thuốc Nhiều loài cây quý hiếm cần bảo tồn như chò chỉ, trai lý, lát hoa, kim giao

và cọ Bắc Sơn Đặc biệt là, đảo có hệ sinh thái rừng ngập nước, trên núi đá vôi có cả

Trang 19

ao, hồ, suối ngầm, nước ngọt cùng suối nước khoáng có cả khả năng chữa trị bệnh,nhất là thấp khớp

Với sự phong phú về hệ sinh thái, đa dạng về loài đã tạo cho VQG Cát Bà có một tiềmnăng thu hút cho việc phát triển DLST

* Hệ thực vật

Thảm thực vật rừng có diện tích là khoảng 15.510 ha, chiếm 52% tổng diện tích tựnhiên, dưới đây là đặc điểm các kiểu thảm thực vật VQG Cát Bà đã được điều tra, đánhgiá năm 2005 VQG Cát Bà nằm trong khu vực xen kẽ giữa núi đất và núi đá vôi, với

sự tác động tổng hợp, nhiều mặt của điều kiện tự nhiên khu vực hải đảo, cùng sự tácđộng của các điều kiện kinh tế - xã hội, nên các kiểu thảm thực vật rừng và các kiểuthảm nông nghiệp trong khu vực tương đối đa dạng (Phụ lục 2)

Tiêu biểu nhất trong các kiểu thảm ở quần đảo Cát Bà là kiểu rừng kín thường xanhmưa ẩm trên núi đá vôi, và kiểu thảm rừng cây ngập mặn ven biển, cửa sông, Ngoài ra,trong khu vực cũng đã xuất hiện một số kiểu thảm thực vật đặc thù và khá hiếm hoi đó

là kiểu thảm cây ngập nước trên núi cao (loài cây hầu như chỉ phân bố ở miền TâyNam Bộ) Ngoài các kiểu thảm thực vật rừng, chiếm vai trò chủ đạo còn có kiểu thảmcây nông nghiệp đất dân cư, Loại thảm này bao gồm: rừng trồng, cây nông nghiệp cây

ăn quả, cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản và các khu dân cư

Kết quả điều tra hệ thực vật rừng năm 2005 của Trung tâm Tài nguyên & Môitrường Lâm Nghiệp, kết hợp tham khảo các tài liệu hiện có của Lê Mộng Chân (2003)

và và Nguyễn Kim Đào (2003 - 2004), bước đầu chúng tôi thống kê được ở VQG Cát

Bà có 1,561 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vậtkhác nhau Như vậy, so với danh lục thực vật điều tra trước, thì số loài ghi nhận lầnnày đã tăng thêm nhiều (Phụ lục 3)

Ngày nay, khi đời sống xã hội ngày một nâng cao, nhu cầu về cây cảnh để trangtrí nội thất và trồng cây cảnh ngày càng cao, không chỉ đòi hỏi việc quản lý tốt nhómtài nguyên này mà còn phải nhanh chóng phát triển chúng,

* Khu hệ động vật

a Đặc điểm khu hệ động vật trên cạn

Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở VQG Cát Bà được nhiều nhà khoa họctrong cũng như ngoài nước nghiên cứu Kết quả đã thống kê được 53 loài thú thuộc 18

họ, 8 bộ; 160 loài chim thuộc 46 họ, 16 bộ; 45 loài bò sát thuộc 15 họ, 2 bộ và 21 loàilưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ (Danh lục xem phụ lục) Với tổng số 279 loài động vật có

Trang 20

xương sống ở cạn, trong đó có 22 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 7 loài ghi trongdanh lục đỏ thế giới (phụ lục 4).

Do vị trí địa lí của VQG cách ly với đất liền là nguyên nhân cơ bản đã hạn chế sự

du nhập của các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái Chính vì vậy, tài nguyên động vậtrừng ở VQG không được giàu về thành phần loài nhưng có ý nghĩa về mặt bảo tồn vớinhững đặc điểm riêng của hệ sinh thái hải đảo, đặc biệt là sự có mặt của loài Voọc Cát

bà - loài đặc hữu của Việt Nam, hiện chúng đang bị đe doạ tuyệt chủng ở cấp rất

nghiêm trọng (Critical).

Trong tổng số 53 loài thú đã ghi nhận cho Cát Bà, thì trong đó có 9 loài ghi trong

Sách đỏ Việt Nam (2000) chiếm 17%, 6 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới (2004)chiếm 11,3% và 11 loài nằm trong nghị định 18 chiếm 20,8% tổng số loài, là nhữngloài hiện đang bị đe doạ cần được ưu tiên bảo tồn, trong đó đặc biệt quan trọng là loàiVoọc Cát bà

Voọc Cát Bà hiện nay chỉ còn lại duy nhất trên đảo Cát Bà - phía Đông Bắc ViệtNam Trong danh mục sách đỏ IUCN năm 2008 xếp loài này ở mức độ cực kì nghiêmtrọng (CR) và sách đỏ Việt Nam 2007 xếp loài này vào mức độ nguy cấp (E), Số lượngVoọc Cát bà: Theo báo cáo gần đây nhất của Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà thuộc HộiĐộng vật Bảo tồn Loài và Quần thể: ước tính nhiều nhất là 63 cá thể, sống tách biệtnhau ở 7 vùng, Hiện tại đã có 13 cá thể được sinh ra từ năm 2000-2005 và số lượngđang được dần dần ổn định

Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus)

Trang 21

b Động thực vật biển

Vùng biển Cát Bà còn là nơi tập trung của nhiều loài sinh vật biển Do nước biển tươngđối mặn, đáy biển là cát, pha cát, bùn nhẹ là môi trường thuận lợi cho nhiều loài hải sản sinhtrưởng và phát triển Theo kết quả điều tra về thuỷ sản và tài liệu tham khảo của Viện HảiDương Học (nay là Viện Tài nguyên &Môi trường biển) tại Hải Phòng cho biết hiện naysinh vật biển khu vực đảo Cát Bà đã xác định được:

Bảng 1: Liệt kê thành phần loài động thực vật biển VQG Cát Bà t kê th nh ph n lo i ành phần loài động thực vật biển VQG Cát Bà ần loài động thực vật biển VQG Cát Bà ành phần loài động thực vật biển VQG Cát Bà động thực vật biển VQG Cát Bà ng th c v t bi n VQG Cát B ực vật biển VQG Cát Bà ật biển VQG Cát Bà ển VQG Cát Bà ành phần loài động thực vật biển VQG Cát Bà

có nhiều loài quí hiếm, Tổng số sinh vật biển Cát Bà có: 1.313 loài, trong đó có 8 loài rong,

8 loài động vật đáy là các loài quí hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thếgiới để bảo vệ, Sinh vật biển Cát Bà còn có nhiều loài có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu caonhư: Trai ngọc, Vẹm xanh, Tu hài, Vích, con Sút, ốc Đụn đực, cá Ngựa gai, Sam đuôi tamgiác, Đồi mồi, Hệ sinh thái San hô có giá trị cao không chỉ về đa dạng sinh học mà còn rất

có giá trị về du lịch và nuôi trồng thuỷ sản Những hình ảnh ấy là yếu tố hấp dẫn khách đếnvới thiên nhiên nơi đây

Trang 22

2.3 Cảnh quan thiên nhiên

Cát Bà là một VQG đặc biệt, với sự kết hợp của nhiều hệ sinh thái (HST) khácnhau: HST rừng thường xanh trên núi đá vôi, HST rừng ngập nước trên núi cao (AoẾch), HST rừng ngập mặn vùng duyên hải, HST vùng biển với các rạn san hô gần bờ,

hệ thống hang động với đặc trưng riêng biệt là nơi cư trú của họ nhà Dơi và Hệ canhtác nằm giữa các thung lũng như ở Khe Sâu hoặc các khu dân cư

Trong đó, lớn nhất là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi (khoảng 9800 ha) với thảmthực vật thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh và các loại rừng như rừng núi thấp vàven thung lũng, rừng trên núi đá dốc, rừng trên đỉnh núi cao, rừng ngập nước nội địa(Ao Ếch)

Cùng với rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn là một tài nguyên quý giá tại đảo Cát

Bà Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu tại phía Tây Bắc đảo, với bãi sú vẹt tự nhiên lớn

nhất Hải Phòng Các loài cây phổ biến nơi đây: đước xanh (Rhizophora mucronata), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) Độ cao của thảm thực vật ngập mặn từ 2 - 3 m, mật

độ lớn và sức sống tốt Rừng ngập mặn là nơi cư trú tốt của các loài động vật thủy sinhnhư: cá, tôm, các loài nhuyễn thể động vật hai mảnh như: trai, ốc, vẹm; động vật chânđốt Đặc biệt, đây còn là nơi ở của các loài chim nước, chim di cư từ phía Bắc như:

sâm cầm (Centropus sinensis Stephen), cốc đế (Phalacrocorax carbo), cuốc (Macropygia unchall), vịt trời (Anas poecilorhyncha haringtoni)…

Vịnh Lan Hạ

Trang 23

Ngoài đảo chính, quần đảo Cát Bà còn có 366 đảo nhỏ như đảo Đầu Bê, đảo CátDứa, đảo Bù Lâu, hòn Ghềnh Hang, hòn Đá Lẻ, hòn Xả Lan, hòn Guốc Tiên Nhiềuđảo có hình dạng kỳ dị, bờ dảo có nhiều mũi nhô, cung lõm và nhiều bờ vách dốcđứng, chân có ngấn ăn mòn tạo cảm giác kỳ bí, thích thú Đa số các đảo có thềm san hôviền quanh và trên đảo có hồ nước mặn, đây là một tiềm năng còn nhiều tiềm ẩn chưađược khám phá.

Cát Bà có nhiều bãi tắm đặc trưng là sự kín đáo, yên bình Theo nhận xét của đa sốkhách du lịch trong nước và quốc tế được phỏng vấn cho biết, hai bãi tắm lý tưởng nhất

là Cát Cò và Cát Dứa - chỉ cách nhau một eo núi nhỏ Nước biển ở đây thật ấm áp,trong xanh nhìn rõ cát vàng dưới đáy Một số ngư dân được phỏng vấn đã hé lộ rằng

Trang 24

ngoài khơi ở những đảo nhỏ có những bãi tắm thơ mộng và kín đáo như: Cát Trai Gái,Hiền Hòa, Dương Gianh Để đến được những đảo kể trên, đặc biệt là đảo Năm Cát thìkhách du lịch có thể đi bằng tàu hoặc đò chỉ mất 20-30 phút với 20.000 đồng/người.Những người có thâm niên làm du lịch trong vùng cho biết xưa kia sau khi tắm biển dukhách còn có cơ hội khám phá những hang ngầm xuyên qua núi ở bãi tắm Cát Cò.Hang Luồn, Khe Sâu, Kim Cương là những hang kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng màchắc chắn du khách không thể tìm thấy ở bất cứ một nơi nào khác! Mỗi hang đều có vẻđẹp khác nhau, với những nhũ đá rực rỡ sắc màu làm say lòng du khách, như lạc vàocõi bồng lai tiên cảnh Hoàng hôn trên quần đảo Cát Bà là một cảnh sắc muôn màu.Phía chân trời mầu vàng rực, mặt biển có mầu xanh tím sẫm Về phía cảng cá hàngnghìn con tàu neo đậu đã lên đèn tạo một vùng sao đêm huyền ảo! Thật lý thú du khách

sẽ được mời vào các quán ăn bồng bềnh trên sóng nước, giăng đèn thâu đêm đónkhách

VQG Cát Bà có hệ thống suối nổi tiếng như:

+ Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu): Lưu lượng khá tốt, chảy quanh năm cungcấp đủ nước cho sinh hoạt,

+ Suối Trung Trang: Nguồn nước nhỏ, có nhiều nước trong mùa mưa, lưu lượng vềmùa khô chỉ đạt khoảng 0,11lít/giây,

+ Suối Treo Cơm (khu Đồng Cỏ) Mùa mưa nhiều nước, về mùa khô, chỉ đạt 26 lít/giây,

Ngoài ra VQG Cát bà có nguồn nước ao ếch phong phú, các ao ếch là hồ nướcthiên nhiên trên núi đá vôi, diện tích khoảng trên 3,6 ha, nước có quanh năm, đạt trêndưới 30cm, nằm giữa khu vực rừng nguyên sinh, Ngoài ra một số áng cũng có nướcquanh năm như áng Bèo, áng Bợ, áng Thẳm, áng Vẹm…

2.4 Dịch vụ giải trí và nghỉ dưỡng

Ðến Cát Bà, du khách có thể thuê một chiếc xe gắn máy để đi đến bất cứ nơi nào ,chỗ nghỉ nay đã phát triển khá nhiều Ðẹp nhất là các khách sạn dựa lưng vào núi, mặthướng ra biển Cát Bà có hơn 60 khách sạn, nhà nghỉ với khoảng 1.000 phòng tập trung

ở phố biển ven mép vịnh Theo cán bộ trong Vườn cho biết, giá trung bình từ 150nghìn đến 250 nghìn/phòng/ngày, nhưng những ngày cao điểm có thể lên tới 1 triệuđồng/phòng/ngày Trên hết, sự hấp dẫn của VQG Cát Bà là biển cả Sau một ngày leonúi hay thám hiểm các hang động, du khách sẽ thấy vô cùng sảng khoái đắm mình

Trang 25

trong làn nước trong xanh, nằm phơi trên bãi cát trắng mịn Cát Bà có nhiều bãi tắm,đặc trưng là sự kín đáo, yên bình.

Hoạt động chèo thuyền thăm vịnh Đi xe đạp đôi xung quanh đảo

Ðêm đến không gian Cát Bà thật bao la, hùng vĩ, đẹp đến sững sờ Ngủ đêm ở đây

là một thích thú tuyệt vời, không khí mát dịu, những làn gió nhẹ mang hơi mặn củabiển lùa vào rừng cây trên núi đá tạo một âm thanh rì rào, như ru khách vào trong giấcngủ êm đềm

Ông Marter Roode một khách du lịch đến từ vương quốc Anh cho biết “Tôi đến đây lần đầu tiên, nhưng cũng kịp nhận thấy cảnh quan thiên nhiên là giá trị lớn nhất của Cát Bà và giá trị ấy vẫn giữ được gần như nguyên vẹn Tiếc rằng, chúng tôi chưa thể

đi hết Khu dự trữ sinh quyển thế giới này để được nhìn thấy Voọc Chúng tôi sẽ quay trở lại để có thể khám phá những điều thú vị khác của thiên nhiên nơi đây”

2.5 Văn hoá lịch sử, lễ hội truyền thống

Trước đây, vùng đảo núi đá (Cát Bà) từng làhậu cứ của các bà trồng tỉa, hái lượm, cung cấplương thực thực phẩm cho các ông ở phía trướcchống lại giặc giã, khi chúng tới đánh chiếm đảo.Cũng từ trận chiến đấu này đã xuất hiện nhiều nữtướng dũng cảm nên người đời xưa đã đặt tên chođảo này là đảo Các Bà rồi sau này gọi lệch đi là đảo Cát Bà Cũng từ tên gọi truyềnthống này mà từ đó đến nay phụ nữ trên đảo luôn phát huy vai trò trong công cuộc xâydựng, bảo vệ huyện đảo Những tên gọi cát Phù Long, núi Đầu Voi, sông Phượng mỗi địa danh là một sự tích hào hùng Người huyện đảo không thể không tự hào vềtruyền thống của mình Trên mảnh đất của làng nghĩa Lộ ngày nay còn tồn tại một ngôi

Trang 26

miếu thờ người phụ nữ đã sinh ra người trai làng dũng cảm Hùng Sơn Hùng Sơn làngười đã có công tham gia đánh giặc Ân đời vua Hùng thứ sáu Truyền thuyết về ngườitrai làng dũng cảm Hùng Sơn như một nét nhạc hùng, âm vang tinh thần yêu nước củamột người dân trên mảnh đất này Ngày nay người ta lấy tên của chàng trai này đặt têncho một thôn của Xã Trân Châu Ngoài ra, trong thời gian kháng chiến chống thực dânPháp, Hang Quân Y (tại thôn Hải Sơn, xã Trân Châu) còn được dùng căn cứ cáchmạng Chính vì vậy, đến nay còn nhiều vết tích có giá trị lịch sử đối với dân tộc nóichung và người dân địa phương nói riêng

Môi trường thiên nhiên của Cát Hải đã là cái nôi của người từ cổ xưa Các nhàkhảo cổ đã tiến hành khai quật 17 địa điểm trên đảo Cát Bà Kết quả cho thấy có tới 15điểm có dấu tích của người cổ xưa như hang Eo bùa thuộc xã Hiền Hào, Tùng Bà thuộcVườn Quốc Gia, Bờ Đá, Khoăn Mui thuộc xã Trân Châu, Áng Giữa thuộc xã Việt Hải.Đặc biệt là di chỉ Cái Bèo được một nhà khảo cổ người Pháp phát hiện năm 1938, quanhiều lần khai quật và kết quả phân tích Điôxit cácbon cho biết người Việt cổ có mặt ởđây cách ngày nay trên 6.000 năm Trong tầng đất trên của di chỉ Cái Bèo còn có mộttầng di chỉ chứa những di vật tiêu biểu thuộc nền văn hoá Hạ Long Trong lớp đất này

có ít xương động vật Những hiện vật ở đây mang đủ loại hình của nền văn hoá HạLong đồng thời còn có những đặc điểm riêng biệt cho thấy con người của nền Hạ Longđến đây sinh sống vào giai đoạn muộn, giai đoạn phát triển cao của nền văn hóa này.Theo người dân kể lại thì tại làng Gia Lộc nay thuộc thị trấn Cát Hải có lệ tế thần biểnvào ngày 21 tháng giêng Cùng với các trò chơi, với lễ rước nước về đình làng, người

ta đua thuyền dưới biển Tế lễ như thế, Long Hải Đại Vương, ông thần của nhữngngười đi biển sẽ phù hộ cho trời yên biển lặng, một năm bội thu tôm cá Ngày nay Hộiđược mở ngày 1/4 dương lịch, ngày mà năm 1959, Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà

Có thể nói văn hoá của huyện đảo Cát Hải phong phú đa dạng bởi lẽ người dân định

cư trên đảo có nguồn gốc từ nhiều nơi họp thành là cộng đồng những người sống bằngnghề biển vùng Duyên Hải Hàng năm, người dân tổ chức hội đua thuyền rồng trênbiển, đó là một chiếc thuyền thoi dài 11m, rộng 1,5m, đóng bằng thứ gỗ khô, nhẹ vàbền chắc Lòng thuyền có chỗ ngồi cho các tay đua và phía mũi có cái đầu rồng chạmbằng gỗ, sơn son thếp vàng rực rỡ Mỗi thuyền có từ 22 đến 26 người Khách du lịchcũng có thể tham gia lễ hội này để thương thức cảm giác khác lạ từ lễ hội này

2.6 Ẩm thực

Ở Cát Bà có những món ăn đặc sản như: gỏi cá thác, canh chua cá hồng, đặc biệt có

tu hài nướng trên bếp than mùi thơm tỏa ngào ngạt Ở Việt Nam chỉ Cát Bà mới có Tu

Trang 27

hài và thường xuất hiện vào tháng 12 là mùa sinh sản của chúng Ngày nay con Tu hàiđược viện nghiên cứu thuỷ sản Bắc Bộ nhân giống rộng rãi cho ngư dân nuôi bán tựnhiên và có thể cung cấp quanh năm cho các nhà hàng ở khắp Hải Phòng và Cát Bà.

Các món ăn được chế biến từ loài Tu hài

Ngoài ra Cát Bà còn hấp dẫn bởi các món ăn từ biển với vô số các loài có giá trị caonhư Cá Song, Cá chim, Mực lá hoặc các loài vừa lạ, vừa dân dã lại ngon như, Bàn Mai,Sam, Bề Bề (Hay còn gọi là Bọ ngừa biển) Các đặc sản khác cũng khá thú vị nhưCam Gia Luận, gà Liên Minh, khoai Mụt ốc Việt Hải là những sản phẩm của địaphương nổi tiếng khiến cho nhiều du khách khó quên khi đã được một lần thưởng thức

Dê núi cũng được đánh giá cao, nhiều người nói dê ở Cát Bà ngon hơn các nơi khác.Như vậy, tiềm năng phát triển du lịch tại VQG Cát Bà là rất lớn so với nhiều nơikhu du lịch khác ở Việt Nam Nếu như có sự đầu tư và quan tâm hơn nữa của Nhànước và chính quyền địa phương, cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch

vụ du lịch nơi đây thì giá trị kinh tế, đóng góp vào ngân sách địa phương là rất đáng kế,góp phần ổn định cuộc sống của người dân trong vùng

Tóm lại, vị trí địa lý thuận lợi và nhiều giá trị đặc trưng của VQG Cát Bà chính làtiềm năng để có thể phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà Tiềm năng phát triểnDLST của VQG Cát Bà có thể được tổng hợp theo bảng sau (Bảng 2):

Trang 28

Bảng 2 Những giá trị tiềm năng của VQG Cát Bà.

Vị trí

- Giao thông thông suốt

- Thời gian đi lại ít

- Thuận tiện cho đi đường bộ lẫn đường thuỷ

- Có nhiều tuyến đường để đến với Cát Bà

- Có các dịch vụ lữ hành du lịch đưa đón theo tour rất thuận lợi

Cảnh quan

có sự kết hợp giữa nhiều hệ sinh thái khác nhau: HST rừng ngập mặn,HST trên núi đá vôi và HST biển

- Nhiều hang động kỳ thú, bí ẩn

- Nhiều hệ thống suối chảy quanh năm

- Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ kết hợp giữa HST rừng và HST biển

Đa dạng

sinh học

- Tập hợp nhiều loài động thực vật quý hiếm

- Nơi duy nhất và đặc hữu chỉ có ở VQG Cát Bà là voọc đầu trắng

- Có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và trên thế giới

- Sinh vật biển đa dạng phong phú, nơi lưu giữ và phát tán nguồn genlớn của vịnh Bắc bộ

- Có nhiều món ăn hấp dẫn, khác lạ mà không nơi nào có được

3 Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà.

Sau những tiềm năng to lớn của VQG Cát Bà thì thực tế hiện nay vẫn còn có nhiềutồn tại và bất cập cần có hướng giải pháp tháo gỡ để hoạt động DLST được phát triểnbển vững Những tồn tại và bất cập nhất hiện nay là trong công tác quản lý, sử dụngcác phân khu chức năng, sự hạn chế trong năng lực cán bộ,… Chính vì vậy, việc đánhgiá được thực trạng một cách khách quan về những tồn tại và bất cập tại VQG Cát Bàđang trở thành một vấn đề bức thiết, để từ đó có thể định hướng chiến lược, kế hoạchhành động và đề ra những giải pháp phù hợp trong bối cảnh hiện nay

3.1 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vườn quốc gia Cát Bà:

a Chức năng nhiệm vụ:

Trang 29

Vườn quốc gia Cát Bà là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Hải Phòng Vườn có chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồncác nguồn gen động, thực vật rừng, biển quý hiếm Phục hồi tài nguyên thiên nhiên,phát triển và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng, nghiên cứu khoa học vàhợp tác quốc tế Đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái, mở rộng các dịch vụ vuichơi, giải trí, tuyên truyền, giáo dục môi trường

b Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Theo quyết định số 1506/2006/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 7 năm 2006 của UBNDThành phố hải Phòng về việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổchức bộ máy của Vườn quốc gia Cát Bà gồm có Ban giám đốc và các phòng, ban, đơn

vị trực thuộc như sau:

Hình1: Mô hình bộ máy quản lý tại Vườn quốc gia Cát Bà

c Nguồn nhân lực công tác phát triển du lịch

Lực lượng quản lý hiện có tổng cộng 81 cán bộ, công nhân viên đang làm việc trêntổng diện tích là 15.200 ha, trong đó có 2 cán bộ trên đại học tham gia công tác quản lýVườn, 25 cán bộ đại học chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và bảo tồn,ngoài ra còn có 3 cán bộ cao đẳng, 42 cán bộ trung cấp và 9 cán bộ sơ cấp tham gia vàocác lĩnh vực bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên cũng như phục vụ công tác dulịch Theo đánh giá của VQG, với lực lượng hiện có vẫn chưa đáp ứng được nhiệm vụquản lý cũng như nhu cầu phát triển du lịch tại VQG (thông tin chi tiết tại Phụ Lục 5)

Ban Giám đốc

Phòng Khoa học kỹ thuật

Phòng

Kế hoạch tài chính

Phòng

Tổ chức hành chính

Hạt kiểm lâm

Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái

và Giáo dục môi trường

Các Trạm kiểm lâm

Trang 30

- Đã có quy chế hoạt động, nội quy thăm

quan, và khung giá do UBND thành phố

Hải Phòng quy định

- Năng lực còn hạn chế

- Tài chính hạn chế

- Cán bộ kiêm nhiệm, không có biên chế

- Trang thiết bị còn nghèo nàn

- Có cơ hội đào tạo nâng cao trình độ

phục vụ công tác chuyên môn

- Có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp,

các tổ chức trong và ngoài nước

- Có cơ hội nâng cao thu nhập, ngân sách

Trang 31

Qua phân tích sơ đồ SWOT ta có thể kết luận rằng, Vườn quốc gia Cát Bà là mộtđơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- thànhphố Hải Phòng nên có nhiều thuận lợi hơn trong chỉ đạo, điều hành và giám sát hoạtđộng Mặt khác Vườn nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, lại giáp ranh với Disản Thế giới vịnh Hạ Long nên thuận lợi trong đầu tư nguồn nhân lực (cả kinh phí, conngười và phát triển du lịch, ) Chính vì vậy, những lợi thế, tiềm năng trên phụ thuộcrất nhiều vào yếu tố chủ quan của các cấp lãnh đạo như: sự quan tâm chỉ đạo, sự đầu tưcác nguồn lực, và chính sách phát triển ngành mà ở đây là phát triển du lịch VQG Cát

Bà Đây là một vấn đền cần được quan tâm trong việc hoạch định chính sách, chiếnlược và phát triển du lịch trong thời gian tới Tuy nhiên, để đáp ứng chất lượng dịch vụ

du lịch và công tác bảo tồn ngày càng tăng cao thì cần hơn nữa việc nâng cao năng lựccủa đội ngũ cán bộ, nhân viên, đồng thời tích cực kêu gọi đầu tư từ ngân sách Trungương, địa phương và các nguồn hỗ trợ quốc tế cho cơ sở vật chất tại VQG trong thờigian tới Ngoài ra, cần có những chương trình hành động nhằm nâng cao nhận thức củakhách du lịch đối với tài nguyên, môi trường và cảnh quan khi đến thăm quan Vườn

3.2 Các phân khu chức năng

Cũng như các VQG khác của Việt Nam, VQG Cát Bà cũng được chia làm 03 phânkhu chức năng chính để thuận tiện trong việc quản lý TNTN và bảo tồn ĐDSH, cácphân khu chức năng tại VQG Cát Bà như sau: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khuphục hồi sinh thái; phân khu hành chính - dịch vụ (chi tiết Phụ lục 6)

Hình 3: Diện tích các phân khu chức năng của Vườn

Trang 32

Phân khu Phục hồi sinh thái có diện tích 11.094 ha là nơi tập trung chủ yếu để xâydựng các tuyến du lịch khám phá thiên nhiên trong VQG Ở mỗi đầu tuyến được gắnnhững bảng quy định cho khách du lịch được đi đâu, xem gì và không được làm gì Phân khu hành chính - dịch vụ được quy hoạch khá gọn trong thung lũng TrungTrang, có mặt bằng tương đối thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển du lịch sinh tháicũng như các hoạt động giải trí khác Là khu vực bố trí Trụ sở Ban Quản lý VQG, làtrung tâm chỉ đạo các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, tổ chức dịch vụ du lịch,các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và tuyên truyền giáo dục bảo vệ tàinguyên rừng và môi trường trong khu vực Diện tích phân khu là 93,1 ha, diện tích này

đủ lớn để xây dựng các công trình phục vụ các chức năng trên như trụ sở làm việc củaban quản lý, nhà bảo tàng, trung tâm dịch vụ du lịch, vườn thực vật, vườn cây ăn quả,vườn ươm, các công trình công cộng và các điểm vui chơi giải trí khác

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được lựa chọn những nơi ít bị ảnh hưởng bởi các hoạtđộng du lịch đối với môi trường sống của các loài động, thực vật nhạy cảm với biến đổimôi trường, đặc biệt trong đó các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, để xây dựng một sốtuyến thăm quan cho khách tìm hiểu và các hoạt động nghiên cứu của các nhà khoahọc Cụ thể như tuyến VQG – Ao ếch – Việt Hải có chiều dài 13km Đi từ trung tâm

Du lịch theo đường mòn tới ao Ao ếch, du khách sẽ được ngắm nhìn hệ sinh thái đặcrừng ngập nước trên núi đá vôi mà chỉ có duy nhất ở Việt Nam, tiếp tục đi bộ theođường rừng có nhiều vách đá tai mèo khoảng 4km sẽ đến được làng Việt Hải, tại đâynếu như may mắn du khách sẽ được nhìn thấy loài Sơn Dương hay Vọoc Cát Bà Vớituyến tham quan này thi số lượng cho mỗi đoàn khách tham quan là rất hạn chế, tối đa

là 30 người cho mỗi đoàn (theo các ý kiến của các chuyên gia về bảo tồn ĐDSH).

Ngoài ra, vùng đệm của VQG Cát Bà có diện tích 15.259,8 ha nằm trên địa bàn 06

xã, được chia thành hai khu vực

+ Vùng đệm 1: gồm toàn bộ diện tích của xã Việt Hải (141,3 ha) Vùng đệm này có

đặc điểm là nằm trọn hoàn toàn trong VQG Cát Bà, vì vậy có thể xem như là vùng đệmđặc thù Mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế cho vùng đệm này là ưu tiên cho pháttriển du lịch sinh thái, 100% hộ dân trong xã đều tham gia với nhiều loại hình khácnhau: Dịch vụ ăn uống, giải khát, nhà nghỉ và các dịch vụ khác

+ Vùng đệm 2: nằm ngoài VQG với tổng diện tích 15.118,5 ha, gồm các xã Phù

Long, Hiền Hào, Gia Luận, Xuân Đám, Trân Châu và Thị trấn Cát Bà Tiềm năng vànguồn lợi từ các hoạt động du lịch đã thu hút đông đảo cộng đồng người dân vùng đệm

Trang 33

phần rất lớn trong công tác bảo tồn trong thời gian qua và là một trong những cơ sởkhoa học quan trọng định hướng phát triển kinh tế, trong đó có ngành du lịch Ngườidân các xã này tham gia nhiều loại hình hoạt trong du lịch: Người dân xã Gia Luận cótruyền thống trồng cam có hương vị thơm ngon, phục vụ cho người dân trên đảo vàkhách du lịch; mô hình DLST tại gia đình ông Nguyễn Tiến Chinh xã Xuân Đám, riêngthị trấn Cát Bà người dân tham gia rất nhiều các loại hình dịch vụ du lịch: Xây dựngtuor, nhà nghỉ chất lượng cao, dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí khác Đó là cơ sởvững chắc để VQG Cát Bà được đầu tư phát triển đem lại nguồn lợi trực tiếp qua cácdịch vụ du lịch của thành phố Hải Phòng, thúc đẩy sự giao lưu văn hoá của địa phương,thu hút các dự án trong nước cũng như quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùnglõi và vùng đệm, nâng cao vị thế và giá trị của VQG, Khu dự trữ sinh quyển nói riêng

và huyện đảo Cát Hải, Thành phố Hải Phòng nói chung

3.3 Thực trạng về du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cát Bà

Ngày 24 tháng 3 năm 2009, UBND Thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định số429/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái vàGiáo dục môi trường Vườn quốc gia Cát Bà, trên cơ sở đó, Vườn đang cố gắng từngbước tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nhân sự để đưa Trungtâm sớm đi vào hoạt động ổn định phục vụ cho công tác phát triển du lịch sinh thái vàgiáo dục môi trường của Vườn

a Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm

+ Chức năng

Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường là đơn vị sự nghiệp cóthu trực thuộc Vườn quốc gia Cát Bà, hoạt động theo hình thức hạch toán phụ thuộc, cócon dấu, tài khoản riêng để hoạt động trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao Kết hợp sử dụng môi trường rừng đặc dụng để tổ chức các hoạt động dịch vụ, dulịch sinh thái và giáo dục môi trường, giáo dục hướng nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp.Thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn và giám sát các hoạt động có tác động đến môitrường của Doanh nghiệp có cho thuê môi trường rừng, biển để kinh doanh du lịch sinhthái theo đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Nhiệm vụ

* Tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái

Trang 34

- Đón tiếp, giới thiệu và tổ chức các hoạt động thăm quan, thắng cảnh cho du kháchtrong và ngoài nước.

- Đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về bảo tồn, phát triển và giáodục môi trường

- Kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái bao gồm ăn nghỉ, đi lại, vuichơi, giải trí, đồ lưu niệm

- Giới thiệu các sản phẩm, hàng hoá truyền thống của người dân địa phương thamgia dịch vụ du lịch

- Liên doanh, liên kết với các Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái vàcho thuê môi trường phát triển dịch vụ du lịch

* Tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường và hướng nghiệp nông, lâm, ngưnghiệp

- Tuyên truyền giáo dục cho du khách và cộng đồng địa phương

- In ấn các loại tờ rơi, tờ bướm, tranh ảnh, phim và cung cấp các tài liệu cho hoạtđộng giáo dục môi trường

- Sản xuất và cung cấp dịch vụ vườn hoa cây cảnh, cây lưu niệm, cây thuốc nam

- Hướng dẫn phát triển các ngành nghề nông, lâm, thuỷ sản

b Các điểm du lịch trong Vườn

VQG Cát Bà có rất nhiều tuyến và điểm tham quan du lịch phong phú, mạo hiểm

và ngoạn mục hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế như: động Trung Trang, thắngcảnh bờ biển tuyệt đẹp – các vịnh, tùng áng và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ muôn hìnhvạn dáng được bàn tay tạo hoá thiên nhiên ban tặng kết hợp với sự xâm thực của nướcbiển, nước mưa qua hàng triệu năm, các bãi biển hoang sơ những khu rừng nguyênsinh và nhiều phong cảnh cảnh rừng núi, đảo đá vôi độc đáo, hùng vĩ…Những nhận xétđánh giá của du khách được thể hiện trong Phụ lục 7

+ Trung tâm hướng dẫn thông tin, giáo dục môi trường: là nơi giới thiệu, cung cấpthông tin cho du khách về cảnh quan thiên nhiên, địa mạo địa chất, những nét đặc sắc

về văn hoá, du lịch và tính đa dạng sinh học của VQG Cát Bà nói riêng và Khu Dự trữSinh quyển Cát Bà nói chung Bên cạnh đó, trung tâm hướng dẫn còn giúp du kháchhiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị thiên nhiên và

Trang 35

có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học cho hôm nay và maisau

+ Phòng đón tiếp: là nơi đón tiếp, giới thiệu thông tin chung cho du khách về cácđiểm và tuyến tham quan tại Vườn và đảo Cát Bà, các thông tin cho du khách về lệ phítham quan, hướng dẫn và phổ biến các nội quy,quy định cho du khách khi tham quan

du lịch tới Vườn và đảo Cát Bà Nhắc nhở, lưu ý du khách về những việc được và nênlàm cũng như những điều không được làm khi tham quan các tuyến du lịch sinh tháirừng và biển trong VQG

+ Nhà trưng bày mẫu vật: là nơi trưng bày các mẫu vật của các loài động, thực vậtphân bố tại VQG Cát Bà Nhà trưng bày sẽ giúp du khách tham quan và tìm hiểu vềnhững giá trị về đa dạng sinh học của Vườn thông qua các mẫu vật - bằng chứng sống

có mặt tại đảo Cát Bà

+ Đảo Cát Dứa: là nơi tham quan các tài nguyên rừng, biển, leo núi, quan sát một

số loài khỉ sau khi được cứu hộ và bảo vệ tại đây Đây cũng là nơi cho du khách tắmbiển và vui chơi giải chí với các loại hình du lịch biển, đồng thời là nơi nghỉ d ưỡng lýtưởng dành cho du khách (Đi tàu du lịch từ bến bèo khoảng 30 phút đến đảo Cát Dứa).+ Đảo Năm Cát: là bãi biển còn hoang sơ, lý tưởng cho nghỉ dưỡng, tắm biển, chèothuyền kayark, câu cá hoặc đi tàu để thưởng thức, khám phá cảnh đẹp huyền bí về tàinguyên rừng và biển tại khu vực Năm Cát và Vịnh Lan Hạ

+ Vạn Bội: là nơi có nhiều hòn đảo lớn nhỏ với muôn hình vạn dạng, là nơi tắmbiển trên các bãi tắm nguyên sơ, lặn xem các rạn san hô, chèo kayark và tham quan các

bè nuôi trồng các loài hải sản đặc sản của vùng biển Cát Bà, tham quan thắng cảnhtuyệt đẹp trong Vịnh Lan Hạ của VQG

+ Đồng Ninh tiếp - Việt Hải: nơi tổ chức loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nghỉdưỡng Du khách được thưởng thức, trải nghiệm đời sống văn hóa, sinh hoạt của cộngđồng dân cư sinh sống tại đây với những nét đặc sắc, độc đáo của một làng-xã đượcVQG bao quanh, chưa bị tác động, ảnh hưởng nhiều từ những sự phát triển ồ ạt quámức bên ngoài bởi không có đường giao thông bộ nối liền với các xã và trung tâmhuyện Du khách được tham quan những kiến trúc truyền thống của làng quê nơi đâyđồng thời tìm hiểu, khám phá, thưởng thức những nét văn hóa, ẩm thực, sinh hoạt, củangười dân bản địa, khám phá tài nguyên thiên nhiên quanh khu vực xã trong VQGđồng thời là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng đưa con người về với thiên nhiên, với vùng quê

để thư giãn nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng trong cuộc sống côngnghiệp hối hả hiện nay

Trang 36

+ Hòn Ba Cát Bằng: nơi xây dựng loại hình du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng, xâydựng một số băng ga lâu (nhà chòi), cắm trại, tắm biển, câu cá, xem san hô, chèo kayakkhám phá các tài nguyên biển, đảo…

+ Khu vực Hang Chống Bỏi, Hòn Cặp Quan: Tổ chức du lịch theo loại hình câu

cá, chèo thuyền kayark, thưởng thức các món hải sản

+ Đảo Đồng Công: Vườn xây dựng khu nghĩ dưỡng tại đảo Đồng công Nơi đây dukhách tham quan rừng ngập mặn, quan sát các loài động vật hoang dã như Khỉ đuôivàng, Voọc đầu vàng Bên cạnh đó, quý khách có cơ hội câu cá giải trí vào những ngàycuối tuần

c Các tuyến du lịch trong Vườn

+ Tuyến Đường Du lịch sinh thái - Giáo dục môi trường: Bắt đầu gần Trụ sởVườn Con đường mềm mại dài 2,5km này sẽ dẫn du khách tới một số kỳ quan của hònđảo đặc biệt này cùng với núi rừng nơi đây (khoảng giờ đi bộ) Du khách có thể đibằng xe ô tô nhỏ, xe máy để tham quan tuyến du lịch này Vườn đang xây dựng kếhoạch dùng xe điện để phục vụ khách tham quan tuyến đường thơ mộng này vừa thuậntiện cho du khách vừa thân thiện với môi trường

Trang 37

+ Tuyến Rừng Kim giao – Chòi Quan sát - Động Trung Trang: Hãy thu vào tầmmắt cánh rừng xanh bạt ngàn với những cây Kim giao cổ thụ quý hiếm và nguy cấp.Con đường sẽ nâng gót du khách tới đỉnh Ngự lâm để đắm say với núi non trùng điệpnhư những kim tự tháp xanh Từ nơi đây du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh khuvực trung tâm Cát Bà và trải dài theo thung lũng Trung trang

+ Trung tâm Vườn – Ao Ếch - Việt Hải - Vịnh Lan Hạ: Bắt đầu từ Trụ sở Vườn và

sẽ mang đến nhiều thử thách Sau khi kết thúc 2,5km tuyến Đường du lịch sinh thái –giáo dục môi trường, vượt qua đỉnh Mây Bầu nơi có cây Đa cổ thụ, xuyên qua khurừng nguyên sinh với loài động thực vật quý hiếm, bạn sẽ tới một khu rừng ngập nướctrong thung núi đá vôi trên một độ cao khá lớn so với mực nước biển Đây là hồ nướcngọt lớn nhất trên đảo, cung cấp sinh cảnh ngập nước cho các loài động, thực vật tạikhu vực này (từ Trung tâm Vườn tới Ao Ếch: 2 – 2,5 giờ) Sau đó bạn có thể theo lối

cũ quay về Trụ sở vườn hoặc tiếp tục hành trình khám phá nhiều điều bí ẩn, đặc sắc và

ký thú của thiên nhiên hoang dã Điểm dừng chân tiếp theo sẽ là xã Việt Hải, khu dân

cư truyền thống nằm trọn trong Vườn với những ngôi nhà truyền thống độc đáo Từđây bạn có thể thu xếp để tới những khu vực khác (như thị trấn Cát Bà) bằng tàu từVịnh Lan Hạ, điểm cuối cùng của chuyến đi (Trụ sở Vườn tới Vịnh Lan Hạ mấtkhoảng 3 – 5h, không kể thời gian đi tàu)

+ Tuyến động Trung Trang: 10 phút đi bộ từ Trụ sở Vườn Động Trung Trang nằmcách trung tâm VQG 1km về phía nam, cạnh con đường đi thị trấn Cát Bà 1km về phíanam trên đường đi thị trấn Cát Bà Đây là một trong những hang động lớn nhất,tiêubiểu cho quần thể hang động trong khu dự chữ sinh quyển Cát Bà, là một điểm du lịchrất hấp dẫn, hàng năm hút hàng chục nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đếntham quan Động Trung Trang có chiều dài khoảng 300m xuyên qua lòng núi với hàngngàn vạn thạch nhũ với muôn vàn hình dạng kỳ thú khác nhau Bước chân vào cửa

Trang 38

động, du khách không chỉ ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp tuyệt vời, và sự kiến tạo lạ kỳ củathiên nhiên mà còn được biết đến một câu chuyện truyền thuyết về đảo Cát Bà và độngBạn sẽ kinh ngạc và thích thú trước những thạch nhũ đầy ấn tượng và những cư dândơi treo mình trên hang (1h – 1,5h).

+ Tuyến Trung tâm Vườn – Mây Bầu – Động Quân y: 4 giờ tham quan, khám phárừng nguyên sinh chứa đựng những tài nguyên động thực vật phong phú kết hợp vớitham quan hệ sinh thái rừng trồng và Động Quân y- Bệnh viện trong hang động, mộtminh chứng cho truyền thống bất khất của quân và dân trên đảo chống lại chiến tranhphá hoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc

+ Tuyến du lịch sinh thái biển: Du khách lên tàu du lịch từ cảng cá, đi vòng quaphía ngoài của các bãi tắm để về phía Bến Bèo – Áng Vẹm - Vịnh Lan Hạ - Vạn Bội –

Ba Trái Đào – Cát Dứa

+Tuyến Kim Giao - Mé Cồn – Tùng Di: Từ trung tâm Vườn, sau khi tham quanvườn thực vật - nơi lưu giữ hang trăm loài cây quý hiếm có trên đảo Cát Bà, du kháchlên đến rừng Kim giao rồi tiếp tục hành trình đến khu rừng nguyên sinh ở áng Mé Cồnnơi có nhiều loài động thực vật quý hiếm, tiếp tục phưu lưu khám phá theo lối mòn đưa

du khách đế khu Tùng Di gần động Trung Trang

+ Tuyến Rừng ngập mặn Phù Long - Động Thiên Long: là nơi có khu rừng ngậpmặn còn sót lại trên đảo Cát Bà, gồm những loài cây gỗ, cây thân thảo và cây bụi thuộcnhiều loại khác nhau với bộ rễ đặc thù với điều kiện thuỷ triều - là môi trường sống độcđáo cho các loài động, thực vật cả dưới nước lẫn trên cạn Du khách tham quan sự khácbiệt về hệ sinh thái ngập nước với các cánh rừng trên núi đá vôi Bên cạnh đó, dukhách còn có cơ hội tham quan động Thiên Long với những thạch nhũ huyền ảo và ấntượng

+ Tuyến xem thú ban đêm: Mây Bầu – Ao Ếch: là tuyến được bảo vệ nghiêm ngặtnên có nhiều loài động vật hoang dã Du khách có thể quan sát các loài như cầy, mèorừng và các loài sóc, bạc má, rắn …vào ban đêm và du khách có điểm nghỉ ngơi làtrạm kiểm lâm Mây Bầu

+ Tuyến Động Trung Trang - Khu vực Treo Cơm: Du khách có thể quan sát cácloài động vật hoang dã từ trên xe hoặc trên tuyến du lịch như khỉ vàng, chồn, sóc,chim Các laòi động vật ở đây được bảo vệ chặt chẽ nên chúng rất bạo rạn đặc biệt làkhỉ vàng Ngoài ra dọc theo suối du khách có thể bắt gặp những hoạt động đánh bắttôm cá rất thủ công của người dân và các điểm câu cá rất cuốn hút và lý thú

Trang 39

+ Tuyến Vườn Thú - Vườn Thực vật - Hồ Hới: là nơi du khách có thể tham quancác loài động vật đang được cứu hộ tại Vườn, và các loài thực vật quý hiếm có mặt trênđảo Cát Bà Bên cạnh đó, du khách có cơ hội tham quan Vườn Phong lan và VườnBướm, vườn cây thuốc Tuyến này dành cho du khách có ít thời gian hoặc sức khoẻkhông đảm bảo leo núi.

+ Tuyến du lịch mạo hiểm: Tuyến Mé Gợ - De Bờ Đa – Trà Báu - Cảng Cây Cau –Gia Luận: Tuyến du lịch dành cho du khách yêu thích mạo hiểm khám phá đời sốngthiên nhiên hoang dã để quan sát, tìm hiểu những loài động thực vật quý hiếm, các hệsinh thái và cảnh quan thiên nhiên đa dạng (dành cho khách có sức khỏe và thời gian 1ngày, 14km)

+ Tuyến đi tàu nhỏ từ Gia Luận – Áng Kê - Trà Báu: (quan sát Voọc Cát bà, tắmbiển, câu cá… có thể kết hợp cả đi bộ từ 1 – 2 ngày)

d Hoạt động của Trung tâm

Trung tâm hoạt động theo 2 lĩnh vực chính đó là:

* Tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái

- Hoạt động thu phí thăm quan Vườn:

Vườn đã tổ chức một số tuyến thăm quan và đặt các điểm thu vé xung quanh Vườn.Mức thu thực hiện theo quyết định thu phí của UBND Thành phố và được khoán cụ thểtại các điểm gồm: Trung tâm Vườn, Khu Cát Dứa-Vạn Bội, Bến Việt Hải và khu vựcCửa Vạ Tà Trừ điểm Trung tâm Vườn còn các điểm khác khoán cho các Trạm kiểmlâm, giao cho Trạm kiểm lâm tự tổ chức thu phí thăm quan theo quy định nhưng đồngthời phải đảm bảo nhiệm vụ công tác bảo tồn Do vậy không có nhiều thời gian dànhcho việc tiếp thị thu hút khách, hiệu quả không cao

Trung tâm Vườn là điểm chính tổ chức các hoạt động thăm quan, gồm các bộ phậnđón tiếp, giới thiệu, bán vé và hướng dẫn thăm quan Tại trung tâm có phòng giới thiệucung cấp thông tin cho du khách, các trang thiết bị giới thiệu, hướng dẫn khách còn kháthô sơ, thiếu tính hấp dẫn, thuyết phục Các điểm khác chưa có phòng giới thiệu, không

có hướng dẫn viên, khách tự tìm hiểu thông tin qua sách hướng dẫn (guidebook) hoặchướng dẫn Tour

Các tuyến thăm quan chủ yếu là phong cảnh và các hệ sinh thái điển hình, ít đượctôn tạo nên thiếu các điểm nhấn, tính hấp dẫn không cao

Ngày đăng: 19/03/2013, 10:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ SWOT - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
SƠ ĐỒ SWOT (Trang 13)
Bảng 1: Liệt kê thành phần loài động thực vật biển VQG Cát Bà Động thực vật biểnLoài - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
Bảng 1 Liệt kê thành phần loài động thực vật biển VQG Cát Bà Động thực vật biểnLoài (Trang 20)
Bảng 1: Liệt kê thành phần loài động thực vật biển VQG Cát Bà Động thực vật biển Loài - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
Bảng 1 Liệt kê thành phần loài động thực vật biển VQG Cát Bà Động thực vật biển Loài (Trang 20)
Bảng 2. Những giá trị tiềm năng của VQG Cát Bà. - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
Bảng 2. Những giá trị tiềm năng của VQG Cát Bà (Trang 26)
Bảng 2. Những giá trị tiềm năng của VQG Cát Bà. - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
Bảng 2. Những giá trị tiềm năng của VQG Cát Bà (Trang 26)
Hình1: Mô hình bộ máy quản lý tại Vườn quốc gia Cát Bà - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
Hình 1 Mô hình bộ máy quản lý tại Vườn quốc gia Cát Bà (Trang 28)
Hình 3: Diện tích các phân khu chức năng của Vườn - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
Hình 3 Diện tích các phân khu chức năng của Vườn (Trang 30)
Hình 3: Diện tích các phân khu chức năng của Vườn - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
Hình 3 Diện tích các phân khu chức năng của Vườn (Trang 30)
+ Vạn Bội: là nơi có nhiều hòn đảo lớn nhỏ với muôn hình vạn dạng, là nơi tắm biển trên các bãi tắm nguyên sơ, lặn xem các rạn san hô, chèo kayark và tham quan các bè  nuôi trồng các loài hải sản đặc sản của vùng biển Cát Bà, tham quan thắng cảnh tuyệt  đ - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
n Bội: là nơi có nhiều hòn đảo lớn nhỏ với muôn hình vạn dạng, là nơi tắm biển trên các bãi tắm nguyên sơ, lặn xem các rạn san hô, chèo kayark và tham quan các bè nuôi trồng các loài hải sản đặc sản của vùng biển Cát Bà, tham quan thắng cảnh tuyệt đ (Trang 34)
+ Khu vực Hang Chống Bỏi, Hòn Cặp Quan: Tổ chức du lịch theo loại hình câu cá, chèo thuyền kayark, thưởng thức các món hải sản... - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
hu vực Hang Chống Bỏi, Hòn Cặp Quan: Tổ chức du lịch theo loại hình câu cá, chèo thuyền kayark, thưởng thức các món hải sản (Trang 35)
+ Hòn Ba Cát Bằng: nơi xây dựng loại hình du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng, xây dựng một số băng ga lâu (nhà chòi), cắm trại, tắm biển, câu cá, xem san hô, chèo kayak  khám phá các tài nguyên biển, đảo…  - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
n Ba Cát Bằng: nơi xây dựng loại hình du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng, xây dựng một số băng ga lâu (nhà chòi), cắm trại, tắm biển, câu cá, xem san hô, chèo kayak khám phá các tài nguyên biển, đảo… (Trang 35)
7/ Các hình thức quảng cáo và tiếp thị đã được dùng để thu hút du khách? - Tờ rơi, pano, áp phích… □ - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
7 Các hình thức quảng cáo và tiếp thị đã được dùng để thu hút du khách? - Tờ rơi, pano, áp phích… □ (Trang 74)
Các hình thức quảng cáo và tiếp thị đã được dùng để thu hút - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
c hình thức quảng cáo và tiếp thị đã được dùng để thu hút (Trang 75)
- Bảng giải thích cạnh đường mòn - Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
Bảng gi ải thích cạnh đường mòn (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w