Những thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững (Trang 41 - 43)

3. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà

3.4.Những thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi

VQG Cát Bà còn giữ lại được diện tích lớn rừng kín thường xanh trên núi đá vôi hầu như là nguyên sinh, là môi trường sống của nhiều loài chim, thú quý hiếm, là mẫu rừng nguyên sinh độc đáo còn lại của rừng miền Bắc cũng như của Việt Nam.

Ngoài các giá trị về đa dạng sinh học còn có các giá trị về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với các hang động, các hệ sinh thái Tùng – Áng, các hệ sinh thái San hô, các bãi tắm lý tưởng và nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, lễ hội truyền thống, là một sự kết hợp tuyệt vời giữa rừng, biển, đảo.

Vị trí địa lý VQG Cát Bà cực kỳ thuận lợi, chỉ cách thành phố Hải Phòng 30km theo đường chim bay, cách thủ đô Hà Nội 120km và nằm bên cạnh Vịnh Hạ long - Di sản thiên nhiên thế giới, gần với khu du lịch Đồ Sơn. Thành phố Hải Phòng là đô thị lớn thứ ba của cả nước, được coi là một cực của tam giác động lực phát triển kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, VQG Cát Bà còn là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà.

* Khó khăn

- Hoạt động về sản xuất nông nghiệp của Cát Bà rất hạn chế, do diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp hơn nữa về các hoạt động nuôi trồng thủy sản chưa được phát triển mạnh mẽ nên vấn đề về an ninh lương thực sẽ trở thành vấn đề khó khăn ở hiện tại và tương lai.

- Dân số trên các quần đảo tuy không lớn nhưng họ sống rải rác như vậy rất khó quản lý, đặc biệt là các hoạt động như săn, bắn thú rừng, thủy sản.

- Sức ép của hoạt động du lịch lên tài nguyên, đất, rừng, biển là rất lớn, đặc biệt là vào mùa du lịch, thời gian từ tháng 3-7 hàng năm.

- Khi hoạt động du lịch phát triển mạnh sẽ kéo theo những mặt trái phát triển như: Các tệ nạn xã hội (Mại dâm, ma tuý, trộm cướp ... ), người dân sẽ bị cuốn theo cuộc sống thị trường dễ bị mai một những bản sắc văn hoá, những chuẩn mực đạo đức của cộng đồng.

- Sự phát triển quá nhanh của quá trình đô thị hoá ở Cát Bà đã ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, sinh thái nơi đây. Ví dụ: Khu đô thị cái Giá, hệ thống đường đi từ thị trấn

ra khu Cát Cò 1, Cát Cò 2 ... Đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn đã bị thay thế bởi các khu đô thị mới, những toà nhà cao tầng hay những núi đá bị phá để mở đường.

- Các hoạt động nghiên cứu về bảo tồn rừng, động vật trên núi rất được quan tâm, song ngược lại vấn đề thủy sản, bảo tồn rừng ngập mặn chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

- Vấn đề rác thải, nước thải từ các nhà nghỉ, nhà hàng, du khách xả ra tuy hiện nay chưa đến mức báo động, song trong tương lai đây sẽ là vấn đề rất bức xúc.

Những thuận lợi và khó khăn kể trên về hoạt động du lịch của VQG Cát Bà có thể được khái quát theo ma trận SWOT như sau:

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Đa dạng các hệ sinh thái, đa dạng loài động thực vật

- Vườn có cảnh quan thiên nhiên đẹp, cơ sở cách mạng, nhiều khu di tích có giá trị lịch sử,…

- Nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế

- Một số cán bộ đã được từng bước đào tạo về chuyên môn nâng cao năng lực

- Lực lượng cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác hoạt động du lịch còn thiếu về nhân lực và yếu về năng lực nên chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra

- Chưa có quy hoạch tổng thể du lịch VQG Cát Bà, - Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường mới thành lập nên hiệu quả hoạt động chưa cao, thiếu vốn,...

- Cơ chế chính sách về quản lý tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý phân khu chức năng… còn hạn chế

Cơ hội (O) Thách thức (T)

- VQG là một phần của khu dự trữ sinh quyển, đồng thời là nơi giáp ranh với khu Di sản Thế giới vịnh Hạ Long nên lượng khách tham quan du lịch đến với Cát Bà là rất lớn

- Được Trung ương có chủ trương

- Hoạt động về sản xuất nông nghịêp và nuôi trồng thuỷ sản còn rất hạn chế nên vấn đề về lương thực để cung cấp cho hoạt động du lịch sẽ rất khó khăn, sinh kế của cộng đồng địa phương chưa ổn định - Người dân còn sống rãi rác và len lõi trong VQG nên việc quản lý rất khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề săn, bắn thú rừng, thuỷ sản,...

phát triển VQG Cát Bà thành trọng điểm du lịch quốc gia - Có sự hỗ trợ đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nuớc về tài chính, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng - Sự liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong công tác hoạt động du lịch.

- Sức ép lớn từ hoạt động phát triển du lịch lên tài nguyên thiên nhiên, rừng và biển

- Khi hoạt động du lịch phát triển mạnh sẽ kéo theo những mặt trái phát triển như: Các tệ nạn xã hội, mất đi bản sắc văn hoá, chuẩn mực đạo đức của cộng đồng,...

- Phát triển du lịch kéo theo sự phát triển của quá trình đô thị hoá, cơ sở hạ tầng,...gây ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, sinh thái và đa dạng sinh học.

Qua phân tích ma trận SWOT cho thấy, Vườn quốc gia Cát Bà, bên cạnh những điểm mạnh, đó là nguồn tài nguyên động thực vật đa dạng, phong phú, với nhiều sinh cảnh đặc thù; những cơ hội đó là sự quan tâm, hỗ trợ từ trong và ngoài nước; còn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn ngay từ chính cộng đồng địa phương, bản thân nguồn nhân lực của đơn vị,... tuy nhiên, đây là những khó khăn có thể khắc phục được. Bên cạnh đó, một trở ngại rất lớn và là thách thức đối với công tác hoạt động du lịch sinh thái tại VQG là vấn đề người dân di cư tự do sống len lỏi trong VQG và phát triển đô thị hoá, cơ sở hạ tầng huỷ hoại cảnh quan thiên nhiên, sinh thái, đa dạng sinh học nơi đây. Các tệ nạn xã hội sẽ xảy ra, bản sắc dân hoá bị mai một dần và cuối cùng điều mà ai làm du lịch phải quan tâm đó là nạn rác thải sinh hoạt. Để khắc phục trở ngại này, không chỉ riêng VQG Cát Bà giải quyết được mà đòi hỏi phải có sự tham gia đồng bộ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và sự phối hợp của nhiều bên liên quan, kể cả về chủ trương chính sách của nhà nước mới có thể giải quyết triệt để vấn đề này. Riêng trở ngại về mở rộng các cơ sở hạ tầng, khu đô thị, khu dân cư thì đây là một quyết định chiến lược của Nhà nước do đó chỉ có quy hoạch làm giảm thiểu tối đa việc mở rộng diện tích và hạn chế thấp nhất sự tác động đến tài nguyên trên khu vực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững (Trang 41 - 43)