Đối với chính quyền các cấp

Một phần của tài liệu Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững (Trang 50 - 52)

- Xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ đặc biệt là về kinh tế, quản lý, bảo tồn và tài chính, nhân lực, nhằm khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái có sẵn. Điều này cần được thể hiệc thông qua các Thông tư liên bộ giữa Bộ NN & PTNT, Bộ Tài Chính và Tổng Cục Du Lịch và UBND thành phố Hải Phòng về vấn đề này.

- Rà soát lại ranh giới các phân khu chức năng của VQG với ranh giới các vùng của khu dự trữ sinh quyển để tránh chồng chéo trong quản lý và đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

- Nên xây dựng chiến lược phát triển kinh tế địa phương ưu tiên cho phát triển DLST, dựa vào làm DLST là chính, vì với điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển DLST

- Duy trì các điểm thu trong trung tâm Vườn. Riêng khu vực vùng Vịnh Vườn cần liên kết với UBND Huyện lập đề án thu phí vùng Vịnh nhằm tăng nguồn thu, giảm phiền hà cho du khách khi tiến hành thu phí tại nhiều điểm. Về lâu dài có thể tăng lệ phí thăm quan cho phù hợp với thời giá hiện tại và đảm bảo lượng tải phù hợp của khu vực.

- Đối với các loại hình dịch vụ và liên doanh liên kết cần tạo một khung pháp lý cụ thể như việc cho thuê đất miễn thuế, hoặc tạo điều kiện vốn để xây dựng lại ngành nghề, hoặc mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm huyến khích để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà. Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi việc thu hồi vốn từ các dự án này thường dài và rủi ro cao.

- Xây dựng đô thị tại Cát Bà phải có quy hoạch tổng thể và quy hoạch đó phải hài hoà với điều kiện tự nhiên, sinh thái, cảnh quan của vùng. Đặc biệt nên chú trọng đến hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng , như vậy người dân có cơ hội tham gia hoạt động du lịch nhiều hơn và sức ép về cuộc sống của họ lên tài nguyên sẽ hạn chế hơn.

- Trong quá trình quy hoạch cho tiết cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chuyên gia du lịch và các chuyên gia ở những lĩnh vực liên quan đặc biệt với chính quyến địa phương và cộng đồng.

- Ngoài việc hợp tác với chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển DLST, điều quan trọng là phải đảm bảo về thủ tục hành chính để cho dự án có tính khả thi.

- Quảng bá trên quốc tế về di sản thế giới làm cơ sở cho ngành du lịch có tính cạnh tranh trên toàn cầu.

- Quy hoạch sử dụng đất để bảo đảm dành đủ các khu vực cho du lịch, bảo tồn và bảo vệ những khu đó khỏi bị ảnh hưởng do các ngành công nghiệp khác gây ra.

- Vừa kết hợp những chính sách, quy định của Nhà nước vừa kết hợp với những hương ước của địa phương nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục người dân và du khách tham gia tốt hơn trong công tác bảo vệ tài nguyên Đất - Rừng - Biển nơi đây.

Một phần của tài liệu Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w