Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa là nội dung cốt lõi trong công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa hiện nay - thực trạng và giải pháp pot (Trang 41 - 58)

vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa hiện nay

Bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng XHCN cho các thế hệ thanh niên luôn được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt coi trọng. Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin luôn cho rằng, thanh niên không thể đứng ngoài chính trị. Thanh niên của giai cấp công nhân phải được giáo dục theo tinh thần của CNXH. Trong "Dự thảo Nghị quyết về thái độ đối với thanh niên học sinh", được đưa ra thảo luận tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, Lênin viết: "... Trong hoạt động của mình phải đặt lên hàng đầu việc giáo dục cho các đoàn viên của mình có thế giới quan XHCN hoàn chỉnh và triệt để, tìm hiểu một cách nghiêm chỉnh một mặt là chủ nghĩa Mác, và mặt khác là chủ nghĩa Dân túy Nga và chủ nghĩa cơ hội Tây Âu" [26, tr. 309].

Chú trọng đến nhiệm vụ giáo dục lý tưởng XHCN cho thanh niên Việt Nam, trong những điều kiện cụ thể của cách mạng, Bác Hồ đã nói: "Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó" [35, tr. 185]. Trước lúc đi xa, trong Di chúc Người đã căn dặn: "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [41, tr. 510].

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: "Coi trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ" [17, tr. 146].

Giáo dục lý tưởng XHCN cho thanh niên không chỉ là sứ mệnh lịch sử của Đảng mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của Đoàn, là nội dung cốt lõi của công tác vận động thanh niên, đặc biệt là thanh niên Công giáo. Trong tình hình cách mạng mới hiện nay, điều đó càng trở nên quan trọng và bức thiết. Bởi lẽ, bên cạnh những thuận lợi cơ bản (những thành tựu của công cuộc đổi mới tạo ra thế và lực mới của đất nước, đưa nước ta bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, tuy còn có mặt chưa vững chắc; con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn; đại bộ phận nhân dân, thanh niên phấn khởi, tin tưởng ở sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, tích cực học tập, lao

động sản xuất xây dựng quê hương, đất nước. Các hoạt động giáo dục thanh niên có bước phát triển mới cả về nội dung và hình thức) thì cũng có những diễn biến phức tạp (tình hình thế giới và khu vực diễn biến khó lường; mặt trái của cơ chế thị trường và những thách thức trong việc mở rộng giao lưu với bên ngoài làm nảy sinh những hiện tượng không lành mạnh trong một bộ phận thanh niên mà nổi lên là sự phân hóa giàu nghèo trong các đối tượng thanh niên, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của thanh niên nông thôn, trong đó có bộ phận thanh niên Công giáo; đồng thời những nhân tố có thể gây mất ổn định về chính trị còn tiềm ẩn - đáng quan tâm là sự cấu kết của các thế lực thù địch, phản động để chống phá cách mạng Việt Nam diễn ra trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trước hết là lĩnh vực tư tưởng, mà một trong những đối tượng chúng quan tâm là sự giành giật thanh niên, lôi kéo thanh niên xa rời lý tưởng cách mạng, cuốn hút thanh niên Công giáo vào các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo).

Hiện nay, lý tưởng XHCN trong một bộ phận thanh niên Công giáo ở Thanh Hóa chưa được xác lập một cách vững chắc làm hạn chế việc phát huy động lực của tuổi trẻ trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, giáo dục lý tưởng XHCN cho thanh niên hiện nay là một vấn đề bức bách.

Mục tiêu giáo dục lý tưởng XHCN cho thanh niên hiện nay đã được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII xác định là: "Giáo dục lý tưởng "Độc lập dân tộc và CNXH" xây dựng nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh", hình thành bản lĩnh chính trị, ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên" [59, tr. 57].

Khái niệm lý tưởng cũng có nội dung rất phong phú. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luật văn, tác giả chỉ đề cập tới một số nội dung cơ bản: lý tưởng là gì? Nội dung của lý tưởng XHCN? Những nội dung cần tập trung trong việc giáo dục lý tưởng XHCN cho thanh niên vùng Công giáo tập trung hiện nay ở Thanh Hóa.

Lý tưởng là trạng thái hoàn hảo nhất mà người ta mong muốn đạt tới. Theo nhà tâm lý học Nga Ivanốp, lý tưởng là cái mà vì nó mà con người ta sống, dưới ánh sáng của nó ta thấy hết ý nghĩa của cuộc đời. Trong xã hội ta, lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống, là mục đích sống của thanh niên, là ước vọng của tuổi trẻ muốn vươn tới cái hay, cái đẹp, cái tiên tiến nhất của cuộc sống. Lý tưởng vừa là mục tiêu cao cả mà con người

hướng tới, vừa là động lực thúc đẩy con người hành động. Lý tưởng là sức mạnh kỳ diệu giúp thanh niên vượt qua mọi khó khăn thách thức. Nếu không có lý tưởng, con người mất phương hướng, thiếu niềm tin, cuộc sống không có nghĩa. Chính lý tưởng khơi dậy sự nỗ lực nhận thức, sự nồng nhiệt của tình cảm,sự mãnh liệt của ý chí và quyết tâm trong hành động giúp con người vươn tới mục tiêu cao cả, bất chấp gian khổ hy sinh. Vì xác định đúng đắn lý tưởng cách mạng biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam đã viết nên những trang sử vàng son cho Đảng, cho dân tộc. Những cao trào cách mạng của các thế hệ thanh niên Việt Nam là kết quả của lòng yêu nước được khơi dậy, được định hướng, được tổ chức, được phát huy bởi giác ngộ lý tưởng XHCN và biến thành tinh thần chí nguyện, biến thành sự xả thân quên mình, tạo ra một sức mạnh vật chất phi thường giúp chúng ta làm được những việc tưởng chừng không làm nổi [24, tr. 10].

Lý tưởng XHCN là hạt nhân cốt lõi của lý tưởng cách mạng của thanh niên. Thanh niên Công giáo ngày nay, sống trong hoàn cảnh đất nước không còn chiến tranh, cuộc sống mới đang hàng ngày thay đổi, không thể sống không có lý tưởng, bởi "sống không có lý tưởng thì con người sẽ không còn nghĩ đến tương lai của đất nước, không còn niềm vui chân chính của đời sống tinh thần mà chỉ sa vào tìm kiếm những hưởng thụ vật chất tầm thường, thấp kém" [44, tr. 80]. Điều cần thiết đối với thanh niên Công giáo là sự định hướng lý tưởng XHCN, bởi mục tiêu và lý tưởng XHCN phù hợp với lòng người, phù hợp với quy luật phát triển của tiến trình lịch sử. Xuất phát từ quan niệm chung nêu trên, nội dung giáo dục lý tưởng XHCN cho thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa hiện nay cần tập trung vào những nội dung cụ thể đó là:

* Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm tạo cho thanh niên Công giáo cơ sở khoa học của niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CHXH ở Việt Nam.

Niềm tin là một trong những yếu tố cơ bản tạo thành biểu tượng xã hội. Niềm tin chịu ảnh hưởng lớn của kinh nghiệm, đóng vai trò căn bản trong đời sống xã hội, nó có thể quy định mục đích hành vi cá nhân và tập thể, định hướng sự tìm kiếm những phương tiện để đạt mục đích đó. Đối với người mang niềm tin, ý nghĩa hành vi của họ do niềm tin

ấy mang lại quan trọng hơn ích lợi mà họ có thể có được. Các cá nhân khi đã có niềm tin nào đó thường rất khó từ bỏ niềm tin, ngay cả khi đã nghi ngờ mạnh mẽ về giá trị của nó. Bởi, niềm tin thường đóng vai trò hướng dẫn sự đánh giá và hành động, nên đổi niềm tin là rất khó khăn và đau đớn.

Trong tôn giáo, niềm tin được gọi là đức tin. Đức tin của thanh niên Công giáo khá sâu sắc. Qua trao đổi một số thanh niên vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa, họ tâm sự rằng, hàng ngày, họ vẫn đi lễ và cầu nguyện. Họ tin rằng, cầu nguyện là sự gặp gỡ huyền nhiệm với Chúa. Cầu nguyện như một tiếng gọi tương giao giữa Thiên Chúa với họ. Họ tin tưởng rằng, lời cầu nguyện sẽ được Chúa Cha nhận lời, sẽ được giải thoát cho họ trong đời sống thực. Bởi vậy, xây dựng niềm tin vào XHCN trên cơ sở quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh niên Công giáo là điều hết sức quan trọng. Đặc biệt, đứng trước sự thoái trào của CNXH trên thế giới, sự phân hóa giàu nghèo, những tệ nạn xã hội, sự thoái hóa biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, sự tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù,... đã và đang làm cho một bộ phận thanh niên Công giáo dao động về lý tưởng XHCN. Họ không đủ cơ sở để cắt nghĩa được biến sự động ấy của xã hội, cũng như những cảnh khó khăn, đói nghèo đang còn hiện nay.

Để có câu trả lời chân chính, lấy được lòng tin vào lý tưởng XHCN trong thanh niên Công giáo, nội dung cốt lõi là phải tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, làm rõ bản chất cách mạng và khoa học của nó, tạo cơ sở cho họ hiểu rõ những khó khăn hiện tại của đất nước, sự biến động trong hệ thống XHCN và con đường tất yếu mà đất nước ta phải trải qua để đạt tới "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Chỉ có trang bị chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với một phương pháp khoa học thì thanh niên Công giáo mới có cơ sở niềm tin kiên định con đường cách mạng XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Vấn đề đặt ra là lựa chọn nội dung, phương thức giáo dục cho phù hợp với đối tượng thanh niên Công giáo.

Trước hết, những nội dung cơ bản đó là hệ thống các quan điểm về Đảng cộng sản Việt Nam, về giai cấp, về dân tộc, về tính tất yếu của con đường đi lên CNXH ở nước ta trong thời đại ngày nay; về các quan điểm, chủ trương chính sách đổi mới của Đảng,

Nhà nước ta, trong đó quan tâm tuyên truyền các quan điểm, chính sách về tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Trong nội dung giáo dục lý tưởng XHCN cho thanh niên Công giáo, qua thực tiễn ở Thanh Hóa cho thấy, các cấp bộ Đoàn cần hết sức chú trọng khai thác những nội dung có tính tương đồng trong lý tưởng XHCN và lý tưởng chân chính của đạo Công giáo. Lý tưởng (mục tiêu) xây dựng CNXH ở nước ta, một xã hội thế tục: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Lý tưởng tôn giáo là khát vọng của một thế giới tự do, hòa bình, bác ái, vì mục đích con người. Điểm tương đồng ấy là mục tiêu độc tập, tự do và hạnh phúc của con người. Theo Linh mục Trần Tam Tĩnh, trong một buổi nói chuyện với các giáo hữu người Việt Nam tại Pháp, Hồ Chí Minh quả quyết nói rằng, lý tưởng chân chính của người Công giáo không khác gì lý tưởng của CNXH. Hồ Chủ tịch nói: "Mục đích Chính phủ ta theo đuổi là chiến đấu vì nền độc lập và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Song để đạt tới hạnh phúc đó cho con người, cần phải xây dựng CNXH. Nếu Đức Giêsu sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình trước những nổi khổ đau của người đương thời, chắc Ngài sẽ là một người XHCN đi tìm đường cứu khổ loài người" [49, tr. 79]. Khai thác những nội dung tương đồng ấy, sẽ tạo cho thanh niên Công giáo niềm tin rằng, ở Việt Nam, những người tín hữu có thể đồng hành lâu dài với những người cách mạng, những người cộng sản. Sự đồng hành đó không chỉ diễn ra trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập mà chủ yếu sẽ tiếp tục diễn ra trong các thời kỳ xây dựng hòa bình lâu dài sau đó... Thanh niên Công giáo vừa là một tín hữu của đạo Công giáo, vừa là một công dân, một thanh niên Việt Nam. Họ có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một thanh niên Việt Nam, được học tập, rèn luyện lao động sản xuất và công tác trong môi trường xã hội, trong tổ chức Đoàn TNCH Hồ Chí Minh. Họ được quyền kết nạp vào Đoàn, vào Đảng cộng sản Việt Nam nếu họ có nguyện vọng và phấn đấu tốt.

Đồng thời, trên nền tảng nội dung giáo dục lý tưởng XHCN, các nội dung giáo dục cho thanh phải được liên hệ trong thực tiễn ở địa phương, cơ sở nơi họ đang sinh sống và làm việc. Tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương để thanh niên hiểu rõ những thành tựu, những khó khăn của quê hương, đất nước. Từ đó, họ xác lập được niềm tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới quê hương, đất

nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; có lập trường kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và XHCN; làm cho ý chí kiên định đó trở thành niềm tin, trách nhiệm, lập trường chính trị không thể lay chuyển; kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch, bôi nhọ hoặc đi ngược lại mục tiêu, lý tưởng của Đảng; quyết tâm phấn đấu vì sự phát triển và phồn thịnh của quê hương, đất nước. Quá trình giáo dục cho thanh niên cần quan tâm chú ý cho từng thời kỳ, từng đối tượng thích hợp nhưng làm sao biến lý tưởng ấy trở thành lý trí và tình cảm cách mạng, thành hành động thực tiễn của họ.

* Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của Đoàn thanh niên.

Truyền thống được hiểu là cơ chế giữ gìn, lưu truyền, tái sản xuất, phát huy và phát triển những kinh nghiệm xã hội, những giá trị xã hội đã tích lũy trong quá khứ.

Con người có thể tự giác để giữ gìn, phát huy một loại truyền thống nào đó và lọc bỏ những truyền thống khác. Truyền thống có nhiều mức độ và cấp độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống địa phương, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc. Mỗi tổ chức chính trị - xã hội có truyền thống riêng của mình: Truyền thống của Đoàn, Hội, Đội... Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là phải đảm bảo sự kế thừa biện chứng, có lọc bỏ, giữ lại, cải biến và sáng tạo ra những giá trị mới làm phong phú thêm cho truyền thống.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, trong lịch sử cách mạng của Đảng, của Đoàn, truyền thống yêu nước và cách mạng luôn là tài sản quý báu. Truyền thống ấy là nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần, là giá trị cao quý góp phần làm nên sức mạnh to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Truyền thống yêu nước và cách mạng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thấm sâu vào máu thịt của mỗi người Việt Nam, trở thành một đặc điểm cơ bản, bền vững trong đời sống tinh thần của dân tộc, là cội nguồn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trước mọi thử thách hiểm nghèo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa hiện nay - thực trạng và giải pháp pot (Trang 41 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)