Nâng cao hiệu quả giọng nói trong phát thanh hiện đại
Trang 1đại học quốc gia Hà Nội Trờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa báo chí -
Tiểu luận
Nâng cao hiệu quả của giọng nói trong phát thanh hiện đại
Trang 2MỤC LỤC
I Phát thanh hiện đại
1 Xuất hiện phát thanh hiện đại
1.1 Điều kiện kỹ thuật
1.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội
2 Xu hướng của phát thanh hiện đại
2.1 Thông tin nhanh
2.2 Nói ngắn, viết ngắn
2.3 Tăng tính đời thường và đáp ứng yêu cầu giải trí
2.4 Nâng cao tính chiến đấu
2.5 Xây dựng hệ thống phát thanh mở
2.6 Khai thác đặc điểm truyền thanh và thay đổi cách thể hiện giọng nói
II Vai trò của giọng đọc trong phát thanh
1 Các yếu tố âm thanh trong phát thanh
2 Giọng đọc trong chương trình phát thanh
2.1 Đơn giọng – song giọng – đa giọng trong phát thanh
2.2 Chất giọng của từng người như thế nào là hợp lý
2.3 Mối quan hệ giữa người trình bày phát thanh với người chuẩn bị phát thanh
III Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giọng nói trong phát thanh
1 Việc lựa chọn giọng - chất lượng giọng đọc
Trang 32 Vai trò của văn bản phát thanh
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Một số phát thanh viên có giọng đọc điển hình
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, cùng với sự phát triển về nhiều mặt của xã hội, truyền thông đại chúng ở Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình to lớn để đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí, giáo dục của công chúng Không tách rời với sự xu hướng đi lên chung, phát thanh cũng phải có nhiều thay đổi để xứng đáng với vai trò là một phương tiện truyền thông mũi nhọn Không chỉ dừng lại ở sự cải tiến kỹ thuật, cách làm phát thanh, nội dung phát thanh cũng có những chuyển biến hợp thời đại Cải tiến về nội dung, âm thanh trong chương trình phát thanh, đặc biệt là giọng đọc là việc cần làm
Tuy nhiên trên thực tế, các bài viết, công trình nghiên cứu còn hết sức tản mạn và chưa có sự tập trung Bài tiểu luận này chỉ mong góp một vài ý kiến, cách nhìn nhằm chỉ ra những yếu tố, điều kiện để nâng cao hiệu quả của giọng nói trong phát thanh
Trang 4NỘI DUNG
I Phát thanh hiện đại
1 Xuất hiện phát thanh hiện đại
“Vào lúc 11h30’ ngày 7-9-1945, năm ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời ra mắt Quốc dân đồng bào ở Quảng trường Ba Đình, Đài Tiếng nói Việt Nam đã cất tiếng hùng dũng chào đời và từ đấy bắt đầu một cuộc sống vô cùng phong phú trải qua nhiều chặng đường khác nhau.” Chương trình được bắt đầu bằng câu nói “ Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” do bà Dương Thị Ngân xướng trước và ông Nguyễn Văn Nhất xướng lại Tiếp đó
là bài hát “Diệt phát xít” ( do 10 thanh nữ của Hội Phụ nữ cứu quốc cử đến hát) Sau lời phi lộ, ông Nguyễn Văn Nhất đọc bản Tuyên ngôn độc lập và danh sách các thành viên của Chính phủ lâm thời Sau bản tin thời sự 30 phút là 30 phút chương trình do Đoàn quân nhạc ngồi ở ngoài sân biểu diễn Tiếp đến là chương trình Tiếng Anh 15 phút và 15 phút chương trình Tiếng Pháp Tất cả đều phát trực tiếp vì chưa có ghi âm
Đây là chương trình phát thanh đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam, đánh dấu mốc son chói lọi cho sự mở đầu trong chặng đường phát triển của phát thanh Việt Nam Chương trình phát thanh đầu tiên không được phát sóng mà chỉ phát trực tiếp tại chỗ Những ngày đầu đầy khó khăn và gian khổ với trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu Chặng đường phát thanh hơn 60
Trang 5năm qua của Đài Tiếng nói Việt Nam trải qua những bước thăng trầm của lịch sử đã có những đổi thay vượt bậc Một nền phát thanh hiện đại đã lộ diện với những điều kiện tiên quyết về công nghệ kỹ thuật và điều kiện kinh
tế, văn hóa, xã hội
a Điều kiện kỹ thuật
Trong lịch sử phát triển gần trọn một thế kỷ qua, công nghệ phát thanh chỉ dừng lại ở kỹ thuật analog với 2 phương thức truyền sóng là FM và AM
AM ( Amplinde Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát thanh sóng dài, sóng trung và sóng ngắn
Khi kỹ thuật FM ( Frequency Modulation) ra đời, nó đã thay thế hệ thống phát thanh AM bởi tính ưu việt của mình FM là kỹ thuật điều tần được áp dụng trong phát thanh cực ngắn FM có lợi thế hơn AM ở hai điểm:
- Hệ thống FM phát thẳng, không phải trải qua các khâu trung gian như AM, chất lượng âm thanh tốt hơn AM, không bị nhiễu sóng
- Chi phí đầu tư thấp hơn hẳn AM
Và phải đến những năm nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, kỹ thuật số (digital) và các phương pháp mã hóa đã tạo ra một cuộc cách mạng trong công nghệ phát thanh Đó là phát thanh số Digital Audio Broadcasting (viết tắt là DAB) hay đôi khi còn gọi là DAR ( Digital Audio Radio) Phát thanh
số là giải pháp kỹ thuật tổng thể để truyền tín hiệu dưới dạng số từ studio tới máy phát và sau đó từ ăngten tới các máy thu vô tuyến điện dân dụng
Phát thanh số là công nghệ hứa hẹn cho phép truyền các chương trình phát thanh không nhiễu và có chất lượng âm thanh trong vắt , không thua kém đĩa CD tới thính giả nghe đài tại nhà hay đang di chuyển trên các phương tiện giao thông Trong khi đó cả hai hệ AM và FM đều không thể
Trang 6cho một chất lượng âm thanh đồng đều trên toàn bộ diện tích phủ sóng yêu cầu.
Máy thu thanh số trở thành phương tiện đa năng, giúp con người tiếp nhận nhiều hơn nhiều loại thông tin khác nhau Phát thanh số khắc phục được các nhược điểm của phát thanh AM, FM như nhiễu, méo trong truyền sóng, giao thoa và đặc biệt là giải quyết vấn đề chật chội của dải tần số Hơn nữa, muốn phủ sóng cùng một vùng như nhau, máy FM cần công suất 50.000W, trong khi máy DAB chỉ cần công suất 1000W mà thôi
Internet là phương tiện truyền thông hiện đại nhất, cho phép truyền tải các loại thông tin như : văn bản, hình ảnh, âm thanh, số liệu ….với dung lượng lớn và tốc độ cao, tạo ra hiệu ứng bùng nổ thông tin nên được gọi là
“siêu lộ thông tin” Phát thanh trên Internet cũng là một bước tiến rất lớn về
kỹ thuật công nghệ của phát thanh hiện đại Nghe website âm thanh qua nối mạng Internet bạn có thể nạp và nghe lại các chương trình đã phát còn lưu lại, điều mà phát thanh bằng sóng không thực hiện được hoặc muốn thực hiện phải dùng máy ghi âm ghi lại chương trình lúc đang phát Tốc độ chuẩn hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ mạng trên thế giới đạt tới 56Kbps Con số đài phát thanh có báo điện tử phát hành trên mạng hiện nay đang tăng với một tốc độ kỷ lục 650%/năm
Ở Việt Nam, ngày 3-2-1999, tờ báo điện tử đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam có tên VOV News đã được phát hành trên mạng Đây là một bước hội nhập của Tiếng nói Việt Nam vào cộng đồng website âm thanh hiện đại của các đài phát thanh quốc tế trên mạng, đáp ứng lòng mong mỏi của thính giả, đặc biệt là đồng bào ở xa Tổ quốc
b Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội
Trang 7Thế giới bước vào thế kỷ 21 với những thay đổi to lớn trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như kinh tế, văn hóa, xã hội…Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước đã đem lại bộ mặt mới cho đất nước, đem lại cuộc sống mới cho người dân Một điều rất dễ nhận thấy là khi đời sống xã hội được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện, trình độ văn hóa phát triển thì nhu cầu thưởng thức vui chơi giải trí của công chúng cũng ngày càng phát triển tới một tầm cao mới
Công chúng cần được thấy nhịp sống hối hả của hiện tại, cảm nhận sâu sắc dòng chảy của thời gian, được gặp gỡ với những con người thực của cuộc sống, lắng nghe họ để cùng tâm sự, trò chuyện, trao đổi Cuộc sống số gấp gáp, vai trò của cá nhân được nâng cao, con người độc lập hơn và cần những giây phút riêng tư nhưng vẫn đầy giá trị Phát thanh truyền thống cần phải thay đổi dưới nội dung và hình thức mới mẻ để ngày càng đáp ứng cao nhất nhu cầu của công chúng hiện đại
Xu thế hội nhập toàn cầu hóa khiến con người mong muốn tìm hiểu khám phá những miền đất mới, những con người mới và những nền văn hóa mới, phát thanh hiện đại phải mở cho họ cánh cửa tri thức văn hóa cuộc sống
ấy Phát thanh hiện đại hướng tới từng cá nhân công chúng trong cộng đồng
2 Xu hướng của phát thanh hiện đại
Nói đến “xu hướng” là nói đến những vấn đề chung và khái quát nhất đang dần được hình thành, trở thành một bước đi tất yếu trong bất cứ lĩnh vực nào Những thành tựu tuyệt vời về khoa học, công nghệ, tin học…của thế kỷ 20 đã tạo ra tiền đề hình thành một nền phát thanh hiện đại với kỹ thuật điện tử, máy móc phát triển rất nhanh trong thế kỷ 21, mà số hóa
Trang 8( Digital) là một khuynh hướng phổ biến Với mạng Internet phủ khắp toàn cầu, với hệ thống viễn thông hiện đại…những người làm phát thanh dễ dàng
có cơ sở để thực hiện những chương trình phát thanh hay, hấp dẫn, hiệu quả hơn rất nhiều so với công nghệ của phát thanh truyền thống Đây thực chất
là quá trình học hỏi thực hành từng bước chủ động hội nhập với nền phát thanh hiện đại của thế giới
Mục đích lớn nhất của những người làm phát thanh hiện đại đó chính
là trên cơ sở trang thiết bị hiện đại, cùng với con người sẵn có và cuộc sống đầy ắp sự kiện, hiện tượng hàng ngày làm sao để lấy để lấy được thông tin nhanh nhất, truyền tải đến công chúng thính giả nghe đài kịp thời nhất và bằng những cách thức , phương tiện biểu đạt sinh động, hấp dẫn nhất Và những xu hướng của phát thanh hiện đại đang dần tiến kịp và hoàn thiện mục đích bức thiết và chính đáng trên
2.1 Thông tin nhanh
Đây là thế mạnh của phát thanh đang được tập trung khai thác để cạnh tranh với các loại hình báo chí khác Một trong những ưu điểm của phát thanh đó là tính cùng lúc, đồng thời Sự kiện nóng hổi được nhanh chóng truyền tải đến công chúng với những tin tức cập nhật và những lời bình luận sắc sảo
Muốn thông tin nhanh thì người làm báo phải giỏi và có cơ chế khuyến khích rõ ràng
Phát thanh trực tiếp và cầu truyền thanh được xem là một xu thế tất yếu của phát thanh hiện đại nhằm mục đích thông tin nhanh nhạy, kịp thời Những cuộc tường thuật trực tiếp tại nơi đang diễn ra sự kiện, những cuộc
“khẩu chiến” về một sự kiện kinh tế , chính trị quan trọng…được đưa trực
Trang 9tiếp lên sóng, công chúng sẽ luôn cảm thấy mình đang được tham gia vào chính chương trình ấy.
Kết cấu một chương trình phát thanh cũng phong phú và đa dạng hơn khi các thành phần trong nó ngắn và hấp dẫn hơn Cũng như một bữa ăn có nhiều món, mỗi món một ít bao giờ cũng hấp dẫn thực khách hơn rất nhiều
2.3 Tăng tính đời thường và đáp ứng yêu cầu giải trí
Trong chương trình phát thanh, khi cuộc sống được phản ánh đậm nét trong đó thì tính hấp dẫn của phát thanh sẽ tăng cao Đời thường nhưng không tầm thường, đời thường có chọn lọc sẽ đạt được yêu cầu khái quát cao Nhịp sống công nghiệp ngày càng tăng thì yêu cầu giải tỏa và nhu cầu giải trí của con người ngày càng nhiều Chiếc radio muốn trở thành bạn thì phải tôn trọng và đáp ứng kịp thời những nhu cầu này Giải trí trên phát thanh lành mạnh, trí tuệ, hàm chứa tính chất giáo dục, nâng cao kiến thức
Trang 102.4 Nâng cao tính chiến đấu cũng tức là nâng cao sức hấp dẫn với người nghe đài
Tính chiến đấu thể hiện rõ nét nhất ở cái nhìn sắc sảo trước hiện thực cuộc sống phong phú, đa dạng, phức tạp, thể hiện trong chính kiến của người làm báo và của các chương trình phát thanh bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước; thể hiện trong quan điểm đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù và các biểu hiện tiêu cực trong xã hội
Muốn nâng cao tính chiến đấu thì những người làm phát thanh phải nâng cao trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp, tự đổi mới và chống tiêu cực bắt đầu ngay từ chính mình Có như thế mới tăng tính hấp dẫn cho công chúng
2.5 Xây dựng hệ thống phát thanh có tính mở
Hệ thống phát thanh hiện đại mở theo phương diện :
“Mở” cho thính giả, cho phát thanh viên( PTV), biên tập viên( BTV)
“Mở” được thể hiện qua phát thanh trực tiếp hiện đại
Phát thanh trực tiếp là phương pháp phát thanh hiện đại, tạo ra một phong cách làm việc mới cho đội ngũ những người làm công tác phát thanh hiện đại
Phát thanh trực tiếp thu hút sự chú ý của công chúng bởi tính chất nóng hổi của sự kiện Vấn đề được phản ánh cùng với không khí giao lưu gần gũi , tự nhiên giữa những người làm chương trình với người nghe Thính giả không chỉ là người thụ động nghe chương trình mà còn chủ động tham gia tích cực vào quá trình truyền thông bằng cách tham gia ý kiến trực tiếp tại hiện trường, gọi điện thoại đến chương trình…
Trang 11Phóng viên, BTV cũng sẽ tham gia tích cực vào phát thanh trực tiếp vì rằng sẽ không có PTV đọc sẵn tin nữa, và cũng không phải PTV nào cũng có khả năng kiến thức chuyên môn cần thiết cho chương trình Chính vì thế,
mà một chương trình phát thanh trực tiếp “mở” tạo điều kiện cho sự tham gia trực tiếp của tất cả mọi đối tượng, làm cho chương trình thật sự có tính thời sự, hấp dẫn
2.6 Khai thác triệt để đặc điểm của truyền thanh và đổi mới phương pháp thể hiện trình bày và giọng đọc trên sóng phát thanh
Xu hướng của phát thanh hiện đại là “ đối thoại” trên sóng với thính giả Hạn chế và phấn đấu sớm chấm dứt tình trạng cả một chương trình phát thanh không có tiếng động, không có tiếng nói của nhân dân, của người lao động, chỉ có 2 PTV song dẫn, đọc bài, đọc tin; phát triển theo hướng đa thanh, đa giọng
Hơn nữa, phấn đấu nâng cao chất lượng âm nhạc trên sóng phát thanh hiện đại : nhạc cắt, nhạc tiết mục, nhạc minh họa, nhạc thưởng thức giáo dục thẩm mỹ…tạo sắc màu mới cho chương trình phát thanh thêm hấp dẫn , tăng tính biểu cảm của âm nhạc phát thanh
Trên đây, là 6 xu hướng của phát thanh hiện đại Sáu xu hướng này không tồn tại độc lập riêng lẻ mà đan xen, hòa quyện, bổ trợ cho nhau Có kết hợp tốt 6 xu hướng này, chúng ta khẳng định sẽ xây dựng được các chương trình phát thanh hiện đại hấp dẫn và thỏa mãn nhu cầu thính giả cao hơn nữa
II Vai trò của giọng đọc trong phát thanh
1 Các yếu tố âm thanh trong chương trình phát thanh
Trang 12Phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng truyền tải qua âm thanh tuyến tính Âm thanh trong phát thanh gồm 3 yếu tố : giọng nói, âm nhạc và tiếng động.
Đây là 3 yếu tố không thể thiếu, được sử dụng linh hoạt trong chương
trình phát thanh với mục đích tạo hiệu quả cao nhất cho chương trình Âm
nhạc giúp đảm bảo nhu cầu giải trí của loại hình phát thanh, đồng thời có
tăng dụng bổ trợ tăng sức thuyết phục, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn cho chương trình phát thanh Tuy nhiên, đến nay âm nhạc vẫn chưa được sử dụng một cách hiệu quả và triệt để trong phát thanh Bản thân việc sử dụng nhạc cũng
là một kỹ năng cần rèn luyện, điều này cần ở người làm chương trình vốn kiến thức âm nhạc nhất định, và thậm chí phải có tài năng Vấn đề âm nhạc trên sóng phát thanh : Theo kết quả đã nêu ở trên, tỷ lệ thính giả thích có sự xuất hiện của âm nhạc trên sóng phát thanh là rất cao Vì vậy, có thể khẳng định âm nhạc là một công cụ hiệu quả nhằm tăng tính hấp dẫn của chương trình phát thanh Trong một hội thảo về không gian âm nhạc trên sóng phát thanh do Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức tại tp Hồ Chí Minh vào năm 2004, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến , Trưởng ban văn nghệ Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra một thực tế “ Phải nói hơi buồn là phát thanh giờ đây dường như chỉ dành cho người nghèo Như chương trình trên hệ AM của Đài chúng tôi, dân nội thành gần như không ai nghe” Có nhiều nguyên nhân được nêu ra để giải thích cho vấn đề này và cũng có một số ý kiến trái ngược Và cái hệ lụy ấy cũng lan sang âm nhạc trên sóng phát thanh, âm nhạc phát thanh cần phải có nhiều hơn những cố gắng để thu hút thính giả đến với chương trình Theo kinh nghiệm của các Đài lớn trên thế giới thì phát thanh hiện đại chính là sự kết hợp của tin tức và âm nhạc theo công thức : Phát thanh hiện đại = tin tức + âm nhạc
Trang 13Tiếng động là một yếu tố không thể thiếu trong phát thanh, đặc biệt là
trong phát thanh hiện đại Không giống như báo in có hình ảnh minh hoạ, giải thích bổ sung thông tin, báo hình có hình ảnh sinh động, âm thanh phải
sử dụng chủ yếu kênh âm thanh, tác động duy nhất đến thính giả qua thính giác Chính vì thế, để tạo độ chân thực sinh động và đảm bảo tính thuyết phục cho tác phẩm phát thanh, người làm phát thanh không được quên đi tiếng động Tiếng động có 2 loại : tiếng động có sẵn trong tự nhiên và tiếng động do con người tạo ra Dù sử dụng kiểu tiếng động nào cũng cần nhớ, vì báo chí là chân thực, là sự thực, vì thế tiếng động trong phát thanh cần sự chân thực Mọi sự giả tạo đều gây cảm giác khó chịu và đặc biệt là mất lòng tin ở cơ quan báo chí
Giọng nói, đây là yếu tố quan trọng nhất trong một chương trình phát
thanh Khán giả nghe thông tin như thế nào, tiếp nhận đến đâu, cách truyền đạt bằng giọng nói đóng vai trò vô cùng quan trọng Chính vì thế, sự quan tâm, đầu tư trong việc lựa chọn giọng đọc, cách thể hiện phù hợp với chương trình là một việc cần làm của người làm phát thanh Để nghiên cứu riêng về giọng nói đã là một vấn đề rông lớn, tìm hiểu nhằm nâng cao hiệu quả truyền đạt của giọng nói còn là một việc khó khăn hơn Chính vì thế, bài tiểu luận này nhằm làm sáng tỏ một vài vấn đề thực tiễn và lý thuyết về giọng nói, và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của giọng đọc trong chương trình phát thanh
Về giọng đọc trong phát thanh như đã nói ở trên có rất nhiều vấn đề cần làm rõ và nghiên cứu sâu, đòi hỏi thời gian và sự đầu tư Ở đây, trong dung lượng ngắn, bài tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu 3 vấn đề cơ bản của giọng nói trong phát thanh Đó là :
- Đơn giọng – song giọng – đa giọng trong phát thanh
Trang 14- Chất giọng thế nào là hợp lý
- Mối quan hệ giữa người trình bày với người chuẩn bị văn bản phát thanh
2 Giọng đọc trong chương trình phát thanh
2.1 Đơn giọng – song giọng – đa giọng trong phát thanh
Cùng với sự bùng nổ thông tin toàn cầu, phát thanh ngày càng phải nỗ lực , phát triển, thay đổi để hòa mình vào dòng thông tin đó Cuộc sống ngày càng hối hả, vai trò của mỗi con người trong xã hội được nâng cao Chính vì thế mà tiếng nói của mỗi người ngày càng được coi trọng Một trong 6 khuynh hướng của phát thanh hiện đại nhằm đáp ứng của con người đó là : xây dựng chương trình phát thanh “mở” Có nghĩa là trong một chương trình phát thanh, không chỉ có PTV, BTV mà còn có sự xuất hiện của những người dân bình thường, nhất là phát thanh dành cho mọi đối tượng nói lên ý kiến của mình
Lời nói trong phát thanh có 2 dạng :
- Độc thoại : tức là cách nói một chiều do một người hay nhiều người cùng thực hiện ( có thể do một PTV đọc tin đơn thuần gọi là đơn giọng, hay
2 người thay nhau đọc gọi là song giọng )
- Đối thoại : đối đáp giữa 2 người ( có thể là 2 PTV đối thoại với nhau hay của một phóng viên đối thoại với nhân chứng kể cả trong trường hợp trực tiếp hay đã ghi băng )
Phát thanh hiện đại kết hợp cả hai hình thức này ( độc thoại và đối thoại) tạo nên bức tranh phong phú, đa dạng cho chương trình phát thanh
Và đây chính là tính chất đa giọng của phát thanh
Trang 15Nhưng tại sao trong phát thanh lại tồn tại tính song giọng, giải thích được điều này ta cũng phần nào lý giải được sự xuất hiện của tính đa giọng trong phát thanh hiện đại.
Hạn chế lớn nhất của phát thanh mà ta có thể dễ nhận thấy là mức độ
xác định của thông tin tiếp nhận Do cách tiếp nhận duy nhất là nghe nên
thông tin xuất hiện theo chuỗi âm thanh tuyến tính Người nghe hoàn toàn bị động về trình tự vận hành của dòng âm thanh Chỉ cần một thời gian ngắn không chú ý là thính giả có thể không nhớ , không hiểu gì về thông tin mình đang tiếp nhận Hơn nữa, phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng tiện dụng và thuận tiện hơn những loại hình khác ở chỗ người nghe có thể tiếp nhận thông tin khi họ đang làm những công việc khác Họ có thể vừa làm vừa nghe Nhưng chính ưu điểm đó cũng là hạn chế đáng kể cho phát thanh
vì sự mất tập trung chú ý của thính giả Như vậy song giọng trong phát thanh
ra đời như một tất yếu để giải quyết chính hạn chế trên Dòng ngữ lưu trên phát thanh cứ không ngừng trôi chảy, và đi thẳng từ đầu đến cuối, dù trong nội dung của thông tin vẫn có điểm nhấn, lên xuống nhưng cũng khiến cho thính giả rất dễ mất đi sự chú ý, mà người ta hay ví là “ buồn ngủ” Chính vì vậy để dòng chảy âm thanh ấy lưu lại được trong trí nhớ hay ít nhất là lôi kéo được sự tập trung của thính giả vào vấn đề đang trình bày cần có sự xuất hiện của song giọng Lý do thứ 2 là mỗi khi đổi giọng là một lần thông báo cho thính giả biết là đã chuyển sang tin khác, từ chương trình sang chương trình khác hay ít ra là việc đưa ra một khía cạnh khác của vấn đề
Nhưng một vấn đề đặt ra là tại sao trong phát thanh hiện đại lại không duy trì song giọng như phát thanh truyền thống ( giọng của 2 PTV chuyên nghiệp, 1 nam, 1 nữ) mà cần đến đa giọng ( giọng của PTV chuyên nghiệp, giọng BTV, giọng PV và của công chúng) Sự thực thì vài năm gần đây, đa
Trang 16giọng đã hiện hữu trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam như một tất yếu
2.2 Chất giọng của từng người như thế nào là hợp lý
Ngôn ngữ ( lời nói) tự nhiên là một phương tiện hoàn hảo nhất, đáng tin cậy nhất và cũng đặc biệt người nhất, đặc biệt xã hội nhất trong giao tiếp thông tin Không có một hệ thông tín hiệu nào khác có thể so sánh với ngôn ngữ khi nói, làm chức năng là phương tiện giao tiếp thông tin
Dưới góc độ của lý thuyết thông tin, lời nói là một chuỗi ngẫu nhiên trong đó người nghe dựa vào những gì đã nhận được để dự đoán những gì đang chờ đợi Lời nói không chỉ có tính chất thông báo mà còn bộc lộ những sắc thái nhất định nào đó Lời nói chiếm một tỉ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp , đây là dạng ký hiệu đặc trưng nhất tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa báo phát thanh
Trong phát thanh, khi nội dung được trải ra trên giấy xong, nghĩa là văn bản phát thanh đã hoàn tất thì điều đó mới được nửa công việc Chất lượng, hiệu quả của chương trình còn được quyết định bởi công đoạn cuối cùng là thể hiện bằng giọng của phát thanh viên “ Nhiều lúc giọng đọc trở thành đôi cánh chắp cho bài viết bay lên”
Trong những năm tháng chống Mỹ, hàng triệu thính giả Việt Nam háo hức đợi chờ những mẩu tin chiến thắng, những bài xã luận hào hùng, tha thiết với giọng đọc của nghệ sĩ Việt Khoa, Kiên Cường Thính giả miền Nam không thể quên giọng nữ Nam Bộ duyên dáng trữ tình của Lan Hương đem theo tình cảm nồng ấm, tin tưởng sẻ chia của miền Bắc vượt sông Bến Hải đến với miền Nam yêu dấu Đặc biệt, ấn tượng sâu đậm nhất đối với thính giả là giọng đọc mượt mà , ấm áp , vô cùng quyến rũ của Nghệ sĩ nhân
Trang 17dân Tuyết Mai Vào nghề với một chất giọng trẻ trung, có hồn, gần với đời sống, một giọng “trời phú”, một chất giọng vừa vang , vừa ấm, trường hơi, lại rất truyền cảm Và cho đến giờ, nhiều thính giả như vẫn còn nghe âm vang bên tai giọng nói trầm ấm, nồng nàn của Việt Khoa, người nghệ sĩ chân chính với trái tim rung cảm và tinh thần trách nhiệm hiếm thấy.
Đọc trên sóng phát thanh đã được các lớp phát thanh viên nâng lên thành một nghệ thuật Đọc nghệ thuật với tốc độ đọc, nhịp điệu đọc hợp lý điều đó hoàn toàn có thể luyện tập được nhưng chắc chắn: chất giọng lại là vấn đề phụ thuộc phần lớn vào sự “thiên phú” may mắn
Trong thời kỳ đầu, Radio với “ khái niệm cổ họng dây”, phát thanh viên phải là người phát âm rõ ràng, nói năng hoàn hảo với chất giọng dày, sâu, mà chứa đầy quyền lực
Có một câu chuyện khá hay về giọng nói phát thanh như sau: Một phát thanh viên người Mỹ nhớ lại, ông đã mong muốn như thế nào để có thể trở thành một trong số người nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là những phát thanh viên hoặc Disjockey Nhưng ông đã bị chê rằng giọng đọc của ông ta không
đủ độ sâu đối với mốt đang thịnh hành Và một việc xảy ra, ông ta bị cảm và giọng ông ta trầm xuống quãng tám, ông ta tham gia vào một buổi thử giọng rất thành công với giọng cổ họng và đã nhận được việc làm nhưng sau đó ông ta bị mất việc vì ông ta đã khỏi bệnh và chất giọng không còn phù hợp
Kỹ thuật phát thanh truyền thống lạc hậu, không có các thiết bị tăng
âm, điều chỉnh âm thanh hiện đại, hiệu quả âm thanh phát sóng phụ thuộc rất lớn vào chất giọng của phát thanh viên : chất giọng to, rõ ràng, rành mạch
Phát thanh hiện đại với sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại đã dần dần thay đổi phương thức truyền âm thanh trên sóng Âm thanh hay hơn, trung thực hơn, giọng của các PTV, BTV, PV, và
Trang 18công chúng được lọc qua các thiết bị máy móc trở nên hay hơn, tốc độ nhịp điệu cùng chất giọng cũng hay hơn.
Đặc biệt với tính chất nhanh nhạy, mở rộng các chương trình phát thanh thì chất giọng tuy không còn là vấn đề được xem nặng nhưng vẫn là tâm điểm chú ý của những người quản lý chất lượng âm thanh Đài Tiếng nói Việt Nam có những yêu cầu khác nhau về chất giọng như sau ( trong chương trình thời sự)
Với các PTV chuyên nghiệp, yêu cầu về chất giọng là cao nhất
Với các BTV, PV cũng được thử giọng để có những đánh giá chính xác nhất về chất giọng, từ đó phân loại cấp bậc theo thứ tự A, B , C…để đi tới quyết định giọng đó có được lên sóng hay không
Với công chúng, việc kiểm soát chất lượng là rất khó, tuy nhiên cũng
có nhưng tiêu chí bắt buộc khi giọng của công chúng lên sóng ( không ngọng, không nói lắp, lỗi, dễ nghe…)
Hiện nay, phong cách được ưa chuộng là “ giao tiếp trên sóng” Điều quan trọng là khả năng giải thích thông tin mà phát thanh viên (PTV) đang
cố gắng truyền tải đến người nghe thông tin đó một cách tự nhiên và nhiệt tình
Trong các chương trình thời sự hiện nay của Đài tiếng nói Việt nam, chúng ta vẫn bắt gặp những giọng đọc quen thuộc của các phát thanh viên :
Sĩ Khánh, Tuấn Linh, Việt Anh, Việt Hùng, Hùng Sơn, Vân Anh Một lớp phát thanh viên mới về cơ bản đã hoàn thành thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, tạo nền tảng tiếng vang cho Đài Tiếng nói Việt nam đi vào lòng công chúng một thời Phát thanh viên mới với chất giọng trẻ trung, mang đậm hơi thở thời đại đã đem đến cho chương trình một sức sống mới