DỊCH TỄ BỆNH TAI MŨI HỌNG Ở TRẺ EM TUỔI MẪU GIÁO TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh Tai Mũi Họng và tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố dịch tễ học với bệnh Tai Mũi Họng ở t
Trang 1DỊCH TỄ BỆNH TAI MŨI HỌNG Ở TRẺ EM TUỔI MẪU GIÁO
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh Tai Mũi Họng và tìm hiểu mối liên quan
giữa một số yếu tố dịch tễ học với bệnh Tai Mũi Họng ở trẻ em tuổi mẫu giáo (4-6 tuổi)
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, 2072 trẻ 4-6
tuổi tại các trường mầm non quận 8- TP.HCM từ ngày 10/03/2006 đến 15/05/2006
Kết quả: Tỷ lệ bệnh TMH so với tổng số khám: bệnh TMH chung:
68,73%, viêm họng-mũi: 64,77%, amiđan quá phát: 46,04%, amiđan quá phát có ngủ ngáy: 7,77%, viêm tai giữa tiết dịch: 5,79%, viêm tai giữa cấp: 0,1%, viêm ống tai ngoài: 0,14%, thủng nhĩ: 0,14%, dị vật tai: 0,19% và có 1 ca dị vật mũi: 0,05% Mối liên quan giữa yếu tố dịch tễ học và bệnh TMH: ở máy điều hòa làm tăng tỷ lệ bệnh TMH, lớp học có sĩ số lớp trên 40 cháu không làm tăng tỷ lệ bệnh TMH
Kết luận: Cần quan tâm đến bệnh TMH ở trẻ em mẫu giáo, đặc biệt là
viêm họng-mũi và viêm tai giữa tiết dịch
SUMMARY
Trang 2Objective: To determine the prevalence of ENT disease and to study the
association of ENT disease in kindergartener with some epidemic factors
Study design: a large epidemiological cross section-descriptive study Methods: Data were analysed from 2072 children aged from 4 to 6 years
with a Stata 8.0 software, performing from 10/03/2006 to 15/5/2006 at nursery school in district 8 in HCM city
Results: the overall prevalence of ENT disease (68.73%), rhinopharyngitis
(64.77%), tonsillar hypertrophy (46.04%), tonsillar hypertrophy with snoring (7.77%), otitis media with effution (5.79%), acute otitis media (0.1%), external otitis (0.14%), tympanic membrane perforation (0.14%), foreign body of ear (0.19%) and foreign body of nose (0.05%) Children living in air-conditioned house have more prevalence of ENT disease, a class has over 40 children did not increased prevalence of ENT disease
Conclusions: We should interest in ENT disease in kindergartener,
especially in rhinopharyngitis and otitis media with effution
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở trẻ em, mỗi khi tiếp xúc với một kháng nguyên vi trùng mới lạ, trẻ dễ bị tổn thương ở lớp biểu mô của niêm mạc mũi, gây ra bệnh TMH và dễ dẫn đến biến chứng Quận 8 TP.HCM là quận nội thành nghèo, nhiều dân nhập cư, đa số là lao động phổ thông, đời sống người dân còn thấp, môi trường sống chưa được vệ sinh,
Trang 3trẻ em thiếu nơi sinh hoạt, chưa được chăm sóc y tế đầy đủ Hiện quận 8 có khoảng 7000 học sinh mầm non học tại 20 trường, cơ sở vật chất trường học đa số chưa đạt, thường chỉ là những ngôi nhà diện tích chật hẹp, thiếu sân chơi và trường mầm non là nơi tập trung đông đúc trẻ em Vì thế trẻ em mẫu giáo (4-6 tuổi) là lứa tuổi dễ mắc bệnh và có tần suất lây nhiễm bệnh cũng rất cao Để tìm hiểu về tình hình sức khỏe và bệnh tật của trẻ em mẫu giáo, nhằm góp phần chăm
lo sức khỏe cho trẻ em mẫu giáo nói riêng và trẻ em nói chung, cũng như góp phần vào quy hoạch đào tạo đội ngũ Thầy thuốc TMH tại địa phương một cách thiết thực và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu Chúng tôi tiến hành
“điều tra dịch tễ bệnh tai mũi họng ở trẻ em tuổi mẫu giáo tại các trường mầm non
quận 8-TP.HCM” với mục tiêu như sau:
- Xác định tỷ lệ bệnh TMH ở trẻ em tuổi mẫu giáo
- Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố dịch tễ học với bệnh TMH trẻ
em tuổi mẫu giáo
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Các trẻ được sinh từ năm 2000 - 2002 và hiện đang học bán trú tại các trường mầm non thuộc quận 8, TP.Hồ Chí Minh
Trang 4Xác định cỡ mẫu
Theo công thức: n = Z2(1- a/2)pq/d2
n: cỡ mẫu
Z: trị số từ phân phối chuẩn (Z = 1,96)
P: tỷ lệ mắc bệnh (qua khám thử chúng tôi có P = 70%)
q = 1-p
d: độ chính xác (chúng tôi chọn d = 0,02)
Như vậy n = 1,96.0,70(1- 0,70)/0,02 = 2017 học sinh
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu cụm
Phương tiện nghiên cứu
Đèn Clar Ấn Độ, cây đè lưỡi, banh mũi, loa tai, dụng cụ lấy ráy tai, đèn soi tai có bơm hơi hiệu HEINE của Đức Máy đo nhĩ lượng cầm tay MT10 của Đan Mạch
Thu thập và xử lý số liệu
Phát hiện bệnh bằng thăm khám lâm sàng và đo nhĩ lượng cho tất cả các cháu
Các yếu tố dịch tễ học thu thập thông qua bộ câu hỏi in sẵn phát cho phụ huynh
Trang 5Các dữ liệu này được nhập liệu theo phần mềm Epidata và xử lý thống kê bằng phần mềm Stata 8.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số trẻ được khám là 2072
Tỷ lệ bệnh TMH
Bảng 1: Tỷ lệ bệnh TMH chung so với tổng số khám
Bệnh TMH chung
Số
ca
Tỷ lệ%
Không bệnh
Bảng 2: Tỷ lệ t ừng bệnh TMH so với tổng số khám
Số
tt
Bệnh TMH
Số
ca
Tỷ lệ%
1
Viêm họng-mũi
1342 64,77%
Trang 6Số
tt
Bệnh TMH
Số
ca
Tỷ lệ%
2
Amiđan quá phát có
ngủ ngáy
3
Dị vật mũi
4
Viêm tai giữa cấp
5
Viêm tai giữa tiết
dịch
6
Thủng nhĩ
7
Viêm ống tai ngoài
8
Dị vật tai
Trang 7Tỷ lệ amiđan quá phát chiếm 46,04% (954/2072)
Mối liên quan giữa một số yếu tố dịch tễ học và bệnh TMH
Tỷ l ệ bệnh TMH theo giới
Bảng 3: Tỷ lệ bệnh TMH theo giới
Giới
Tổng
số Bệnh
TMH
Có bệnh
805 (72,72%)
619 (64,15%)
1424 (68,73%)
Không bệnh
302 (27,28%)
346 (35,85%)
648 (31,27%)
Tổng
số
1107 (53,43%)
965 (46,57%)
2072 (100%)
Test c2: P-value = 0,0001
Tỷ lệ bệnh TMH theo tuổi
Bảng 3.4: Tỷ lệ bệnh TMH theo tuổi
Trang 8TMH 4 5 6 số
Có
bệnh
431 (74,05%)
465 (70,03%)
528 (63,92%)
1424 (68,73%)
Không
bệnh
151 (25,95%)
199 (29,97%)
298 (36,08%)
648 (31,27%)
Tổng
số
582 (28,09%)
664 (32,05%)
826 (39,86%)
2072 (100%)
Hồi qui logistic: P-value = 0,0001
Mối liên quan giữa sĩ số lớp và bệnh TMH
Bả ng 3.5: Mối liên quan giữa sĩ số lớp và bệnh TMH
Sĩ số lớp
Tổng
số Bệnh
40 trở xuống
Trên
40
Có bệnh
664 (70,86%)
760 (66,96%)
1424 (68,73%)
Trang 9
Không bệnh
273 (29,14%)
375 (33,04%)
648 (31,27%)
Tổng
số
937 (45,22%)
1135 54,78%)
2072 (100%)
Test c2: P-value = 0,056
Mối liên quan giữa ở máy điều hòa và bệnh TMH
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa ở máy điều hòa và bệnh TMH
Ở máy điều hòa Bệnh
TMH
Tổng
số
Có bệnh
259 (75,51%)
1165 (67,38%)
1424 (68,73%)
Không bệnh
84 (24,49%)
564 (32,62%)
648 (31,27%)
Tổng
số
343 (16,55%)
1729 (83,45%)
2072 (100%)
Test c2: P-value = 0,003
BÀN LUẬN
Trang 10Tỷ lệ bệnh TMH
Tỷ lệ bệnh TMH chung so với tổng số khám
Bệnh TMH chung ở tuổi mẫu giáo chiếm tỷ lệ khá cao (68,73%) Lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi dễ mắc bệnh và có sự lây nhiễm cao trong trường mầm non Mặt khác môi trường sống ở quận 8 chưa được vệ sinh Vì thế tỷ lệ bệnh TMH cao
Tỷ lệ từng bệnh TMH so với tổng số khám
Viêm họng-mũi chiếm cao nhất (64,77%) Ở trẻ em, do thiếu khả năng miễn dịch cần thiết để trung hòa nhanh chóng các kháng nguyên Vì vậy mỗi khi tiếp xúc với một kháng nguyên vi trùng mới lạ, trẻ dễ bị tổn thương ở lớp biểu mô của niêm mạc mũi và đưa đến viêm họng-mũi Viêm họng-mũi thay đổi từ 3 đến 6 đợt nhiễm khuẩn hàng năm và có thể cao hơn nhiều ở một số trẻ và xuất độ này tỷ
lệ trực tiếp với xuất độ tiếp xúc nhà trẻ, mẫu giáo(2)
Vì ở trẻ em amiđan quá phát là sự đáp ứng miễn dịch sinh học nên không phải tất cả amiđan quá phát đều là bệnh lý Do đó chúng tôi tạm xếp amiđan quá phát có ngủ ngáy vào bệnh TMH và tỷ lệ này là 7,77% Chúng tôi phát hiện tỷ lệ amiđan quá phát ở lứa tuổi mẫu giáo là 46,04% Kara C.O và cs (2002) nghiên cứu trên 1211 trẻ ở trường học từ 6-13 tuổi ở Thổ Nhĩ kỳ: amiđan lớn từ nhẹ đến hai amiđan chạm nhau là 81,3%(3), cao hơn nghiên cứu của chúng tôi Lứa tuổi 3-7
là thời kỳ vòng Walderyer phát triển mạnh và to ra nên tỷ lệ amiđan quá phát ở trẻ mẫu giáo cao
Trang 11Chúng tôi chỉ phát hiện thấy 2 ca VTG cấp Theo chúng tôi nghĩ vì các cháu sốt cao, đau tai nhiều đều không đi học
Tỷ lệ viêm tai giữa tiết dịch trong nghiên cứu của chúng tôi là 5,79% Như vậy tỷ lệ mắc bệnh VTGTD trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn của Đặng Hoàng Sơn (7,1%)(5), Nguyễn Hoài An (8,98%)(1), Saim (13,8%), Zakzouk (7,5%), Marchisio (14,2%) và cao hơn của Lyn (1,9%), Tong (5,3%) Trong đợt điều tra của chúng tôi phát hiện 1 trường hợp đang đặt Diabolo còn đa số trẻ không được phát hiện bệnh trước đó Như vậy bệnh VTGTD diễn tiến âm thầm ít được phát hiện và điều trị, mặc dù trong cộng đồng có tỷ lệ không nhỏ mắc bệnh này
Thủng nhĩ có 3 ca (0,14%), trong 3 ca này thì có 1 ca thủng nhĩ do ngoáy tai, sau đó có đợt chảy mủ tai 4 tháng thì khô Hiện tại các tai đều khô
Chúng tôi cũng phát hiện có 4 ca viêm ống tai ngoài (0,14%) Tỷ lệ này thấp hơn của Hồ Hữu Nhơn (0,57%) điều tra trên đối tượng học sinh Trung học cơ
sở(4)
Có 4 ca dị vật tai (0,19%) trong đó có 2 ca là hạt nhựa trong xâu chuỗi, 2 ca
là bông gồn còn sót lại do ngoáy tai và chúng tôi đã lấy cho các cháu
Dị vật mũi chỉ có 1 ca: do dị vật ở sâu nên chúng tôi hướng dẫn phụ huynh đưa cháu đi khám và lấy tại cơ sở có chuyên khoa TMH Kết quả lấy ra được hạt bông nhựa
Mối liên quan giữa một số yếu tố dịch tễ học và bệnh TMH
Trang 12Qua bảng 3.3 ta thấy tỷ lệ bệnh TMH ở trẻ nam (72,72%) cao hơn nữ (64,15%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P-value < 0,05) Trong các bệnh TMH ở trẻ em mẫu giáo thì viêm họng-mũi chiếm đa số và đây là bệnh dễ lây qua dịch mũi và trẻ nam lại hiếu động hơn trẻ nữ nên có thể làm cho tỷ lệ bệnh TMH ở trẻ nam cao hơn nữ
Qua bảng 3.4 cho ta thấy tỷ lệ bệnh TMH trẻ em tuổi mẫu giáo ở các tuổi khác nhau có ý nghĩa thống kê (P-value < 0,05): ở trẻ 4 tuổi là cao nhất (74,05%),
ở trẻ 5 tuổi (70,03%) và thấp nhất là ở trẻ 6 tuổi (63,92%) Theo y văn thì NKHHT xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi cao hơn ở trẻ 5-12 tuổi, mà bệnh TMH ở trẻ em chủ yếu là NKHHT, điều này góp phần lý giải ở lứa tuổi mẫu giáo thì tuổi nhỏ hơn bị bệnh TMH nhiều hơn
Bảng 3.5 cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ bệnh TMH của trẻ học ở những lớp có sĩ số lớp từ 40 trở xuống và trên 40 (P-value > 0,05) Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa bệnh TMH với sĩ số lớp từ 40 trở xuống và trên 40 trẻ
Kết quả bảng 3.6 cho thấy những trẻ sống ở nhà có máy điều hòa có tỷ lệ bệnh TMH (75,51%) cao hơn những trẻ sống ở nhà không có máy điều hòa (67,38%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P-value < 0,05) Có thể ở máy điều hòa làm cho niêm mạc mũi phù nề; không khí trong phòng có máy điều hòa không được lọc sạch và sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa khí trời và trong phòng có máy điều hòa nên làm cho trẻ dễ mắc bệnh TMH hơn
Trang 13KẾT LUẬN
Bệnh TMH ở trẻ em tuổi mẫu giáo đa số là viêm họng-mũi (64,77% so với tổng số khám) Do đó chúng ta cần chú ý để có biện pháp ngăn ngừa Một bệnh diễn tiến âm thầm, ít được phát hiện và là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thính lực ở trẻ em đó là VTGTD Vì vậy cần quan tâm đến bệnh này để tránh di chứng
về sau cho các cháu
Ở máy điều hòa sẽ làm nguy cơ bị bệnh TMH tăng lên Sĩ số lớp trên 40 cháu không làm thay đổi đáng kể tỷ lệ bệnh TMH ở trẻ em mẫu giáo