Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng Phần - 5 docx

21 240 0
Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng Phần - 5 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng Phần 5 357. Khi nào phải mổ cắt đoạn dạ dày? "Anh bạn tôi trên 50 tuổi, bị loét hành tá tràng lâu năm, mấy tháng nay đau liên miên không chịu nổi, hầu như không ăn uống, người gầy mòn. Bạn muốn mổ nhưng gia đình lại can ngăn. Xin cho biết khi nào thì phải mổ cắt đoạn dạ dày?". Bạn hãy chuyển đến người thân của anh bạn một số tình huống phải mổ để họ tham khảo: a) Nói chung, loét hành tá tràng đau theo chu kỳ sau đây: đói đau, ăn vào đỡ, trời lạnh đau hơn trời ấm, khi đầu óc căng thẳng đau nhiều hơn khi thanh thản Khi đau không theo chu kỳ nữa có nghĩa là bệnh đã nặng. Trong trường hợp này, nếu chữa chạy tích cực một thời gian ngắn không đỡ thì phải nghĩ đến phẫu thuật, cho dù bệnh nhân còn trẻ, thậm chí đang tuổi thiếu niên. b) Loét hành tá tràng cũng có nguy cơ ăn thủng vào tụy, vào gan, cho nên khi thấy đau liên miên, hãy nghĩ đến tình huống này và sớm tới bệnh viện để xét mổ. Trường hợp anh bạn kia nằm trong cả (a) và (b). c) Khi một ổ loét bị thủng đã mổ khâu cấp cứu, người ta khuyên 6 tháng sau nên mổ cắt đoạn dạ dày (chỉ định là tương đối nếu loét hành tá tràng, tuyệt đối nếu loét bờ cong nhỏ). d) Nếu ổ loét chảy máu nặng hay kéo dài mà chữa nội khoa không kết quả, lối thoát duy nhất là cắt đoạn dạ dày. 358. Tại sao phải cắt tới 2/3 dạ dày? "Khi mổ loét dạ dày - tá tràng, tại sao bác sĩ cứ phải cắt bỏ tới 2/3 dạ dày, mà không tiến hành khoét chỗ loét đi rồi khâu lại, có phải nhẹ nhàng hơn không?". Nếu "sáng kiến" của bạn mang lại kết quả tốt thì hay biết mấy! Rất tiếc là không thể làm như vậy, bởi vì nếu chỉ khoét bỏ ổ loét đi rồi khâu lại thì sau khi mổ, một ổ loét mới sẽ xuất hiện ngay tại nơi đã xử trí. Vì sao vậy? Loét dạ dày hay loét tá tràng là hậu quả của hiện tượng đa toan (nhiều axit) của dạ dày; nếu không thanh toán được nguyên nhân này thì phẫu thuật sẽ thất bại. Người ta chia dạ dày thành 3 vùng, tính từ dưới lên, như sau: - Vùng hang vị: Chiếm non 1/3 cuối của dạ dày, chuyên việc tiết chất kiềm. - Vùng thân vị: Chiếm khoảng già 1/3 giữa, chuyên tiết chất toan (axit). - Vùng phình vị, chiếm khoảng non 1/3 trên, tiết hỗn hợp kiềm-toan. Khi thức ăn xuống dạ dày, vùng hang vị bị kích thích đầu tiên, tiết ra chất kiềm; chính chất kiềm này sẽ khởi động việc tiết ra chất toan của vùng thân vị. Ở người bị loét dạ dày-tá tràng được mổ cắt 2/3 dạ dày (nghĩa là cắt hết vùng hang vị và gần hết vùng thân vị), thì mức tiết toan của dạ dày chủ yếu do vùng phình vị đảm nhiệm, luôn ở mức bình thường. Nếu bác sĩ cắt bỏ không đủ 2/3 dạ dày (nghĩa là để lại quá nhiều tổ chức của vùng thân vị) thì về sau, ngay tại miệng nối của dạ dày với ruột non sẽ sinh ra một ổ loét mới, gọi là loét miệng nối. Trường hợp này phải xử trí lại bằng một phẫu thuật phức tạp, thậm chí nguy hiểm. 359. Tại sao phải cắt đoạn dạ dày cấp cứu? "Con trai tôi 32 tuổi, kêu đau bụng vùng mỏ ác khoảng một năm thì bị thủng dạ dày, phải đi mổ cấp cứu. Cháu đã ra viện và cho biết bị thủng ổ loét bờ cong bé, được mổ cắt đoạn dạ dày ngay trong đêm vào viện. Thấy cháu bình phục, tôi rất mừng, nhưng vẫn băn khoăn sao phải cắt dạ dày sớm vậy, tưởng thủng thì chỉ khâu chỗ thủng thôi?". Thông thường, khi gặp thủng ổ loét tá tràng, bác sĩ chỉ tiến hành khâu lỗ thủng, lau sạch ổ bụng, đặt ống dẫn lưu, rồi đóng bụng lại. Trước khi ra viện, họ dặn bệnh nhân "nếu tiếp tục đau thì sau ít nhất 6 tháng phải trở lại để cắt đoạn dạ dày". Sở dĩ họ làm như vậy là vì: - Một số trường hợp khâu xong thì khỏi luôn, bệnh nhân không đau lại; đó là trường hợp loét chưa lâu năm, bờ ổ loét còn tương đối mềm mại. - Thời gian 6 tháng cho phép ổ bụng ổn định lại, các chỗ dính giữa quai ruột bớt đi nhiều. Nếu mổ sớm hơn, sẽ gặp nhiều tổ chức dính hơn, gây khó khăn cho tiến trình mổ cũng như giai đoạn sau mổ. - Khi dạ dày bị thủng, chất dịch và thức ăn tràn ngập ổ bụng, vì vậy chỉ xử trí tối thiểu như trên là an toàn nhất. Tuy nhiên, có những tình huống buộc bác sĩ mổ phải cân nhắc lợi hại, có thể phải "mạnh tay hơn" thì mới đem lại kết quả cao nhất cho bệnh nhân. Đó là khi gặp phải một số tình huống như sau: - Vừa thủng dạ dày vừa chảy máu dạ dày (tổn thương mạch máu ngay tại chỗ thủng). Việc cứng nhắc, chỉ tiến hành khâu không thôi thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân (nếu như máu vẫn tiếp tục chảy, chữa không cầm thì lại phải mở ổ bụng để cắt đoạn dạ dày, khiến bệnh nhân mất thêm nhiều máu). - Thủng ổ loét bờ cong bé: Loét bờ cong bé thường có khuynh hướng ung thư hóa. Nếu chỉ khâu lỗ thủng rồi chờ 6 tháng e không kịp, bởi lẽ, nếu đã ngấm ngầm có hiện tượng ác tính hóa thì cuộc mổ ấy sẽ thúc cho tiến trình đó nhanh lên gấp bội. Mà mổ lại trước 6 tháng sẽ khó hơn vì chưa thật ổn định. - Chỉ thủng ổ loét tá tràng, nhưng là một ổ loét lâu năm và xơ chai; nếu chỉ khâu không thôi sẽ dễ gây hẹp làm cản trở lưu thông (hẹp môn vị), chỗ khâu có nguy cơ bị bục. Trong những tình huống nói trên, nếu tình trạng bệnh nhân tốt, ổ bụng tương đối sạch , bác sĩ sẽ tiến hành mổ cắt đoạn dạ dày luôn. Và khi mổ, nếu xét thấy đã có dấu hiệu ác tính hóa, bác sĩ còn phải cắt rộng hơn (3/4 thay vì 2/3 dạ dày như thường lệ). Như vậy, trường hợp con trai bác rơi vào tình huống sau cùng, và dù sao cháu cũng may mắn đã gặp được vị bác sĩ có đầu óc tỉnh táo, hết lòng vì bệnh nhân và có kỹ thuật mổ tốt; xung quanh vị đó có những bác sĩ phụ mổ ăn ý, kíp gây mê hồi sức trực có trình độ. Bởi lẽ mổ cắt dạ dày cấp cứu thường không được thuận lợi như mổ theo kế hoạch hằng tuần. 360. Nôn ra máu nhưng không thấy ổ loét "Em trai tôi 35 tuổi, đang khỏe mạnh bỗng nôn ra nhiều máu tươi và lâm râm đau bụng; bệnh viện cho thuốc cầm máu và truyền máu thì khỏi. Hơn hai năm nay, nó không đau bụng hoặc nôn, không phải dùng thuốc gì, sức khỏe tốt, chụp X-quang dạ dày không thấy loét. Gia đình rất mừng nhưng vẫn lo vì thấy người ta bảo chảy máu dạ dày là do bị loét dạ dày-tá tràng, phải thuốc men liên tục vì đau, thậm chí bị nôn ra máu tái phát". Nếu đúng là kết quả chiếu chụp X-quang cho thấy niêm mạc dạ dày bình thường, bờ cong bé và bờ cong lớn mềm mại, không có ổ loét ở dạ dày hay tá tràng thì nhiều khả năng là cách đây hai năm, em trai bạn bị nôn ra máu không phải do một ổ loét của dạ dày hay tá tràng, mà là do một vết trợt ở niêm mạc dạ dày. Vết trợt niêm mạc dạ dày (VTNMDD) là một tổn thương cấp tính, ít gặp, xảy ra trên người trước đó không có dấu hiệu gì của bệnh dạ dày-tá tràng, thường ở người trẻ. Chảy máu có thể dữ dội ngay từ đầu nhưng có thể cầm được bằng thuốc men và truyền máu, sau đó vết trợt khỏi hẳn, không để lại dấu vết. Nguồn gốc của VTNMDD chưa được làm sáng tỏ (không rõ thức ăn thức uống nhất thời hay vi khuẩn Helicobacter pylori có can dự gì vào đây không?) 361. Khi đã mổ viêm ruột thừa cấp "Cháu là nữ, 18 tuổi, hồi còn 5 tuổi bị viêm ruột thừa cấp, đã mổ. Cháu nghe nói những ai mổ ruột thừa thì sau 6-7 năm sẽ bị tắc ruột, nhưng cháu thì không. Xin cho biết từ nay về sau cháu có bị tắc ruột như họ không?". Nói chung, viêm ruột thừa cấp nếu được mổ thật sớm (trong vòng 4-6 giờ, tốt nhất là chỉ sau 2 giờ) thì mổ xong coi như không phát sinh vấn đề gì. Tuy nhiên, trong trường hợp được mổ sớm, vẫn có những yếu tố ảnh hưởng không tốt: - Ở trẻ em, việc khám xét, chẩn đoán khó khăn, cho nên chúng ta bị chậm chân mà cứ tưởng còn sớm. - Tuy hiếm, nhưng ở trẻ nhỏ có thể gặp một dạng viêm ruột thừa tiến triển cực nhanh, ngoài sự tiên lượng của bác sĩ. - Kỹ thuật mổ xẻ của người thầy thuốc có thể gây dính ruột như: gây đụng giập, bỏ sót dị vật (dịch tiết do viêm, máu rỉ ra trong quá trình mổ); không khâu kín hoàn toàn màng bụng ( nếu còn lại một chỗ hở nhỏ là ruột sẽ chạy tới dính vào đó; và trong trường hợp này, tắc ruột thường xảy ra sớm và nặng, bởi một đoạn ruột khác có thể bị chẹt vào đấy). - Trong vòng 36-48 giờ sau khi mổ, toàn bộ ruột nằm im bất động, áp sát nhau, nên dễ dính với nhau. Vì vậy bệnh nhân phải ngồi lên rồi đi lại thật sớm nhằm ngăn không cho ruột "ôm ấp nhau lâu" trong quãng thời gian ngắn ngủi nhưng quan trọng đó. Thái độ đúng đắn nhất là: Nếu đã có một lần bị mổ bụng trong đời rồi thì phải cảnh giác, thông báo chuyện này ngay cho bác sĩ khi có cơn đau quặn bụng. Có trường hợp chỉ mổ thắt ống dẫn trứng, mãi hơn 20 năm sau mới bị tắc ruột do ruột dính vào chỗ mổ ống dẫn trứng không được khâu vùi đúng quy cách. Cần chú ý để phát hiện sớm viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ, biểu hiện là khóc liên miên. Câu hỏi của cháu mang một nội dung rộng nên phải nói hơi dài. Chắc rằng đọc xong, cháu sẽ vừa yên tâm vừa tiếp tục cảnh giác như hiện nay. Có điều mừng là cơ thể trẻ em có đặc tính "lập lại trật tự một cách nhanh chóng", thường "xóa sạch được mọi dấu vết trong người". 362. Có nên mổ viêm ruột thừa mạn tính? "Tôi 32 tuổi, bị đau bụng vùng hố chậu phải một lần cách đây hơn 2 năm, tưởng phải mổ vì viêm ruột thừa cấp, nhưng sau thấy đỡ dần nên bác sĩ lại thôi. Từ bấy đến nay, thỉnh thoảng tôi lại lâm râm đau tại vị trí đó; đi khám, chụp X-quang ruột thừa được phát hiện là viêm ruột thừa mạn tính. Như vậy tôi có cần phải mổ không?". 1. Có người bị viêm ruột thừa cấp với triệu chứng điển hình, nhưng sau đó bệnh dịu dần rồi biến mất. Một số trường hợp như vậy về sau thỉnh thoảng đau nhẹ như bạn nói, và được xếp vào danh mục viêm ruột thừa mạn tính. 2. Có trường hợp viêm ruột thừa cấp biến chứng thành đám quánh ruột thừa (mỡ chài chạy đến ôm lấy chỗ bị tổn thương quan trọng ở ruột thừa). Dạng này không có chỉ định mổ mà phải chữa tích cực bằng kháng sinh liều cao, chườm lạnh tại chỗ và bất động; nếu khỏi sẽ được xếp hạng như trên. 3. Có trường hợp viêm ruột thừa cấp để muộn, gây biến chứng áp xe ruột thừa, được rạch dẫn lưu. Cái ruột thừa còn lại cũng được xếp hạng tương tự. Có nên mổ cắt viêm ruột thừa mạn tính hay không? Với hai tình huống (2) và (3), nên mổ bởi vì trước đây đã có biến chứng; nhưng phải chờ sau 6 tháng để cho ổ bụng ổn định đã. Với tình huống (1) như của bạn thì tùy tình hình: [...]... tháng cháu lại bị, được bệnh viện chẩn đoán và chữa trị, cũng hết sau 5 hôm Gần đây nhất, cháu lại phát bệnh nhưng nặng hơn, sốt 4 0-4 1độ C, đau bụng dữ; bệnh viện cũng điều trị 5 hôm là hết Xin cho biết có thuốc gì phòng tái phát bệnh, và có cần kiêng cữ gì cho cháu không?" Cháu liên tiếp bị nhiều đợt lỵ trực khuẩn, và gia đình phải cám ơn các bác sĩ ở bệnh viện đã chữa trị kịp thời, nhất là lần vừa... 1-3 lần - Nếu viêm túi mật hoại tử do sỏi đường mật thì về lâu dài, ba cháu phải cảnh giác với chứng sỏi mật tái phát (biểu hiện dễ thấy nhất là vàng mắt, vàng da) và chú ý tẩy giun đũa nếu có 3 65 Lỵ trực khuẩn bị đi bị lại "Tôi có một cháu trai 25 tháng tuổi Lúc 18 tháng, cháu bị tiêu chảy 56 lần/ngày, bác sĩ chẩn đoán là kiết lỵ và cho chữa, sau 5 hôm thì hết Sau đó 4 tháng cháu lại bị, được bệnh viện... Thường là sỏi cholesterol (cản quang ít, thả vào nước thấy nổi và có thể đốt cháy); bệnh diễn biến lâu năm, có những đợt cấp, đau tăng và sốt do túi mật bị viêm Xử trí bằng cách cắt túi mật nếu chữa trị bằng thuốc không hết Thành túi mật viêm mạn tính nên dày chắc Vì nguyên nhân gay bệnh là dinh dưỡng nên bệnh nhân cần hạn chế ăn chất béo để bệnh không nặng lên - Sỏi đường mật: Xuất hiện do giun đũa chui... tay bẩn của mình trực tiếp đưa mầm bệnh vào miệng cháu, hoặc gián tiếp truyền bệnh qua quà bánh, đồ chơi, vật dụng mà họ cầm vào Cách đề phòng duy nhất là giữ vệ sinh thật tốt: nhúng nước sôi các dụng cụ ăn uống; giữ tay cháu thường xuyên sạch, và dạy cháu không mút tay; giữ sạch các đồ chơi hoặc những vật mà cháu có thể tiếp xúc Chú ý ăn uống sạch, nhất là quà bánh; và không bao giờ quên rửa sạch tay... ngừa một số bệnh nan y - Ăn thật nhiều rau xanh trong các bữa ăn Tiếp tục ăn đều đu đủ chín Tránh các chất chát (chuối xanh, sung ) và những thứ cho bã rắn (chuối hột, ổi, dâu da ) Nếu có điều kiện, nên ăn cơm gạo lứt (không giã), rất tốt vì có nhiều cám làm nhuận tràng - Tập vận động nhóm cơ bụng bằng động tác nằm ngửa, hai chân dang và duỗi thẳng, rồi ngồi lên, đưa ngón tay bên nọ chạm vào ngón chân... xác và trứng giun tạo điều kiện cho sắc tố mật vón dần lại thành một hay nhiều viên, rải rác trong đường mật (sỏi bilirubinat rất cản quang, đốt không cháy, và thả vào nước thì chìm) Nếu sỏi làm tắc ống mật chủ, nó sẽ gây ứ mật hoàn toàn, kể cả túi mật, làm cho thành túi mật giãn mỏng kèm theo viêm cấp và vỡ ra Xử trí bằng cách mở ống mật chủ lấy sỏi và dẫn lưu; bảo tồn túi mật nếu thấy còn giữ được Cách... sạch và dẫn lưu ổ bụng, coi như đã giải quyết xong nguyên nhân và hậu quả Ba cháu phải mổ lại là vì còn chất dịch mật bẩn ở mặt trên gan, ngay dưới cơ hoành phải; phát hiện ra được và mổ lại an toàn như vậy là điều rất may mắn Từ nay, ba cháu chỉ cần có chế độ dinh dưỡng (chất bổ, vitamin ) và nghỉ ngơi tốt là được Tuy nhiên, với tình trạng đau bụng âm ỉ như hiện nay, ba cháu hãy cẩn thận, dè chừng bệnh. .. người bị bệnh sỏi mật như tôi phải kiêng ăn các thứ chiên rán, dầu mỡ, quẩy, vịt quay, ngan quay, bánh rán, thịt lợn, pho mát, tạng động vật, sò, cua ? Có thuốc gì chữa được sỏi mật mà không cần mổ không?" Có hai loại sỏi mật khác nhau về bệnh sinh, diễn biến, tiên lượng cũng như cách chữa trị và dự phòng, trong đó có ăn uống Bác hãy liên hệ xem mình thuộc diện nào: - Sỏi túi mật: Hay gặp ở phụ nữ,... trông giống như củ hành): đau bụng khi đói, ăn vào đỡ đau Ở cháu cũng không thấy có triệu chứng điển hình của viêm dạ dày hoặc loét dạ dày: ăn vào thì đau, nôn ra hoặc đói thì đỡ Triệu chứng đau do bệnh của dạ dày thì diễn ra thường xuyên, liên quan đến giờ giấc ăn uống, tăng lên khi chuyển thời tiết Cháu bị viêm đại tràng mạn thì đúng hơn Cháu thử dùng tay ấn sâu vào bụng dưới bên trái xem, sẽ thấy... chếch từ ngoài vào trong, ấn vào thấy chăng chắc, lăn dưới tay; đó là do đại tràng bị viêm lâu ngày nên thành của nó dày lên, chuyên môn gọi là "dây thừng đại tràng" Cháu nên tránh mỡ và những thức ăn gì mà "nó" từ chối (hễ ăn thứ đó vào là bị đau quặn bụng dưới, phân lỏng, có khi thêm cả cảm giác mót rặn) Ăn nhiều rau xanh, rau củ, các loại khoai giúp nhuận tràng Thường xuyên xoa bụng theo chiều . Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng Phần 5 357 . Khi nào phải mổ cắt đoạn dạ dày? "Anh bạn tôi trên 50 tuổi, bị loét hành tá tràng. toàn màng bụng ( nếu còn lại một chỗ hở nhỏ là ruột sẽ chạy tới dính vào đó; và trong trường hợp này, tắc ruột thường xảy ra sớm và nặng, bởi một đoạn ruột khác có thể bị chẹt vào đấy). - Trong. cháu lại bị, được bệnh viện chẩn đoán và chữa trị, cũng hết sau 5 hôm. Gần đây nhất, cháu lại phát bệnh nhưng nặng hơn, sốt 4 0-4 1độ C, đau bụng dữ; bệnh viện cũng điều trị 5 hôm là hết. Xin

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan