1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

TỔN THƯƠNG TAI-MŨI-HỌNG TRONG BỆNH PHONG (Kỳ 1) ppsx

5 398 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 151,22 KB

Nội dung

TỔN THƯƠNG TAI-MŨI-HỌNG TRONG BỆNH PHONG (Kỳ 1) oooOOOooo Các tổn thương niêm mạc mũi-hầu-thanh quản chứa rất nhiều trực khuẩn trong phong u, khác với niêm mạc đường tiêu hóa dưới có tính hiếu khí (aerodigestive) là các đường chủ yếu để loại bỏ vi khuẩn, việc phát hiện M.Leprae trong niêm mạc mũi rất quan trọng để đánh giá mức độ lây lan của bệnh . I-CÁC TỔN THƯƠNG Ở MŨI: Các tổn thương ở mũi gần như luôn hiện hữu, được ghi nhận chiếm khoảng 75% trong một khảo sát 142 trường hợp ở Tây Phi (Raynaud và Languillon) và 80% theo Tissié và cs tại Saigon. 1-Nhắc lại Giải phẫu học: Khung xương của tháp mũi là các xương ở phần trên và dưới, được hình thành bởi sự nối liền 2 ngành lên của xương hàm trên và hai xương riêng của mũi hướng vào đường giữa gắn chặt với gai mũi của xương trán. Vách ngăn mũi là xương nằm trong phần sau (lá thẳng đứng của xương bướm và xương lá mía). Mũi được hình thành phía trước bởi sụn hình tứ giác và 2 phần sau ở thành bên cũng cấu tạo là sụn (sụn hình tam giác và sụn hình cánh của mỗi bên) Khung xương-sụn được phủ bên trong bởi niêm mạc mũi liên tục với niêm mạc hốc mũi và các xoang. Niêm mạc mũi được phủ các lông có khả năng rung động, giữ các chức năng hô hấp và thanh lọc bụi, phấn hoa , sưởi ấm không khí hít vào. Trên trần của các hốc mũi, có các cơ quan khứu giác. Trong phong u, teo các niêm mạc kết hợp với xuyên thủng vách ngăn mũi và tiêu mất xương-sụn của khung xương mũi dẫn đến biến dạng nhất là ở thóp mũi. 2-Biểu hiện lâm sàng của Viêm mũi trong phong u: 2.1.Viêm mũi thanh dịch sớm (rhinite séreux precoce): Cho phép chẩn đoán sớm và hướng đến bệnh phong khi hiện diện các triệu chứng sau: -Viêm mũi thoạt đầu từng cơn nhưng kéo dài; -Chảy nước mũi có máu, sau đó chảy máu cam tự phát hoặc do kích thích bởi một tổn thương bị cào gãi, vị trí thường gặp là vùng Kiesselbach; -Nghẹt mũi dai dẵng (enchifrenement tenach) do phù niêm mạc. Hai dấu hiệu bệnh học đặc trưng trong thực hành: viêm mũi dai dẵng và chảy máu cam lập đi lập lại. Soi mũi thấy niêm mạc đỏ, đám rối các mao mạch có các mài đen lấm tấm và thâm nhiễm niêm mạc từng điểm các vết loét nhỏ. Tìm trực khuẩn Hansen tại niêm mạc (+).Theo Shepard, có đến 106 đến 107 M.Leprae được thải ra mỗi ngày từ niêm mạc mũi. 2.2.Viêm mũi xung huyết (rhinite congestive): Thâm nhiễm phong u trên niêm mạc ngày càng nhiều và viêm mũi trở nên xung huyết và đóng mài. Màng nhầy dày lên, có màu vàng, rất nhiều, khít chặt, gây khó chịu khi thở bằng mũi. Niêm mạc thì rất xung huyết và nhất là sưng các phần trước và phần sau của vách ngăn, có các chỗ lồi nhẵn bóng, đóng kín, có màu xám. Các u phong nhìn thấy rõ trong các đợt tiến triển của viêm mũi xung huyết. 2.3.Viêm mũi đóng mài (rhinite crôuteuse): Trong tình trạng này, niêm mạc mũi khô, mỏng đi và dễ vỡ tại hầu hết các thành của hốc mũi. Xuất hiện các mài màu nâu cho thấy tình trạng viêm mũi khô và teo (rhinite atrophique sèche) mà tình trạng này đi cùng mùi đặc trưng của trĩ mũi (ozène). Bệnh tiến triển chậm nhưng đi theo một chiều; trong các giai đoạn của bệnh, soi mũi thấy các u phong không loét hoặc có loét với chảy nhiều máu, sau đó tạo thành sẹo là các dát màu hồng, mất cảm giác. 2.4.Thủng vách mũi (perforation septale): Thủng vách mũi sau (hoặc trước) tiếp theo sau các tổn thương quanh mạch của các mao mạch và tiểu động mạch của niêm mạc mũi (pituitaire). Suy yếu cấu trúc các mạch máu của vách ngăn (cloison) . Các mao mạch của vách ngăn và các xương xoăn mũi (cornet) hiện diện một lớp nội mô bị thủng trên một nền niêm mạc có nhiều lỗ nhỏ (poreuse). Các tĩnh mạch của cấu trúc này thì rất nhiều và lớn hơn các động mạch, gây ra tình trạng ứ đọng và thoát mạch của M.Leprae, nhiều nhất ở vùng lamina propria, hệ thống thực bào không hiệu lực. Tình trạng này sẽ tạo thành phản ứng dạng u hạt. Teo niêm mạc mũi làm thiểu dưỡng sụn bên dưới và sụn vách ngăn bị mỏng đi, hoại tử, tổn thương chất nền niêm mạc, tạo thành một lỗ thủng (perforation). Lỗ thủng lúc đầu nhỏ, có bờ nhô lên và không đều, từ từ rộng ra (có thể 5-10mm đường kính), có hình tròn hoặc hình bầu dục. . TỔN THƯƠNG TAI-MŨI-HỌNG TRONG BỆNH PHONG (Kỳ 1) oooOOOooo Các tổn thương niêm mạc mũi-hầu-thanh quản chứa rất nhiều trực khuẩn trong phong u, khác với niêm mạc. M.Leprae trong niêm mạc mũi rất quan trọng để đánh giá mức độ lây lan của bệnh . I-CÁC TỔN THƯƠNG Ở MŨI: Các tổn thương ở mũi gần như luôn hiện hữu, được ghi nhận chiếm khoảng 75% trong một. kích thích bởi một tổn thương bị cào gãi, vị trí thường gặp là vùng Kiesselbach; -Nghẹt mũi dai dẵng (enchifrenement tenach) do phù niêm mạc. Hai dấu hiệu bệnh học đặc trưng trong thực hành:

Ngày đăng: 07/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN