1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sắc thái Vĩnh Yên qua tục ngữ ca dao docx

10 593 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 197,61 KB

Nội dung

Thằng Bờm có cái quạt mo Phú ông xin đổi ba bò chín trâu Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.. Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim Phú ông xin đổi con chim đồi mồi Bờm

Trang 1

Sắc thái Vĩnh Yên qua tục ngữ ca dao

Tục ngữ, ca dao, dân ca là loại hình văn học phong phú, đa dạng phản ánh

muôn mặt của đời thường, của hiện thực xã hội, từ những công việc hàng ngày đến

sản xuất lao động nghề nghiệp, từ đời sống vật chất cụ thể đến đời sống tâm linh

và thế giới tình cảm của con người

Bên cạnh những câu tục ngữ, ca dao, dân ca có tính phổ quát cao được lưu

truyền sâu rộng trong cả nước, ta còn thấy có một bộ phận đặc biệt quan trọng, đó

là tục ngữ, ca dao, dân ca của các địa phương riêng biệt, mang sắc thái từng vùng

Trong quá trình sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca ở Vĩnh Phúc, chúng tôi ghi

được khá nhiều câu của riêng vùng Vĩnh Yên Điều rất đáng tự hào là những câu

này không chỉ đa số người dân Vĩnh Yên biết, mà nhiều người ở huyện khác, tỉnh

khác cũng nhắc nhở đến mỗi khi nói về Vĩnh Yên

Chúng tôi xin giới thiệu một số câu tiêu biểu để nhân dân và bè bạn xa gần

hiểu thêm về Vĩnh Yên

Trang 2

Trước hết, ta hãy hình dung vị trí địa lý của Vĩnh Yên:

Nhất cao là núi Ba Vì

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn

Núi Ba Vì còn gọi là núi Tản Viên thuộc Sơn Tây cũ, vùng đất giáp giới

với Vĩnh Yên xưa Tam Đảo là dãy núi lớn đứng giữa vùng trung du phân chia

Vĩnh Phúc với Thái Nguyên Núi chạy dài 500km, có 3 ngọn là: Phù Nghĩa, Thạch

Bàn và Thiên Thị Độc Tôn là một ngọn núi hiểm trở đứng riêng ra ở phía đông

Tam Đảo, thủ lĩnh nông dân khởi nghĩa thời Lê Mạt là Nguyễn Danh Phương, tức

Quận Hẻo đã lập căn cứ ở đây

Cuộc thế thăng trầm, biến cải, buồn vui đan xen, người dân Vĩnh Yên vẫn

luôn luôn nhớ tới những nhân vật, những con người, những dòng họ đã góp phần

tạo dựng Vĩnh Yên từ buổi sơ khai: “Họ Dương lập làng, họ Hoàng đào giếng”

Câu này nói về việc lập làng Gẩu Họ Dương về đây cư trú đầu tiên, lập ra làng

Họ Hoàng về sau vận động anh em con cháu cùng nhân dân đào giếng lấy nước

ăn Hai họ đều có công với làng

Lúa là thứ cây lương thực được trồng ở Vĩnh Yên từ lâu đời Các sử gia

phong kiến phương Bắc ghi chép về nước ta thời Giao Chỉ (trong đó có vùng Vĩnh

Yên, Vĩnh Phúc ngày nay) đều ca tụng đất đai phì nhiêu, con người đã biết làm hai

vụ lúa nước và trồng lúa nương rẫy, thu hoạch cao Một số khu đồng của thị xã

Trang 3

Vĩnh Yên thuộc loại “thượng đẳng điền”: “Lúa đồng Oai, khoai đồng Bầu” Đồng

Oai thuộc xóm Đậu, hay Long Đậu, ruộng cao hơn mặt ngườii, có nước tát thường

xuyên, không sợ úng, hạn, thường cho năng suất rất cao Đồng Bầu, người dân có

tập quán trồng khoai lang Khoai lang đồng Bàu củ to, vỏ tím, ăn rất ngon Mãi về

sau này, Vĩnh Yên vẫn được coi là vựa lúa của Liên khu X Trong thời kỳ kháng

chiến chống Pháp (1946 - 1954), gạo Vĩnh Yên đã vinh dự được tiếp tế cho các

chiến trường Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ

Vĩnh Yên còn có những sản vật nổi tiếng: “Tép đầm Vạc, lạc chợ Cói”

Đầm Vạc là phần phình to của ngòi Vĩnh Yên (còn gọi là sông Cánh) Đây là dòng

sông quan trọng nhất đón tất cả nước mưa Tam Đảo dồn xuống Trước khi hệ

thống nông giang Liễn Sơn hoạt động (1912), ngòi Vĩnh Yên với những đặc điểm

thuỷ lượng của nó đã là phương tiện tưới nước độc nhất cho các huyện miền Nam

của tỉnh Ngòi Vĩnh Yên chảy qua địa hạt các huyện: Tam Dương, Vĩnh Tường,

Yên Lạc, Bình Xuyên dài trên 120km, hai đầu móc vào sườn Tam Đảo, về sau

này, khoảng 1/3 con ngòi Vĩnh Yên phình rộng ra thành một cái đầm, gọi là Đầm

Vạc, bao quanh thị xã Vĩnh Yên

“Tép đầm Vạc” đây là tép dầu (có người viết là “giầu”, và giải thích rằng

tép giầu đầm Vạc khi rán và kho khô nó có màu sắc và hình dáng giống cái bã

giầu - bã trầu, các bà các chị ở nông thôn ăn giầu vứt bỏ) Tép dầu đầm Vạc xương

Trang 4

ít và mềm, rán ăn ròn tan, béo ngậy, kho tương vừa ngọt vừa bùi Các cụ ngày xưa

đã tán tụng cái ngon của “đặc sản tép dầu đầm Vạc” Cỗ chín lợn, mười trâu không

bằng tép dầu đầm Vạc

Như trên đã nói, người dân Vĩnh Yên đã cùng ông cha xưa sinh tồn và phát

triển bằng nghề trồng lúa nước nên rất coi trọng việc quan sát thiên nhiên để dự

đoán thời tiết:

Tam Đảo đội mũ nước lũ sẽ về

Vào mùa mưa, thấy mây đen phủ kín đỉnh Tam Đảo biết là lũ sẽ về, một

luồng qua thôn Xạ Hương (xã Minh Quang), qua Thanh Lanh, Ngọc Bội (xã

Trung Mỹ) theo sông Cầu Bòn, sông Bá Hạ tràn tới Hương Canh (huyện Bình

Xuyên), một luồng qua Thổ Tang, Sơn Tang, Vũ Di, Vân Xuân (huyện Vĩnh

Tường), rồi theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương

(huyện Yên Lạc), đổ vào Đầm Vạc (thị xã Vĩnh Yên)

Người Vĩnh Yên có truyền thống anh dũng dựng nước và giữ nước, có

truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, để lại cho thế hệ hôm nay một nền văn hoá

Trang 5

đặc sắc - có nghĩa là người Vĩnh Yên, rất đẹp nết Người VĩnhYên không chỉ đẹp

nết mà còn đẹp người và có bí quyết làm cho người đẹp:

Những người mà xấu như ma Tắm nước chùa Hà lại đẹp như tiên

Chùa Hà Tiên chữ là Hà Tiên Tự , thuộc địa

phận xã Định Trung Chùa thờ Phật là chính, trong chùa

còn có bệ thờ “Tây Thiên Tam Đảo Sơn Năng Thị Tiêu

Trụ Quốc Mẫu Đại Vương” Chùa Hà Tiên còn có

giếng nước trong và mát, nước đầy quanh năm, chỉ một

sải tay là tới Dân trong vùng kể rằng mạch của nó từ núi Tam Đảo chảy về, tắm

nước chùa Hà thì người xấu cũng thành đẹp như Tiên Có thể nước giếng chùa Hà

có chất gì đó tác dụng như hoá mỹ phẩm cao cấp hiện nay chăng? Còn tôi, thiển

nghĩ rằng, đến với chùa Hà cũng là về cội nguồn để được tĩnh tâm, để được nạp

thêm năng lượng góp phần tạo dựng ngày mai tốt đẹp hơn, con người cũng tốt đẹp

hơn

Cảm nhận về bài ca dao Thằng Bờm

Trang 6

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười

(Đây là văn bản khá phổ biến ở các sách Văn học dân gian, có thể còn nhiều

dị bản khác)

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, Thằng Bờm là bài ca dao rất phổ biến, có

lẽ trẻ già, bé lớn đều thích, đều thuộc Mỗi người có sự cảm thụ khác nhau về cái

hay của bài ca dao độc đáo này Dưới đây xin được góp thêm một cách cảm nhận

về bài ca dao Thằng Bờm

Bài ca dao ra đời trong xã hội phong kiến, phản ánh những mâu thuẫn giữa

bọn địa chủ bóc lột và người nông dân nghèo khổ Và Thằng Bờm không thể hiểu

đơn giản là một đứa bé nhà quê mà là hình ảnh tượng trưng cho cách ứng xử của

người nông dân xưa với bọn phú ông gian xảo Thằng Bờm mang dáng dấp một

truyên ngụ ngôn, chứa đựng triết lí sống của người nông dân trong xã hội phong

kiến

Trang 7

Ngày ấy,giai cấp thống trị, bóc lột luôn xem

người nông dân khờ dại và ngu dốt, rất dễ bị bắt

nạt, lừa gạt Nhưng qua bài Thằng Bờm, cha ông ta

đã minh chứng cho điều ngược lại Họ có thể là

thiếu tiền, thiếu học nhưng không hề thiếu vốn

sống, thiếu sự khôn ngoan, thông minh trong ứng xử

với bọn Phú ông

Đọc Thằng Bờm ta như nghe một câu chuyện vui đầy kịch tính

Nói đến Thằng Bờm, ta dễ liên tưởng đến một đứa bé con nhà nông dân ,

một đứa bé hồn nhiên chất phác Thằng bé chỉ có một món tài sản thô sơ, quê mùa,

chỉ là cái quạt mo, nhưng là thứ cần thiết và đắc dụng trong mùa hè Trẻ em khi

đọc bài này, nhiều em cứ ngỡ cái quạt ấy là cái quạt thần, quí báu lắm Nhưng thật

ra, đó chỉ là cái quạt mo cau bình thường - mà mo cau thì rụng đầy đường làng

ngõ xóm Rất dễ dàng làm cái quạt mo nếu chịu bỏ ra chút công sức Nhưng Phú

ông thì muốn có mà không muốn bỏ ra công sức Bọn chúng có muốn chừa cho

người nghèo cái thứ gì! Hành động xin đổi của phú ông chính là thực hiên âm

mưu chiếm đoạt ấy

Hãy thử tưởng tượng, trong một buổi trưa oi nồng, thằng Bờm ngồi phe phẩy

quạt mo dưới bóng tre xanh, thật mát mẻ và khoan khoái! Tình cờ lão Phú ông đi

ngang, và thấy, và thèm muốn cái quạt , thế là lão nảy ra ý định chiếm lấy cái quạt

của thằng bé Chắc lão nghĩ rằng , lừa một thằng bé mà có khó gì Lão đã chẳng

Trang 8

lừa được bao nhiêu người khôn ngoan khác trong đời lão rồi đấy thôi Vậy là lão

lên tiếng :

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Phú ông đã dùng vật chất để dụ dỗ lòng tham của Bờm Hắn quá biết rằng

“Dưới cái mồi thơm tất có con cá chết” Nhưng rồi hắn ngỡ ngàng Thằng Bờm

đâu dễ bị lừa gạt Cái mồi thơm “Ba bò chín trâu” ấy không làm Bờm mê đắm Nó

cũng học được lời răn dạy cuả cha ông, đừng nên “thả mồi bắt bóng” Vì thế Bờm

đã lắc đầu và trả lời bằng một câu nói nhỏ nhẹ mà dứt khoát:

Bờm rằng : Bờm chẳng lấy trâu

Lão Phú ông chắc đã tưng hửng vì bất ngờ Nhưng lão đâu có chịu thua, lão khôn

róc đời, không dụ được cái này, thì ta dụ cái khác, thế nào mà chẳng có cái làm

thằng bé mê tít:

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Nhưng rồi sau bốn lần thả câu, món mồi cứ thay đổi ngày càng ít hơn nhưng

cụ thể hơn, thiết thực hơn mà thằng Bờm vẫn thản nhiên lắc đầu:

Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim

Bờm rằng : Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi

Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mồi

Hãy tưởng tượng cái vẻ ung dung, có dáng bề trên của Bờm và cái vẻ xun

Trang 9

xoe, ngon ngọt của kẻ dưới là phú ông mà thấy hả hê vì sự chín chắn, khôn ngoan

của nó Phú ông lúc này vẫn kiên nhẫn ,vẫn nhún nhường, nài nỉ, xin đổi cho

bằng được cái quạt mo

Ở đây đã có sự đổi vai, Thằng Bờm nghèo khổ đang đứng trên mà chọn lựa

mà quyết định cái mình muốn, nó có quyền lắc đầu từ chối, có quyền cho lão nhà

giàu một bài học cay đắng : Không phải có tiền là mua được tất cả Tưởng tượng

đến cái mặt tiu nghỉu vì thất bại của hắn mà xem, thật đáng thương hại!

Rõ ràng Bờm đâu có ngu ngốc Nó không đổi cái quạt mo nhỏ bé mà nó đang có,

đang hiện hữu trên tay, lấy cái lớn hơn, quí giá hơn mà xa ngoài tầm tay bởi vì nó

học được bài học của cha ông “ Tham thì thâm”

Thế là sau bốn lần xin đổi, Phú ông cũng không thể gạt được thằng Bờm Lần

này lão khôn ngoan hơn, lão chuyển sang xin đổi một thứ thiết thực, cụ thể hơn

đối với nó:

Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười

Nụ cười của Bờm mới đẹp làm sao Xin đừng nghĩ rằng mọi việc đã ngã ngũ,

Bờm đã đồng ý chịu đổi Bờm chỉ cười thôi mà

Bờm cười Nụ cười ấy chứa đựng điều gì? Phải chăng Bờm thú vị vì đã dồn

ép được lão Phú ông Không cho hắn nói những điều dối trá thường ngày, phải trở

về với cách nói chân thật của người nông dân Phải trả sự vật trở về với giá trị thật

của nó Cái quạt mo chỉ đáng giá với cái nắm xôi Đó là sự trả giá nghiêm túc và

sòng phẳng, có thể chấp nhận được

Xin hãy đọc lại bài ca dao:

Trang 10

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Bờm rằng : Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim

Bờm rằng : Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi

Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười

Xin hãy giữ lại nụ cười của thằng Bờm trong tâm hồn chúng ta để mà hả hê,

mà thán phục, mà quí trọng một bài học ngụ ngôn của cha ông ta gửi cho con cháu

đời sau qua bài Thằng Bờm: Hãy sống đơn giản và chân thật, đừng tham lam thả

mồi bắt bóng mà bị bọn gian ác, xấu xa lừa gạt Bài học ấy hẳn vẫn còn giá trị

trong thời buổi kinh tế thị trường hôm nay!

Ngày đăng: 01/08/2014, 11:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w