1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tục ngữ về đạo đức, lối sống - văn mẫu

4 20,6K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 17,04 KB

Nội dung

I - gợi dẫn 1. Thể loại Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao, dân ca là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm trên rất nhiều […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên

Trang 1

I - gợi dẫn

1 Thể loại

Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian Khác với ca dao, dân ca là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày Khác với cách ngôn, tục ngữ không bao hàm ý nghĩa khuyên răn trực tiếp

Với đề tài phong phú, đa dạng, tục ngữ là những lời nói có tính nghệ thuật thể hiện sự đúc kết những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội, những bài học ứng xử, những phương châm xử thế của nhân dân

2 Tác phẩm

Tục ngữ thường rất cô đọng, tiết kiệm lời nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc Nội dung của tục ngữ thường đề cao những quan hệ ứng xử phù hợp với cộng đồng, hướng đến mục đích xây dựng và củng cố quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau Với các chủ đề khác nhau, những câu tục ngữ này thể hiện những quan niệm của dân gian về cuộc sống

- Câu 1, 2, 3 : khuyên con người phải biết chăm chỉ làm ăn, vì “có làm thì mới có ăn

- Câu 4, 5, 6, 7, 8, 9 : khẳng định ý nghĩa quan trọng của quan hệ máu thịt, họ hàng và khuyên răn con người phải biết trân trọng nghĩa tình anh em ruột thịt

- Những câu còn lại tập trung vào nội dung khuyên răn con người có những ứng xử đúng đắn trong cuộc sống Những câu tục ngữ này đều tập trung đề cao sự chân thành, tình nghĩa trong ứng xử

3 Cách đọc

Hầu hết các câu trong bài đều được chia thành các vế, liên kết với nhau bởi các vần nên khi đọc cần chú ý ngắt nhịp theo từng vế câu Ngắt giọng theo các ý đối nhau :

- Tay làm hàm nhai / tay quai miệng trễ.

- Muốn ăn cá cả / phải thả câu dài.

- Kiến tha lâu / cũng có ngày đầy tổ.

- Một giọt máu đào / hơn ao nước lã.

- Tình thương / quán cũng là nhà // lều tranh có nghĩa / hơn toà ngói cao,…

Chú ý cách gieo vần(1) : Trong mười hai câu tục ngữ có nhiều cách gieo vần khác nhau : gieo vần liền (hai vần ở sát nhau), gieo vần cách (hai vần cách nhau một vài chữ), gieo vần hỗn hợp (kết hợp cả hai cách)

Giọng đọc rõ ràng, rành mạch

Trang 2

II - kiến thức cơ bản

Tục ngữ là một di sản văn hoá dân gian vô cùng quý giá Vốn là những câu nói ngắn, tục ngữ có tính hàm súc Chỉ với những câu nói ngắn gọn với những hình ảnh rất cụ thể, đời thường song tục ngữ có khả năng truyền tải những ý nghĩa rất sâu sắc Đó là những lời răn dạy, hoặc là những đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất quý giá

Tục ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động đúc kết lại, nên hình ảnh, từ ngữ của tục ngữ thường rất giản dị, gần gũi với đời sống hàng ngày, và thường ít khi trau chuốt như ngôn ngữ của ca dao Tính nghệ thuật của tục ngữ nằm ở ý nghĩa tượng trưng, hàm súc của hình ảnh và ngôn ngữ được sử dụng Khi khuyên con người nên chăm chỉ làm ăn, tục ngữ nói : “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”

“Hàm nhai” chỉ hoạt động cụ thể của con người là ăn, được dùng để khái quát ý nghĩa có của ăn của để

Và dùng hình ảnh “miệng trễ” để chỉ sự nghèo đói Hoặc để nói đến đức tính cần cù, tục ngữ nói : “Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ” Dùng một hình ảnh rất gần gũi, dễ hiểu để truyền tải một ý nghĩa sâu sắc như một quy luật của cuộc sống

Cũng có khi tục ngữ dùng cách nói giàu hình ảnh, nhịp nhàng, truyền cảm như “Tình thương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn toà ngói cao” Đặt sự vật, sự việc trong thế đối lập, để làm nổi bật điều muốn nói Vì thế, tục ngữ thường rất dễ nghe, dễ hiểu và dễ thuộc, nó phù hợp với suy nghĩ của số đông người trong cộng đồng Đây cũng là nguyên nhân làm cho tục ngữ có sức sống và sức phát triển lâu bền đến như vậy

Trong kho tàng những câu nói dân gian, tục ngữ về đạo đức, lối sống là một mảng nội dung rất phong phú Là những câu nói đưa ra những kinh nghiệm sống, những lời răn dạy, tục ngữ về đạo đức lối sống cũng là nơi thể hiện những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân lao động Tục ngữ chứa đựng những tinh hoa ứng xử, những quan niệm nhân văn về lối sống, lẽ sống, về những phẩm chất quý giá của con người

Người Việt Nam vốn có tính cần cù, kiên trì nên luôn đề cao tinh thần yêu lao động Có một loạt câu tục ngữ khuyên người ta phải chăm chỉ lao động và khẳng định lẽ tự nhiên “có làm mới có ăn” như :

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

- Muốn ăn cá cả, phải thả câu dài.

- Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ.

Cùng nói về lao động, song mỗi câu tục ngữ lại thể hiện một phương diện ý nghĩa khác Câu (1), (3) khẳng định muốn có thành quả phải bỏ công sức Mọi thứ đều phải nhờ bàn tay lao động Nội dung h-ướng đến phê phán lối sống trông chờ, ỷ lại, chỉ lo hưởng thụ của những kẻ lười lao động

Quan hệ thân tộc và quan hệ láng giềng cũng là một đề tài lớn của tục ngữ Với truyền thống luôn đề cao tình nghĩa của người phương Đông, dân gian đã đúc kết nhiều câu nói về tình cảm giữa con người với con người Đề cao tình cảm gia đình, quan hệ thân thuộc của dòng tộc có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ ấp vú dì” Song không vì thế mà coi nhẹ tình nghĩa láng giềng Quan hệ gia đình là quan hệ huyết thống, đó là tình cảm thiêng liêng không gì có thể chia cắt Đề cao tình nghĩa xóm giềng bởi xóm làng là những người bạn “tối lửa tắt đèn có nhau”, không có nghĩa là hạ thấp quan hệ dòng tộc Câu tục ngữ có ý khuyên con người nên sống thật lòng, sống chan hoà với mọi người xung quanh Câu “Tình thương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn toà ngói cao” lại một lần nữa đề cao vai trò của tình nghĩa Tình nghĩa quý giá hơn mọi thứ của cải Bởi người ta có thể mua bán bạc vàng chứ không thể mua được nghĩa tình Nghĩa tình tạo cho con người sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, vì thế mới có câu : “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”

Tục ngữ đưa ra những lời khuyên bổ ích về mọi lĩnh vực của cuộc sống Đó đều là những lời khuyên đúng, được đúc rút từ cuộc sống thực tế nên có ý nghĩa giáo dục sâu sắc Về đề tài tính cách và phẩm chất con người, đã có nhiều câu tục ngữ có giá trị khái quát cao Về lời nói trong giao tiếp hàng ngày, dân gian khuyên nhủ : “Nói hay hơn hay nói” hay “Vàng thì thử lửa thử than, chuông kêu thử tiếng, người ngoan

Trang 3

thử lời” Lời nói của mỗi người phần nào thể hiện tính cách con người, vì vậy khi cất tiếng nói con người

phải biết “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Về cách sống, về cách ứng xử giữa con người với con người, tục ngữ còn đúc kết : “Khôn lỏi so bằng giỏi đàn” và “Xởi lởi trời cởi cho, so đo trời co lại” Cả hai câu tục ngữ đều có nội dung phê phán thói ích kỉ, chỉ biết giành lấy cái lợi cho riêng mình Những kẻ ích kỉ chỉ thấy cái lợi trước mắt nên cũng chẳng được hưởng cái phúc lâu dài

Về thái độ đối xử, cách ăn ở giữa con người với con người còn có câu : “Ăn nên mà ở chẳng nên, quang rơm gánh đá sao bền bằng mây”, “Tốt danh hơn lành áo”, “Yêu trẻ, trẻ đến nhà, yêu già, già để phúc” Đó

là những lời khuyên răn con người phải biết sống có tình có nghĩa, phải biết đối xử sao cho phải lẽ đời Dân gian đã sử dụng những hình ảnh rất gần gũi, dễ hiểu để truyền lại những kinh nghiệm sống quý giá

“ở” trong câu “Ăn nên mà ở chẳng nên, quang rơm gánh đá sao bền bằng mây” là cách ứng xử, là thái độ sống với những người xung quanh Nếu không biết cách ứng xử, cách sống cho phải đạo với mọi người thì sẽ như “quang rơm gánh đá” Phải biết lựa bề đối xử : “Yêu trẻ, trẻ đến nhà, yêu già, già để phúc” sao cho phù hợp với đạo lí dân tộc ở đời sống tốt sẽ gặp may, “ở hiền sẽ gặp lành” Câu tục ngữ khái quát một lẽ thường của đời sống là làm gì sẽ được hưởng ấy, đối xử tốt với mọi người sẽ được mọi người đáp lại Người Việt Nam vốn trọng nghĩa, trọng tình hơn trọng tiền bạc, “danh” trong “Tốt danh hơn lành áo” không đơn giản là danh vọng, chức tước mà là danh dự, là sự tôn trọng của người đời đối với mỗi người

“Lành áo” có nghĩa bóng là tiền bạc Dân gian đề cao danh dự hơn là tiền bạc, giàu sang

Sống trong cộng đồng, con người phải biết thương yêu, đùm bọc, cảm thông với nhau Đó là nghĩa bóng của những câu tục ngữ : “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “Dốc bồ thương kẻ ăn đong, goá chồng th-ương kẻ nằm không một mình”, “Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen” Sống ở đời phải biết thth-ương yêu đồng loại, phải biết đau nỗi đau của người khác, phải biết cảm thông và san sẻ khó khăn với những người kém may mắn hơn mình Nhiều khi con người rất vô tình, chỉ khi mình phải chịu nỗi đau ấy mới biết cảm thông với người khác Cả hai câu tục ngữ đã thể hiện một nét đẹp trong phẩm chất của người Việt Nam, đó là tinh thần đoàn kết và tấm lòng “Thương người như thể thương thân”

Tục ngữ không chỉ là những lời khuyên răn, ngợi ca những điều tốt đẹp, phê phán những lối sống, những cách ứng xử không phù hợp trong cộng đồng mà còn là nơi thể hiện những vẻ đẹp của tâm hồn, văn hoá dân tộc Những quan niệm đúng đắn của người xưa là một di sản tinh thần vô cùng quý giá đối với dân tộc Qua tục ngữ có thể thấy những nét đẹp trong tính cách và đạo đức truyền thống của người Việt Nam,

đó là tinh thần nhân đạo xuyên thấm trong lối sống, trong quy tắc ứng xử và tinh thần yêu lao động thấm nhuần trong những câu nói về lao động sản xuất

III - Liên hệ

Một số câu tục ngữ nói về tốt – xấu, đẹp – xấu :

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

- Cái nết đánh chết cái đẹp

- Người chết, nết còn

- Đói cho sạch, rách cho thơm

- Chết trong còn hơn sống đục

- Đừng ham nón tốt dột mưa, đừng ham người đẹp mà thưa việc làm

- Dù đẹp tám vạn nghìn tư, mà chẳng có nết cũng hư một đời

- Ngọc lành hay có vết

Trang 4

- Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ

- Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại

- Điều lành thì nhớ, điều dở thì quên

- Đất lành chim đỗ, đất ngỗ chim bay

(1) Tham khảo : Nguyễn Trọng Hoàn, Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 7 (phần Gợi dẫn bài Tục ngữ về thiên

nhiên và lao động sản xuất), NXB Giáo dục, 2004.

Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:

• em hay viet bai nghi luan xa hoi ve dao dưc

• suy nghĩ về câu tục ngữ muốn ăn cá cả phải thả câu dài

• suy nghi ve cau muon ăn cá cả phải thả câu dài

• suy nghĩ cua em về câu muốn ăn cá cả phải thả câu dài

• suy nghi cua em ve cau co lam thi moi co an

• quan niem cua Lao Tu ve dao suy nghi ve loi song cua con nguoi trong cuoc song hien nay

• nhung câu tuc ngũ khuyên mọi nguòi chăm chỉ lao động

• nhung cau tuc ngu ve tinh cam giua nguoi va nguoi

• Nhung cau tuc ngu noi ve pham chat con nguoi va moi quan he ung xu giua con nguoi voi con nguoi

• nhưng Câu tuc ngư noi ve lôi sông tôt dep cua nhan dan ta,

Ngày đăng: 26/03/2014, 17:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w